1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản cafatex sang thị trường nhật bản

101 560 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty, phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát hiện ra thị trường chủ lực và các sản phẩm chủ

Trang 1

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ THỦY TIÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

Trang 2

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ THỦY TIÊN MSSV: 4114800

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

08-2014

Trang 3

i Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đối với em mang rất nhiều ý nghĩa Đây không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân mà còn là sự giúp đỡ, chỉ dẫn rất nhiệt tình của Giáo viên hướng dẫn, của các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Cô Đinh Thị

Lệ Trinh đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo và các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt kiến thức thực tế và bổ ích giúp cho em hoàn thành luận văn này

Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em kính mong được

sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô để bài luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng các Anh, Chị trong công ty dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

TÔ THỦY TIÊN

Trang 4

ii Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Người thực hiện

TÔ THỦY TIÊN

Trang 5

iii

Ngày tháng năm 2014

Thủ trưởng đơn vị

Trang 6

iv

GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 5

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu 5

2.1.3 Các phương thức xuất khẩu 6

2.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế 8

2.1.5 Các phương thức giao nhận hàng hóa XNK 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21

CHƯƠNG 3 25

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 25

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX 25

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 25

3.2.1 Chức năng 25

3.2.2 Nhiệm vụ 26

3.3 CƠ CẤU TỐ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN 26

3.3.1 Cơ cấu tổ chức 26

Trang 7

v

3.4 SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 30

3.4.1 Sản phẩm của công ty 30

3.4.2 Quy trình công nghệ 31

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX GIAI ĐOẠN 2011-6T/2014 32 3.5.1 Doanh thu 34

3.5.2 Chi phí 35

3.5.3 Lợi nhuận 36

CHƯƠNG 4 37

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 37

4.1 VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 37

4.1.1 Giới thiệu tổng quan về Nhật Bản 37

4.1.2 Quan hệ thương mại Việt Nam và Nhật Bản 38

4.1.3 Thị trường thủy sản Nhật Bản 39

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX 42

4.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 46

4.3.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm tôm 49

4.3.2 Sản lượng và kim ngạch XK của nhóm sản phẩm cá từ 2011-6T/2014 55

4.3.3 Hình thức xuất khẩu của Công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trường Nhật Bản 59

4.3.4 Phương thức giao nhận hàng hóa và phương thức thanh toán xuất khẩu của Công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trường Nhật Bản 60

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 60

4.4.1 Các nhân tố bên trong công ty 60

4.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty 65

CHƯƠNG 5 73

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CAFATEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 73

Trang 8

vi

5.1.2 Điểm yếu 73

5.1.3 Cơ hội 73

5.1.4 Thách thức 74

5.1.5 Các giải pháp dựa vào S – O 74

5.1.6 Các giải pháp dựa vào S – T 74

5.1.7 Các giải pháp dựa vào W – O 75

5.1.8 Các giải pháp dựa vào W – T 75

5.2 XẾP HẠNG CÁC KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 77

5.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 79

CHƯƠNG 6 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

6.1 KẾT LUẬN 82

6.2 KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 87

Trang 9

vii Bảng 3 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-

6T/2014 33

Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường giai đoạn 2011 – 6T/2014 43Bảng 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014 47

Bảng 4.3: Tỷ trọng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm tôm XK sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014 50

Bảng 4.4: Sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm tôm sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014 52

Bảng 4.5: Sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm cá sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014 56Bảng 5 1: Phân tích SWOT của công ty Cafatex XK sang Nhật Bản 76Bảng 5 2: Ma trận xếp hạng cặp đôi 79

Trang 10

viii Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP Thủy sản Cafatex 26 Hình 3.2 Các sản phẩm thủy sản của Công ty CP Cafatex 30

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2011 – 6T/2014 41

Hình 4.2 Tỷ trọng về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm và cá của công ty Cafatex sang Nhật Bản từ 2011 – 6T/2014 47

Hình 4.3: Tỷ trọng sản lƣợng và kim ngạch của nhóm sản phẩm cá XK sang Nhật Bản giai đoạn 2011-6T/2014 57 Hình 4.4 Tỷ trọng trình độ lao động của công ty Cafatex năm 2013 61

Trang 11

CCDV : Cung cấp dịch vụ

DT HĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính

QLDN : Quản lý doanh nghiệp

TTNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 12

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX có trụ sở tại tỉnh Hậu Giang, đã được thành lập và đi vào hoạt động gần 27 năm với chức năng kinh doanh xuất, nhập khẩu và các hoạt động thương mại dịch vụ khác Tiền thân là một Doanh nghiệp Nhà nước nên Cafatex nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành tỉnh nhà và sớm khẳng định là một đơn vị lớn của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Đơn vị đã có nhiều đóng góp trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản với sản phẩm chủ lực là cá tra, cá basa và tôm đông lạnh

