Trên cơ sở đó, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài "Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay", để qua đó đưa ra một cái nhìn rõ hơn về thực trạng tăng trưởng v
Trang 1CÔN
G TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2011
Tên công trình:
“KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
HÀ NỘI, 2011
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4
1.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4
1.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 4
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng 4
1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 5
1.1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng 5
1.1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 7
1.1.1.5 Phân loại tín dụng ngân hàng 8
1.1.2 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 15
1.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng 15
1.1.2.2 Các chỉ tiêu xác định tăng trưởng tín dụng ngân hàng 15
1.2 KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 16
1.2.1 Khái niệm kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng 16
1.2.2 Sự cần thiết kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng 16
1.2.3 Nội dung kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng 17
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19
1.3.1 Các nhân tố khách quan 19
1.3.1.1 Môi trường kinh tế 19
1.3.1.2 Môi trường chính trị 19
1.3.1.3 Môi trường pháp lý 20
1.3.1.4 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế 20
1.3.1.5 Chu kỳ vận động của nền kinh tế 20
1.3.1.6 Nhu cầu tín dụng cúa khách hàng 21
Trang 31.3.2 Các nhân tố chủ quan 21
1.3.2.1 Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 21
1.3.2.2 Hiệu quả huy động vốn và tiềm lực của ngân hàng 22
1.3.2.3 Sự phát triển, tính chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng 22
1.3.2.4 Chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1.1 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam 24
2.1.2 Sự cần thiết kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 27
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
2.2.1 Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam năm 2008 30
2.2.2 Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam năm 2009 33
2.2.3 Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 37
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 44
2.3.1 Những thành tựu đạt được 44
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47
2.3.2.1 Những hạn chế 47
Trang 42.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 52
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 52
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 53
3.2.1 Phối hợp đồng bộ, toàn diện các chính sách kinh tế vĩ mô 53
3.2.2 Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ 54
3.2.3 Nâng cao chất lượng và hiệu lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước 56
3.2.4 Xây dựng hệ thống xếp hạng tài chính đối với các ngân hàng 57
3.2.5 Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng 57
3.2.6 Nâng cao chất lượng thông tin và truyền thông về chính sách tiền tệ 59
3.2.7 Các ngân hàng cần xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với định hướng và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 59
3.2.8 Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng 60
3.2.9 Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng 61
3.2.10 Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng hiện đại 62
3.3 KIẾN NGHỊ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC THI GIẢI PHÁP 63
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm trong nướcKHTC Khủng hoảng tài chínhKTVN Kinh tế Việt Nam
KTXH Kinh tế xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nướcNHTM Ngân hàng thương mạiSXKD Sản xuất kinh doanh
TDNH Tín dụng ngân hàng
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Xếp hạng tín nhiệm nợ ở một số quốc gia Đông Nam Á
năm 2010 43
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP giai đoạn quý I/2009 - quý I/2011……… 27
Biểu đồ 2.2: Diễn biến lạm phát các tháng năm 2010 và đầu năm 2011…… 28
Biểu đồ 2.3: Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010……… 29
Biểu đồ 2.4: Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008………30
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2008……….31
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000 - 2010……….40
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính (KHTC) bắt đầu nổ ra ở Mỹ,ngay sau đó, nó đã lan rộng ra khắp các quốc gia khác trên thế giới và trởthành cuộc KHTC toàn cầu Có thể nói, những hậu quả mà cuộc khủnghoảng lần này gây ra cho nền kinh tế thế giới là vô cùng nghiêm trọng ViệtNam, trên con đường mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng, cũng đã phảigánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng Tuy nhiên, vớinhững giải pháp được kịp thời thực hiện, Việt Nam đã đón nhận những dấuhiệu tích cực đầu tiên từ nửa sau năm 2009 và phục hồi nhanh trong năm
2010 Đóng góp vào thành công đó, phải kể đến những nỗ lực của hệ thốngngân hàng Việt Nam trong quá trình hoạt động, đặc biệt là sự tăng trưởngtín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, đưa đất nướcvượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong giai đoạn vừa qua
Thực tế cho thấy rằng, trên đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam(KTVN) vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại như tình hình lạm phát tăngcao, rủi ro của hệ thống tài chính còn tiềm ẩn, cùng với đó là những diễnbiến phức tạp của kinh tế thế giới Vì vậy, việc xác định được một chínhsách tăng trưởng tín dụng hợp lý thông qua hoạt động kiểm soát tăngtrưởng tín dụng là vô cùng quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và duytrì sự phục hồi bền vững
Trên cơ sở đó, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài "Kiểm
soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay", để qua đó
đưa ra một cái nhìn rõ hơn về thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăngtrưởng tín dụng ngân hàng (TDNH) ở Việt Nam trong giai đoạn vừa quacùng những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động kiểm soát tăngtrưởng tín dụng ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của toàn hệ thống
Trang 82 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động TDNH mà trọng tâm là thực trạngkiểm soát tăng trưởng TDNH ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đếnnhững tháng đầu năm 2011, quãng thời gian chứng kiến những tác độngcủa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam và sự phục hồi củanền kinh tế
3 Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng TDNH ởViệt Nam trong giai đoạn KHTC toàn cầu, cũng như trong bối cảnh phụchồi và phát triển của nền kinh tế để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn
đề nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tăng trưởng và kiểm soáttăng trưởng TDNH, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạt độngkiểm soát tăng trưởng TDNH, góp phần đảm bảo sự ổn định trên thị trườngtài chính cũng như toàn nền kinh tế
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp lịch sử và logic và các phương pháp khác như phương pháp điều trathống kê, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp với việc sửdụng một số bảng, biểu đồ nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu
5 Những đóng góp chính của đề tài
Hệ thống hóa lý luận về TDNH cũng như nêu ra mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế, tăng trưởng TDNH và sự cần thiết kiểm soát tăngtrưởng TDNH
Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động tăng trưởng và kiểmsoát tăng trưởng TDNH ở Việt Nam trong giai đoạn suy giảm và phục hồicủa nền kinh tế
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động kiểmsoát tăng trưởng TDNH trong bối cảnh phục hồi và phát triển của nền
Trang 9KTVN, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt độngTDNH trong giai đoạn hiện nay.
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và các Danh mục cần thiết (từ viếttắt, bảng biểu đồ, tài liệu tham khảo), đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng CHƯƠNG 2: Thực trạng kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt
Nam hiện nay
CHƯƠNG 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân
hàng ở Việt Nam hiện nay
Trang 10Tín dụng theo tiếng Latinh gọi là Creditium, tiếng Anh gọi là Credit,
có nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm Tín dụng ra đời từ rất sớm, nó tồn tại vàphát triển gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa Cho đếnnay, trên thế giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng, song vềbản chất thì hoàn toàn giống nhau Tín dụng có thể được hiểu là quan hệchuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sửdụng trong một thời hạn nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kèmtheo một khoản chi phí Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nóchứa đựng đầy đủ ba nội dung sau:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người
sử dụng
Sự chuyển nhượng này có thời hạn
Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
* Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Dựavào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, tín dụng được chia thành: Tín dụngthương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước Trong đó, TDNH làhình thức tín dụng chủ yếu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng (doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân) được thể hiện dưới hình thức ngân hàng đứng rathực hiện cấp tín dụng cho các đối tượng nói trên
Trang 11Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóađặc biệt phát triển, từ đó thúc đẩy quan hệ tín dụng phát triển theo TDNH
ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng.Ngày nay, TDNH đã trở thành một hình thức tín dụng chuyên nghiệp vớinhiều hoạt động hết sức đa dạng và phong phú
1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Đối tượng của TDNH là vốn tiền tệ, tức là ngân hàng đứng ra huyđộng vốn bằng tiền và cấp tín dụng cho khách hàng của mình
Trong TDNH, các chủ thể của quan hệ tín dụng được xác định rõràng, theo đó ngân hàng là người thực hiện cấp tín dụng cho các doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu
TDNH vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh (SXKD)gắn với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùngkhông gắn với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nên quá trình vậnđộng và phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quá trình pháttriển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
1.1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng
* Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
Ngân hàng là một trung gian tài chính đặc biệt quan trọng trong nềnkinh tế Ngày nay, nó trở thành chủ thể không thể thiếu trên thị trường tàichính Thông qua TDNH, vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi
“thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng một cách hiệu quả nhằm phát triển nềnkinh tế Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ được thể hiện ởhai nội dung:
Tập trung vốn tiền tệ: Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng,các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dânchúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức khác
Phân phối lại vốn tiền tệ: Với lượng vốn tiền tệ đã tập trung được,các ngân hàng bằng việc cấp tín dụng của mình, sẽ chu chuyển sang nơi
Trang 12“thiếu”, đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhucầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của TDNH,hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội được tăng lên thông qua sự chuyểnhóa một nguồn tiền lớn trong nền kinh tế từ chỗ là tiền nhàn rỗi một cáchtương đối sang tiền “ vận động”, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùngtrong cuộc sống
* Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính nóichung và hệ thống ngân hàng nói riêng, TDNH ngày càng trở nên quantrọng hơn với chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.Chức năng này được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Thông qua hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng, nhiều công cụlưu thông tín dụng có cơ hội phát triển như séc, thẻ tín dụng, thẻ thanhtoán, kỳ phiếu, hối phiếu… Điều này đã cho phép thay thế một số lượnglớn tiền mặt lưu hành, nhờ đó góp phần làm giảm bớt các chi phí liên quannhư in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền
Sự hoạt động ngày càng đa dạng và phong phú của hình thức TDNH
đã tạo ra một bước phát triển mới trong việc mở tài khoản và giao dịch,thanh toán thông qua ngân hàng, dưới các hình thức chuyển khoản hoặcthanh toán bù trừ cho nhau Qua đó giải quyết nhanh chóng các quan hệkinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội (KTXH) phát triển
Với sự hoạt động của TDNH, vốn tiền tệ trong xã hội được huy động
để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhờ đólàm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội
* Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Vốn tín dụng luôn vận động không ngừng, gắn liền với quá trình vậnđộng của vật tư, hàng hóa và dịch vụ, thể hiện chi phí cũng như doanh thuđem lại cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác Bên cạnh đó, sự pháttriển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời và phát
Trang 13triển của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo ra mộtkhả năng lớn trong việc phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.TDNH đã trở thành tấm gương góp phần phản ánh hoạt động SXKD củadoanh nghiệp và cao hơn trở thành một thước đo cho sự phát triển của nềnkinh tế Thông qua đó, nó góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế, từ đóngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, bảo về nền kinh tế phát triển một cáchlành mạnh và hợp lý.
