1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề dạy học công dân với pháp luật

52 134 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 276,66 KB

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN1 Lời giới thiệu

1.1 Lí do chọn đề tài

Năm 2019 là năm thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn GDCD vào thiTHPTQG để xét tốt nghiệp và đại học với hình thức thi là 100% trắc nghiệm kháchquan Nội dung thi năm đầu tiên nằm ở toàn bộ chương trình lớp 12, hai năm tiếp theonội dung thi chủ yếu là lớp 12, nội dung lớp 11 chỉ tập trung ở chuyên đề “công dânvới kinh tế”.

Môn giáo dục công dân nằm trong tổ hợp các môn thi khoa học xã hội, đây làmôn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, kiến thức lí thuyết không nhiều nhưng đòihỏi học sinh phải hiểu được kiến thức và vận dụng được kiến thức để giải quyết tìnhhuống thì mới dễ được điểm cao

Đề thi THPT QG năm 2019 có ít câu hỏi vận dụng hơn so với năm 2018 Cáccâu hỏi vận dụng cao tập trung vào một số chuyên đề như: Thực hiện pháp luật, Quyềnbình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với cácquyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp Một số chuyên đề không cócâu hỏi xuất hiện trong đề thi như: Lớp 12 có 2 chuyên đề Pháp luật và đời sống,Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và lớp 11 có 1 chuyên đề: Công dân vớicác vấn đề chính trị xã hội

Môn giáo dục công dân là môn học mới được đưa vào thi THPT QG nên ngânhàng câu hỏi còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều Hiệu quả ôn thi giữacác trường trong tỉnh cũng như cả nước còn có sự chênh lệch khá lớn Thời lượng ônthi và nội dung ôn giữa các trường cũng không có sự thống nhất

Đối với trường học nơi tôi đang công tác, đa số học sinh có lực học trung bìnhnên việc ôn tập tốt môn GDCD sẽ giúp các em dễ dàng đạt tổng số điểm cao để xét tốtnghiệp Tuy nhiên, tâm lí của đa số học sinh vẫn coi đây là môn phụ, có xét đại họcnhưng đa số là những khối thi và ngành thi mà học sinh ít lựa chọn nên các em chưa cóý thức học, chưa tập trung thời gian cho việc ôn luyện Đa số học sinh chỉ học trên lớptheo yêu cầu của giáo viên mà không chịu ôn luyện ở nhà, không sưu tầm các đề thi

Trang 2

trên mạng để tự giải cũng như không chủ động tìm hiểu các văn bản pháp luật và tìnhhuống pháp luật mới liên quan

đến nội dung bài học Điều đó cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc đảm bảochất lượng học tập và ôn thi bộ môn.

Bản thân là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân đã có 3 năm kinh nghiệm ônthi cho học sinh lớp 12 tôi nhận thấy đề thi THPT QG trong những năm gần đây chủyếu tập trung vào lớp 12 nên tôi đã dành thời lượng ôn thi cho học sinh chủ yếu tậptrung vào chương trình lớp 12 Trong quá trình ôn thi cũng có những thuận lợi và khókhăn Dựa vào kết quả thi của học sinh và kinh nghiệm ôn thi của mình tôi xin được

chia sẻ với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề dạy học“công dân với pháp luật”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG mônGDCD cho học sinh lớp 12.

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.

Đưa ra một số ví dụ thiết thực để đổi mới phương pháp ôn thi THPT QG.

Nêu một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG cho HS lớp12.

1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Học sinh các lớp 12A6, 12A7 và 12A8 trường THPT Đồng Đậu.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Một số bài học trong chương trình SGK môn GDCD lớp 12

1.6 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đọc các tài liệu, các bài báo, một số sáng kiến kinh nghiệm khác về phươngpháp ôn thi THPT QG.

Ra đề thi thử cho HS bám sát cấu trúc đề thi THPT QG chính thức.

b Phương pháp quan sát

Nhìn nhận lại thực trạng của việc ôn thi THPT QG môn GDCD ở trường THPTĐồng Đậu trong những năm gần đây

Trang 3

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn GDCDcho học sinh lớp 12.

1.7 Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm

1.7.1 Lời giới thiệu 1.7.2 Tên sáng kiến1.7.3 Tác giả sáng kiến

1.7.4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến1.7.5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

1.7.6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử1.7.7 Mô tả bản chất của sáng kiến

1.7.8 Những thông tin cần được bảo mật

1.7.9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

1.7.10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sángkiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.

1.7.11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sángkiến lần đầu.

2 Tên sáng kiến

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dụccông dân trong chủ đề dạy học “Công dân với pháp luật”

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Lê Thị Lan

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, Yên Lạc, Vĩnh Phúc- Số điện thoại: 0374140712

- E_mail: lethilan.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến đồng thời là tác giả sáng kiến

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến có thể sử dụng làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công

dân cho học sinh lớp 12 trong chủ đề “Công dân với pháp luật”

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/20197 Mô tả bản chất của sáng kiến

Trang 4

7.1 Về nội dung của sáng kiến7.1.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn7.1.1.1 Cơ sở lí luận

Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới hình thứcthi THPT QG với mục đích để xét tốt nghiệp và đại học Chỉ có môn Ngữ văn thi tựluận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm Thí sinh sẽ thi 4 bài trắc nghiệmgồm Toán, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoahọc xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) đối với thí sinh hệ giáo dụcTHPT.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo VĩnhPhúc cũng đã có công văn hướng dẫn các trường THPT trong toàn tỉnh về công tác ônthi THPT QG, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề và nâng cao chất lượng ôn thiTHPT QG

Môn GDCD là môn học lần đầu tiên được đưa vào thi để xét tốt nghiệp và đạihọc nên bản thân giáo viên dạy bộ môn vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng chuyênđề và tổ chức ôn thi cho học sinh Đa số GV còn chưa có sự thống nhất về nội dungchương trình, về phương pháp và cách tiến hành ôn thi sao cho có hiệu quả Bên cạnhđó, tâm lí học sinh vẫn coi môn GDCD là môn phụ, môn học dễ được điểm cao, nêncác em còn chủ quan, chưa chú trọng vào việc ôn luyện Vì vậy, để nâng cao hiệu quảôn thi THPT QG cho học sinh, giáo viên phải rút kinh nghiệm trong quá trình ôn thi đểcó những phương pháp, cách thức phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảôn tập cho học sinh.