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển

cả nước nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp đảm bảo nguồn cung ứng thủy hải sản dồi dào và phong phú cho các công ty xuất khẩu thủy hải sản nói chung và công ty Cafatex nói riêng Các sản phẩm của công ty ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, đã trực tiếp xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Úc, Canada…và ngày càng tạo dựng được uy tín tại nhiều thị trường khác trên thế giới

Hoạt động xuất khẩu của công ty sang các thị trường lớn bên cạnh những mặt thuận lợi, đạt kết quả khả quan thì vẫn còn những trở ngại, khó khăn Cụ thể, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống

và có quy mô lớn của công ty Tuy nhiên ngoài những thời cơ mà công ty đã

và đang nắm bắt được thì việc xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức do vấn đề về rào cản kỹ thuật cũng như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành thủy sản Trước tình hình

đó để có thể giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX nói riêng cần phải tìm hiểu và phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng giá trị và lợi ích khi xuất khẩu sang thị trường này Chính vì lý

do đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX sang thị trường Nhật Bản” làm đề

tài luận văn của mình

Trang 13

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất và thực trạng xuất khẩu thủy

sản sang thị trường Nhật Bản của công ty CP Thủy sản Cafatex

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản

- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của

công ty CP Thủy sản Cafatex qua thị trường Nhật Bản

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Thủy sản CAFATEX

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Số liệu chính được sử dụng để thực hiện đề tài được lấy từ 2011 – 6T/2014

Thời gian thực hiện đề tài từ khoảng 8/2014 – 11/2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công

ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2011 – 6T/2014 và đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển xuất khẩu vào thị

Trang 14

3

Đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu tại Công ty cổ phần thủy sản Cafatex” của tác giả Tăng Thị Ngọc Trâm thực hiện năm 2009 Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty, phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm để phát hiện ra thị trường chủ lực

và các sản phẩm chủ yếu, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thông qua việc tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty

Đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm của công ty TNHH

SX & TM Năm Vàng sang thị trường Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Gia Hân được thực hiện năm 2013 Đề tài khái quát tình hình xuất khẩu gốm của công

ty qua các năm, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gốm thông qua việc tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài Đồng thời sử dụng phân tích SWOT và ma trận xếp hạng cặp đôi để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm cho công ty

Đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc” của tác giả Nguyễn Thùy Dương thực hiện năm 2013 Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu chả

cá surimi của công ty sang Hàn Quốc qua các năm, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thông qua việc tập trung phân tích các yếu tố môi trường bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc

Đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tôm của công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản” của tác giả Trần Hoài Thương thực hiện năm 2013 Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty sang Hàn Quốc và Nhật Bản để từ đó tìm ra những ưu thế và khó khăn của công ty khi gia nhập hai thị trường này Từ những thông tin có được và thực trạng xuất khẩu tôm của công ty, tác giả kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng tôm sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản

Luận văn sau đại học “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ” của tác giả Phạm

Trang 15

4 Hùng Tươi được thực hiện năm 2010 Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ qua các năm; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), phương pháp hồi quy tương quan kết hợp với phân tích phân tích SWOT để phân tích rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Ngoài ra tác giả còn xác định những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp phải đối mặt Trên cở sở đã phân tích, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ

Thông qua việc tham khảo những đề tài trên, điểm giống của đề tài:

“Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần Thủy sản CAFATEX sang thị trường Nhật Bản” là đều phân tích tình hình xuất khẩu

của công ty qua các năm, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên, đề tài này sẽ tập trung phân tích tình hình xuất khẩu sang một thị trường cụ thể là Nhật Bản Với những thông tin có được từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, từ đó đưa ra các chiến lược và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sang Nhật Bản ngày càng phát triển hơn Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng phương pháp SWOT thì công ty sẽ gặp một số khó khăn do không phải những giải pháp nào cũng được thực hiện cùng một lúc nên tác giả tiếp tục sử dụng ma trận xếp hạng cặp đôi để giúp công ty dễ dàng nhận diện những khó khăn ưu tiên cần được giải quyết Đây cũng chính là điểm mới của đề tài này

Trang 16

5

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo Dương Hữu Hạnh (2000, trang 15): “Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước Vì vậy, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài rất cần thiết nếu muốn cho sản phẩm hay dịch vụ có thể xâm nhập vào thị trường đó”

Hoạt động xuất khẩu (XK) diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh

tế, từ XK hàng hoá tiêu dùng cho đến XK hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi

đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia

Hoạt động XK diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn điều kiện thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay

nhiều quốc gia khác nhau

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Theo Phan Thị Ngọc Khuyên (2010, trang 120-121) vai trò quan trọng của xuất khẩu được thể hiện qua các vai trò sau:

Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng XK tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy để phát triển Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu được chuyển thành nguồn vốn để nhập khẩu (NK) các mặt hàng sản xuất trong nước không đáp ứng được, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân

Đối với nền kinh tế, XK góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tạo ra tăng trưởng kinh tế Từ một ngành XK, có thể kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước

Thông qua hoạt động XK, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý, công nghệ mới, hiện đại trên thế giới, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng một cách chủ động nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 17

6 Đẩy mạnh XK có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của quốc gia Giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Xuất khẩu mang lại công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động Bên cạnh đó, XK còn tạo nguồn vốn để NK những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất với giá thành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu

cầu của người dân

2.1.3 Các phương thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp là XK các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp (DN) sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó

XK ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình Hoạt động XK được thực hiện dưới nhiều hình thức: XK trực tiếp, XK gián tiếp, XK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình

Nguồn: La Nguyễn Thùy Dung (2010) “Bài giảng Marketing quốc tế”

Khách hàng nước ngoài

Người

ủy thác

XK Công

ty quản

lý XK

Hãng buôn

XK Nhà

môi giới

XK Các phương thức xuất khẩu

Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu trực tiếp

Hình 2.1 Các phương thức xuất khẩu chủ yếu

Trang 18

7

2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010, trang 11 - 12): “Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài, không qua trung gian Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép XK trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới”

- Thuận lợi: lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh XK thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tiến trình XK, thu được lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng… nắm được rõ mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan nên có thể chủ động trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồng thời nâng cao vị thế công ty

- Khó khăn: mất nhiều thời gian, nhân sự và tài lực hơn XK gián tiếp Đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro: hàng hoá có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hoá nếu doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh

2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp

Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010, trang 11 - 12): “Hình thức XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức trung gian có chức năng

XK trực tiếp Với thực chất đó, XK gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện XK trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”

Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010, trang 12-13) các doanh nghiệp có thể thực hiện XK gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:

- Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Management Company)

Công ty quản lý XK là công ty quản trị XK cho Công ty khác Các nhà

XK nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy XK riêng Do đó, họ thường phải thông qua EMC để XK sản phẩm của mình

Trang 19

8

- Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)

Ðây là hình thức XK thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước ngoài Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp XK cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài

- Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)

Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà XK Nhà ủy thác XK hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và

họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình XK

Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho XK Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác XK chịu trách nhiệm

- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)

Môi giới XK thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà XK và nhà NK Người môi giới được nhà XK ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định

- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)

Hãng buôn XK thường đóng tại nước XK và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để XK và chịu mọi rủi ro liên quan đến XK Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn XK để thâm nhập thị trường nước ngoài

2.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2005, trang 33), thanh toán quốc tế có nhiều phương thức sau đây:

2.1.4.1 Trả tiền mặt (In cash)

Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua Phương thức này tuy đơn giản nhưng hiện nay ít được áp dụng trong thanh toán quốc tế vì rủi ro cao nhưng hiệu quả lại thấp

Trang 20

9

2.1.4.2 Ghi sổ (Open account)

Người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua, sau khi người bán

đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm…) người mua sẽ trả tiền cho người bán Phương thức này khá đơn giản, chỉ có người bán và người mua tham gia thanh toán, ngân hàng chỉ mở tài khoản đơn biện, không mở tài khoản song biên Tuy nhiên phương thức này chỉ có lợi cho người mua

2.1.4.3 Mua bán đối lưu (Counter trade)

Đây là hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế, trong đó hai (nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa kia

Hiện có các hình thức mua bán đối lưu sau:

- Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ đổi hàng, không sử dụng tiền trong

thanh toán

- Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối

lưu nhưng có thể sử dụng tiền để thanh toán

- Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực

đầu tư trung và dài hạn Trong đó một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và

sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra

2.1.4.4 Nhờ thu (Collection)

Đây là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ

số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.Có hai loại nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): là phương thức mà người bán

nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua nhưng không kèm theo điều kiện gì cả Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm…

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là phương thức mà

người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng Phương thức này đảm bảo hơn phương thức nhờ thu phiếu trơn vì ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế chứng từ Tuy nhiên vẫn còn những bất lợi cho người bán như: người mua

Trang 21

10

có thể từ chối không nhận chứng từ vì lý do nào đó…; thời gian thu tiền về quá chậm nên vốn của người bán vẫn bị ứ đọng

Tùy theo điều kiện trả tiền, người ta chia phương thức này làm các loại:

 D/P – Delivery Of Documentary Against Payment – Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ, gồm: D/P at sight- thanh toán trả tiền ngay

và D/P at X days sight – thanh toán hối phiếu có thời hạn

 D/A - Delivery Of Documentary Against Acceptance – Nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ, gọi ngắn là nhờ thư trả chậm

 D/OT - Delivery of documents on other terms and conditions- giao chứng từ theo các điều kiện khác gồm thanh toán từng phần; giao chứng từ khi

có Giấy hứa trả tiền; giao chứng từ khi có Thư cam kết trả tiền; giao chứng từ khi có Biên lai tín thác