1.1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng
* Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp đượcthành lập và tiến hành các hoạt động SXKD Trong xu thế mở cửa và hộinhập mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu về vốn ngày càng trở nên bức thiết.TDNH là một trong những công cụ quan trọng để tập trung vốn một cáchhiệu quả trong nền kinh tế Lượng vốn đó một mặt được cung ứng cho cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế để phát triển, mở rộng SXKD, một mặt đápứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội Qua đó, TDNH sẽ gópphần thúc đẩy hoạt động SXKD, tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ cho nềnkinh tế, đồng thời giúp cho việc lưu thông hàng hóa ngày càng phát triểnhơn Nhờ vậy, hiệu suất sử dụng đồng vốn được tăng lên, tạo nên động lựcmạnh mẽ để phát triển kinh tế
* Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Thông qua việc tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, TDNH mộtmặt vừa đáp ứng nhu cầu của SXKD và tiêu dùng trong cuộc sống, mặtkhác đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế,giảm áp lực lạm phát, qua đó góp phần ổn định tiền tệ Bên cạnh đó, nhờlượng vốn được cung ứng từ TDNH, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để
mở rộng hoạt động, tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong xã hội, đồng thời tạo sự
ổn định cho thị trường, bình ổn giá cả
Trang 14* Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống và trật tự xã hội
Trong thời đại hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, cùng với
đó, nhu cầu của con người cũng đa dạng và được nâng cao hơn Bên cạnh
đó, dân số tăng nhanh một mặt làm tăng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội,mặt khác cũng tạo nên áp lực việc làm Nhờ có TDNH, các doanh nghiệp
có thể mở rộng hoạt động SXKD, từ đó tạo ra nhiều hàng hóa dịch vụ, đápứng nhu cầu đang gia tăng của thị trường, vừa có điều kiện để tạo ra nhiềucông ăn việc làm, giải quyết vấn đề bức thiết của xã hội Thông qua đó, nhucầu của cuộc sống ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn, tỷ lệ thất nghiệpcũng giảm đi đáng kể, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, duy trì trật
tự xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế
* Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Mở cửa, hội nhập là xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiệnnay Mỗi quốc gia trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thốngkinh tế thế giới nói chung Sự phát triển của TDNH không chỉ tạo ra nhữngảnh hưởng trong một quốc gia mà còn vượt ra tầm quốc tế Nhờ có TDNH,các hoạt động giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệptrong và ngoài nước được thiết lập và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.Các quan hệ kinh tế cũng từ đấy mà được giải quyết một cách nhanhchóng Sự mở rộng và phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại và giaolưu kinh tế quốc tế đã giúp cho các nước xích lại gần nhau hơn trong tiếntrình phát triển của toàn nhân loại
1.1.1.5 Phân loại tín dụng ngân hàng
* Dựa vào thời hạn tín dụng
Căn cứ theo thời hạn tín dụng thì TDNH được chia thành ba loại sau:
Trang 15 Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn từ 12
tháng trở xuống, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của cácdoanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Tín dụng trung hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn trên 1
năm đến 5 năm, dùng để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là các trang thiết bịchóng hao mòn
Tín dụng dài hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5
năm, được sử dụng chủ yếu để tài trợ cho các công trình xây dựng như sânbay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sửdụng dài hoặc dùng tài trợ cho các dự án đầu tư lớn
* Dựa vào hình thức tài trợ
Theo hình thức tài trợ, TDNH được chia thành các loại sau:
Cho vay: Là một hình thức cấp TDNH, theo đó ngân hàng
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạnnhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Khi vayvốn của ngân hàng, khách hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản: sửdụng vốn đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận tronghợp đồng tín dụng Trong hoạt động cho vay, ngân hàng có thể sử dụngmột số nghiệp vụ sau:
Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng chophép người vay chi vượt (trội) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đếnmột giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định
Cho vay trực tiếp từng lần: Nghiệp vụ cho vay này được ápdụng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không
có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Mỗi lần vay, khách hàng phảilàm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Mỗi món vayđược tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau, theo từng kỳ hạn nợ tronghợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi
Trang 16 Cho vay theo hạn mức: Là nghiệp vụ cho vay mà theo đóngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tíndụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểmtính Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch SXKD và nhu cầuvay vốn của khách hàng Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trảnhiều lần, nhưng dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng, một sốtrường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ Dư nợ trong kỳ có thểlớn hơn hạn mức Tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm
dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức
Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luânchuyển của hàng hóa Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thiếuvốn khi mua hàng, khi đó ngân hàng có thể cho vay để doanh nghiệp muahàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Loại cho vay này thường ápdụng đối với các doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất cóchu kỳ tiêu thụ ngắn ngày và có quan hệ vay trả thường xuyên với ngânhàng
Cho vay trả góp: Là nghiệp vụ cho vay theo đó ngân hàngcho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏathuận Hình thức này thường được áp dụng đối với các khoản vay trung vàdài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hóa lâu bền Ngân hàng cũngthường cho người tiêu dùng vay trả góp thông qua hạn mức nhất định Chovay trả góp có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hóamua trả góp nên lãi suất cho vay tương ứng cũng thường là cao nhất trongkhung lãi suất cho vay của ngân hàng
Cho vay gián tiếp: Đây là nghiệp vụ cho vay thông qua các
tổ chức trung gian như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,Hội phụ nữ… qua đó góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đilên làm giàu Ngoài ra ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán
lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất, điều này sẽ hạn chế ngườivay sử dụng tiền sai mục đích
Trang 17 Chiết khấu: Là một hình thức cấp TDNH, theo đó ngân hàng
nhận các chứng từ có giá chưa đáo hạn của khách hàng và trao cho kháchhàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ chiết khấu trừ đi chi phí vàphần lợi nhuận mà ngân hàng được hưởng
Các ngân hàng thương mại (NHTM) thường nhận chiết khấu các loạichứng từ cơ bản, gồm có thương phiếu và chứng từ có giá khác như: tráiphiếu, tín phiếu Kho bạc Nhà nước
Để hiểu rõ hoạt động chiết khấu, chúng ta sẽ xem xét việc chiết khấuthương phiếu
Thương phiếu là chứng từ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toánhoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong mộtthời gian nhất định Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, ngân hàng xácđịnh số tiền cấp cho khách hàng như sau:
Số tiền chuyển cho người xin chiết khấu = Mệnh giá thương phiếu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí.