7.1.1.2 Cơ sở thực tiễn

7.1.1.2.1 Nội dung chương trình ôn thi THPT QG môn GDCD lớp 12

- Nội dung chương trình lớp 12, bao gồm có các chủ đề sau:+ Bài 1: Pháp luật và đời sống

+ Bài 2: Thực hiện pháp luật

+ Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

+ Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội+ Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

+ Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản+ Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Trang 5

+ Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

+ Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Tất cả nội dung chương trình lớp 12 đều nằm trong nội dung thi THPT QG, trừnhững phần giảm tải và đọc thêm theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục Tuynhiên, trong những năm đã tổ chức thi, đề thi chủ yếu tập trung vào các chuyên đề:Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xã hội, công dân với các quyền tự do, dân chủ Nhưng cũng không vì thế mà giáoviên ôn tủ cho HS, để đảm bảo cho HS đạt kết quả tốt, GV phải giúp các em nắm đượckiến thức cơ bản tất cả các nội dung đã học, tập trung nhiều thời gian hơn vào nhữngchủ đề có nhiều câu hỏi trong đề thi.

Ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung thi THPT Quốc gia mônGDCD còn có những câu hỏi vận dụng liên quan đến thực tiễn cuộc sống và kiến thứcpháp luật cơ bản hiện hành Vì vậy, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản sáchgiáo khoa và các quy định của pháp luật hiện hành Đồng thời tích cực tìm hiểu nhữngtình huống pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng để giải quyết tốt nhữngcâu hỏi vận dụng.

7.1.1.2.2 Thực trạng việc ôn thi THPT QG trước khi thực hiện đề tài ở trường

THPT Đồng Đậua Thuận lợi

* Về phía nhà trường:

Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tài liệutham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn thi.

Nhà trường tạo điều kiện để tổ chức cho giáo viên tham gia hội thảo chuyên đềôn thi THPT QG và có chế độ khen thưởng đối với giáo viên có báo cáo chuyên đềcấp cụm và cấp tỉnh đạt chất lượng tốt.

Nhà trường luôn quan tâm, động viên và khen thưởng kịp thời đối với nhữnghọc sinh có kết quả cao trong các kì thi khảo sát Đồng thời chỉ đạo giáo viên có kinhnghiệm phụ đạo cho những học sinh yếu kém trong quá trình ôn thi.

Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh lớp 12trao đổi về phương pháp học tập và định hướng nghề nghiệp cho các em.

* Về phía giáo viên:

Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.

Trang 6

Có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin, sự kiện hằng ngày liên quan đếnnội dung bài học và cập nhật đề thi của các trường trong và ngoài tỉnh để học sinhtham khảo.

Tích cực trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong trường và các đồng ngiệptrong tỉnh.

Được tham gia các buổi tập huấn về kĩ thuật ra đề, xây dựng các chuyên đề dạyhọc do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức.

* Về phía học sinh:

Đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.Ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.

b Khó khăn

Đối với HS lớp 12 nói chung và học sinh lớp 12 trường THPT X nói riêng, áplực thi cử khiến nhiều em rơi vào tình trạng lo âu, không có kế hoạch và phân bố thờigian học tập, nghỉ ngơi hợp lí Tâm lí của đa số học sinh chỉ tập trung vào những mônxét đại học, còn những môn không thi hoặc chỉ để xét tốt nghiệp các em chỉ học để đủđiểm tốt nghiệp Nhiều em còn học hành chểnh mảng, tư tưởng nước đến chân mớinhảy nên kết quả học tập và thi cử không cao

Phần lớn học sinh trong trường đều là con em gia đình làm nông hoặc buôn bánnên phụ huynh chưa sát sao việc học và định hướng nghề nghiệp cho các em, nhiềuphụ huynh phó mặc cho giáo viên.

Bên cạnh đó, nội dung chương trình thi trong 2 năm trở lại đây là toàn bộchương trình THPT, nhưng đề thi chính thức lại chỉ tập trung vào lớp 11 và lớp 12,trong đó có những chủ đề không có câu hỏi trong đề thi nên dẫn đến tình trạng họcsinh học tủ, bỏ qua những bài không xuất hiện trong đề thi.

Không chỉ với học sinh mà ngay cả với giáo viên cũng gặp nhiều lúng túng vàlo lắng trong quá trình ôn thi cho các em vì môn học mới được đưa vào thi THPT QG.Bản thân giáo viên môn GDCD cũng chưa nắm chắc kĩ thuật ra đề và xác định cấp độnhận thức trong đề thi nên chưa chỉ ra được kinh nghiệm và kĩ thuật làm bài thi chohọc sinh Khi môn thi mới được đưa vào thi THPT QG, giáo viên cũng chưa được tậphuấn nhiều về kĩ thuật ra đề và phương pháp tổ chức ôn thi đạt Ngoài ra, việc trao đổikinh nghiệm ôn thi giữa các trường cũng chưa được triển khai rộng rãi Công tác tổ

Trang 7

chức hội thảo nâng cao chất lượng ôn thi THPT QG cũng chưa được sở phổ biếntrong năm đầu tiên.

Trong quá trình ôn thi, đa số giáo viên ra đề chưa sát với cấu trúc đề thi của Bộ.Việc xác định cấp độ nhận thức giữa nhận biết và thông hiểu, giữa vận dụng thấp vàvận dụng cao chưa chuẩn, GV còn lúng túng ở khâu ra đề Chính vì vậy việc ôn luyệncho học sinh cũng không đi đúng hướng nên hiệu quả ôn thi chưa cao.

Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, mỗi trường có cách phân chia số tiết họcchuyên đề khác nhau Có trường ôn từ lớp 10, cũng có trường lớp 12 mới thực hiệnviệc học chuyên đề hoặc kì 2 mới bắt đầu ôn Chính vì vậy, kết quả thi giữa các trườngcó sự chênh lệch đáng kể, nên khó xác định, so sánh được hiệu quả ôn thi của từngtrường Trong quá trình dạy học giáo viên cũng chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa việchọc và ôn thi nên còn lúng túng về thời gian.

Hình thức thi môn GDCD là 100% trắc nghiệm nên tâm lí của đa số học sinhkhông học thuộc, không học kĩ kiến thức cơ bản, vì vậy, khi gặp những câu hỏi liênquan đến khái niệm hoặc chuẩn kiến thức sách giáo khoa là các em lúng túng và dùngbiện pháp đoán mò.

7.1.1.2.3 Cách thức giáo viên thường sử dụng để ôn thi THPT QG trước khi thựchiện đề tài ở trường THPT Đồng Đậu

7.1.1.2.3.1 Hệ thống kiến thức cơ bản

Khi môn GDCD mới được đưa vào thi THPT QG, GV trường tôi thường choHS học kĩ kiến thức cơ bản ở các giờ học chính khóa Ở các buổi học chuyên đề, GVcho HS hệ thống lại kiến thức cơ bản và trọng tâm sách giáo khoa thuộc chuyên đềgiảng dạy nhưng không có kiến thức mở rộng, nâng cao nên khi gặp những bài tập vậndụng, liên quan đến kiến thức xã hội, pháp luật HS thường bị lúng túng trong việcchọn đáp án

Thông thường, GV dành ít thời gian cho phần ôn luyện kiến thức cơ bản Cácphương pháp tổng hợp kiến thức cũng chưa phát huy được khả năng tổng hợp, ghi nhớkiến thức của HS, đa số giáo viên chỉ cho học sinh ghi lại nội dung chính của bài họcmà không đưa ra được các ví dụ, các dạng bài tập cụ thể thuộc nội dung kiến thức đó.Vì vậy, HS dễ quên ngay sau khi ôn và khi gặp các câu hỏi liên quan đến từng đơn vịkiến thức HS cũng khó nhớ lại nội dung kiến thức thuộc câu hỏi đang làm.

7.1.1.2.3.2 Luyện đề trắc nghiệm

Trang 8

Sau khi cho HS hệ thống lại kiến thức, GV thường cho HS luyện đề trắcnghiệm và chữa đề ngay cho học sinh mà không phân loại thành các dạng bài tập vàphương pháp, kĩ thuật đặc trưng để giải các dạng bài tập đó Vì vậy, khi gặp các dạngbài tập tương tự, học sinh không có kinh nghiệm và kĩ năng để giải quyết tốt nhữngcâu hỏi, tình huống mình đã từng gặp trước đó.

Với hình thức thi là 100% trắc nghiệm nên giáo viên không đưa câu hỏi tự luậnvào phần ôn tập khiến HS bị thụ động trong việc chọn đáp án cho trước Có những bàitập, nếu cho trước đáp án thì có thể các em có thể chọn đúng, nhưng khi cho bài tập tựluận thì hầu như các em không làm được vì không nhớ chính xác nội dung kiến thứccơ bản.

Ví dụ: Với dạng câu hỏi vận dụng:

+ Trắc nghiệm: Giám đốc công ti X là ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để

chiếm đoạt 1 tỷ đồng tiền công quỹ Hành vi của ông H thuộc loại vi phạm pháp luậtnào dưới đây?

A Hình sự và dân sự.B Hình sự và kỉ luật.C Dân sự và kỉ luật.D Hình sự và hành chính.

+ Tự luận: Giám đốc công ti X là ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm

đoạt 1 tỷ đồng tiền công quỹ Hành vi của ông H thuộc loại vi phạm pháp luật nào?Ông phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?

Với dạng câu hỏi như này, nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì HS sẽ dễ dàng chọnđược đáp án đúng Nhưng khi chuyển câu hỏi này thành dạng câu hỏi tự luận thì đòihỏi học sinh phải nhớ và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệmpháp lí tương ứng.Vì vậy, việc không cho HS ôn tập câu hỏi tự luận sẽ làm cho HS ỉlại, không ghi nhớ kiến thức cơ bản, trong khi việc giải hầu hết các dạng bài tập đềuđòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản.

7.1.1.2.3.3 Kiểm tra chuyên đề

Sau khi kết thúc mỗi chuyên đề, GV thường cho HS làm bài kiểm tra trắcnghiệm 40 câu giống như cấu trúc đề thi minh họa THPT QG thuộc nội dung kiến thứccủa chuyên đề Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng câu hỏi tham khảo môn GDCD còn ítnên chủ yếu là GV tự ra đề Vì vậy có nhiều câu hỏi còn chưa chuẩn về kĩ thuật hoặcchưa xác định đúng các cấp độ nhận thức, không sát với cấu trúc của đề thi minh họa

Trang 9

THPT QG Điều này cũng làm cho việc đánh giá kết quả học tập của HS chưa chínhxác và hiệu quả ôn thi chưa cao.

Ngoài ra, đề thi môn GDCD còn liên quan đến kiến thức xã hội và pháp luậtngoài SGK nên nếu GV ra đề không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc tranh cãi đáp án đúng.Chính vì vậy, để đánh giá đúng chất lượng học tập của HS đòi hỏi GV phải ra đề chínhxác về kĩ thuật, nội dung, chuẩn về mặt pháp lí và bám sát cấu trúc đề thi THPT QG đãcông bố Tuy nhiên việc ra 1 đề kiểm tra trắc nghiệm hoàn toàn mới, chưa xuất hiệntrong đề thi lần nào đòi hỏi GV phải đầu tư rất nhiều về thời gian, công sức và quantrọng là phải có kinh nghiệm và nắm chắc về kĩ thuật ra đề.

Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp dụngtriệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT QG vàcũng phần nào đó giúp học sinh có thêm hứng thú với bộ môn GDCD.