2.1.4.5 Chuyển tiền (Remittance)

Là hình thức thanh toán trong đó người trả tiền (người mua, người NK)

đề nghị ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định đến cho người bán (người XK) tại một nơi nhất định Có hai hình thức chuyển tiền sau:

- Hình thức điện báo (T/T – Telegraphic Transfers): là việc chuyển tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người XK

- Hình thức bằng thư (M/T – Mail Transfers): là hình thức ngân hàng thực hiện chuyển tiền gửi thư đến để ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người XK

T/T nhanh hơn M/T nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn rất nhiều, nên khi vận dụng các nhà xuất nhập khẩu nên cân nhắc kỹ

2.1.4.6 Giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD)

CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà NK yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà XK, khi nhà XK trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu Nhà XK sau khi hoàn thanh nghĩa vụ giao hàng

sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán

2.1.4.7 Tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng mở thư tín dụng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước XK) chỉ trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình cho

Trang 22

11 ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng

 Các bên tham gia trong phương thức này gồm:

- Người xin mở thư tín dụng: người NK hàng hóa, người mua

- Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện của nhà NK, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà NK

- Người hưởng lợi: là người bán, nhà XK hay một người bất kỳ nào đó

do người hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà XK, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi

Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này như: Ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán…

 Thư tín dụng (L/C – Letter of Credit): là một bức thư do ngân hàng

lập theo yêu cầu của nhà NK (người mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho nhà

XK (người hưởng lợi) với điều kiện nhà XK xuất trình những chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản đã ghi trong thư tín dụng Thư tín dụng có các loại như sau:

- Thư tín dụng có thể hủy ngang

Là loại thư tín dụng mà nhà NK có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước cho người bán và các bên liên quan Loại này ít được sử dụng vì L/C có thể hủy ngang chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền nên không đảm bảo quyền lợi cho bên bán

- Thư tín dụng không hủy ngang

Là loại thư tín dụng sau khi đã mở trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của người bán và các bên tham gia

- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận

Là loại thư tín dụng không hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn, có uy tín trong và ngoài nước Khi sử dụng L/C xác nhận thì ngân hàng xác nhận phải ký xác nhận trên L/C

và trong L/C phải ghi rõ tên ngân hàng xác nhận

Trang 23

12

- Thư tín dụng chuyển nhượng

Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần Chi phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng sẽ do người hưởng lợi đầu tiên trả

- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi

Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào

Là loại L/C không thể hủy ngang được mở trên cơ sở L/C mà nhà NK

đã mở cho nhà XK để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức XK khác L/C đầu được gọi là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng

- Thư tín dụng đối ứng

Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra, có nghĩa là tổ chức XK khi nhận được L/C do tổ chức NK mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị

- Thư tín dụng dự phòng

Là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà NK trong trường hợp nhà XK nhận được L/C nhưng lại không có khả năng giao hàng Đơn vị NK yêu cầu đơn vị XK mở một thư tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn vị XK không thực hiện được hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị NK

- Thư tín dụng thanh toán dần

Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định

Trang 24

13

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ

Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức XK ứng trước một khoản tiền nhất định trước khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa

2.1.5 Các phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2005, trang 7), Incoterms (International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Incoterms quy định rõ những nghĩa vụ của người mua và người bán liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, vấn đề thông quan XNK, việc phân chia rủi ro và chi phí trong quá trình giao nhận hàng

Cấu trúc của Incoterms 2000 gồm 13 điều kiện và được trình bày theo 4 nhóm:

Tuy nhiên nếu hai bên muốn người bán chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm đi và chịu rủi ro và các chi phí tổn về việc bốc hàng đó thì điều này phải được quy định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm trong hợp đồng mua bán

Trang 25

14

kỳ ai mà theo hợp đồng vận tải, cam kết tự mình thực hiện hoặc đứng ra đảm trách việc chuyên chở hàng hóa

Người mua có trách nhiệm ký kết hợp đồng vân tải, chịu chi phí vận tải

kể từ khi người bán giao hàng cho người chuyên chở Đồng thời người mua cũng phải lo thủ tục và các chi phí có liên quan đến việc thông quan NK cho lô hàng

- FAS – Free Alongside Ship (named port of shipment) – Giao dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định)

Điều kiện này quy định người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Điều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa

kể từ thời điểm đó Điều kiện này đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan

đó Điều kiện FOB đòi hỏi người bá nlafm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA

Điều kiện CFR đòi hỏi người bán phải thông quan XK hàng hóa Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa

Trang 26

Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải thông quan XK hàng hóa Điều kiện này chỉ áo dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện CIP

- CPT – Carriage Paid To (named place of destination) – Cước phí trả tới (nơi đích quy định)