Trong đó:
Hoa hồng phí = Mệnh giá thương phiếu x Tỷ lệ hoa hồng (%)
Lãi chiết khấu = Mệnh giá thương phiếu x Lãi suất chiết khấu(%/năm) x Số ngày nhận chiết khấu / 360
Số ngày nhận chiết khấu là số ngày còn lại của thương phiếu từ khi
nó được mang đến ngân hàng chiết khấu đến thời điểm đáo hạn
Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường giao lưu cùng với các mốiquan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng không chỉtrên phạm vi quốc gia mà còn vươn ra tầm quốc tế Cùng với quá trình đó,hoạt động chiết khấu thương phiếu cũng ngày càng phát triển và trở nênquan trọng hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD củacác doanh nghiệp
Bảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là hình thức cấp tín dụng,
theo đó ngân hàng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không
Trang 18thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàngphải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận Trong quan hệbảo lãnh, ngân hàng là bên bảo lãnh, khách hàng của ngân hàng là ngườiđược bảo lãnh và người nhận bảo lãnh là bên thứ ba Theo mục tiêu, bảolãnh của ngân hàng có thể được chia thành một số loại sau:
Bảo lãnh vay vốn (bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay): Là
cam kết của ngân hàng đối với người cho vay về việc sẽ trả nợ thay chokhách hàng (người đi vay) nếu khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ khôngđầy đủ, không đúng hạn
Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của ngân hàng sẽ thanhtoán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán thay cho khách hàng trong trườnghợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụthanh toán của mình
Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của ngân hàng với chủ thầu
(chủ đầu tư) để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Nếubên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu mà không nộphoặc nộp không đủ tiền phạt thì ngân hàng sẽ trả tiền phạt thay cho bên dựthầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của ngân hàng vềviệc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiệnđúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng, gây tổn thất cho bên thứ ba
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Là cam kết của ngân hàng
về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước (đặt cọc) cho bên mua (người nhận bảolãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả lại đầy đủ số tiền
đó theo thỏa thuận
Cho thuê tài chính: Là hình thức cấp tín dụng trung và dài
hạn thông qua việc ngân hàng cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa ngân hàng(bên cho thuê) và khách hàng (bên thuê) Bên cho thuê cam kết mua máymóc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu
Trang 19của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bênthuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đãđược hai bên thỏa thuận.
Cho thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp (người thuê) có thể nângcao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư, gópphần đổi mới công nghệ thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao năngsuất lao động Bên cạnh đó, cho thuê tài chính còn đem lại cho ngân hàngmột nguồn thu khá an toàn, có tính ổn định cao Trong suốt thời hạn chothuê, ngân hàng có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê nên ngânhàng có khả năng nhanh chóng thu lại tài sản nếu người thuê không tuânthủ hợp đồng và vẫn nhận được toàn bộ số tiền thuê theo thoả thuận banđầu Tuy nhiên, ngân hàng cũng gặp rủi ro khi hoạt động SXKD của kháchhàng không có hiệu quả, không trả được tiền thuê đầy đủ và đúng hạn.Thực tế, nhiều tài sản thuê mang tính đặc thù, khó bán, khó cho thuê lại,khi thu hồi chi phí tháo dỡ cao… Do vậy, trong hoạt động cho thuê, ngânhàng cần tiến hành phân tích kỹ lưỡng các yếu tố và lựa chọn hình thức chothuê thích hợp
Bao thanh toán: Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát
triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào thế kỷ XV dướihình thức ứng trả trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sảnphẩm), và phát triển mạnh từ thế kỷ XIX thông qua các nhà đại lý thanhtoán ngành dệt may của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổnghợp Với lịch sử lâu đời nên định nghĩa về nghiệp vụ bao thanh toán cũnghết sức đa dạng
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bao thanh toán là hình thứccấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại
có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phátsinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ
Trang 20Hiệp hội bao thanh toán thế giới FCI thì định nghĩa bao thanh toán
là một loại hình dịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợvốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu vàdịch vụ thu hộ Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ baothanh toán (factor) với người cung ứng hàng hóa dịch vụ hay còn gọi làngười bán hàng trong quan hệ mua bán hàng hóa (seller) Theo như thỏathuận factor sẽ mua lại các khoản phải thu của người bán dựa trên khả năngtrả nợ của người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi
là con nợ trong quan hệ tín dụng (debtor)
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiệncủa ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chứcbao thanh toán (client hay seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán(debtors hay buyers) Đối với các loại bao thanh toán xuất nhập khẩu thì sẽ
có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khẩu và mộtđơn vị ở nước của nhà nhập khẩu Ngoài ra, khi một khách hàng ký kết hợpđồng bao thanh toán với factor, họ sẽ bán không phải là một mà một số cáckhoản phải thu từ nhiều khách hàng khác nhau, cho nên trong một nghiệp
vụ bao thanh toán có thể có rất nhiều con nợ của factor
* Dựa vào hình thức bảo đảm
Căn cứ vào hình thức bảo đảm, TDNH được chia thành các loại sau:
Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng của ngân hàng
mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba.Loại tín dụng này chủ yếu được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường
là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững mạnhhoặc khoản vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay
Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng của ngân hàng dựa
trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh bằng tài sản, uytín của bên thứ ba Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng củatài sản bảo đảm, có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc bảo quản tài sảnbảo đảm
Trang 211.1.2 Tăng trưởng tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Trong xu thế mở cửa và hội nhập hiện nay, TDNH giữ một vai trò vôcùng quan trọng trong nền kinh tế Các quan hệ TDNH được thiết lập ngàycàng rộng rãi, đa dạng và phong phú hơn với nhiều hình thức cấp tín dụngmới mẻ, tiên tiến
Tăng trưởng TDNH được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín dụng
do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chứckhác trong nền kinh tế Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu
về vốn ngày càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội
1.1.2.2 Các chỉ tiêu xác định tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Tăng trưởng TDNH được thể hiện cả về quy mô và tốc độ tăngtrưởng
Quy mô tăng trưởng: Được xác định thông qua con số tuyệt
đối bằng cách tính chênh lệch giữa tổng giá trị của các khoản tín dụng do
hệ thống ngân hàng cấp trong kỳ tính toán so với kỳ trước, nó phản ánhmức độ tăng trưởng tín dụng là nhiều hay ít và được tính theo công thức:
Quy mô tăng trưởngkỳ t = TDt - TDt-1
Trong đó, TDt và TDt-1 lần lượt là tổng giá trị các khoản tín dụng do
hệ thống ngân hàng cấp trong kỳ t và kỳ t-1
Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng TDNH của kỳ tính
toán so với kỳ trước được xác định thông qua con số tương đối nhằm phảnánh mức độ tăng trưởng là nhanh hay chậm và được tính theo công thức:
( TDt - TDt-1) x 100%
TDt-1
Việc kết hợp giữa quy mô và tốc độ tăng trưởng sẽ cho chúng ta cáinhìn rõ ràng hơn về thực trạng tăng trưởng TDNH trong từng thời kỳ pháttriển của nền kinh tế
Ngoài ra, dựa vào hai tiêu chí trên, tăng trưởng TDNH còn được tínhcho từng bộ phận cấu thành tùy thuộc vào cách phân loại và mục đích
Trang 22nghiên cứu như theo thời hạn (tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), theolĩnh vực (sản xuất, phi sản xuất), theo đồng tiền (tín dụng bằng đồng nội tệ,đồng ngoại tệ) và có thể tính cho từng tháng, từng quý, từng năm hay từng
kỳ nhất định
1.2 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Kiểm soát tăng trưởng TDNH là hoạt động mà trong đó, Ngân hàngTrung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất cơ bản,lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như cácquy định khác trong lĩnh vực TDNH để điều tiết quy mô, tốc độ, cơ cấutăng trưởng TDNH trong toàn hệ thống một cách hợp lý, vừa đáp ứng nhucầu cho sự phát triển của xã hội, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
Trên cơ sở đó, các ngân hàng sẽ xây dựng và thực hiện một chínhsách tăng trưởng tín dụng dựa trên những định hướng và quy định củaNgân hàng Trung ương sao cho phù hợp với quy mô, đặc điểm, tính chấtcủa từng ngân hàng cũng như điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong từnggiai đoạn
1.2.2 Sự cần thiết kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Hệ thống ngân hàng, từ khi ra đời cho đến ngày nay càng khẳng địnhtầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nhânloại
Cùng với sự tăng trưởng của TDNH, rủi ro trên thị trường tài chínhcũng ngày một tăng lên và càng trở nên khó kiểm soát Thực tế cho thấyrằng, các cuộc khủng hoảng gần đây đều bắt nguồn từ hệ thống tài chính
mà mắt xích trung tâm là hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, cũng từ trongnhững cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng với những khoản tín dụng củamình sẽ như một bệ đỡ quay trở lại vực dậy nền kinh tế Có thể ví, những
Trang 23khoản tín dụng này như một nguồn máu cung cấp cho một cơ thể đangngày càng suy yếu, để rồi từ đấy làm hồi sinh cơ thể đó.
Mức độ tăng, giảm tín dụng của hệ thống ngân hàng là sự biểu hiệncủa chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt Sự gia tăng tín dụng sẽ có tácđộng làm tăng cung tiền, qua đó, sự tác động đến lạm phát và tăng trưởngkinh tế sẽ không giống nhau giữa các quốc gia và trong mỗi giai đoạn pháttriển của thị trường tiền tệ thì mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụngđến nền kinh tế trong cùng một quốc gia cũng không giống nhau Chúng ta
có thể thấy rõ vai trò quan trọng của TDNH trong cuộc khủng hoảng, tuynhiên trên đà phục hồi và đi lên của nền kinh tế, tăng trưởng TDNH lại tácđộng tới lạm phát cả trong ngắn hạn và dài hạn, sự tác động này nhiều khivượt quá cả sự ảnh hưởng của tín dụng tới tăng trưởng kinh tế Vì lẽ đó,đằng sau sự phục hồi của nền kinh tế, Chính phủ các nước cần đánh giámột cách thận trọng tác động của tăng trưởng TDNH tới lạm phát và tăngtrưởng kinh tế, để có những biện pháp kiểm soát phù hợp Nếu quá dễ dãitrong việc mở rộng tín dụng thì nền kinh tế có thể nhanh khởi sắc trongngắn hạn, nhưng trong dài hạn lại ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng cùng với
đó là sự thiếu hiệu quả và lãng phí nguồn lực, điều này có thể lại châm ngòicho một cuộc khủng hoảng mới với hậu quả không thể lường trước được.Tuy nhiên, nếu kiểm soát tăng trưởng TDNH quá chặt chẽ, tới mức không
đủ đáp ứng nhu cầu thực sự của nền kinh tế thì đây lại là một lực cản kìmhãm sự đi lên của nền kinh tế, triệt tiêu hiệu quả của các chính sách cũngnhư những nỗ lực của toàn xã hội
1.2.3 Nội dung kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính, hoạt động tín dụng của
hệ thống ngân hàng cũng trở nên ngày càng phát triển với nhiều hình thức
đa dạng và phong phú hơn Để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả củahoạt động tăng trưởng TDNH, từ đó hướng tới sự phát triển chung của nền
Trang 24kinh tế, Ngân hàng Trung ương cần phải kiểm soát tăng trưởng TDNH trênmột số nội dung cơ bản và quan trọng sau:
Quy mô tăng trưởng: Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh
tế, căn cứ vào chiến lược phát triển và nhu cầu thực tế của xã hội, Ngânhàng Trung ương cần kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng của hệ thốngngân hàng một cách phù hợp, không để thiếu hụt gây ảnh hưởng tiêu cựckìm hãm sự phát triển, nhưng cũng không để vượt quá mức cần thiết, làmtăng cung tiền, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng TDNH cần phù hợp với
tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ tiềm ẩnnhiều rủi ro, từ đó làm cho tăng trưởng kinh tế trở nên không bền vững.Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp lại không đáp ứng đầy
đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bịchậm lại
Cơ cấu tăng trưởng: Trong hoạt động kiểm soát tăng trưởng
TDNH, Ngân hàng Trung ương cũng cần phải quan tâm đến việc kiểm soát
cơ cấu tăng trưởng Đó có thể là cơ cấu về thời hạn tín dụng giữa tín dụngngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cơ cấu theo lĩnh vực cấp tín dụng giữa lĩnhvực sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất; hay cơ cấu giữa tăng trưởng tín dụngbằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể,trong từng giai đoạn vận động của nền kinh tế, cũng như ở mỗi quốc giakhác nhau, cơ cấu tăng trưởng TDNH tối ưu cũng sẽ không giống nhau
Chất lượng tăng trưởng: Tăng trưởng TDNH có thể đi kèm với tỷ
lệ nợ xấu ngày càng tăng cao Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ làđảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới sự tăng trưởng và phát triển bềnvững Xét cho cùng, việc kiểm soát quy mô, tốc độ, cơ cấu tăng trưởngTDNH chính là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tăngtrưởng TDNH, đây được xem như nội dung trung tâm trong hoạt độngkiểm soát tăng trưởng TDNH, qua đó tạo điều kiện để phát triển mọi mặtcủa nền KTXH
Trang 251.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng
1.3.1 Các nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Lĩnh vực ngân hàng - tài chính là một lĩnh vực rất nhạy cảm với sựbiến động của môi trường kinh tế Một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động của xã hội, đặc biệt
là hoạt động SXKD và đầu tư, điều này sẽ đưa đến cơ hội mở rộng tín dụngcho các ngân hàng
Khi đó, với một nền kinh tế phát triển, vận hành theo cơ chế thịtrường và hướng tới tự do hóa thị trường tài chính thì hoạt động kiểm soáttăng trưởng TDNH sẽ được thực hiện ở một mức độ hợp lý, nhằm phát huyvai trò tự điều tiết của thị trường
Ngược lại, với một nền kinh tế có nhiều bất ổn, chưa đủ điều kiện để
tự do hóa thị trường tài chính thì hoạt động kiểm soát tăng trưởng tín dụngvẫn phải được tăng cường ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô để tránh những ảnhhưởng tiêu cực tới nền kinh tế
1.3.1.2 Môi trường chính trị
Một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ có điều kiện để phát triểncác hoạt động của nền kinh tế cũng như tăng cường các quan hệ giao lưukinh tế quốc tế Nhờ đó, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũngngày càng được mở rộng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ratầm quốc tế Cùng với đó, hoạt động kiểm soát tăng trưởng TDNH cũng sẽrộng hơn và ngày càng đa dạng
Trong khi đó, đối với một quốc gia có nền chính trị bất ổn, mọi hoạtđộng kinh tế sẽ không có điều kiện để phát triển, đồng thời phải gánh chịunhiều tác động tiêu cực Kéo theo đó, hoạt động tăng trưởng cũng như kiểmsoát tăng trưởng TDNH sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không được quantâm và chú trọng
Trang 261.3.1.3 Môi trường pháp lý
Hệ thống ngân hàng hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, nếu việc quản lý hoạt động củacác ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực tín dụng bị buông lỏng sẽ gây ranhững hậu quả khó lường và tạo ra những ảnh hưởng có tác động dâychuyền tới toàn nền kinh tế Vì vậy, hoạt động của ngân hàng cần phảiđược đặc biệt quan tâm Hơn thế nữa, lĩnh vực TDNH lại luôn tiềm ẩnnhiều rủi ro lớn nên càng phải kiểm soát chặt chẽ trong khuôn khổ phápluật của Nhà nước
Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và thống nhất trong việcđiều chỉnh lĩnh vực TDNH sẽ giúp cho việc kiểm soát tăng trưởng TDNH
có một cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện một cách thuận lợi, mang lạihiệu quả cao, góp phần tạo nên sự ổn định cho thị trường tài chính cũngnhư cho toàn nền kinh tế
1.3.1.4 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế
Một nền kinh tế với tỷ suất lợi nhuận cao sẽ rất hấp dẫn cho hoạtđộng đầu tư, phát triển các hoạt động kinh tế, từ đó tạo ra một nhu cầu lớn
về tín dụng để thực hiện các hoạt động đó, nhờ vậy sẽ kích thích tăngtrưởng TDNH với các hình thức cấp tín dụng ngày càng đa dạng và phongphú hơn
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, hoạt động tín dụng cũng trởnên rủi ro và khó kiểm soát hơn Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năngphải tăng cường kiểm soát tăng trưởng TDNH để đảm bảo tăng trưởng tíndụng theo hướng hợp lý và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy
ra đối với nền kinh tế
1.3.1.5 Chu kỳ vận động của nền kinh tế
Sự vận động của nền kinh tế luôn có tính chu kỳ, tạo nên một vòngtuần hoàn trong tiến trình phát triển Trong chu kỳ vân động đó, khi nềnkinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhu cầu về vốn đầu tư, mởrộng hoạt động SXKD tăng lên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng TDNH Cùng
Trang 27với đó là những rủi ro rất lớn trên thị trường tài chính Vì vậy, hoạt độngkiểm soát tăng trưởng TDNH trong giai đoạn này cần đặc biệt quan tâm,nhằm tạo sự ổn định và phát triển đúng hướng cho thị trường.
Còn khi nền kinh tế suy thoái và lâm vào khủng hoảng, hoạt độngkiểm soát tăng trưởng TDNH cần được thực hiện một cách phù hợp, mộtmặt mở rộng cho những lĩnh vực cần thiết như lĩnh vực sản xuất nhằmphục hồi nền kinh tế, mặt khác cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ nhữnglĩnh vực có rủi ro lớn, nhằm tạo ra một cơ cấu tín dụng hợp lý, hướng tới sựtăng trưởng của nền kinh tế trong tương lai
1.3.1.6 Nhu cầu tín dụng của khách hàng
Có thể thấy, khi nhu cầu tín dụng của khách hàng tăng lên thì nó sẽtạo động lực kích thích tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng vàngược lại khi nhu cầu đó giảm đi sẽ kéo theo sự giảm xuống tương ứng củakhối lượng tín dụng Trong cơ chế hiện nay, hoạt động SXKD cũng nhưcác quan hệ giao lưu kinh tế ngày càng được mở rộng, điều này tạo ra cơhội thuận lợi cho các ngân hàng trong việc gia tăng khối lượng tín dụngcung ứng cho nền kinh tế
Khi những nhu cầu tín dụng của xã hội phù hợp với chiến lược pháttriển kinh tế sẽ tạo ra một cơ cấu hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động kiểmsoát tăng trưởng TDNH được thuận lợi hơn Tuy nhiên, nếu những nhu cầunày lại bắt nguồn từ xu hướng chạy theo đám đông thì sẽ tạo nên những rủi
ro rất lớn cho nền kinh tế Vì thế, hoạt động kiểm soát tăng trưởng TDNHcần được đặc biệt quan tâm, nhằm điều chỉnh một cơ cấu tăng trưởng cânđối và hợp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị trường tàichính
