THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN

61 780 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM  NÂNG CAO HIỆU  QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN Ở nước ta, nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển ngành nông nghiệp và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển ở lĩnh vực này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN Thầy giáo hướng dẫn: Giảng viên Trần Minh Trí Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Cường Lớp: 37B Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Niên khoá: 2003 - 2008 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KTNN & PTNN Tháng 12/2007 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1 Cơ sở lý luận Khái niệm: Phương pháp điều tra 1.1.3 Vai trò HTXNN 1.1.4 Những đặc điểm và bản chất của HTX theo luật ở nước ta 1.1.5 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN 1.2 Cơ sở thực tiễn: 1.2.1 Lịch sử phát triển của HTX ở một số nước trên thế giới. 1.2.2 Các giai đoạn phát triển HTXNN ở Việt Nam. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUỲNH HẬU. 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.2 Đặc điểm khí hậu 2.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 2.2.1 Tình hình đất đai 2.2.2 Tình hình dân số và lao động: 2.2.3 Cơ sở hạ tầng 2.2.4 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội: CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, HUYỆN QUỲNH LƯU. 3.1 Lịch sử phát triển của HTX Phú Thành Quỳnh Hậu 3.1.1 Thời kỳ 1959- 1975 3.1.2 Thời kỳ 1976-1980 3.1.3 Thời kỳ 1981-1988 3.1.4 Thời kỳ 1989-1996 3.1.5 Thời kỳ 1997- 2007 3.2. Thực trạng HTX nông nghiệp sau chuyển đổi 3.2.1 Tình hình xã viên. 3.2.2 Tình hình vốn của HTXNN 3.2.3 Tình hình cán bộ của BQL HTXNN 3.2.4 Các hoạt động chủ yếu của HTX 3.2.5 Kết quả và hiệu quả hoạt động của HTXNN CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN PHÚ THÀNH, QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN. 4.1 Định hướng 4.1.1 Định hướng chung 4.1.2 Mục tiêu 4.1.3 Nhiệm vụ cụ thể 4.2 Giải pháp 4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Giải pháp chính sách vĩ mô 4.2.2.1 Chính sách xử lý Các loại nợ đối với HTXNN 4.2.2.2 Chính sách tín dụng 4.2.2.3 Chính sách thuế 4.2.2.4 Chính sách hỗ trợ 4.2.2.5 Chính sách đào tạo sử dụng cán bộ HTX và đào tạo nghề cho xã viên 4.2.3 Tăng cường đổi mới chế độ làm việc của HTX. 4.2.4 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của HTX. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị: 2.1 Đối với Nhà nước 2.2 Đối với Huyện 2.3 Đối với Các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã. 2.4 Đối với HTX. 2.5 Đối với xã viên. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm, truyền đạt kiến thức của tập thể thầy, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển của trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Trần Minh Trí; sự giúp đỡ tạo diều kiện của các đồng chí trong Đảng uỷ, UBND, HTX nông nghiệp xã Quỳnh Hậu và bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học kinh tế Huế, các đồng chí trong Đảng uỷ, UBND, HTX nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Với những kiến thức đã được học trong gần 5 năm, những kinh nghiệm tích luỹ được từ quá trình công tác và sự cố gắng tìm tòi của bản thân để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Quỳnh Hậu, ngày 07/3/2008 Sinh viên Nguyễn Trần Cường PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển ngành nông nghiệp và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển ở lĩnh vực này. Trong nông nghiệp, sự ra đời của Hợp tác xã nông nghiệp là một bước đột phá nhằm thiết lập quan hệ sản xuất mới, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu vực nông thôn. Trải qua gần 50 năm xây dựng và củng cố hợp tác xã nông nghiệp đã có những đóng góp hết sức quan trọng trên nhiều mặt; nổi lên là: xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất trên diện rộng; đội ngũ cán bộ trưởng thành; xây dựng nông thôn mới, con người mới; đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt; huy động sức người, sức của đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và giải phóng đất nước Bước vào cơ chế mới, chính sách của Đảng và Nhà nước có nhiều thay đổi: Hộ nông dân được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được sở hữu một số tư liệu sản xuất, ruộng đất giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài, được ngân hàng cho vay vốn để sản xuất… Nói chung là các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, phân phối đã thay đổi. Vì thế, các hợp tác xã nông nghiệp cũ không còn phù hợp về hình thức tổ chức, nội dung hoạt động và cơ chế quản lý. Những thành công và không thành công của mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã và đang từng bước được Đảng và Nhà nước tiến hành tổng kết, đúc rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư TW (khoá V) đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW với chủ trương “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong sản xuất nông nghiệp”; Ngày 05/4/1988, Bộ chính trị khoá VI ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Dấu ấn quan trọng trong chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hợp tác xã là sự ra đời của Luật Hợp tác xã (1996), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1997 (Luật này được sửa đổi và bổ sung năm 2003). Luật Hợp tác xã ra đời không những tạo cơ sở pháp lý cho loại hình tổ chức kinh tế này mà còn nêu lên tư duy mới về hợp tác xã. Theo đó, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như vậy, những người lao động có nhu cầu và tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc hợp tác xã đều có thể tham gia hợp tác xã. Các nguyên tắc cơ bản để thành lập và phát triển hợp tác xã là: Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã; quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai; Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; Hợp tác và phát triển cộng đồng Luật Hợp tác xã ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của hợp tác xã. Hàng nghìn hợp tác xã kiểu mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế đã tạo ra một cách nhìn mới về mô hình hợp tác xã, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình, có động lực và sức sống, gia nhập thị trường như các loại doanh nghiệp khác để phát triển. Các hợp tác xã mới hoạt động đều được điều chỉnh bởi khung luật pháp chặt chẽ, quy định rõ về tổ chức, quan hệ nội bộ hợp tác xã và quan hệ của hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác. Các hợp tác xã cũ chuyển đổi theo luật, một bộ phận hợp tác xã cũ không có nội dung hoạt động đã tự giải thể hoặc xoá tên. Tại Hội nghị Trung ương 5, khoá IX (2-2002), Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và ra Nghị quyết số 13 “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, đã thống nhất nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế tập thể. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, Các hộ sản xuất, kinh doanh, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Từ các quan điểm, chủ trương mới đó, Luật Hợp tác xã năm 1996 được nghiên cứu, bổ sung và đến tháng 11-2003, Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã sửa đổi đã làm rõ hơn các nguyên tắc tổ chức và quản lý hợp tác xã, đồng thời xác định hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp được tổ chức theo những quy định đặc thù của loại hình kinh tế mang tính dân chủ và tập thể trong nền kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh như các doanh nghiệp khác để phát triển. Đại hội lần thứ X của Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể, cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội X chỉ rõ, cần “Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cổ phần. Khuyến khích việc tăng vốn góp và các nguồn vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia trong hợp tác xã. Hợp tác xã và các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng”[1]. Từ sau Hội nghị Trung ương 5, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, nhận thức về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã có được nâng lên. Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện về vấn đề quan trọng này ở không ít cấp ủy đảng, bộ, ngành, địa phương chưa có chuyển biến đáng kể. Vấn đề phát triển kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã chưa được chú trọng, đầu tư thoả đáng. Hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã chậm được bổ sung, hoàn thiện. Hiện nay, các đơn vị kinh tế tập thể, các hợp tác xã rất khó có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, nhất là tín dụng ưu đãi. Đội ngũ cán bộ làm công tác vận động, chỉ đạo kinh tế tập thể, chỉ đạo hợp tác xã chưa được kiện toàn đồng bộ, vừa thiếu lại vừa yếu. Phần đông đội ngũ cán bộ các hợp tác xã vẫn ở trong tình trạng yếu về năng lực, tuổi đời cao, không thật sự yên tâm, thiết tha với công việc. Các hợp tác xã với năng lực nội tại về vốn liếng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển. Phần lớn các hợp tác xã không có mặt bằng để triển khai các hoạt động, có nhiều hợp tác xã không có trụ sở làm việc. Trình độ nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động trong các hợp tác xã vốn đang rất yếu, lại thiếu gắn bó, không yên tâm làm việc lâu dài. Trình độ tổ chức, năng lực quản lý trong các hợp tác xã nhìn chung còn yếu. Ở nhiều hợp tác xã (cả chuyển đổi và mới thành lập), việc tuân thủ các nguyên tắc, giá trị, tuân thủ Các quy định về góp vốn điều lệ, về tích lũy tài sản vốn quỹ chung chưa bảo đảm. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, quản lý của chính quyền, hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu đã có nhiều đổi mới phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp chưa có sự chuẩn bị để thích ứng với cơ chế và chính sách kinh tế mới; mặc dù hợp tác xã đã chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới, nhưng nhìn chung hoạt động kém hiệu quả; Hoạt động của bộ máy thiếu đồng bộ, trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xã nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu; Vẫn duy trì cơ chế bao cấp, cân đối các khoản thu trên diện tích canh tác để nuôi bộ máy, trả công cho đội ngũ cán bộ; một bộ phận xã viên không thiết tha, gắn bó với hợp tác xã. Tình hình đố đang gây một số phân tâm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân và nó làm hạn chế hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. [...]... Kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn Được sự giúp đỡ, động viên của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp Là cán bộ cơ sở đang trực tiếp tham gia các hoạt động ở địa phương Để vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, tôi chọn đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Mục... lý luận và thực tiễn về hợp tác xã nông nghiệp, đánh giá chính xác và khách quan thực trạng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp của địa phương Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm cơ sở, phương pháp luận... định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp" II- Vai trò của HTX nông nghiệp: Hoạt động của. .. vận động chưa tốt Số lượng xã viên ít nhưng việc kết nạp xã viên không được chú trọng, trong khi đó tỷ lệ xã viên giảm hàng năm vẫn đều đặn Điều đó chứng tỏ BQT HTX chưa có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX mặt khác chưa làm tốt việc tuyên truỳên ý nghĩa, vai trò của HTX đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân 2 Tình hình cơ cấu tổ chức HTX và cán bộ của HTXN:... danh hiệu tiên tiến xuất sắc CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU I- Quá trình xây dựng và phát triển của hợp tác xã nông nghiệp xã Quỳnh Hậu: Sau cải cách ruộng đất, dân cày có ruộng, ước vọng ngàn đời của nhân dân trở thành hiện thực Thực hiện các chủ trương của Đảng và của Bác Hồ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp Năm 1956 các phong trào thành lập tổ đổi công được triển khai... xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, cung cấp nhiều nông sản cho xã hội - Từ năm 1958 - 1980: Đây là thời kỳ mở rộng hợp tác hoá nông nghiệp ở tất cả các địa phương miền Bắc, thu hút 89% các hộ nông dân vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ này đã đạt được một số thành tựu quan trọng, thúc đẩy phong trào thâm canh tăng năng suất, cải thiện đời sống của nông. .. nhiệm vụ là bà đỡ của các hộ xã viên, Ban quản trị hoạt động kém hiệu quả, xã viên không còn thiết tha với hợp tác xã Sau khi học tập, quán triệt chỉ thị 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban Bí thư và thực hiện Luật Hợp tác xã, nghị định 16/CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ Năm 1999, hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu là một trong 43 hợp tác xã của huyện Quỳnh Lưu triển khai thực hiện việc chuyển... sang mô hình hợp tác xã mới Trong thời gian qua hoạt động của hợp tác xã cơ bản đã đi vào nề nếp, thực hiện các khâu dịch vụ hỗ trợ cho xã viên, từ năm 2003 đã chấm dứt tình trạng thua lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh II- Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi: Đầu năm 1999, thực hiện nghị định 16/CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ " Về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động. .. thị số 31-CT/TW ngày 30/6/1955 của TW Đảng và các chỉ thị khác của Bộ Chính trị nhằm hướng dẫn, chỉ đạo các nguyên tắc và phương pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhân dân toàn xã hưởng ứng tích cực phong trào thành lập hợp tác xã bậc thấp Và đến cuối năm 1960 đã thành lập được 4 hợp tác xã nông nghiệp (hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm, hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành, ... thành 1 hợp tác xã mang tên hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu Ngày 21 tháng 7 năm 1969, trong thư gửi Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, Bác Hồ đã khen HTX Phú Thành Quỳnh Hậu đạt năng suất lúa 6 tấn/ha/năm, khoai lang năng suất 14 tấn/ha Trong suốt những năm đánh Mỹ, Quỳnh Hậu luôn vượt chỉ tiêu lương thực, thực phẩm nhà nước giao từ 30- 40% Cùng với với đẩy mạnh sản xuất, dưới sự lãnh dạo của . ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN Thầy giáo hướng dẫn: Giảng. tiễn, tôi chọn đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An . Mục đích nghiên cứu. vốn của HTXNN 3.2.3 Tình hình cán bộ của BQL HTXNN 3.2.4 Các hoạt động chủ yếu của HTX 3.2.5 Kết quả và hiệu quả hoạt động của HTXNN CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO

Ngày đăng: 03/08/2014, 21:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan