1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp

60 3,2K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 447 KB

Nội dung

Trong trường hợp này thì tên thương mạithường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinhdoanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dị

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 5

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 5

1 Khái niệm 5

2 Vai trò, ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 5

II NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 5

1 Giới thiệu về nhãn hiệu hàng hoá 5

2 Tiêu chuẩn bảo hộ và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá 7

3 Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ 8

4 Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ 10

5 Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu 12

6 Chuyển dịch quyền sở hữu 13

7 Li – xăng nhãn hiệu hàng hoá 13

III TÊN THƯƠNG MẠI 14

1 Tổng quan về tên thương mại 14

2 Một số hợp đồng liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu 17

IV KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 20

1 Giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp 20

2 Bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp 21

V SÁNG CHẾ 26

1 Khái niệm 26

2 Điều kiện bảo hộ 27

3 Quy trình xem xét đơn bảo hộ sáng chế 29

4 Quyền và nghĩa vụ 31

5 Các hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế 32

VI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 33

1 Các khái niệm 33

2 Phân biệt các khái niệm 37

3 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý 38

VII BỐ CHÍ MẠCH TÍCH HỢP 40

1 Khái niệm: 40

2 Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ 40

3 Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí 40

4 Tính mới thương mại của thiết kế bố trí 40

5 Quyền đăng ký thiết kế bố trí 41

6 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí 41

7 Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí 41

8 Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí 41

9 Hiệu lực của văn bằng bảo hộ 41

10 Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây: 42

11 Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí 42

12 Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí 42

13 Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí 42

VIII BÍ MẬT KINH DOANH 43

1 Định nghĩa bí mật kinh doanh: 43

2 Phạm vi và điều kiện bảo hộ: 43

3 Thời điểm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD: 45

Trang 2

4 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bí mật kinh doanh 45

5 Hành vi vi phạm BMKD: 47

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 50

I Nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu công nghiệp 50

II Thực trang bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam 512.1 Thực trạng đăng ký bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam 512.2 Những vi phạm sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các quan hệ song phương và đa phương về kinh tế, vấn đề sở hữu trí tuệtrở nên vô cùng quan trọng và đã trở thành những thách thức không nhỏ đối vớinhiều quốc gia trong những năm gần đây Đặc biệt, đối với Việt Nam, vấn đề sởhữu trí tuệ là một trong những yêu cầu có tính bắt buộc mà Việt Nam cần phải tuânthủ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Trang 4

Để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam buộc phải xây dựng một hệ thống bảo hộquyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng một cách thoả đángvà thực sự có hiệu quả Một mặt, hệ thống này phải đáp ứng được các nguyên tắc cơbản và các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định TRIPS - WTO; mặt khác, nó còn làviệc đáp ứng những đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế trong công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hộichủ nghĩa của Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộquyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, về cơ bảnđáp ứng được các yêu cầu hội nhập và đạt được những kết quả đáng khích lệ trongnước Tuy nhiên, so với tình hình chung về sở hữu công nghiệp trên thế giới, hệthống sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải được khắcphục và hoàn thiện Chính vì vậy, với mục đích tìm hiểu chung về vấn đề sở hữucông nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài:

“Một số lí luận về sở hữu công nghiệp, thực trạng và giải pháp bảo vệ sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung tiểu luận gồm có 3 chương:

Chương I : Lý luận chung về sở hữu công nghiệp

Chương II : Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp

Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xâydựng bài tiểu luận song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế nênbài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em rất mongnhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để bài tiểu luận của chúng emthêm hoàn thiện

Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS TS Vũ Chí Lộc - Giảng viên môn Sở

hữu trí tuệ, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp

đỡ chúng em trong việc hoàn thành bài tiểu luận này

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1 Khái niệm

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sángchế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố chí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tênthương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Sử dụng,cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Ngăn cấm người khác

Trang 6

sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp(Điều 4.4 Luật SHTT).

2 Vai trò, ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có vai trò khuyến khích hoạt động sáng tạo,nghiên cứu triển khai, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và hoạt động cạnhtranh lành mạnh trong nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu

Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả sẽ cân bằng một cách hài hoàlợi ích của cả bốn nhóm đối tượng trong xã hội, đó là Nhà nước, chủ sở hữu các đốitượng sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng và các nhà sản xuất, đầu tư

II NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

1 Giới thiệu về nhãn hiệu hàng hoá

1.1 Giới thiệu chung

 Cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạmkhắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran

 Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hóa mang nhãn hiệu của mìnhtại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồgốm La Mã khác nhau đã được sử dụng

Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung Cổ mà việc sử dụng các dấu hiệu đểphân biệt hàng hóa của các thương gia và các nhà sản xuất đã khá phát triển, nhưngtầm quan trọng về mặt kinh tế của chúng vẫn còn hạn chế

Công nghiệp hóa và sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép cácnhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đadạng cho hàng hóa cùng chủng loại Thường nếu không có sự khác biệt rõ ràng đốivới người tiêu dùng, chúng chỉ thường khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặctính khác Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựachọn và đi đến quyết định lựa chọn riêng cho mình trong số hàng hóa cạnh tranh

Do vậy, hàng hóa phải được đặt tên Phương tiện để đặt tên hàng hóa trẻn thị trườngchính là nhãn hiệu hàng hóa

1.2 Khái niệm

Trang 7

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể cácdoanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụcùng loại của các doanh nghiệp khác.

“Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ

1.3 Các dấu hiệu có thể dùng làm nhãn hiệu hàng hoá

Nếu chúng ta tuân thủ một cách chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệtđược hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác, thì cáckiểu và các loại dấu hiệu sau đây có thể được xem xét:

Từ ngữ: Nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên gọi, tên địa lý và các từ bất

kỳ hoặc chuỗi từ bất kể, dù là từ tự đặt và các khẩu hiệu

Chữ cái và số: Ví dụ như một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con số

hoặc sự kết hợp bất kỳ của cả chữ và số

Các yếu tố minh hoạ: Nhóm này bao gồm các hình ảnh không tả thực, các

hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện trong không gian hai chiều của hàng hoáhoặc bao bì

 Sự kết hợp bất kỳ các dấu hiệu nói trên, kể cả các biểu tượng và nhãn sảnphẩm (label)

Nhãn hiệu màu: Nhóm này bao gồm các từ, yếu tố hình và sự kết hợp bất kỳ

của các dấu hiệu đó mang màu sắc, cũng như việc phối kết hợp màu sắc hoặc chínhbản thân sắc màu

Các dấu hiệu ba chiều: Một loại điển hình của các dấu hiệu ba chiều là hình

dạng của hàng hoá hoặc bao bì của chúng Tuy nhiên, các dấu hiệu ba chiều khácnhư ngôi sao ba hướng của Mercedes cũng có thể như một nhãn hiệu hàng hoá

Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh): Có hai loại nhãn hiệu âm

thanh điển hình có thể phân biệt, đó là những âm thanh được ghi lại bằng các nốtnhạc hoặc các dấu hiệu tượng trưng khác và những âm thanh khác (chẳng hạn tiếngkêu gào của một con vật)

Các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi vị): Có hai loại nhãn hiệu âm thanh

điển hình có thể phân biệt (ví dụ giấy viết) với một mùi thơm riêng biệt và ngườitiêu dùng trở nên quen thuộc với việc nhận biết hàng hoá qua mùi vị của nó

Trang 8

Các dấu hiệu (không nhìn thấy được bằng mắt thường) khác: Đó có thể là

các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác

1.4 Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ

Trong cuộc sống, những khái niệm như “nhãn hiệu độc quyền” hay “nhãn hiệuđã đăng ký” đều có ý nghĩa như nhau Để được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu phảiđăng ký bảo hộ tại Cục SHTT Văn bằng bảo hộ được gọi là Giấy chứng nhận đăngký nhãn hiệu Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu

Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày được cấp bằng đến hết 10 năm kể từ ngàynộp đơn ở Cục SHTT, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở mộtnước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên) Ví dụ, mộtnhãn hiệu nộp đơn năm 1996, cấp bằng năm 1997, sẽ được bảo hộ từ năm 1997 đếnnăm 1996 + 10 = 2006 Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia hạn bảo hộ với thờigian không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu ngừng không sử dụngnhãn hiệu hay ngừng hoạt động

2 Tiêu chuẩn bảo hộ và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá

2.1 Tiêu chuẩn bảo hộ

Một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện đã được chuẩn hoá trên toàn thế giới Nhìn chung có hai loại điều kiệnkhác nhau cần phân biệt, được quy định tại điều 6quinquiesvB của Công ước Paris:

1 Điều kiện thứ nhất liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hoá,

đó là chức năng phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này vớicác sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác Do vậy, một nhãn hiệu hàng hoáphải độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau

- Ví dụ: Từ “Apple” hoặc hình một quả táo không thể được đăng kýcho mặt hàng táo, nhưng đối với hàng hóa là máy tính thì nó lại rất độc đáo.Điều đó cho thấy tính độc đáo phải được đánh giá trong mối quan hệ với hànghóa gắn nhãn hiệu đó

- Ví dụ về các tên gọi chung như “đồ đạc”’ (chỉ đồ đạc nói chung vàcũng chỉ bàn, ghế…) và “ghế” (chỉ các loại ghế), cho ta thấy có các nhóm loại

Trang 9

cùng tên gọi chung được dùng để gọi, chỉ hàng hóa cùng nhóm, loại Các dấuhiệu trên hoàn toàn không có khả năng phân biệt, một số hệ thống tư pháp chorằng, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi và với cường độđến độ có được nghĩa phái sinh thì vẫn không thể đăng ký, do xét đến nhu cầuthiết yếu của giới kinh doanh cần sử dụng chúng, không thể cho phép độcchiếm.

2 Điều kiện thứ hai liên quan tới các hậu quả mà nhãn hiệu hàng hoá có thểgây ra nếu nhãn hiệu hàng hoá có những đặc tính gây hiểu lầm hoặc vi phạm tới trật

tự công cộng và đạo đức xã hội

2.2 Bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá

Một nhãn hiệu hàng hoá có thể được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăngký Hai cách tiếp cận này đã có từ xưa, nhưng ngày nay các hệ thống bảo hộ nhãnhiệu hàng hoá thường kết hợp cả hai cách này Công ước Paris buộc các thành viên

có nghĩa vụ phải thiết lập đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn giữ vai trò quan trọng, trước hết tại các nước màviệc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có truyền thống căn cứ vào việc sử dụng, còn việcđăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa đã đượcthông qua sử dụng Do đó, người sử dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên trong các vụtranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa chứ không phải là người đầu tiên đăng ký nhãnhiệu hàng hóa

3 Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ

3.1 Lợi ích cần bảo hộ và phạm vi bảo hộ

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệutrùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ Thông quabảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của những sảnphẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp

3.2 Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấuhiệu được bảo hộ Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa:

Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãnhiệu của mình thông qua một loại hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng

Trang 10

Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình (sử dụng mà không xinphép), chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhànước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạmvà bồi thường thiệt hại.

a Quyền sử dụng và phạm vi bảo hộ

Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm màmình đăng ký Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sảnphẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sảnphẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đượchiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô tả trênvăn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mức gây nhầmlẫn."

b Quyền định đoạt

Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sởhữu văn bằng bảo hộ hoặc quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng li-xăng vàđược quyền để lại thừa kế nhãn hiệu Để đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu,pháp luật quy định chỉ được để lại thừa kế nhãn hiệu cho một chủ thể

c Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu mà mình được bảohộ không được gián đoạn quá 5 năm Trong trường hợp ngược lại, bất kỳ người nàocũng có quyền yêu cầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ (xem Điều28.2.c Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996) Điều này nhằm hạn chế tình trạng một sốchủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng chúng

Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải thực hiện các quyền của mình về hìnhthức phải phù hợp với quy định của pháp luật, về mục đích và nội dung không đượctrái pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểkhác (Điều 49 NĐ 63/CP) Khi nguyên tắc này bị phá vỡ, văn bằng bảo hộ có thể bịđình chỉ hay hủy bỏ theo những căn cứ qui định tại Luật SHTT

4 Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ

4.1 Cục SHTT và Công báo Sở hữu công nghiệp

Trang 11

Cục SHTT là cơ quan quản lý của Nhà nước về sở hữu công nghiệp, trực thuộcBộ Khoa học và Công nghệ, có thẩm quyền xác lập, đình chỉ, hủy bỏ, đăng ký hợpđồng li-xăng đối với văn bằng bảo hộ.

4.2 Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu

Ngoài việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký tại Cục SHTT,các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cơ chếcủa Thoả ước Madrid Theo Thỏa ước này, một chủ thể sau khi được bảo hộ tại mộtnước thành viên của Thoả ước Madrid có thể chọn nhiều quốc gia để xin cấp vănbằng bảo hộ Việt Nam tham gia Thoả ước Madrid từ ngày 08/03/1949 Tính đếnnay đã có hơn 70000 nhãn hiệu của người nước ngoài được chấp nhận bảo hộ tạiViệt Nam thông qua Thoả ước Madrid

4.3 Xác lập quyền: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục SHTT (không những áp dụngcho nhãn hiệu mà còn cho sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉdẫn địa lý, trừ các qui định về quyền nộp đơn) được tiến hành qua các bước sau:nộp đơn, xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, cấp bằng

a Quyền nộp đơn

Chỉ có những người có quyền nộp đơn mới được nộp đơn yêu cầu bảo hộnhãn hiệu Các loại chủ thể trên bao gồm:

 Chủ thể sản xuất kinh doanh

 Người thừa kế hay được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng từ chủthể được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

b Nộp đơn yêu cầu bảo hộ – xác định ngày ưu tiên

Việc cấp văn bằng bảo hộ được bắt đầu bằng việc nộp đơn và lệ phí Các chủthể nộp đơn có thể nộp tại Cục SHTT hay nộp đơn tại nước ngoài (tại một nướcthành viên của Thoả ước Madrid) Đơn phải hợp lệ theo yêu cầu của pháp luật từngnước

Cùng với việc nộp đơn là việc đóng lệ phí (được quy định tại Thông tư số 23/TC/TCT ngày 09/05/1997 Mức đóng lệ phí cho một nhãn hiệu (1 nhóm, nếu khôngphải xét nghiệm lại hay không xin hưởng quyền ưu tiên) là 750.000 đồng cho nhãnhiệu Việt Nam và 210 USD cho nhãn hiệu nước ngoài Nếu xin đăng ký bảo hộ cho

Trang 12

nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid, mức phí phải nộp choCục SHTT là 1.500.000 đồng, cho WIPO là từ 650 - 903franc Thụy Sỹ, cộng với 73franc Thụy Sỹ phí bảo hộ cho mỗi nước.

c Xét nghiệm hình thức, phản đối việc cấp bằng

Sau khi người làm nộp đơn, Cục SHTT sẽ tiến hành thủ tục “xét nghiệm hìnhthức”, tức là xét nghiệm tính hợp lệ của đơn Tính hợp lệ bao gồm quyền nộp đơnvà các yêu cầu khác đối với đơn mà không phải là tiêu chuẩn bảo hộ, ví dụ nhưngôn ngữ sử dụng, giấy uỷ quyền, tính thống nhất của đơn, lệ phí nộp đơn Nếu pháthiện đơn có thiếu sót, cơ quan patent sẽ thông báo để chủ thể nộp đơn bổ sung

d Xét nghiệm nội dung, khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ

Giai đoạn tiếp theo là xét nghiệm nội dung, tức là xác định các tiêu chuẩnbảo hộ, Cục SHTT sẽ xác định tính độc đáo, khả năng phân biệt của dấu hiệu đượcyêu cầu bảo hộ Nếu nội dung đơn yêu cầu bảo hộ không bảm đảm điều kiện bảo hộtheo định nghĩa nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ Người nộpđơn sẽ được cung cấp lý do từ chối trong thông báo

Người nộp đơn có quyền khiếu nại về quyết định từ chối cấp văn bằng bảohộ lên Cục SHTT trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối (xemĐiều 27 Nghị định 63/CP) Nếu Cục SHTT đồng ý với lập luận của người khiếu nại,Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nộp đơn

e Cấp văn bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia

Sau khi xét thấy hội đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấpvăn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Việc cấp văn bằng bảo hộnày được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp Sau đó, Cục SHTT sẽ tiếnhành vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Điều 98 Luật SHTT) Sổđăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổivà chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý Như vậy, khi có quyết định sửa đổi,chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng ký hợp đồng chuyểngiao quyền sở hữu công nghiệp cũng được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sởhữu công nghiệp

Trang 13

Một văn bằng đã được cấp vẫn có thể bị đình chỉ theo quy định tại Điều 28 củaNghị định 63/CP khi có yêu cầu đình chỉ Cụ thể là khi chủ văn bằng bảo hộ không

sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệulực mà không có lý do chính đáng

4.5 Huỷ bỏ văn bằng bảo hộ

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ vì một trong hai lý do:nhãn hiệu đã đăng ký không đủ khả năng được bảo hộ và người chủ nhãn hiệukhông có quyền nộp đơn

5 Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu

5.1 Khái niệm hành vi xâm phạm

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụngnhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sởhữu nhãn hiệu, trừ các trường hợp sử dụng hạn chế (Điều 132 - 137 Luật SHTT).Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độcđáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩmcủa chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại Như vậy hành vi sử dụngmột nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng dấu hiệuđược bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu hiệu có thể gâynhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bánhàng nhái)

5.2 Nghĩa vụ chứng minh

Trong một vụ kiện dân sự, để chứng minh hành vi sử dụng một nhãn hiệu,nguyên đơn phải chứng minh được những yếu tố sau đây:

- Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ);

- Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ những yếu tố

có khả năng phân biệt); và

- Việc bị đơn sử dụng các dấu hiệu thuộc về khả năng phân biệt của nhãn hiệunguyên đơn có khả năng gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm cho người tiêu dùng, vàkhông được sự đồng ý của nguyên đơn

Không phải mọi hành vi sử dụng mà không xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu đềulà hành vi xâm phạm Sau khi nguyên đơn chứng minh được những luận điểm trên,

Trang 14

nghĩa vụ chứng minh để tự bảo vệ mình sẽ được chuyển cho bị đơn Bị đơn có thểyêu cầu hủy hay đình chỉ văn bằng bảo hộ của nguyên đơn khi có căn cứ, hoặcchứng minh rằng những dấu hiệu tương tự giữa hai nhãn hiệu là những dấu hiệukhông có khả năng phân biệt.