7.1.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT QG môn GDCD

Ôn thi THPT QG đạt được kết quả cao không chỉ là mong muốn riêng của họcsinh và phụ huynh mà còn là tâm huyết của cả giáo viên Chính vì vậy, phương phápôn tập phù hợp thật sự rất quan trọng Với tinh thần đổi mới phương pháp kiểm tra,đánh giá nên yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp ôn tập.

Môn GDCD về cơ bản để kiểm tra kiến thức văn hóa xã hội và những hiểu biếtcơ bản về pháp luật của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường Chính vì thế cáccâu hỏi sẽ xuyên sâu vào sự vận dụng bài học trên lớp vào trong cuộc sống thực tế.

Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy nhằm giúpviệc ôn thi môn GDCD trong kỳ thi THPT quốc gia đạt hiệu quả cao:

7.1.2.1 Một số yêu cầu trong quá trình ôn thi THPT QG cho học sinh* Về phía giáo viên:

Nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng và các văn bản pháp luật liên quan đến nộidung chương trình GDCD lớp 12.

Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp và cách thức ra đề, bám sát cấutrúc đề thi THPT QG mới nhất Nắm rõ những chỉ đạo của cấp trên để tác động đếntâm lí học sinh và cung cấp cho các em những hiểu biết đầu tiên về cách thức ra đề thi.

Vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh.

Trang 10

Sưu tầm đề thi của Bộ, Sở và các trường khác để học sinh tham khảo Đồngthời, bản thân giáo viên phải nắm chắc về kĩ thuật ra đề Bên cạnh những câu hỏi sưutầm, GV chủ động ra những tình huống liên quan đến những thông tin, sự kiện phápluật mới cập nhật để tạo hứng thú học tập cho học sinh Tuy nhiện, phải đảm bảo chínhxác về nội dung và kĩ thuật ra đề.

Nội dung ôn tập và kiến thức để giải quyết tình huống không nằm ngoài kiếnthức cơ bản sách giáo khoa Không nên cho những tình huống pháp luật quá lắt léohoặc đi sâu vào kiến thức pháp luật mà các em chưa được học.

Kiểm tra, đánh giá học sinh theo tinh thần đổi mới, kết hợp đa dạng các hìnhthức kiểm tra, đánh giá học sinh.

* Về phía học sinh:

Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Nắm được cấu trúc đề, cách thức đổi mới đề thi THPT quốc gia.Tự học, tự giải đề theo định hướng của giáo viên.

Thường xuyên theo dõi các thông tin xã hội ở các kênh truyền thông để trang bịnhững kiến thức xã hội cho các tình huống pháp luật ở những câu hỏi vận dụng.

Nắm chắc kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung chương trình môn học.

7.1.2.2 Phương pháp và cách thức tiến hành ôn thi

Dựa vào các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc trongviệc xây dựng chuyên đề ôn thi THPT QG và dựa và kinh nghiệm của bản thân trongquá trình ôn thi cho HS, tôi thực hiện ôn thi cho HS theo các bước cơ bản sau:

7.1.2.2.1 Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và kiến thức mở rộng,nâng cao (nếu có)

Đề thi THPT QG môn GDCD, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm khoảng70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30% Học sinh chỉ cần học trongsách giáo khoa là có thể đạt được điểm 7 Còn nếu muốn đạt điểm cao hơn, đòi hỏi cácem phải tích cực theo dõi, cập nhật thông tin trên các phương tiện truyền thông đạichúng về các sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội Vì vậy, để đạt được điểmcao, GV phải đảm bảo việc dạy và ôn tập sao cho HS nắm chắc kiến thức cơ bản trongsách giáo khoa.

Trang 11

Đối với các giờ học chính khóa theo phân phối chương trình, HS phải được họcđầy đủ kiến thức cơ bản trong SGK theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Những nội dunggiảm tải theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục, HS có thể đọc thêm ở nhà.

Đối với các giờ học chuyên đề, HS phải hệ thống được kiến thức cơ bản đãđược học chính khóa GV có thể sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức và kĩ thuậtsơ đồ tư duy để giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.

Ví dụ: Khi ôn tập chuyên đề “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” để HS dễ

nhớ nội dung chính, GV có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy trên khổ giấy to:

GV cũng có thể dùng phương pháp làm việc nhóm để các nhóm tự vẽ sơ đồ tưduy hệ thống kiến thức bài học hoặc đánh giá mức hiểu biết của HS trong từng đơn vịkiến thức.

Trang 12

Bên cạnh kiến thức cơ bản, GV cũng có thể cung cấp cho HS những kiến thứcmở rộng, nâng cao tùy theo chuyên đề để học sinh có thể vận dụng để làm tốt nhữngcâu hỏi liên hệ và vận dụng.

Ví dụ: Khi dạy bài 9 “pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước” ở

điểm a mục 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế để học sinh

hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ kinh doanh, GV có thể cung cấp cho HS một số vănbản pháp luật liên quan để HS có thể vận dụng để giải quyết tốt tình huống trong thựctiễn.

* Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh

Điều 6 Luật đầu tư và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật đầu tư 2014 quy địnhdanh mục hàng hóa, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:

+ Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư; + Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầutư;

+ Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tạiPhụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguycấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I cónguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư;

+ Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.+ Kinh doanh pháo nổ

* Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

Căn cứ khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp này baogồm:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;- Những người bán hàng rong, quà vặt;

- Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến đểbán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);

- Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiệndi chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);

- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Trang 13

Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêutrên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.

7.1.2.2.2 Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng theo chuyên đề

Mỗi chuyên đề có các dạng bài tập đặc trưng khác nhau, nhưng theo kinhnghiệm của tôi thì đề thi THPT QG môn GDCD được phân chia thành các cấp độ nhậnthức rất rõ ràng, việc phân biệt các cấp độ nhận thức cũng dựa vào đặc trưng của từngdạng câu hỏi nên tôi hệ thống các dạng bài tập cho học sinh theo cấp độ nhận thức:nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của

đời sống xã hội” tôi hệ thống các dạng bài tập theo các cấp độ nhận thức và hướng dẫn

HS cách làm bài theo từng cấp độ.