CPT quy định người bán sẽ giao hàng cho người vận tải do chính người bán chỉ định tại cảng bốc hàng, nghĩa là người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả tiền cước vận tải cần thiết để đưa hàng đến nơi quy định Người bán cũng phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa

Người mua nhận hàng tại noi đến quy định nhưng phải chịu mọi rủi ro

và phí tổn phát sinh kể từ thời điểm hàng đã giao cho người chuyên chở tại nơi hàng đi Người mua cũng phải tự thu xếp mua bảo hiểm và phải làm thủ tục thông quan NK cho lô hàng

Điều kiện này có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải

Trang 27

- DES – Delivered Ex Ship (named port of destination) – Giao tại tàu (cảng đến quy định)

DES có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan NK, đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến quy định Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa tới cảng đến quy định, trước khi dỡ hàng Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro về việc dỡ hàng thì nên sử dụng điều kiện DEQ

- DEQ - Delivered Ex Quay (named port of destination) – Giao tại cầu cảng (cảng đến quy định)

DEQ có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa chưa làm thủ tục thông quan NK, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến quy định Người bán phải chịu phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng đến quy định và dỡ hàng lên cầu tàu Điều kiện này đòi hỏi người mua phải làm thủ tục thông quan NK hàng hóa và trả chi phí cho mọi thủ tục, thuế quan, các loại thuế và lệ phí khác liên quan đến việc NK

Điệu kiện này chỉ có thể sử dụng khi hàng hóa được giao bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa bằng vận tải đa phương thức khi dỡ hàng từ tàu lên cầu tàu tại cảng quy định

- DDU - Delivered Duty Unpaid (named place of destination) – Giao hàng chưa nộp thuế (nơi đến quy định)

DDU có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua ở nơi đến quy định, người bán chưa làm thủ tục thông quan NK và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải chở đến Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến quy định, ngoại trừ các nghĩa vụ liên quan

Trang 28

17 đến việc NK ở nước hàng đến Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải nhưng nếu việc giao hàng tại cảng đến trên boong tàu hoặc trên cầu cảng thì nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ

- DDP - Delivered Duty Paid (named place of destination) – Giao hàng

đã nộp thuế (nơi đến quy định)

DDP có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đến quy định, hàng đã làm xong thủ tục thông quan NK và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến Người bán không những phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi quy định mà còn phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan đến việc NK ở nước hàng đến Điều kiện DDP quy định nghĩa vụ tối đa của người bán

Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải nhưng nếu việc giao hàng tại cảng đến diễn ra trên boong tàu hoặc trên cầu cảng thì nên

áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

 Các nhân tố bên trong

Thị trường nguyên liệu

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát (2012): “Nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu là yếu tố quan trọng nhất cho bất kỳ DN nào, quyết định sự tồn tại của DN và hiệu quả kinh doanh mà không DN nào dám coi nhẹ” Nghiên cứu thị trường đầu vào

-có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của nguồn cung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, liên quan tới khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là sự đảm bảo nguồn cung cấp ổn định để có thể sản xuất theo những đơn hàng XK Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của công ty Vì thế công ty phải có thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá cả… hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất

Nguồn nhân lực của công ty

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010, trang 201), nhân tố con người từ lâu vẫn được các nhà quản trị doanh nghiệp coi là nguồn lực quý giá nhất của DN Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động cụ thể là trình độ kiến thức, kỹ

Trang 29

18 năng và thái độ của người lao động Nếu biết thu hút, tuyển dụng và giữ được nhân tài thì DN sẽ có lợi thế to lớn để chiến thắng đối thủ cạnh tranh

Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010, trang 202): “Tất cả các doanh nghiệp muốn chiến thắng, muốn có vị trí xứng đáng trên thương trường đều phải quan tâm thỏa đáng và đầu tư đúng mức cho hoạt động phát triển công nghệ” Quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị xuất nhập khẩu: kho, mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị, máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở Và có thể đáp ứng được những vấn đề này cốt lõi nhất là khả năng tài chính của doanh nghiệp Các khả năng này quy định quy mô và tính chất của hoạt động kinh doanh XK, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu quả kinh doanh Rõ ràng là, một DN có hệ thống kho hàng hợp lý, các phương tiện vận tải đầy đủ

và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng XK một cách có tính khả thi và hiệu quả hơn

Chất lượng sản phẩm

Theo Trương Chí Tiến (2012, trang 4-5), chất lượng sản phẩm là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín và danh tiếng của các sản phẩm và muốn chiếm vị thế cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên Hàng hóa chất lượng xấu, chẳng những khó bán và bán với giá thấp, làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty Chất lượng sản phẩm là nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh, là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty

Theo Chuyên gia kinh tế Phan Thế Ruệ (2013): “Coi trọng nghiên cứu tiếp cận thị trường cũng đồng nghĩa với việc coi trọng sinh mệnh của doanh nghiệp mình” Hiện nay rất nhiều DN Việt Nam bỏ qua hoạt động này, đây là một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn DN sản xuất ra hàng hóa nhưng không thể tiêu thụ được vì thị trường đã bão hòa hoặc không có nhu cầu Bất kỳ một công ty nào cũng đều phải biết cách phát hiện những khả năng mới mở ra của thị trường, có như vậy thì mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường ngày càng cạnh tranh hiện nay Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu thị

Trang 30

19 trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi Hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng giúp tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm giúp cho người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp và kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, củng cố vững chắc thị trường hiện tại và thúc đẩy việc mở rộng thị trường mới

 Các nhân tố bên ngoài

Thị trường tiêu thụ

Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007, trang 15), thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán, là nơi mà các người mua và bán đến để mua bán các sản phẩm và dịch vụ Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu về các loại hàng hoặc một nhóm hàng nào đó Đối với hoạt động xuất khẩu thì thị trường tiêu thụ là yếu quan trọng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp bởi điều này tập trung giải quyết những yếu tố liên quan đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm Tùy theo đặc điểm của từng thị trường cụ thể mà doanh nghiệp sẽ chọn lựa công cụ chiêu thị phù hợp để định hướng quá trình tiêu thụ Khi đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm thì doanh nghiệp có thể sản xuất ở một lượng sản phẩm phù hợp, có được sự dự đoán phù hợp cho đầu ra của sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về sản lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Môi trường chính trị, các chính sách ưu đãi

Theo Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến (2008, trang 69),

sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh

và luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được mục tiêu đặt ra Các chính sách ưu đãi đối với việc XK ảnh hưởng rất lớn đến việc sẽ khuyến khích hay hạn chế các quyết định XK của doanh nghiệp Khi được ưu đãi về thuế, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí

do đó có lợi thế cạnh tranh về giá và từ đó dễ dàng mở rộng sản xuất tăng cường XK

Tỷ giá hối đoái

Theo Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến (2008, trang 66): “Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, là mức giá

Trang 31

65-20

mà tại đó đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi cho nhau Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bản sản phẩm của các tổ chức Khi đồng nội tệ giảm giá thì sản phẩm xuất khẩu của các công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Nói cách khác, đây là cơ hội cho các công ty XK” Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh XK Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm cũng đều sẽ làm thay đổi giá trị hàng hóa XK, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Sản phẩm thay thế

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010, trang 134), sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như những sản phẩm của doanh nghiệp Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại cần phải biết các sản phẩm thay thế cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh là gì, mức độ đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm chính đến đâu, cần tìm hiểu kĩ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn Từ đó có chính sách giá và các hình thức hỗ trợ bán hàng phù hợp để sản phẩm của mình kinh doanh có ưu thế hơn hẳn sản phẩm thay thế

Đối thủ cạnh tranh

Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010, trang 135), doanh nghiệp cần dự đoán mục đích tương lai của các đối thủ cạnh tranh, nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhận biết tiềm năng cũng như mục tiêu tương lai, chiến lược kinh doanh của họ để doanh nghiệp có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành Nghiên cứu về những thông tin đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và hiểu được sự khác nhau giữa cách họ kinh doanh so với công ty sẽ tạo động lực cho việc cải tiến liên tục và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp nhất

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty

CP Thủy sản Cafatex

Trang 32

21

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: số tương đối, số

tuyệt đối để phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trường Nhật Bản

Phương pháp mô tả số liệu là phương pháp tóm tắt, trình bày, tính toán

các đặc trưng khác nhau của một số liệu để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.”

Theo Nguyễn Ngọc Lam (2013, trang 23-24), phương pháp số tuyệt đối

là hiệu giữa trị số kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc giữa kỳ kế hoạch và thực tế của chỉ tiêu kinh tế, để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của một chỉ tiêu kinh tế nào đó

Theo Nguyễn Ngọc Lam (2013, trang 23-24), phương pháp số tương đối

là kết quả của phép chia giữa giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu của các chỉ tiêu này

* 100 %

0 0 1

y y y

- Mục tiêu 2: Qua việc phân tích ở mục tiêu 1, sử dụng phương pháp suy

luận để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản

- Mục tiêu 3: Từ các kết quả phân tích ở trên, sử dụng phương pháp tổng

hợp, suy luận kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT giúp nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại công ty Ngoài ra, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia theo cách xếp hạng cặp

Trang 33

22 đôi giúp tìm ra những khó khăn ưu tiên cần phải giải quyết nhằm đề xuất một

số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty CP Thủy sản Cafatex sang thị trường Nhật Bản

Phân tích ma trận SWOT:

Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2010, trang 251-252), ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp người dùng phát triển bốn loại chiến lược sau:

- Chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài

- Chiến lược WO nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này

- Chiến lược ST sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh né hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài

- Chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ, nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa bên ngoài

Bảng Ma trận SWOT

SWOT O (Opportunities) T (Threats)