6 Chuyển dịch quyền sở hữu

Các lí do chuyển dịch quyền sở hữu:

+ Khi một người chế đi, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá có thể chuyển giaocho người thừa kế

+ Một nhãn hiệu hàng hoá có thể chuyển giao cho một chủ sở hữu mới trongtrường hợp phá sản

+ Trường hợp tự động chuyển dịch quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra do việcsát nhập hai công ty

Việc thoả thuận chuyển dịch quyền sở hữu trí tuệ: Chuyển nhượng.

+ Chuyển nhượng là hình thức phổ biến nhất của việc chuyển dịch quyền sởhữu, chúng thường nhưng không nhất thiết là một phần của hợp đồng mua bán

+ Luật pháp một số quốc gia chỉ cho phép chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoácùng với việc chuyển nhượng cả danh tiếng hay cơ sở kinh doanh và uy tín gắn liềnvới nhãn hiệu hàng hoá

7 Li – xăng nhãn hiệu hàng hoá

Tầm quan trọng của Li – xăng

+ Li – xăng là cách thức cơ bản để qua đó các doanh nghiệp nội địa được sửdụng nhãn hiệu hàng hoá của các công ty nước ngoài

+ Tuy nhiên, tầm quan trọng của Li – xăng chủ yếu là trong mối quan hệ giữanhững người li – xăng ở các nước phát triển và những người nhận li – xăng ở cácnước đang phát triển Thông thường, hợp đồng li – xăng không đơn thuần là việc li– xăng nhãn hiệu hàng hoá, mà bao gồm những thoả thuận tổng quan về việc li –xăng bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết và các quyển sở hữutrí tuệ khác

Quyền kiểm soát của chủ sở hữu

Trang 15

Để bảo vệ chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữunhất thiết phải thực hiện quyền kiểm soát việc người nhận li – xăng sử dụng nhãnhiệu hàng hoá, đặc biệt liên quan đến chất lượng hàng hoá và các điều kiện đưahàng hoá ra thị trường lưu thông.

Các hạn chế đối với bên nhận li – xăng

+ Bên nhận li – xăng không được phép chuyển nhượng li – xăng hay li – xăngthứ cấp, tất nhiêm những quyền như vậy có thể được quy định rõ ràng trong hợpđồng

+ Li – xăng có thể là li – xăng độc quyền hay li – xăng không độc quyền

+ Đối với li – xăng độc quyền, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không được li –xăng nhãn hiệu hàng hoá cho bất kì bên nào khác trong lãnh thổ thậm chí bản thânanh ta cũng không được sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

+ Đối với li – xăng không độc quyền, chủ sở hữu tất nhiên có thể sử dụng nhãnhiệu hàng hoá thậm chí có thể cho phép người khác sử dụng

III TÊN THƯƠNG MẠI

1 Tổng quan về tên thương mại

1.1 Khái niệm về tên thương mại

Các doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu hàng hoákhác nhau để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của họ với doanh nghiệp cạnh tranh.Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp này cũng cần được phân biệt với các doanhnghiệp khác Vì lẽ đó họ sẽ chọn dung một tên thương mại

Theo Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại là tên gọi của tổchức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dung để nhận biết và phân biệtchủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnhvực

1.2 Phân biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu

Tên thương mại có điểm chung với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ ởchỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt

Tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinhdoanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác

Trang 16

trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng đểphân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Ở đây, có thể thấy

ngay sự khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu Cụ

thể, tên thương mại là tên gọi, còn nhãn hiệu là dấu hiệu Khác với nhãn hiệu hànghoá và nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại phân biệt một doanh nghiệp này vớidoanh nghiệp khác, khi hoàn toàn không xét đến với hàng hoá hay dịch vụ màdoanh nghiệp đưa ra thị trường hay thực hiện Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệtnày hoàn toàn chỉ có tính tương đối Trong trường hợp này thì tên thương mạithường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinhdoanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp

đưa ra thị trường Đó là sự khác biệt Trong trường hợp khác thì tên thương mại và

nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chínhđể phân biệt hàng hoá, dịch vụ với chủ thể khác

Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ(nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký(khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006) còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủtục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định Phạm vibảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảohộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ làtương đương như nhãn hiệu Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong mộtkhu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khuvực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề tranh chấptrong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh

1.3 Yêu cầu pháp lý đối với tên thương mại

Các quốc gia thường đặt ra một số điều kiện mà tên thương mại phải đáp ứng đểđược cho phép và được chấp nhận đăng ký trong sổ đăng bạ tên công ty, có thể tồntại ở cấp quốc gia, nhưng trên thực tế thường chỉ ở cấp vùng hoặc địa phương Đặcđiểm của doanh nghiệp (ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn được viết tắt thànhLtd.), cũng như mục tiêu kinh doanh phải được đề cập đến

Trang 17

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanhmang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khuvực kinh doanh, cụ thể phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà ngườikhác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người kháchoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.Tên thương mại thường khá dài, nên khó có thể làm công cụ thực tế cho việc sửdụng trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như một dẫn chiếu tới công ty Do

đó, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng tên thương mại ngắn hơn hoặc một sốdấu hiệu nhận dạng công ty khác ngoài tên thương mại đầy đủ đã được đăng ký mộtcách chính thức

Đối với tên thương mại, yêu cầu về khả năng phân biệt không phải là điều kiệnđể đăng ký và sử dụng sau này

