Phân biệt các khái niệm

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp (Trang 37)

VI. CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

2. Phân biệt các khái niệm

2.1. Sự khác nhau giữa chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa

Sự khác biệt giữa chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa là rất quan trọng việc sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi có sự liên hệ về mặt chất lượng giữa sản phẩm và nơi sản xuất ra nó. Sự liên hệ về mặt chất lượng này bao gồm những đặc điểm của sản phẩm chỉ có được do nguồn gốc địa lý của sản phẩm, chẳng hạn như khí hậu đất đai hoặc phương pháp sản xuất truyền thống. Mặt khác, việc sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc cho một sản phẩm đơn thuần tùy thuộc vào điều kiện là sản phẩm có nguồn gốc từ địa danh mà chỉ dẫn nguồn gốc đã nêu. Tên gọi xuất xứ hàng hóa có thể gọi là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. Theo như thuật ngữ truyền thống thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” bao gồm tất cả tên gọi xuất xứ hàng hóa, nhưng khi sử dụng chung, nó trở thành những chỉ dẫn xuất xứ chứ không phải tên gọi xuất xứ hàng hóa.

VD: Nếu tên địa danh đã quá nổi tiếng đến mức thành nhãn hiệu hàng hóa thì không được bảo hộ, như Cognac, Whisky, Vodka (cho sản phẩm rượu) đều là địa danh của Pháp, Anh và Nga nhưng đã nổi tiếng đến mức nhầm lẫn thành nhãn hiệu hàng hóa, mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý và không được coi là chỉ dẫn địa lý nữa.

2.2. Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu

Trong phần bàn luận trên đây, một chỉ dẫn địa lý là một sự mô tả chung có khả năng áp dụng bởi mọi thương nhân ở một khu vực địa lý cụ thể đối với hàng hóa mà

có nguồn gốc từ khu vực đó. Nhãn hiệu là một dấu hiệu phân biệt các sản phẩm của một thương nhân cụ thể với những hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh của mình. Vì vậy, nó không thể mang tính mô tả và không thể là tên chung. Mọi thương nhân từ khu vực địa lý cụ thể được hưởng quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sự chiếm đoạt trái phép, trong khi đó một nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó. Nói chung, các chỉ dẫn địa lý được giám sát và bảo hộ bởi các hiệp hội của các nhà sản xuất ở khu vực có liên quan. Không giống các nhãn hiệu, các chỉ dẫn địa lý không thể tự do chuyển giao từ một chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác, bởi vì một người sử dụng phải có sự liên tưởng phù hợp với khu vực địa lý và phải tương thích với thực tiễn sản xuất của khu vực đó.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w