S (Strengths) Các chiến lược SO Các chiến lược ST

W (Weaks) Các chiến lược WO Các chiến lược WT

Lập một ma trận SWOT gồm 8 bước sau:

1 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức

2 Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức

3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức

4 Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức

5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp

Trang 34

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Theo Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant (2009, trang 65-66), phương pháp phỏng vấn chuyên gia hay còn gọi là phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu (Key Informant Panel – KIP) KIP là những người có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó Phương pháp này nằm trong bộ công cụ xếp hạng PRA (Participatory Rural Appraisal)

Các phương pháp xếp hạng bao gồm:

- Xếp hạng ưu tiên bằng cách mua hay bỏ phiếu (đưa tay)

- Xếp hạng theo cặp đôi

- Xếp hạng theo ma trận trực tiếp

- Xếp hạng ưu tiên (lựa chọn giải pháp)

Sử dụng phương pháp xếp hạng theo cặp đôi có ưu điểm là dễ thực hiện, người tham gia chỉ lần lượt so sánh lần lượt hai vấn đề một và không phức tạp Tuy nhiên, phương pháp xếp hạng cặp đôi chỉ thích hợp với những vấn đề đưa

ra xếp hạng không quá nhiều, thường ít hơn 5 hay 6 vấn đề là thích hợp

Trang 35

- Cho mỗi cặp so sánh, hỏi nhóm người tham gia vấn đề (ưa thích) nào quan trọng hơn ghi lại câu trả lời vào trong ma trận xếp hạng, hỏi lý do lựa chọn đó, ghi nhận thông tin vào ma trận tiêu chí xếp hạng

- Trình bày một cặp khác và tiếp tục so sánh như trên cho đến khi hoàn thành hết các cặp so sánh của ma trận

- Khi đã hoàn thành đếm số lần xuất hiện của mỗi vấn đề được xem là quan trọng hơn những thứ khác (người tham gia đã xếp hạng chúng) và xếp hạng theo thứ tự thích hợp

Trang 36

25

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX

Tiền thân của Công ty Cổ phần thủy sản CAFATEX là Xí nghiệp đông lạnh thủy sản II được thành lập vào tháng 5/1987 với nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến và cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu

Sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được tách thành hai tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của UBND tỉnh Cần Thơ ký năm 1992 đã quyết định thành lập Xí nghiệp chế biến Thủy súc sản Cần Thơ

Tháng 03/2004, công ty đã chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước thành

“Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex”

Thông tin về Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX:

Tên giao dịch của công ty: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK COMPANY (viết tắt là CAFATEX CORP), trụ sở tại Km 2081, Quốc lộ 1A,

Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang

Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần Mã số thuế: 1800158710

Điện thoại: (+84) 710.3.846.134/3.846.737

Fax: (+84) 710.3.847.775/3.846.728

Email: mkcafatex@hcm.vnn.vn, Website: www.cafatex.info

Nhận xét: Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động chế biến thủy sản

XK, thương hiệu Cafatex ngày càng được người tiêu dùng biết đến và tin dùng nhờ vận dụng những phương pháp tiếp thị linh hoạt, luôn hoàn thiện công nghệ sản xuất, đẩy mạnh quản lý chất lượng đáp ứng nhu cầu từng thị trường

và từng nhóm khách hàng Với nỗ lực đó đã giúp Cafatex nhanh chóng trở thành một trong những DN chế biến xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

3.2.1 Chức năng

Công ty Cổ phần (CP) Thủy sản Cafatex chuyên về lĩnh vực kinh doanh xuất – nhập khẩu và phân phối sản phẩm nông, thủy, súc sản qua chế biến, đóng gói, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác Đặc biệt, công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối các loại vật tư, thiết bị, máy móc, công cụ cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, đóng gói nông, thủy, súc sản

Trang 37

26

3.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của công ty là tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản theo đúng với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời

hạn hợp đồng đã ký kết; tập trung huy động vốn, cải tiến công nghệ, đào tạo,

nâng cao trình độ cho công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, chăm lo tốt cho đời sống công nhân viên, làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh đơn vị

3.3 CƠ CẤU TỐ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Hoạt động theo hình thức cổ phần, bộ máy tổ chức của Công Ty CP Thủy sản Cafatex có kết cấu tương tự như những doanh nghiệp cổ phần khác Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn hình thành những phòng ban khác để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý và điều hành Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của công ty:

KẾ TOÁN

P CƠ ĐIỆN LẠNH

P CÔNG NGHỆ KIỂM NGHIỆM

PHÒNG TỔNG

VỤ

VP ĐẠI DIỆN TP.HCM

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TÔM

NHÀ MÁY

CÁ (XNCK TÂY ĐÔ)

CÁC TRẠM THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP Thủy sản Cafatex

Trang 38

27

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

3.3.2.1 Ban Tổng giám đốc

- Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Kịch

Quyền hạn và nhiệm vụ: Có quyền điều hành, định hướng và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng; đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu

kế hoạch, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả

- Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc; có thể thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết những công việc có tính chất thường xuyên của đơn vị khi Tổng Giám đốc vắng mặt

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm bốn thành viên,

có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong công ty

- Tham mưu về quản lý tài chính giúp Tổng Giám đốc; thực hiện báo cáo định kỳ với Tổng Giám đốc Công ty

 Phòng xuất nhập khẩu

- Thực hiện công tác XNK và quản lý tập trung các bộ hồ sơ chứng từ XNK của công ty; quản lý điều phối công tác vận chuyển phục vụ công tác xuất nhập hàng hóa cho Công ty

- Tiếp nhận, quản lý hàng hóa đông lạnh thành phẩm của Công ty, đảm bảo về số lượng và chất lượng; theo dõi, quản lý thiết bị kho đông lạnh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa

- Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các tranh chấp thương mại

Trang 39

28

 Phòng tiếp thị và bán hàng

- Xác lập sản phẩm mục tiêu và thiết lập hệ thống quá trình sản xuất sản phẩm; hợp tác phát triển và giữ mối quan hệ với các thị trường tiêu thụ

- Theo dõi tiến độ sản xuất và đặt mua bao bì theo yêu cầu đơn đặt hàng

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm (đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại, lập các Lệnh sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng)

- Tổ chức triển khai tham gia các Hội chợ Quốc tế và trong nước

 Phòng công nghệ kiểm nghiệm

- Nghiên cứu, xây dựng, quản lý, hướng dẫn và giám sát nghiêm ngặt qui trình sản xuất sản phẩm

- Tiếp nhận công nghệ mới, chuyển giao, thiết lập và bố trí qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới cho công ty

- Thực hiện quản lý môi trường theo qui định hiện hành của luật pháp; quản lý hồ sơ hệ thống chất lượng của Công ty: ISO 9001:2000; HACCP; BRC…

 Văn phòng đại diện của công ty tại TP Hồ Chí Minh

- Phụ trách xuất nhập hàng ở các Cảng tại khu vực TP.HCM

- Quan hệ với Hải quan, hãng tàu, các cơ quan chức năng liên quan đến công tác xuất nhập hàng

- Quản lý hàng của Công ty gửi các kho khu vực TP.HCM

- Làm cầu nối thông tin giữa khách hàng tại TP.HCM (cả trong và ngoài nước) với Văn Phòng chính tại Cần Thơ

Nhận xét: Công ty xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến

chức năng Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không có quyền ra lệnh cho các bộ phận chức năng khác, những ý kiến đóng góp chỉ mang tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ Mỗi bộ phận chức năng trong công ty thực hiện những

Trang 40

29 chức năng riêng của mình và tham gia tư vấn giúp Tổng Giám đốc chuẩn bị ra quyết định, tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp Như vậy, các bộ phận sẽ làm việc chuyên nghiệp hơn và có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, giúp hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển

3.3.3 Tình hình lao động của công ty

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến XK thì nhân tố con người là nhân tố quan trọng hàng đầu Về nguồn nhân lực của công ty, trong những năm qua ít

có sự biến động và đang có dấu hiệu giảm dần do hoạt động kinh doanh của công ty được thu hẹp

Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 6T/2014

2011

2013/

2012

6T/2014/ 6T/2013 Chính thức 1.071 882 679 672 673 (17,65) (23,02) 0,15 Thời vụ 690 270 310 301 309 (60,87) 14,81 2,66

Nguồn: Phòng Tổng vụ công ty CP Thủy sản Cafatex

Bảng 3.1cho thấy rõ tình hình lao động của công ty qua các năm đều có

xu hướng giảm Đối với lượng công nhân lao động thời vụ, công ty căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và đơn hàng XK để quyết định tăng hay giảm số lượng công nhân bằng việc kéo dài hay rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng lao động giữa công nhân và công ty, do đó số lượng lao động tăng giảm tùy thuộc vào tình hình sản xuất và xuất khẩu của công ty

Năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 với sự tăng trưởng cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu Vì thế số lượng công nhân chính thức lẫn thời vụ đều tăng cao để có thể đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của công ty Tuy nhiên trong năm 2012 và 2013, do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu nên công ty đã chủ động thu hẹp quy mô sản xuất để hoạt động hiệu quả hơn Đồng thời số lượng công nhân viên giảm liên tục là do công ty đã chủ động cắt giảm để có thể tiết kiệm chi phí nếu không muốn dẫn đến tình trạng nợ nần như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta đã gặp phải Mặt khác

do lượng hàng XK ít đi, hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả dẫn đến thu nhập của công nhân giảm, cuộc sống không được đảm bảo và ổn định nên nhiều người đã xin nghỉ việc

Ngày đăng: 13/11/2015, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w