1.4 Bảo hộ hợp pháp đối với tên thương mại

Nếu một tên thương mại hay tên doanh nghiệp được coi là có khả năng phânbiệt, nó được bảo hộ thong qua sử dụng, cho dù đã đăng ký hay chưa Nếu không cókhả năng phân biệt, nó có thể được bảo hộ sau khi có khả năng phân biệt thông qua

sử dụng Khả năng phân biệt trong ngữ cảnh này nghĩa là công chúng tiêu dùngcông nhận tên thương mại đó như một dẫn chiếu tới một nguồn gốc kinh doanh đặcbiệt

Một tên thương mại hay tên doanh nghiệp cũng có khả năng được bảo hộ thôngqua đăng ký như một nhãn hiệu hàng hoá Thông thường cả tên doanh nghiệp đầyđủ và tên doanh nghiệp ngắn đều có thể được đăng ký Để đảm bảo việc bảo hộ, tênthương mại đương nhiện phải được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá thực sự.Yêu cầu này không thể đáp ứng chỉ bằng việc tạo nên một dẫn chiếu trên nhãn hiệuhay bao bì của sản phẩm về công ty,doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh với địachỉ đầy đủ in nhỏ, như thường được yêu cầu của các quy định về việc ghi nhãn hànghoá,sản phẩm Do vậy, trên thực tế, việc đăng ký tên doanh nghiệp viết tắt hay rút

Trang 18

gọn như một nhãn hiệu hàng hoá là thích hợp và phổ biến hơn, nhất là trường hợptên đó còn là một nhãn hiệu hàng hoá quan trọng của công ty.

Các doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại và tên doanh nghiệp để đăng kýnhãn hiệu hàng hoá, họ có thể và thường sử dụng chúng không chỉ để phân biệt bảnthân doanh nghiệp mà còn để phân biệt hàng hoá và các dịch vụ họ cung cấp

Cũng chính vì lẽ đó, những tranh chấp, xung đột phát sinh giữa tên thương mại,tên doanh nghiệp và các nhãn hiệu hàng hoá là điều không thể tránh được Nếu tênthương mại, tên doanh nghiệp được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá (cho dùđăng ký hay không), nguyên tắc chung về quyền ưu tiên và bảo hộ người tiêu dùngchống lại nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hay dịch vụ được đưa ra thị trường dướicác dấu hiệu liên quan sẽ quyết định kết cục của bất kỳ tranh chấp nào với một nhãnhiệu hàng hoá tương tự Thậm chí nếu một doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệphoặc tên thương mại theo đúng với tư cách là tên doanh nghiệp hoặc thương mại,nói cách khác là không như nhãn hiệu hàng hoá cho một mặt hàng hay dịch vụ màdoanh nghiệp cung cấp, người ta cũng công nhận một cách rộng rãi rằng một nhãnhiệu hàng hoá có trước bị vi phạm nếu việc sử dụng tên doanh nghiệp hay tênthương mại có thể gây ra sự nhầm lẫn về xuất xứ hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanhnghiệp này cung cấp dưới tên doanh nghiệp hay tên thương mại đó Ngược lại, việc

sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá hoặc nhãn hiệu dịch vụ cũng có thể vi phạm tớimột tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại có trước (bất kể đã đăng ký hay chưa)

2 Một số hợp đồng liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu

2.1 Franchising và hợp đồng Franchising

Mặc dù đa số người tiêu dung vẫn còn xa lạ với thuật ngữ “franchising”, song

họ lại quen thuộc với những thành quả của franchising Những hệ quả được biết đếnmột cách rộng rãi nhất là các hiệu ăn nhanh, các khách sạn hoặc các cửa hàng bán lẻ

mỹ phẩm Tuy nhiên, franchising đã lan rộng đến các ngành nghề đa dạng khác nhưcho thuê trang phục, nâng cấp ôtô…Tóm lại, franchising có thể áp dụng đối với bấtkỳ hoạt động kinh tế nào theo đó một hệ thống có thể được phát triển cho sản xuất,chế biến, phân phối hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ Chính “hệ thống” này làđối tượng của franchising

Trang 19

Franchising là quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá hoặcmột tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong một khu vực nhấtđịnh.

Sự thành công và tăng trưởng nhanh chóng của franchising xuất phát từ một sốyếu tố, yếu tố cơ bản nhất là franchising đã kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu vànguồn lực của một thể nhân – bên cấp franchising, với tinh thần kinh doanh của mộtdoanh nhân – bên nhận franchising

Hợp đồng franchising có thể coi là một hợp đồng trong đó một người (ngườicấp franchising) phát triển hệ thống để tiến hành một việc kinh doanh cụ thể, chophép người khác (bên nhận franchising) sử dụng hệ thống đó phù hợp với nhữngquy định của bên cấp franchising, để đổi lại, nhận các khoản bù đắp bằng tiền Đâylà một mối quan hệ liên tục, chừng nào mà các franchisee vẫn hoạt động phù hợpvới các chuẩn mực và thông lệ do bên cấp franchising thiết lập và giám sát, và sự hỗtrợ liên tục của bên cấp franchising

Do vậy, hợp đồng franchising liên quan đến một hệ thống Hệ thống này đượccoi là hệ thống franchising Đây là một hệ thống trọn gói bao gồm các quyền sở hữutrí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp,sang chế và các tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ, cùng với những bí quyết và

bí mật thương mại liên quan, được khai thác để bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụđến người tiêu dùng

2.2 Hợp đồng bán lẻ

Hợp đồng bán lẻ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc truyền thống của luật dân

sự, luật thương mại Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu được lợi nhuận bằng cáchbán sản phẩm cho các nhà bán lẻ với giá cả phù hợp

Một hợp đồng bán lẻ có một bên là các nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩmvà bên thứ hai là người bán sản phẩm đó

2.3 Hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn

Theo nghĩa đơn giản nhất, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn là loại hợp đồng màtheo đó một người (người li-xăng), là chủ sở hữu quyền ngăn chặn người này khôngđược khai thác thương mại hoặc sử dụng một vài sáng tạo trí tuệ nào đó (ví dụ, sangchế, kiểu dáng) hoặc các dấu hiệu phân biệt (như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương

Trang 20

mại), hoặc đồng ý không thi hành quyền đó đối với người khác (người nhận li-xăng)để đổi lại được thu lệ phí, và có thể phụ thuộc vào điều kiện là chịu sự kiểm soátcủa người li-xăng đối với khai thác thương mại hoặc sử dụng.

