Tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu:
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng,đồng thời gắn liền với mọi hoạt động kinh tế có liên quan, mà trực tiếp là ngườigửi tiền và người vay vốn.
Lãi suất cũng là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia doNgân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành Nó có tác động rất lớn đối với vịệctăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông, thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệhay hạn chế huy động vốn, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khókhăn cho hoạt động ngân hàng Một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác dụngthúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lạikhi chính sách lãi suất thiếu chuẩn xác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.Và vai trò đó của chính sách lãi suất ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơncùng với quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trườngngày càng phát triển sâu sắc.
Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm đổi mới, ngành ngân hàng đã đạt được nhữngthành tựu nhất định, góp phần không nhỏ vào những thành quả chung của nền kinhtế Trong nhiệm vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã rất chú trọng đến việc đổi mới các công cụ điều tiết như hạn mức tíndụng, dự trữ bắt buộc, tỷ giá nhưng quan trọng nhất vẫn là công cụ lãi suất Nhìnchung trong hơn 10 năm đổi mới, chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng đã gópphần bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, kích cầu, tăng trưởng kinh tế.Cơ chế điều hành lãi suất được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế vàngày càng trở nên linh hoạt hơn Đặc biệt, trong giai đoạn thúc đẩy phát triển kinhtế và xu hướng hội nhập vào thị trường tài chính khu vực cũng như Quốc tế hiệnnay đòi hỏi NHNN phải xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tín dụng ngânhàng phù hợp, tiến tới tự do hoá trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước vớithị trường, phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Trang 2Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu chính sách lãi suất cũng như việc học tậpkinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển để từđó đưa ra những điều kiện, giải pháp để xây dựng một chính sách lãi suất đúng đắnở nước ta có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Điều này không chỉ có ý nghĩaquan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phùhợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trìnhhình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ởViệt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, đảm bảo sự thắng lợi chocông cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu chính sách lãi suất tín dụng trong
giai đoạn đổi mới nền kinh tế.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp.- Tính chất lịch sử
5 Kết cấu của đề tài
Chương I Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinhnghiệm của một số nước trong việc điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngânhàng.
Trang 3Chương II Đánh giá quá trình sử dụng và điều hành chính sách lãi suất tíndụng ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III Giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện chính sách lãi suất tíndụng ngân hàng ở Việt Nam.
En xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tài vàcô giáo Cao Thị Ý Nhi đã giứp đỡ em hoàn thành đề án này Trong quá trìnhnghiên cức vấn đề trên, do trình độ và khả năng có hạn nên bài viết này không thểtránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô đểhoàn thành tốt đề án này
Trang 4CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận của chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm của mộtsố nước trong việc điều hành chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng.
1 Khái niệm lãi suất.
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại rất nhiều phạm trù kinh tế - tài chínhtrong đó tín dụng và lãi suất tín dụng là một trong số những phạm trù quan trọng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động vay mượn, quan hệ sử dụng vốn giữangười đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả Đối với chủ thể thừavốn, tín dụng mang đến cho họ cơ hội không những bảo tồn được vốn mà còn tạothu nhập Đối với các chủ thể thiếu vốn, tín dụng giúp cho họ bổ sung vốn để đápứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc đời sống Như vậy, nhờ có hoạt động tíndụng mà có một bộ phận lớn nguồn vốn trong nền kinh tế được huy động, tậptrung và phân phối từ nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu để đáp ứng các nhu cầukhác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế.
Công cụ và là đòn bẩy quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tíndụng chính là lãi suất Lãi suất tín dụng ngân hàng là tỷ lệ % giữa lợi tức và tổngsố tiền vay trong một thời kỳ nhất định Như vậy, lãi suất chính là giá cả sử dụngtiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời gắn liền với mọihoạt động kinh tế có liên quan đến gửi tiền và vay tiền.