+, Câu hỏi nhận biết: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động

phải tuân theo nguyên tắc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và

HS phải nhớ được nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động để trả lời câu hỏi Dạng câu hỏi nhận biết thường tái hiện lại các khái niệm, nội dung kiến thức đã học Câu hỏi ở dạng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.

+, Câu hỏi thông hiểu: Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện

ở nội dung nào sau đây?

A Giao kết hợp đồng lao động.B Thực hiện quyền lao động.

C Tự do tìm kiếm việc làm.D Quyết định lợi nhuận thường niên.

HS phải hiểu được nội dung quyền bình đẳng trong lao động để phân biệt đượcvới các quyền khác.

Câu hỏi thông hiểu có độ khó hơn câu hỏi nhận biết, HS cần hiểu được kiếnthức đã học.

+, Câu hỏi vận dụng: Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà cùa hai vợ chồng chị để

lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh Phát hiện sự việc, chồng chị A làanh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn Bức xúc, chị bỏ vềnhà mẹ đẻ sinh sống Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vựcnào sau đây?

A Hôn nhân và gia đình.B Tài chính và thương mại.

Trang 14

C Hợp tác và đầu tư.D Sàn xuất và kinh doanh.

Ở dạng câu hỏi vận dụng, thường xuất hiện một đến hai nhân vật cụ thể, HSbiết vận dụng kiến thức đã học trên lớp để giải quyết tình huống tương tự sách giáokhoa hoặc tình huống GV đã giảng trên lớp.

+, Câu hỏi vận dụng cao: Ông S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và chị

Q là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X Anh D tố cáo việc anh B đe dọa chịA làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đếngặp ông S để xác minh sự việc Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông Sđã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anhD Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

C Ông S, chị A và chị Q.D Chị A, ông S và anh B.

Ở dạng câu hỏi này, thường xuất hiện rất nhiều nhân vật Đó là những tìnhhuống HS sẽ gặp ngoài xã hội, không giống với những tình huống đã học hoặc đã trìnhbày trong SGK đòi hỏi HS không chỉ phải nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn phảihiểu biết về kiến thức xã hội, pháp luật hiện hành mới giải quyết được.

Khi cho bài tập ôn luyện GV phải đảm bảo HS được tiếp cận với đầy đủ cácdạng bài tập theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia GV nên sưu tập các dạng bài tập ởcác đề thi của Bộ, của Sở đã từng thi để đảm bảo chính xác về nội dung và kĩ thuật rađề GV nên kết hợp cả bài tập trắc nghiệm và tự luận để học sinh vừa ghi nhớ đượckiến thức cơ bản vừa rèn luyện được cách làm đề trắc nghiệm

Ví dụ: Khi dạy chuyên đề: “Công dân với các quyền dân chủ” để HS không thụ động

trong việc chọn đáp án có sẵn, GV nên cho câu hỏi tự luận để HS ghi nhớ kiến thức đãhọc

Câu 1: Phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo Cho ví dụ để phân biệt quyền khiếu nại vàtố cáo.

Để trả lời câu hỏi này HS phải nhớ và hiểu được quyền khiếu nại và quyền tốcáo.

Câu 2: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập viếtphiếu bầu, anh Q nhờ chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu của anh vào hòmphiếu Anh Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?

Để trả lời câu hỏi này HS phải nhớ được nguyên tắc bầu cử và vận dụng nguyên

Trang 15

tắc đó vào giải quyết tình huống cụ thể.

Nguyên tắc bầu cử là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín Như vậy,anh Q đã vi phạm nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Nếu HS giải quyết đúng tình huống này thì khi gặp những câu hỏi trắc nghiệmcho sẵn các phương án lựa chọn, HS sẽ dễ dàng chọn ngay được đáp án đúng màkhông cần phải loại trừ các đáp án sai.

7.1.2.2.3 Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tậptheo chuyên đề

Sau khi giới thiệu cho HS các dạng bài tập đặc trưng, GV hướng dẫn cho họcsinh phương pháp và kĩ thuật giải các dạng bài tập đó Tùy vào từng chuyên đề mà HScó phương pháp giải khác nhau.

Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Thực hiện pháp luật” HS dễ bị nhầm lẫn giữa các hình

thức thực hiện pháp luật và các loại vi phạm pháp luật Giáo viên lấy những ví dụ đặctrưng để phân biệt cho HS.

Câu 1: Học hết lớp 12, bạn A không thi đại học mà ở nhà phụ giúp bố mẹ kinh doanh.Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

Câu 2: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

C Bảo trợ người khuyết tật.D Thay đổi quyền nhân thân.

Câu 3: Cơ sở kinh doanh của bà A thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môitrường Bà A đã vi phạm pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

Câu 4: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hôn cho anh A và chị B.Tòa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

Để trả lời được những câu hỏi trên, trước hết HS phải xác định được từ khóatrong câu hỏi và nhận biết được các hình thức thực hiện pháp luật

Trang 16

+ Câu 1: Việc bạn A không thi đại học mà ở nhà kinh doanh là việc cá nhân được làmtheo quy định của pháp luật, nên đáp án đúng là A.

+ Câu 2: Thi hành pháp luật là cá nhân phải làm những gì pháp luật quy định phải làmnên đáp án đúng là B.

+ Câu 3: Việc làm của bà A là không được làm theo quy định của pháp luật nên đáp ánđúng là C.

+ Câu 4: Chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền ra quyết định áp dụng pháp luậtnên việc làm của Tòa án nhân dân huyện X là áp dụng pháp luật.

Như vậy, việc giáo viên lấy các ví dụ điển hình và hướng dẫn HS cách giải sẽgiúp HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức và giải các dạng bài tập tương tự như vậy.

7.1.2.2.4 Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho từng chuyênđề

Sau khi hướng dẫn học sinh cách giải từng dạng bài tập theo chuyên đề, giáoviên cho HS hệ thống các câu hỏi luyện tập theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia Sốlượng câu hỏi tùy thuộc vào từng chuyên đề Số lượng câu hỏi thuộc các cấp độ nhậnthức cũng tùy theo từng chuyên đề GV nên kết hợp cả câu hỏi tự luận và trắc nghiệmđể HS vừa củng cố kiến thức đã học, vừa vận dụng kiến thức đã học để làm bài tậptrắc nghiệm.

Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “Công dân với các quyền tự do cơ bản” GV cho HS hệ

thống các ví dụ, bài tập thuộc đầy đủ các cấp độ nhận thức để HS luyện tập cùng lờigiải minh họa.

Câu hỏi trắc nghiệm

+ Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành tùy tiện mà phải

tuân theo đúng trình tự, thủ tục do

Lời giải: Trong khái niệm quyền bất khả về chỗ ở của công dân có nội dung “…Việc

khám xét chỗ ở của công dân không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúngtrình tự, thủ tục do pháp luật quy định” → đáp án đúng: A

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được

A bảo đảm an toàn và bí mật.B niêm phong và cất trữ.

Trang 17

C phát hành và lưu giữ.D phổ biến rộng rãi và công khai.Lời giải: Trong khái niệm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,

điện tín có nội dung “…Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toànvà bí mật” → đáp án đúng: A

+ Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về

thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đóđang

Lời giải: Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi

bắt, giam, giữ người trái pháp luật Các hành vi ở đáp án B, C, D đều là những hành vivi phạm pháp luật được phép bắt giữ → đáp án đúng: A

Câu 2: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe củangười khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A Bắt đối tượng bị truy nã.B Trấn áp bằng bạo lực.

Lời giải: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

của người khác khi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến sức khỏe người khác→ đáp ánđúng: B

+ Câu hỏi vận dụng: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia

đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà Sau nhiềulần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vàophòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới đượcchị làm vợ Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.B Bất khả xâm phạm về chỗ ở.C Đảm bảo an toàn tính mạng.D Bất khả xâm phạm về thân thể.Lời giải: Anh A tự ý đột nhập vào chỗ ở của chị B khi chưa được chị B cho phép →

đáp án đúng: B

+ Câu hỏi vận dụng cao: Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H là

nhân viên, anh B là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X Trong một cuộc họp, ông M

Trang 18

nêu ý kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu dừng phát biểu Mặc dù vậy, ông M vẫnkiên quyết trình bày quan điểm cùa mình Thấy vậy, bà T ép ông M dừng lời và chỉđạo anh B đuổi ông ra ngoài Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện thoại quaylại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người Những ai sau đây đã vi phạm quyền tựdo ngôn luận của công dân?

Lời giải: Anh B là bảo vệ, Việc anh B làm theo chỉ đạo của giám đốc đuuổi ông M ra

ngoài không vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân nên loại đáp án B và C.Việc chị H quay vi deo và chia sẻ với nhiều người không vi phạm quyền tự do ngônluận nên loại đáp án A → vậy D là đáp án đúng

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt ngườikhông? Vì sao?

+ Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người để giữ gìn trật tự, anninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm thì những cán bộ nhà nước có thẩmquyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác đượcquyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luậtquy định.

Câu 2: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X.Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởngthôn đến khám xét nhà ông B Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùngkhống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã Hai ngày sau, khi anh T trởvề thì ông B mới được trả lại tự do Trong tình huống này những ai đã vi phạm quyềnbất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Trang 19

Trả lời: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là hành vi

bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

+ Anh S và anh C đã giam giữ người khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyềnvà giam giữ quá 12 giờ.

+ Anh T có vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thânthể của công dân.

Vậy chỉ có anh S và anh C vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Việc giải quyết đúng các tình huống trong câu hỏi tự luận không chỉ giúp HS ghinhớ kiến thức cơ bản mà còn giúp HS đễ dàng chọn đáp án đúng trong câu hỏi trắcnghiệm ở những tình huống tương tự.

Các câu hỏi, bài tập trên chỉ là những ví dụ điển hình Trong quá trình ôn luyệncho HS, GV có thể sưu tầm các đề thi liên quan đến nội dung chuyên đề của các trườngkhác tùy thuộc vào thời lượng, đối tượng học sinh và số tiết ôn thi của từng trường.

7.1.2.2.5 Bài tập tự giải ở nhà

GV có thể cho đa dạng các dạng bài tập để học sinh ôn luyện ở nhà để củng cốkiến thức cơ bản, hoặc có thể sưu tầm đề thi của các trường để học sinh tự giải.

Ví dụ: Bài tập tự giải của chuyên đề “công dân với các quyền tự do cơ bản”

Câu 1 Lựa chọn đáp án đúng để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho phù hợp.

– Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời biết tự(1) chỗ ở của mình và (2) người khác khi họ xâm hại chỗ ở mộtcách trái phép.

1 A bảo vệ B ủng hộ C tố cáo D tôn trọng2 A bảo vệ B ủng hộ C tố cáo D tôn trọng

– Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy

định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và (3)

3 A nhândân.

B công dân C dân tộc D cộng đồng.

– Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của (4) ,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội (5)

4 A Toà án B Chính phủ C Quốc hội D công an5 A ban đêm B quả tang C nghiêm D nguy hiểm.

Trang 20

– Công dân có quyền bất khả xâm phạm về (6) Việc bắt giữ người phảitheo đúng quy định của pháp luật.

6 A thânthể.

D danh dự

– Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm làquyền (7) của công dân và quan trọng nhất vì nó gắn liền với mỗi conngười, giúp công dân có thể sống tự do và an toàn.

7 A cơ bản B cơ sở C thực chất D bản chất

– Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của ngườikhác đều bị pháp luật (8) nghiêm khắc.

8 A cảnh cáo B trừng phạt C phê phán D phê bình

– Trong cuộc sống, chúng ta phải biết (9) tính mạng, sức khoẻ, danh dự vànhân phẩm của người khác Đồng thời phải biết (10) quyền của mình.

9 A bảo vệ B tìm hiểu C yêu thương D tôn trọng10 A tìm hiểu B yêu thương C bảo vệ D tôn trọng

– Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với(11) xã hội, vừa vi phạm pháp luật.

11 A dư luận B đạo đức C chuẩn mực D lương tâm

– Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền (12) củacông dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước ta.