Đối với các hợp đồng li-xăng liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá hoặccác dấuhiệu phân biệt thì bên li-xăng sẽ thường không thực thi quyền kiểm soát đối với bênđược cấp li-xăng ngoài việc đảm bảo rằng hàng hoá đang được bán hoặc dịch vụđược cung cấp dưới dấu hiệu có chất lượng đảm bảo, và/hoặc có những tính năng cụthể nhất định nào đó

2.4 So sánh hợp đồng bán lẻ, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn, hợp đồng franchising

Ba điểm khác biệt của một hợp đồng franchising điển hình đối với hợp đồngbán lẻ, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn:

+ Cấp li-xăng để sử dụng hệ thống franchising đồng nhất:

Cốt lõi của một hợp đồng franchising là một li-xăng được bên cấp franchisingcấp cho bên nhận franchising để sử dụng hệ thống franchising Ngược lại, hợp đồngbán lẻ chỉ liên quan tới hoạt động bán hàng đơn giản và không cần thiết phải đượccấp li-xăng

Sự phân biệt giữa hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn và hợp đồng franchising là khónhận thấy hơn Franchising có thể nói là một hình thức tinh vi của hợp đồng li-xăngtiêu chuẩn và rằng hợp đồng franchising chỉ tiến xa hơn việc li-xăng một số quyềnsở hữu trí tuệ cụ thể, chẳng hạn như nhãn hiệu hàng hoá, bởi vì đây là một li-xăng

sử dụng một hệ thống bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở các quyền sở hữu trítuệ Quả thực, theo hợp đồng franchising, bên nhận franchising thực hiện nhiều hơnviệc chỉ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu của người khác.Franchising đã tiến xa hơn bằng việc cho phép bên nhận franchising sản xuất và bánhàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ như một thành viên của hệ thống lớn rộng hơn

Trong mồi quan hệ bán lẻ, bên thứ nhất sản xuất hàng hoá và chuyển giao hànghoá cho bên thứ hai ở một mức giá đã bao gồm lợi nhuận của bên thứ nhất này vàbên thứ hai bán lại hàng hoá ở mức giá cao hơn, để có thể thu lợi nhuận riêng chomình Trong khi, franchising và li-xăng tiêu chuẩn, bên cấp franchising sẽ giải thích

Trang 21

cho bên nhận cách thức sử dụng hệ thống và đổi lại, được thu nhập bằng cáchhưởng phần trăm trong doanh thu của bên nhận franchising.

+ Mối quan hệ tương tác trong quá trình kinh doanh

Trong hợp đồng bán lẻ, người sản xuất và nhà phân phối thường là độc lậpnhau Trong hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn và trong hợp đồng franchising, hai bên tuyđộc lập nhau nhưng lại có mối quan hệ làm ăn thân thiết được xác định bằng nhữngquy định tương ứng trong hợp đồng

Tuy nhiên, ngược lại với một hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn thì thành công củaphía nhận franchising cũng lệ thuộc và năng lực phát triển một hệ thống có thểmang lại lợi nhuận của bên cấp franchising đào tạo bên nhận franchising vận hànhchính xác hệ thống, cải tiến và phát triển hệ thống

+ Tuân thủ phương pháp, cách thức điều hành đã được quy định

Trong hợp đồng bán lẻ, người bán không thực thi quyền kiểm soát cách thức màngười mua bán lại hàng hoá cho người sử dụng cuối cùng Trong hợp đồng li-xăng,người nhận li-xăng được phép sử dụng nhãn hiệu của người li-xăng, thông thườngchủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra chất lượnghàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo li-xăng đó

Trong khi đó, đối với hợp đồng franchising, bên cấp franchising không chỉ giámsát cách thức mà bên nhận franchising sử dụng các quyền cụ thể, chẳng hạn nhưquyền nhãn hiệu hàng hoá, mà còn định ra cách thức theo đó các khía cạnh cơ bảncủa hệ thống franchising được triển khai và quản lý Do vậy, ảnh hưởng của bên cấpfranchising đối với bên nhận franchising rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của ngườili-xăng và người nhận li-xăng

IV KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1 Giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp

1.1 Định nghĩa

Theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”

Về mặt pháp lý, kiểu dáng công nghiệp đề cập đến các quyền được nhiều nướccông nhận, tuân theo một hệ thống đăng ký kiểu dáng nhằm bảo vệ những đặc điểm

Trang 22

trang trí nguyên mẫu và không mang chức năng kỹ thuật của một sản phầm côngnghiệp hoặc sản phẩm xuất phát từ hoạt động thiết kế kiểu dáng.

Trong ngôn ngữ thường ngày, một kiểu dáng công nghiệp liên quan đến hìnhdáng và chức năng tổng thể của 1 sản phẩm Một “chiếc ghế bành” được coi là cómột kiểu dáng công nghiệp tốt khi nó thoải mái khi ngồi lên và chúng ta thích kiểudáng của nó Trong kinh doanh, thiết kế một sản phẩm thường hàm ý phát triển đặctính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm, xem xét các vấn đề như khả năng tiếp thịsản phẩm, chi phí sản xuất hoặc sự thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản

Từ quan điểm luật sở hữu trí tuệ, một kiểu dáng công nghiệp chỉ nhắc đến khíacạnh thẩm mỹ và làm đẹp của sản phẩm Nói một cách khác, chỉ là vẻ bề ngoài củamột chiếc ghế bành Mặc dù kiểu dáng của một sản phẩm có thể có những đặc tínhchức năng hay kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp, như đã phân loại trong luật sỏ hữutrí tuệ, chỉ nhắc đến bản chất thẩm mỹ của một sản phẩm hoàn thiện, và phân biệtvới khía cạnh chức năng, kỹ thuật

1.2 Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp

Theo nguyên tắc chung, một kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

+ Đặc điểm 3 chiều như hình dáng của sản phẩm

+ 2 chiều như màu sắc, mẫu mã, trang trí của sản phẩm

+ Hoặc sự kết hợp một hay nhiều các đặc điểm như vậy

được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tốnày

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ thiết bị,phương tiện thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuấtvà lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm

Ví dụ: Kiểu dáng của toàn bộ xe máy hoặc kiểu dáng của một số bộ phận của

xe máy (yếm xe, đèn pha )

2 Bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp

2.1 Sự phát triển về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

2.1.1 Trên thế giới

Trong lịch sử, nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có liên quan mật thiết vớiquá trình công nghiệp hóa và sự ra đới của phương thức sản xuất hàng loạt TạiAnh, luật đầu tiên quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là đạo luật năm 1787về kiểu dáng và in vải bông, vải lanh, vải in hoa và vải muslin Đạo luật này quy

Trang 23

tưởng đó, và trở thành chủ sở hữu của bất kỳ hình mẫu nguyên bản hoặc các hìnhmẫu mới dùng để in vải lanh, bông, vải in hoa và vải muslin” Do vậy, người ta đãcông nhận sự đóng góp và tầm quan trọng của kiểu dáng trong ngành công nghiệpdệt.

Sự phát triển của công nghiệp hóa và việc ứng dụng các phương pháp sản xuấthàng loạt vào tất cả các lĩnh vực sản xuất đã kéo theo việc mở rộng bảo hộ kiểudáng trong các lĩnh vực khác Điều này được ghi nhận một cách tập trung trongLuật Kiểu dáng công nghiệp năm 1842, đạo luật này đã mở rộng phạm vi bảo hộ đốivới “những kiểu dáng mới và nguyên bản, bất kể kiểu dáng này dùng trong trang trícho mặt hàng hay chất liệu nào, nhân tạo hay tự nhiên và những kiểu dáng như vậy

có được áp dụng cho những kiểu mẫu, hình dáng hoặc nhằm trang trí chúng hoặc sựkết hợp bất kỳ các mục đích đo và bằng phương pháp bất kỳ như in, vẽ, thêu, dệt,khâu hay tạo mô hình, đúc, dập nổi, chạm khắc, nhuộm hoặc bằng tay, cơ khí, bằnghóa chất tách rời hay kết hợp để kiểu dáng đó có thể ứng dụng được” Chính vì thếkiểu dáng được công nhận là yếu tố căn bản của tất cả các hình thức sản xuất

Quá trình phát triển về bảo hộ kiểu dáng tại Pháp cũng diễn ra tương tự Luật vềVăn học và nghệ thuật năm 1793 đã được áp dụng cho một số trường hợp bảo hộkiểu dáng Một đạo luật đặc biệt về kiểu dáng công nghiệp đã được thông qua nhờ

sự phát triển của ngành công nghiệp dệt, Theo đạo luật ra đời ngày 18/03/1806 này,một hội đồng đặc biệt (Hội đồng hòa giải) đã được thành lập tại Lyon, có tráchnhiệm tiếp nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và giải quyết những tranh chấpliên quan tới kiểu dáng công nhiệp giữa các nhà sản xuất Lúc đầu, đạo luật này chỉ

có hiệu lực tại Lyon, đặc biệt đối với những người sản xuất tơ lụa thì hệ thống đăngký và quy định do Hội đồng hòa giải đề ra đã mở rộng sang cả các thành phố khácvà thông qua những giải thích về mặt pháp lý, được áp dụng với kiểu dáng côngnghiệp hai chiều và ba chiều trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp

2.1.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, không có luật kiểu dáng công nghiệp riêng nhưng được quy địnhtrong các văn bản sau:

 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006

 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, Phần VI chương 34 có hiệu lực từ ngày01/01/2006

 Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 21/10 1996, sửa đổi, bổ sung theonghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02 2001 quy định về sở hữu công nghiệp

Trang 24

 Thông tư 29/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày05/11/2003 và có hiệu lực vào ngày 26/11/2003 hướng dẫn các thủ tục xác lậpquyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

2.2 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư vềvật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhậnvà bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:+ Có tính mới, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với kiểudáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả văn bảnhoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơnhoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền

ưu tiên

Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếuchỉ khác biệt vềnhững đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ vàkhông thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó

Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một sốngười có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó

Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trongcác trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộptrong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

 Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phépcủa người có quyền đăng ký;

 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạngbáo cáo khoa học;

 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộctriển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặcđược thừa nhận là chính thức

+ Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể tạo ra mộtcách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng Người cóhiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹnăng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến tronglĩnh vực ký thuật tương ứng

Trang 25

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp có thểdùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dángcông nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

2.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối vớingười có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm buộcphải có hoặc chỉ mang đặc tính ký thuật

+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công

nghiệp

+ Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chếtạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp)

+ Hình dáng sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng

+ Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhânđạo

2.4 Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

2.4.1 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sởhữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trítuệ cấp gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”

Thời hạn được bảo hộ là khác nhau ở các quốc gia khác nhau Trong khi thờihạn bảo hộ thông thường là 15 năm (thời hạn đầu tiên là 5 năm và có thể gia hạn hailần, mỗi lần 5 năm), một số quốc gia chỉ quy định bảo hộ 10 năm, trong khi có quốcgia lại cho phép bảo hộ thậm chí tới 25 năm Việc gia hạn bảo hộ thường phụ thuộcvào việc nộp lệ phí gia hạn Tuy nhiên, không giống như nhãn hiệu, việc bảo hộKDCN một khi đã được cấp thì lại không bị hủy nếu nó không được sử dụng mộtcách tích cực Ở Việt Nam, thời hạn bảo hộ là 5 năm, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp,mỗi lần 5 năm (tối đa là 15 năm)

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền củachủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trongthời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao Như vậy mới cóthể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thácthành quả của mình

2.4.2 Những người có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trang 26

+ Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệpbằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chấtcủa mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp;

+ Tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tácgiả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong hợpđồng này

Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước gópvốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dángcông nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước Tổ chức, cơ quan nhànước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thựchiện phần quyền đăng ký nói trên ((Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiêncứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trongthoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phầnquyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơquan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước Tổ chức, cơ quan nhànước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nướcthực hiện quyền đăng ký nói trên

Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyểngiao quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trítuệ để đăng ký (Điều 86 Luật SHTT) thông qua văn bản chuyển giao quyền nộpđơn