Mặt khác, ở tầm vĩ mô, lãi suất còn là một công cụ điều tiết kinh tế rất nhạybén và hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia Thông qua việc thay đổi mức vàcơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể tác động đến quy môvà tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnhcơ cấu, đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm pháttrong nước Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở,chính sách lãi suất còn được sử dụng như một công cụ góp phần điều tiết đối vớicác luồng vốn đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ
Trang 5giá Điều này không những tác động đến đầu tư phát triển mà còn tác động trựctiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối vớinước ngoài.
Chính vì những điều như vậy mà ở các nước kinh tế thị trường phát triển vàtheo đuổi chính sách tự do hoá tài chính (financial liberalization ), lãi suất đượchình thành trên cơ sở thị trường, tức là do quan hệ giữa cung và cầu về vốn trên thịtrường quyết định.
Có nhiều tiêu chí phân loại lãi suất tín dụng ngân hàng.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng, lãi suất tín dụng ngân hàng chia thành ba loại.Đó là lãi suất tín dụng ngắn hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng ngắn hạn, lãisuất tín dụng trung hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng trung hạn, lãi suất tíndụng dài hạn áp dụng đối với các khoản tín dụng dài hạn.
Nếu căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất thì lãi suất được chia thành lãisuất thả nổi và lãi suất cố định Lãi suất thả nổi là lãi suất thay đổi lên xuống cònlãi suất cố định là lãi suất được áp dụng trong suốt thời hạn tín dụng.
Nếu căn cứ vào loại hình lãi suất tín dụng, lãi suất được chia thành nhiềuloại khác nhau Lãi suất tiền gửi là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi, lãi suất nàycó nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi Lãi suất tiềnvay là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vaycủa ngân hàng, nó được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả chongân hàng Lãi suất chiết khấu áp dụng khi ngân hàng cho vay dưới hình thức chiếtkhấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán củakhách hàng, nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá và được khấu trừ ngay khingân hàng phát tiền vay cho khách hàng Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi ngânhàng tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếuhoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng Nó cũngđược tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của các giấy tờ có giá và cũng được khấu trừngay khi NHTƯ cấp tiền vay cho ngân hàng thương mại (NHTM ) Lãi suất liênngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trườngliên ngân hàng, nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu tiền của các tổ chức tín
Trang 6dụng và chịu sự chi phối của lãi suất tái cấp vốn của NHTƯ Lãi suất cơ bản là lãisuất được các NHTM sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh củamình.
Một vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu khái niệm lãi suất tín dụng ngânhàng đó là phải phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vàothời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát Lãisuất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các quan hệ tín dụng, trêncác phương tiên thông tin đại chúng.
Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổidự tính về lạm phát.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế được khái quátthành phương trình sau đây:
Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát.hay
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát.
Vì được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi về lạm phát nên lãi suấtthực tế phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật củaviệc cho vay.
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất :
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đóng vai trò trung tâmtrong hầu hết tất cả các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có thị trường tài chính.Vì lẽ đó, lãi suất trong các nước đó đều do Nhà nước qui định, thậm chí một sốnước còn quy định đến cả mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vaycủa các ngân hàng Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớnphụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không vận động theo bất cứ một quy luậtnào.
Trang 7Trái lại, trong các nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ đóng vai trò làngười điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính hoạt động theo cơ chế tự do hoá, cơ chếhình thành lãi suất là cơ chế thị trường Lãi suất vì vậy mà chịu ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều các nhân tố khác
Ảnh hưởng của cung cầu tiền tệ:
Lãi suất là giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầuhoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suấttrên thị trường Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quyđịnh của chính phủ và NHTƯ, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đềudựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất Do vậy, có thể tác động vào cung cầutrên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu,chiến lược trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trungvốn cho các dự án trọng điểm Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thìsự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc.
Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng:
Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xuhướng tăng Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suấtdanh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suấtdanh nghĩa phải tăng lên tương ứng Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăngsẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thứcphi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu cóthể Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suấttrên thị trường Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việckhắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởngcủa nền kinh tế.
Ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án đầu tư phải cao hơn lãi suất cáckhoản vay tài trợ cho dự án Có như vậy các nhà đầu tư mới có lợi nhuận từ các dựán đầu tư và phấn khởi mở rộng đầu tư Do đó, cách đánh giá, lựa chọn chính sách
Trang 8lãi suất phù hợp sẽ dựa trên cơ sở ước lượng tỷ suất lợi tức trung bình của nền kinhtế.
Ảnh hưởng của bội chi ngân sách:
Bội chi ngân sách ở trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu tiềntăng và làm tăng lãi suất Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý côngchúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây áp lực tăng lạm phát Thông thường,Chính phủ thường tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu.Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướnggiảm và lãi suất thị trường có xu hướng tăng Mặt khác, do tài sản có của NHTMtăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt mức giảm nên lãi suất ngânhàng cũng sẽ tăng.
Những thay đổi trong thuế:
Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có tác động đếnlãi suất Khi các hình thức thuế này tăng sẽ điều tiết đi một phần thu nhập của cáccá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinhdoanh chứng khoán Mọi người đều quan tâm đến thu nhập thực tế hơn là thu nhậpdanh nghĩa Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, họ phải cộngthêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái kỳ vọng:
Khi đồng nội tệ yếu, bị những sức ép lớn do những dao động của các đồngngoại tệ mạnh thì tâm lý phổ biến của người dân là coi ngoại tệ mạnh như mộttrong những loại tài sản tiết kiệm an toàn Chẳng hạn, khi hiện tượng đô la hoá xảyra, người dân sẽ ồ ạt chuyển sang tiết kiệm bằng ngoại tệ cụ thể là đô la Mỹ Làmnhư vậy người gửi hưởng lợi kép gồm lãi suất tiền gửi và sự lên giá của đồng đô laMỹ Sự chuyển dịch này tạo ra sự khan hiếm nội tệ ở các NHTM và buộc các ngânhàng này phải tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ để huy động cho vay nền kinh tế.Như vậy, khi xây dựng chính sách lãi suất cần phải xem xét đến khía cạnh tỷ giáđể giảm bớt mức chênh lệch giữa lợi tức lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ hay lãi
Trang 9suất cho vay nội tệ và ngoại tệ Điều này giúp giảm bớt sự dịch chuyển khôngmong đợi từ tiền gửi nội tệ sang đô la khi đồng đô la lên giá.
Những thay đổi trong đời sống xã hội:
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng củacác yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác như tình hình về kinh tế, chính trị cũngnhư những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệtrên thế giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước
Tất cả những điều này gợi ý cho những nhà nghiên cứu, soạn thảo và điềuhành chính sách lãi suất phải có một cách nhìn và đánh giá một cách tổng thể trướckhi đưa ra bất cứ một kết luận hay một quyết định nào có liên quan đến lãi suất
3 Các nguyên tắc cơ bản hình thành lãi suất tín dụng ngân hàng.
Như đã nói, lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ % tínhtheo một thời hạn xác định ( ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm căn cứ đểtính toán số lợi tức tín dụng mà các chủ thể tín dụng phải trả ( đối với chủ thể đivay ) hoặc nhận được ( đối với chủ thể cho vay ) để điều hoà lợi ích của các chủthể tham gia quan hệ tín dụng Do vậy, việc xác định lãi suất tín dụng sao cho hợplý là một vấn đề vô cùng quan trọng sao cho đảm bảo được lợi ích giữa các chủ thểtrong quan hệ tín dụng.
Trước hết, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý chongười gửi tiền vào ngân hàng Do vậy trong thực tế, lãi suất thực tế phải lớn hơnhoặc bằng tỷ lệ lạm phát tức là:
Lãi suất thực tế = tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ khuyến khích người gửi tiền.