12 A cơ bản B cơ sở C thực chất D Bản chất

– Không ai được tự ý vào vào chỗ ở của người khác nếu không được người khác đồngý, trừ trường hợp (13) cho phép.

13 A toà án B pháp luật C cảnh sát D công an

– Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là (14) dùng để thăm hỏi, trao đổitin tức hoặc cùng nhau bàn bạc công việc sản xuất kinh doanh

14 A động lực B cơ sở C phương tiện D mục tiêu

– Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân (15) chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

15 A góp ý B giúp đỡ C tham gia D kiến nghị

– Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc về đời sống (16) của mỗi con người, thuộc về bí mật (17) của mỗi cá nhân

Trang 21

16 A vật chất B tinh thần C tâm hồn D văn hoá17 A đời tư B riêng biệt C biệt lập D riêng tư

– Để thực hiện quyền tự do (18) , công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốchội để đề đạt nguyện vọng của mình.

18 A thân thể B ngôn luận C tín ngưỡng D hội họp

– Để bảo đảm các quyền tự do cơ bản, Nhà nước ta (19) pháp luật và(20) nghiêm khắc các hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân.

19 A ban hành B thực hiện C áp dụng D đề xuất20 A góp ý B trừng trị C nhắc nhở D cảnh cáo

Câu 2 Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với những thông tin tương ứng ở cột B sao cho

phù hợp

1 Quyền bất khả xâm phạm vềthân thể

a Gửi bài đăng báo để bày tỏ quan điểm củamình về chính sách của Nhà nước.

2 Quyền được pháp luật bảo hộvề tính mạng, sức khoẻ, danh dựvà nhân phẩm

b Viết thư cho đại biểu Quốc hội để đề đạtnguyện vọng của mình.

3 Quyền bất khả xâm phạm vềchỗ ở

c Những người làm nhiệm vụ chuyển thư khôngđược để mất thư, điện tín của nhân dân.

4 Quyền được bảo đảm an toànvà bí mật thư tín, điện thoại, điệntín

d Không được tự tiện bóc mở, thu giữ thư, điệntín của người khác.

5 Quyền tự do ngôn luận e Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khácnếu không được người đó đồng ý.

g Cán bộ có thẩm quyền được khám xét chỗ ởphải theo đúng trình tự, thủ tục nhất định.

h Không ai được phép xúc phạm người khác đểhạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của ngườikhác

i Không ai được có hành vi cố ý hoặc vô ý làmtổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác k Trong thời hạn 12 giờ, nếu lệnh bắt khẩn cấpkhông được Viện kiểm sát phê chuẩn thì người bịbắt phải được trả tự do ngay

l Không ai bị bắt nếu không có quyết định của

Trang 22

7.1.2.3 Phuơng pháp, kĩ năng làm bài thi

7.1.2.3.1 Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa

Đề thi THPT quốc gia môn GDCD gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, học sinh làmtrong thời gian 50 phút Thông thường khi mới nhận đề thi, thí sinh sẽ thấy hơi"hoảng" vì nhìn đề khá dài Tuy nhiên, môn GDCD gần như không có sự đánh đố quácao siêu cho học sinh, nên dù là câu hỏi nhận biết, thông hiểu hay vận dụng thì họcsinh cũng phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa thì mới có thể làm tốtđược bài thi

Ví dụ: đề thi THPT QG năm 2019 có các câu hỏi sau:

- Câu hỏi nhận biết thuộc kiến thức bài 2 “thực hiện pháp luật”: Sử dụng pháp luật

là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền cùa mình, làm những gi mà phápluật

A đã bãi bỏ.B chưa cho phép C cho phép làm D tuyệt đổi

Trang 23

Ví dụ: Tình huống vận dụng cao thuộc nội dung kiến thức bài 6 “Công dân với cácquyền tự do cơ bản”: Nghi ngờ cháu A lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm

quản lí, nên ông M đã chi đạo nhân viên bảo vệ là anh D bắt giữ cháu Sau một ngàytìm kiếm, bố cháu A là ông B phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đãđến tìm gặp và hành hung làm cho anh D bị đa chấn thương Những ai sau đây viphạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Để trả lời câu hỏi này HS phải nắm được dấu hiệu vi phạm quyền bất khả xâm

phạm về thân thể của công dân là bắt, giam, giữ người trái pháp luật Trong đó có dấu

hiệu: Không ai được bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do

nghi ngờ không có căn cứ Từ đó HS chọn được những nhân vật vi phạm quyền bất

khả xâm phạm về thân thể của công dân là ông M và anh D Ông B cũng vi phạm phápluật nhưng vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về tính mạng chứ không viphạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể mà nội dung câu hỏi đề cập đến.

Như vậy, để trả lời đúng các câu hỏi trong đề thi ở tất cả các cấp độ nhận thứcthì trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK Bên cạnh đó, HS phải cónhững kĩ năng khác như: nhận diện dạng câu hỏi, xác định được từ khóa, phân bố thờigian hợp lí…

7.1.2.3.2 Xác định đúng từ "khóa" trong câu hỏi

Để không mất nhiều quá nhiều thời gian cho việc đọc đề và để trả lời nhanh vàchính xác các câu hỏi thì điều quan trọng là HS phải xác định được từ khóa trong câuhỏi Từ khóa trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để học sinh giải quyết vấn đề Thậmchí, trong trường hợp học sinh không thuộc chi tiết nội dung kiến thức thuộc câu hỏi,thì việc xác định đúng từ khóa cũng sẽ giúp HS dễ dàng loại trừ được các đáp ánnhiễu.

Ví dụ 1: Trong câu hỏi nhận biết thuộc nội dung kiến thức bài 2 “thực hiện phápluật: Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đù những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp

luật quy định phải làm là

Trước hết để làm được câu hỏi này HS phải phân biệt được các hình thức thực

Trang 24

hiện pháp luật, sau đó xác định từ khóa trong câu hỏi để chọn đáp án đúng Cụ thể, có4 hình thức thực hiện pháp luật:

+ Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức được làm những gì pháp luật cho phép

làm Từ khóa là “được làm”.

+ Thi hành pháp luật: Cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì pháp luật quy định

phải làm Từ khóa là “phải làm”.

+ Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức không được làm những gì pháp luật cấm.

Từ khóa là “không được làm”.

+ Áp dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định ápdụng pháp luật.

Từ việc xác định từ khóa HS chọn ngay được đáp án đúng là đáp án B

Ví dụ 2: Trong câu hỏi vận dụng cao thuộc nội dung kiến thức bài 4 “Quyền bìnhđẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”: Ông A và ông B

cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh Biết hồ sơ của mình chưa đủ điều kiện theo quyđịnh, ông A nhờ chị T đưa cho ông D là lãnh đạo cơ quan chức năng 50 triệu đồng vàđược ông D cấp phép kinh doanh cho ông A Thấy ông A được cấp phép kinh doanhtrong khi hồ sơ cùa mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, ông B tung tinông A chuyên bán hàng giả Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinhdoanh?

Từ khóa trong câu hỏi này là “vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh” HS

phải tìm ra những nhân vật vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh dựa vào nộidung kiến thức đã học về quyền bình đẳng trong kinh doanh.

Ông A vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh vì hồ kinh doanh chưa đủđiều kiện theo quy định của pháp luật.

Ông D vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh vì đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn nhận hối lộ để cấp phép kinh doanh cho cá nhân không có đủ điều kiện kinhdoanh theo quy định của pháp luật.

Chị T và ông B có vi phạm PL nhưng không vi phạm quyền bình đẳng trongkinh doanh.

Trang 25

Như vậy, Mỗi khi đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là HS phải tìm được từ khóacủa câu hỏi và dựa vào nội dung kiến thức đã học để xác định đáp án đúng Điều đógiúp thí sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liềnvới từ khóa ấy.

Khi không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhậnthấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời, đó làcách cuối cùng để HS lựa chọn.

Ví dụ 1 : Trong câu hỏi thông hiểu thuộc nội dung kiến thức bài 7 “Công dân vớicác quyền dân chủ”: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử trikhông vi phạm nguyên tắc bầu cử khi

A độc lập lựa chọn ứng cử viên B ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.C đồng loạt sao chép phiếu bầu D công khai nội dung đã viết vào phiếu

HS cần nhớ được nguyên tắc bầu cử là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếukín

+ Phương án B vi phạm nguyên tắc trực tiếp.

+ Phương án C và D vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín Vậy đáp án đúng là phương án A

7.1.2.3.4 Phân bổ thời gian hợp lí và không được bỏ trống đáp án

Đề thi THPT quốc gia được sắp xếp từ dễ đến khó theo các cấp độ nhận thức:nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao Đề thi năm 2019 được chia theotỉ lệ 3:3:2:2 Trong đó, 12 câu đầu ở cấp độ nhận biết, 12 câu tiếp theo là câu hỏi thônghiểu, từ câu 25 đến câu 32 ở cấp độ vận dụng thấp, 8 câu cuối cùng ở cấp độ vận dụngcao Thông thường, HS sẽ làm từ dễ đến khó Tuy nhiên ở những câu hỏi nhận biết vàthông hiểu nếu HS không nhớ kiến thức cơ bản thì cũng khó chọn được đáp án đúng.

Trang 26

Đặc biệt, những câu hỏi vận dụng cao là những câu hỏi xuất hiện rất nhiều nhân vật,nếu HS không có kĩ năng làm bài thì sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc đọc đề Vìvậy, GV nên định hướng cho HS không nên tập trung quá lâu vào một câu hỏi Tuânthủ quy tắc “dễ trước, khó sau Câu nào chắc chắn đúng thì HS tô ngay vào phiếu trảlời trắc nghiệm Câu nào không biết hoặc chưa chắc chắn thì suy nghĩ, trả lời sau vì bàithi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thitự luận Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên hãy làmcâu dễ trước, để đảm bảo đạt tối đa số điểm Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sótcâu hỏi nào, nếu không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phỏng đoán Tuyệt đốikhông nên bỏ trống đáp án vì đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.

Sau khi đã khoanh hết các câu hỏi vào phiếu trả lời trắc nghiệm, HS rà soát lạimột lần nữa xem có bỏ xót câu nào không Chú ý đến thời gian làm bài để phân bốthời gian hợp lí cho việc trả lời các câu hỏi.

7.1.2.4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

7.1.2.4.1 Bám sát cấu trúc đề thi THPT quốc gia

Các đề thi tham khảo THPT quốc gia mà Bộ giáo dục đã công bố trước đó làcăn cứ quan trọng để GV định hướng việc ôn tập cho học sinh.

Đề thi tham khảo thi THPT QG môn GDCD năm 2019 có 90% nội dung kiếnthức thuộc chương trình lớp 12 Các câu hỏi nhận biết và thông hiểu không nằm ngoàikiến thức sách giáo khoa Các câu hỏi vận dụng là những tình huống pháp luật có liênquan tới thực tế cuộc sống như: tệ nạn xã hội, tham ô, tham nhũng, tổ chức đánhbạc Học sinh có thể dựa vào cấu trúc đề thi tham khảo để ôn tập, chuẩn bị kiến thứccho kỳ thi sắp tới Hội thảo cấp cụm và cấp tỉnh về xây dựng chuyên đề ôn thi THPTQG để học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm ôn thi và cách ra đề thi.

Trong quá trình ôn thi, HS cần so sánh cấu trúc đề thi các năm để thấy được sựthay đổi trong cách ra đề Từ đó linh hoạt trong việc ôn tập, tránh việc ôn tủ hoặckhông ôn những câu đã từng thi.

Ở cấu trúc đề thi chính thức THPT quốc gia năm học 2018, các câu hỏi dải đềuở 8 chuyên đề Trong đó kiến thức lớp 12 chiếm 80% Còn lại là kiến thức thuộc 5 bàiđầu tiên của lớp 11 Cụ thể:

biếtg hiểuThôndụngVậndụngVận

Ngày đăng: 26/05/2020, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w