Chi phí của HTX trong 3 năm:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN (Trang 42 - 46)

II- Thực trạng hợp tác xã nôngnghiệp sau chuyển đổi:

d- Chi phí của HTX trong 3 năm:

chi phí của HTX được thể hiện bằng tiền về toàn bộ các khoản chi trong các loại dịch vụ, đàu tư xây dựng cơ bản, phục vụ hoạt động bộ máy, chi trả các khoản theo quy định của Nhà nước (nạp thuỷ lợi phí). Cụ thể nó được thể hiện qua số liệu ở bảng 8.

+ Tổng chi phí: Có biến động tăng, biến động giảm nhưng với mức độ nhẹ. Cụ thể là: Tổng chi phí năm 2005 là 1027,4 triệu đồng; năm 2006 là 1088,4 triệu đồng, tăng 61,0 triệu đồng, tương ứng tăng 5,9% so vói năm 2005; năm 2007 là 1054,8 triệu đồng, giảm 33,6 triệu đồng tương ứng giảm 3,1% so với năm 2006;

+ Chi phí các loại dịch vụ của HTX cơ bản ổn định trong năm 2005 và 2006; năm 2007 là 702,3 triêu đồng tăng 33,4 triệu đồng tương ứng tăng 5,1% so với năm 2006. Trong cơ cấu chi các loại dịch vụ thì dịch vụ dẫn nước và dịch vụ cung ứng vật tư, giống lúa chiếm phần lớn, đây là hướng đi đúng của HTX theo tinh thần chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình mới.

+ Chi nạp thuỷ lợi phí: theo quy định phần thu và chi thuỷ lợi phí phải bằng nhau nhưng qua đối chiếu phần thu, phần chi thuỷ lợi phí ở bảng 7, bảng 8 ta thấy phần thu lớn hơn phần chi. Nguyên nhân là do trong 3 năm thời tiết nắng hạn, mực nước của sông chính thấp nên 7,5 ha thuộc vùng tưới thẳng HTX phải dùng máy động cơ để bơm tát. Do vậy Nhà nước phải thu ít hơn số lượng thóc đã ấn định trước đây. Cụ thể phần nạp thuỷ lợi phí như sau: Năm 2005 là 157,4 triệu đồng; năm 2006 là 174,4 triệu đồng tăng

17 triệu đồng tương úng tăng 10,8% so với năm 2005; năm 2007 là 173,7 triệu đồng giảm 0,7 triệu đồng tương ứng giảm 0,4% so với năm 2006.

+ Chi xây dựng cơ bản:

từ thực tế cho thấy phần chi để xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, mua sắm các laọi tài sản cố định phục vụ cho hoạt động là 1 vấn đề quan trọng để HTX làm tốt việc hỗ trợ, phục vụ xã viên. Tuy nhiên do nguồn thu ít nên phần chi này trong 3 năm không đề. cụ thể: Năm 2005 là 69,0 triệu đồng; năm 2006 là 172,5 triệu đồng, tăng 103,5 triệu đồng tương ứng tăng 250% so với năm 2005; năm 2007 là 89,4 triệu đồng, giảm 83,1 triệu đồng, tương ứng giảm 48,2% so với năm 2006.

+ Chi hoạt động bọ máy và xã viên: Là khâu chi không thể thiếu được đối với 1 tổ chức nhất là tổ chức kinh tế. tuy nhiên do BQT chưa thực sự năng động trong đẩy mạnh các hoạt động để tăng thêm phần phụ cấp cho cán bộ. phần chi cho hoạt động của bộ máy và xã viên chủ yếu là do xã viên đóng góp/ trên diện tích canh tác, nên phụ cấp của cán bộ HTX từ 350-450 nghìn đồng/người/tháng; cán bộ xóm từ 150-200 nghìn đồng/người/tháng.

Cụ thể chi hoạt đồng bộ máy, xã viên 3 năm qua là: Năm 2005 là 60,2 triệu đồng, năm 2006 là 70,3 triệu đồng, tăng 10,1 triệu đồng tương ứng tăng 16,7% so với năm 2005; năm 2007 là 80,5 triệu đồng tăng 10,2% tương ứng tăng 14,5% so với năm 2006.

+ Chi khác: Là khoản chi ngoài các khoản chi trên nhằm đấp ứng hoạt động bộ máy, chi những việc bất thường, đột xuất. Qua điều tra cho thấy khoản chi này giao động từ 3-10 triệu đồng/năm; tuy nhiên năm 2005 chi hết 72,9 triệu đồng, trong đó chi 65 triêuj đồng tương ứng với 32,5 tấn thóc để giảm sản lượng cho xã viên do sâu bệnh vụ 10 phá hoại

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp chưa có sự chuẩn bị để thích ứng với cơ chế và chính sách kinh tế mới; mặc dự hợp tác xã đã chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới, nhưng nhìn chung hoạt động kém hiệu quả bởi lý do: những gì hợp tác xã làm được, thì nông dân chưa cần kíp lắm, cái khó khăn của nông dân hiện nay chủ yếu là thiếu đầu ra cho các nông sản và sản phẩm thủ công, thì hợp tác xã lại không lo được; Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay chỉ lo giải quyết đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: điện, nước, giống, phân bón, bảo vệ thực vật v.v..;

CHƯƠNG IV:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN PHÚ THÀNH, QUỲNH HẬU, HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN PHÚ THÀNH, QUỲNH HẬU,

QUỲNH LƯU, NGHỆ AN.I- ĐỊNH HƯỚNG: I- ĐỊNH HƯỚNG:

Tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã với những bước đi thích hợp không chủ quan, nóng vội. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động theo số vấn đề có tính nguyên tắc để phát triển hợp tác xã một cách bền vững, có hiệu quả là: phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu chính; trong đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác xã cần hết sức coi trọng các nguyên tắc, giá trị đạo đức của hợp tác xã, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi của những thành viên tham gia, kết hợp hài hòa lợi ích của xã viên với lợi ích của hợp tác xã và cộng đồng; bảo đảm và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các hợp tác xã.

Việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp Phú Thành xã Quỳnh Hậu không chỉ là sự kế thừa thành tựu và kết quả đạt được của hợp tác xã thời kỳ trước, mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, nhận thức của nhân dân hiện nay, phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng toàn diện vào nền kinh tế thế giới, những nhu cầu hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng góp sức đầu tư phát triển và nâng cao sức cạnh tranh càng trở lên có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản trong thực tiễn phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo hướng:

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã phải gắn bó mật thiết, phục vụ thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã hướng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã cần được mở rộng trong các lĩnh vực, ngành nghề mà người dân có nhu cầu, trước hết tập trung đẩy nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ: giống, vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi, bảo vệ đồng ruộng, làm đất, dự tính, dự báo sâu bệnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và nội dung quan trọng trong chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã của địa phương.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã cần phải quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, say sưa với công việc, gắn bó và thuỷ chung với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ THÀNH QUỲNH HẬU, QUỲNH LƯU, NGHỆ AN (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w