2.5 Các quyền

2.5.1 Quyền của chủ sở hữu

Kiểu công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm việc sao chép hoặcbắt chước trái phép của bên thứ ba

Quyền của chủ sở hữu gồm quyền ngăn cấm người khác sản xuất, chào bán, đưa

ra thị trường, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng, bán hoặc lưu kho sản phẩm chứa kiểudáng công nghiệp được bảo hộ nhằm các mục đích này

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạmquyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.Chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác

2.5.2 Các quyền của tác giả

Tác giả (các tác giả) bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có quyền tinh thần

Trang 27

 Ghi tên vào văn bằng bảo hộ KDCN và các tài liệu khoa học khác;

 Nhận thù lao khi kiểu dáng công nghiệp được sử dụng, nếu chủ sở hữu vàtác giả không có thoả thuận khác;

 Yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý các hành vixâm phạm quyền tác giả của mình;

 Nhận giải thưởng đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả

Quyền tài sản và quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của tác giả kiểudáng có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật

2.6 Ý nghĩa của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp làm cho việc kinh doanh có ý nghĩa khi kiểudáng đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mang lại thu nhậpbổ sung theo một hoặc nhiều cách sau:

 Bằng việc đăng ký kiểu dáng, tạo ra nhiều khả năng hơn để ngăn chặn đốithủ cạnh tranh sao chép và bắt chước; và do đó, nâng cao vị thế cạnh tranh

 Các độc quyền có được từ việc đăng ký kiểu dáng góp phần thu hồi cáckhoản đầu tư cho việc sáng tạo và tiếp thị sản phẩm có liên quan; do đó, nâng caolợi nhuận của doanh nghiệp

 Kiểu dáng công nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, có thể làm tăng giá trịthương mại và sản phẩm của của công ty Kiểu dáng càng thành công thì giá trị của

nó đóng góp cho công ty và thương hiệu càng cao

 Một kiểu dáng được bảo hộ cũng có thể được chuyển nhượng quyền sửdụng (hoặc bán) cho người khác để thu phí Bằng việc cấp quyền sử dụng đối vớikiểu dáng, doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường mà theo cách thức màtrước đó không thể

 Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp khuyến khích hoạt động cạnh tranhcông bằng và thương mại trung thực, cũng như thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm

có tính thẩm mỹ cao

V SÁNG CHẾ

1 Khái niệm

1.1 Sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải

quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.(Khoản 2 Điều

4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005).

Trang 28

1.2 Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế là một văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp trên cơ sở một đơn yêu cầu bảo hộ, trong đó mô tả một sáng chế và thiết lậpmột điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã được cấp bằng độc quyền chỉ có thểđược khai thác một cách bình thường với sự cho phép của chủ sở hữu bằng độcquyền sáng chế Thời hạn bảo hộ bằng độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ khi cóhiệu lực

2 Điều kiện bảo hộ

2.1 Đối tượng được bảo hộ

Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặcquy trình (phương pháp)

Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa là sángchế:

 Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

 Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc,huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

 Cách thức thể hiện thông tin;

 Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

 Giống thực vật, giống động vật;

 Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học màkhông phải là quy trình vi sinh;

 Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật

2.2 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp

2.2.1 Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng mộtsáng chế thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiênhoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấpvăn bằng bảo hộ

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để đượccấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn

Trang 29

thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cảcác đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

2.2.2 Quyền ưu tiên

Người nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế có quyền yêu cầu đượchưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ với cùng mộtsáng chế được nộp sớm hơn tại một nước khác hoặc trên cơ sở việc trưng bày đốitượng nêu trong đơn tại một triển lãm quốc tế chính thức được thừa nhận là chínhthức tổ chức tại Việt Nam hoặc tại một nước khác nếu: nơi mà đơn sớm hơn đãđược nộp hoặc nơi mà triển lãm được tổ chức là thành viên của Công ước Parishoặc cùng ký kết với Việt Nam một thỏa thuận song phương, trong đó có quy địnhvề quyền ưu tiên, hoặc cùng Việt Nam áp dụng nguyên tắc có đi có lại về quyền ưutiên; chủ thể nộp đơn là công dân, người cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanhhoạt động tại nước đáp ứng điều kiện nêu trên; đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộsáng chế tại Việt Nam được nộp trong thời hạn luật định

Nếu người nộp đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris thì thờihạn nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam là 12 tháng tính từ ngày nộpđơn đầu tiên hoặc là 6 tháng tính từ ngày đối tượng được trưng bày tại triển lãm vớiđơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế Nếu quyền ưu tiên được yêu cầu theothỏa thuận song phương hoặc theo nguyên tắc có đi có lại thì thời hạn nộp đơn yêucầu cấp văn bằng bảo hộ áp dụng theo thỏa thuận

Trang 30

 Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyềnđăng ký quy định tại điều 86 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 ;

 Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

 Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc giacủa Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức

2.2.4 Tính sáng tạo

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuậtđã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bấtkỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặctrước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế (trong trường hợp đơn đăng ký sángchế được hưởng quyền ưu tiên) Sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thểđược tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹthuật tương ứng Trong hầu hết các trường hợp, đánh giá trình độ sáng tạo dựa trên

3 khía cạnh :

 Vấn đề cần giải quyết

 Giải pháp cho vấn đề đó

 Các ưu điểm (nếu có) của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết trước

2.2.5 Khả năng áp dụng công nghiệp

Một sáng chế để được cấp bằng độc quyền sáng chế phải là một sáng chế có khảnăng được áp dụng cho các mục đích thực tế chứ không chỉ thuần túy là lý thuyết.Khả năng áp dụng công nghiệp tức là khả năng chế tạo hay sản xuất trong thực tếcũng như khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn Sáng chế được coi là cókhả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuấthàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế vàthu được kết quả ổn định

3 Quy trình xem xét đơn bảo hộ sáng chế

3.1 Đơn đăng ký sáng chế

Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản

mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế

3.1.1 Bản mô tả chi tiết sáng chế

Ngày đăng: 25/02/2015, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w