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Trong từng thời kỳ, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cóthể đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau Nếu ưu tiên cho tăng trưởng
Trang 28kinh tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ được điều hành theohướng nới lỏng hơn, hoạt động tín dụng cũng được mở rộng theo Ngượclại, nếu đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên hàng đầu thì chính sách tàikhóa và chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt, hoạt động kiểm soát tăngtrưởng TDNH cũng sẽ được tăng cường, làm cho khối lượng tín dụng chonền kinh tế có chiều hướng tăng trưởng chậm lại.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi, chính sách về lãi suất tỷ giá, chínhsách phát triển hệ thống tài chính của NHNN cũng có những ảnh hưởng lớntới sự tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Ví dụ như chính sách
ưu đãi đối với khu vực nông nghiệp nông thôn đã tạo ra khả năng mở rộngtín dụng đối với khu vực này Từ đó góp phần vừa tạo nên sự tăng trưởngcủa TDNH, vừa đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, thực hiện xóa đóigiảm nghèo, phát triển đất nước
1.3.2.2 Hiệu quả huy động vốn và tiềm lực của ngân hàng
Khi ngân hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định cho phép ngân hàng cóthể tăng các khoản tín dụng trung và dài hạn Từ đó, kiểm soát tăng trưởngtín dụng sẽ được thực hiện một cách thuận lợi nhằm đảm bảo cân đối cơcấu thời hạn của các khoản tín dụng
Ngoài ra, nếu vốn chủ sở hữu lớn, ngân hàng có thể theo đuổi chínhsách tín dụng mạo hiểm, tìm kiếm lợi nhuận Khi đó, việc kiểm soát tăngtrưởng tín dụng cần được tăng cường để điều chỉnh tăng trưởng tín dụngtheo hướng hợp lý, hạn chế những nguy cơ xảy ra tổn thất trên thị trườngtài chính cũng như những ảnh hưởng tiêu cực cho toàn nền kinh tế
1.3.2.3 Sự phát triển, tính chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng
Một hệ thống tài chính phát triển hiện đại với một mạng lưới ngânhàng rộng khắp cùng với sự chuyên môn hóa cao sẽ tạo ra một khả nănglớn cho các cá nhân, doanh nghiệp và nhiều tổ chức khác có thể tiếp xúcđược các khoản tín dụng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của hoạt động SXKD
và tiêu dùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế
Trang 29Nhờ tính chuyên nghiệp trong hoạt động, rủi ro trên thị trường tàichính được kiểm soát tốt hơn Từ đó, hoạt động kiểm soát tăng trưởngTDNH sẽ được thực hiện ở một mức độ phù hợp, nhằm phát huy vai trò tựđiều tiết của thị trường.
1.3.2.4 Chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng
Chiến lược phát triển là hệ thống các quan điểm, mục tiêu cùng cácgiải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra; trong đóchính sách tín dụng là một trọng tâm Dựa trên việc phân tích những điềukiện, hoàn cảnh thực tế, các ngân hàng có thể hướng hoạt động tăng trưởngtín dụng theo những cách khác nhau, với một quy mô, tốc độ, cơ cấu tăngtrưởng là khác nhau
Nếu chiến lược tăng trưởng của các ngân hàng được xây dựng phùhợp với chiến lược phát triển KTXH, cũng như phù hợp với điều kiện, hoàncảnh thực tế thì hoạt động kiểm soát tăng trưởng tín dụng sẽ được thực hiệnthuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn, góp phần tạo nên sự phát triểnchung của nền kinh tế
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam và sự cần thiết kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam
KHTC hiểu một cách chung nhất, là sự mất khả năng thanh khoảncủa các tập đoàn tài chính, dẫn đến sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong
hệ thống tài chính Nó là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nềnkinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình
Cuộc KHTC toàn cầu năm 2008 là một trong những cuộc khủnghoảng lớn nhất trong lịch sử loài người, với sức tàn phá nặng nề tới nềnkinh tế thế giới Theo thống kê, từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra đến giữanăm 2009 toàn thế giới đã có khoảng 33 ngân hàng ở các quy mô khácnhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản, kinh tế thế giới rơivào suy thoái Nguồn gốc cuộc khủng hoảng lần này được bắt nguồn từ
Mỹ, xuất phát từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, kéo theo sự đổ vỡdây chuyền trên thị trường tài chính
Cuộc KHTC toàn cầu được xem là đến Việt Nam chậm hơn mộtnhịp Tuy nhiên, trong năm 2008, Việt Nam cũng đã bắt đầu gánh chịunhững tác động đầu tiên của cuộc khủng hoảng GDP năm 2008 theo giá sosánh 1994 tăng 6,18% so với năm 2007, thấp hơn hẳn đà tăng trưởng củacác năm trước đó (năm 2006 là 8,23%, năm 2007 là 8,48%) và không hoànthành kế hoạch điều chỉnh của Quốc hội là 7% Tốc độ tăng tiêu dùng cuốicùng cũng giảm ở khu vực Nhà nước và hộ gia đình Trong đó tiêu dùngcuối cùng của khu vực Nhà nước giảm từ 8,9%, năm 2007 xuống 7,5%
Trang 31năm 2008, ở khu vực hộ gia đình giảm từ 10,7% xuống còn 8% Xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ năm 2008 tăng thấp so với năm 2007, chỉ ở mức 5,6%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 sụt giảm tới 80%, là sựsuy giảm rõ rệt nhất trên thị trường Châu Á Thời điểm cuối năm, các nhàđầu tư nước ngoài ồ ạt bán chứng khoán, rút vốn về khiến cho các chỉ sốchứng khoán của Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng Tổng giá trị vốn hoácủa thị trường chỉ đạt 19% GDP, thấp hơn nhiều so với các năm trước đó(năm 2006 là 22,6% và năm 2007 là 40%)
Cùng với sự suy giảm của thị trường chứng khoán, năm 2008, hoạtđộng của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư rơi vào khó khăn và nhiềutrường hợp lỗ lớn Còn đối với hệ thống ngân hàng, tính đến cuối năm
2008, nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng
dư nợ tín dụng
Bước sang năm 2009, theo đà suy giảm kinh tế của những tháng cuốinăm 2008, tốc độ tăng GDP quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độtăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, các quý tiếp theo của năm 2009 cótốc độ tăng lần lượt là 4,46%; 5,76% và 6,9% Tính chung cả năm 2009,GDP chỉ tăng 5,32%
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 đạt thấp Tính đếncuối năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so vớicùng kỳ năm 2008 Trong đó vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD, giảm 13% sovới năm trước
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD, giảm9,7% so với năm 2008 Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7 tỷUSD, giảm 5,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29,9 tỷ USD, giảm13,5%
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệuUSD, giảm 18,1% so với năm trước Trong đó dịch vụ du lịch đạt 3050triệu USD, giảm 22,4%; dịch vụ vận tải đạt 2062 triệu USD, giảm 12,5%
Trang 32Trước diễn biến và sự ảnh hưởng của cuộc KHTC toàn cầu năm
2008, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn đà suygiảm của nền kinh tế Cho tới nửa sau năm 2009, một số dấu hiệu tích cực
đã trở lại, phản ánh hiệu quả của các biện pháp thực hiện Nhưng chỉ đếnnăm 2010, sự phục hồi của nền KTVN mới được thể hiện rõ nét trên nhiềukhía cạnh:
Nền kinh tế trong nước đã sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm, từngbước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010, nhất là về cuốinăm Cụ thể, GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18%
và quý IV tăng 7,34% Tính chung năm 2010, GDP tăng 6,78%, cao hơnchỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6,5% Trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đềuđạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước: khu vực nông,lâm và thuỷ sản tăng 2,78%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%; dịch vụtăng 7,52%
Năm 2010, xuất khẩu tăng trưởng khá, cả năm tổng kim ngạch xuấtkhẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa chỉ tiêu 6% doQuốc hội đề ra Đây là bước phục hồi mạnh của xuất khẩu sau khi suy giảmsâu trong năm 2009
Nhập siêu được kiềm chế ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 17,3% kimngạch xuất khẩu, nằm dưới ngưỡng an toàn 20% Đây là tỷ lệ nhập siêuthấp nhất kể từ năm 2007 (năm 2007 là 29,9%, năm 2008 là 28,7% và năm
2009 là 22%)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng17,1% so với năm 2009 và bằng khoảng 41,9% GDP năm 2010; trong đóvốn nhà nước ước đạt 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tưtoàn xã hội; vốn ngoài nhà nước ước đạt 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm36,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm25,8%
Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiềudiễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại GDP quý I
Trang 33tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,05%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%, khuvực dịch vụ tăng 6,28%
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 đạt 7,1 tỷ USD, tăng45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước Tínhchung trong quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD,tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước
2010 khoảng 6% GDP, nợ công tăng từ 52,6% GDP năm 2009 lên 56,7%GDP năm 2010)
Chính vì vậy, việc kiểm soát tăng trưởng TDNH trở nên rất cầnthiết, góp phần khắc phục những vấn đề trên, đặc biệt trong bối cảnh kinh
Trang 34tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và sự phục hồi có xu hướng chậmlại trong năm 2011.
đó, NHNN Việt Nam cũng cần phải quan tâm tới việc kiểm soát cơ cấutăng trưởng tín dụng bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, nhằm đạt được một
sự cân đối hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường ngoại hối tớihoạt động tăng trưởng TDNH
Hơn thế nữa, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường hiệnnay, hệ thống tài chính Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và còn gặp nhiềukhó khăn trước những biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc
tế Xu hướng tự do hóa thị trường tài chính là một xu hướng tất yếu trongquá trình chuyển đổi mô hình kinh tế Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng ViệtNam vẫn còn thiếu kinh nghiệm và chưa thực sự hòa nhập trong một cơ chế
Trang 35kinh tế mới với nhiều mối quan hệ đan xen rất đa dạng song cũng hết sứcphức tạp Do đó, việc kiểm soát tăng trưởng TDNH ở Việt Nam hiện nay
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng cho sự hoạt động của hệthống ngân hàng, tăng khả năng đối phó của thị trường tài chính trướcnhững biến động của tình hình thực tế
Ngoài ra, xuất phát từ đặc điểm của Việt Nam khi tăng trưởng vẫncòn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, đặc biệt, sau khủng hoảng, vấn đề táicấu trúc nền kinh tế có vai trò rất quan trọng nhằm phôi phục đà tăngtrưởng và hướng tới sự phát triển bền vững
Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tái cấu trúc nền kinh tế và mô hình tăng trưởng còn là nhiệm vụ tiênquyết để nâng cao sức cạnh tranh của thị trường Vì vậy, kiểm soát cơ cấutăng trưởng TDNH một cách hợp lý sẽ giúp các khoản tín dụng được phânphối theo hướng ưu tiên cho những ngành chiến lược, đặc biệt là cho lĩnhvực sản xuất Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nông nghiệp nông
Trang 36thôn luôn được quan tâm hỗ trợ, vì đây là khu vực dễ bị tổn thương trướccơn bão khủng hoảng Qua những khoản tín dụng đó, nền kinh tế sẽ trở nênkhởi sắc hơn, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hợp lý, mở rathời kỳ phục hồi và tăng trưởng mới.
Trong năm 2008, thị trường tài chính trong nước đã trải qua những biếnđộng lớn về lãi suất
Biểu đồ 2.4
Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 (đơn vị %)
Nguồn: NHNNChính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm
Trang 372008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm.
Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưatừng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt và tỷ lệ dự trữ bắtbuộc Cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản Lãi suấttái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2 và 4 lần giảm trong 3tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ)
Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sựcăng thẳng về thanh khoản của các NHTM Đó cũng là thời điểm mà hoạtđộng cho vay của nhiều ngân hàng cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khókhăn do lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế, tín dụng tiêudùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấpnhất trong năm Theo báo cáo của NHNN, tháng 7/2008, dư nợ cho vay nềnkinh tế tăng 0,7% so với tháng trước; trong đó, dư nợ cho vay bằng VNDtăng 0,59% và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng 1,07% So với cuối năm
2007, dư nợ cho vay nền kinh tế đến thời điểm trên tăng 18,36%
Biểu đồ 2.5
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2008 (đơn vị %)