Mặt khác, lãi suất tín dụng phải đảm bảo một phần thu nhập hợp lý cho cáctổ chức tín dụng (TCTD ) và NHTM tức là:
Lãi suất = Lãi suất + Các chi phí hợp lý + Bù đắp rủi ro + tỷ lệ thu nhậpcho vay tiền gửi trong hoạt động trong hoạt động hợp lý của tín dụng ngân hàng ngân hàng ngân hàng
Trang 10Đồng thời, lãi suất cho vay của ngân hàng phải đảm bảo phát triển nền kinhtế tức là phải đảm bảo cho những người vay vốn ngân hàng có thu nhập hợp lý,nghĩa là:
Lãi suất cho vay < Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của nền kinh tế.
Do vậy, có thể khẳng định rằng giới hạn tối đa của lãi suất tín dụng ngânhàng nói chung là tỷ suất lợi nhuận bình quân, còn giới han thấp nhất của lãi suấtlà chỉ số lạm phát vì nó sẽ làm cho người gửi tiền bảo toàn được vốn.
Tóm lại, để lãi suất tín dụng trở thành đòn bẩy kích thích và mở rộng cácquan hệ tín dụng trong nền kinh tế thì phải đảm bảo lãi suất tín dụng được kiểmsoát trong khung giới hạn sau đây:
Tỷ lệ lạm phát <= lãi suất tín dụng <= tỷ suất lợi nhuận bình quân.Nếu vượt quá giới hạn trên, lãi suất tín dụng sẽ gây ra tác động tiêu cực đốivới nền kinh tế xã hội, hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bất ổn, rối loạn.
4 Chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng.
Lãi suất là công cụ có ý nghĩa khi thực hiện chính sách tiền tệ, NHTƯ sẽcăn cứ vào thực trạng của nền kinh tế để quy định một số chỉ tiêu lãi suất áp dụngtrong toàn hệ thống ngân hàng Thông thường, người ta thường quy định hai chỉtiêu cơ bản là lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản.
a Lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suất kháchình thành trong nền kinh tế thị trường Đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọngtrong cơ chế thị trường.
Lãi suất cơ bản do NHTƯ xác định và công bố trên cơ sở tình hình thực tếcủa thị trường và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Lãi suất cơ bản có một số chức năng nhất định Nó là công cụ để điều hànhchính sách tiền tệ quốc gia Qua lãi suất cơ bản, NHTƯ tác động vào thị trườngtiền tệ, thúc đẩy, mở rộng hay thu hẹp tín dụng, giữ mức tương quan cần thiết giữa
Trang 11tổng cung và tổng cầu tiền tệ Mặt khác, lãi suất cơ bản là giá cả sử dụng vốn tronghoạt động tín dụng, là cở sở hình thành lãi suất thị trường, tức là lãi suất kinhdoanh tiền tệ Nó là điểm dung hoà một cách tự nhiên lợi ích của người gửi tiền,của người vay tiền và của TCTD.
Lãi suất cơ bản được xác định một cách trực tiếp dưới nhiều góc độ Nếuđứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của khách hàng ( người gửi tiền và người vay vốn)người ta quy định lãi suất tiền gửi tối thiểu và lãi suất cho vay tối đa Điều này cónghĩa là, vì lợi ích của người gửi tiền, các TCTD không được hạ lãi suất một cáchtuỳ tiện và vì yêu cầu phát triển sản xuất, các tổ chức tín dụng không được tăng lãisuất cho vay quá mức Nếu đứng trên giác độ bảo vệ lợi ích của các TCTD, tạokhuôn khổ cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, người taquy định lãi suất cơ bản theo chiều hướng ngược lại đó là quy định lãi suất tiền gửitối đa và lãi suất cho vay tối thiểu Điều này làm cho các TCTD không được vìmuốn tạo lợi thế trong cạnh tranh mà nâng lãi suất huy động quá cao hoặc cho vaytheo lãi suất quá thấp, gây thiệt hại chung cho toàn hệ thống các TCTD.
Khi xác định lãi suất cơ bản phải tính đến tổng thể quan hệ cung cầu vốnthông qua một loạt các yếu tố trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thông thường Đólà tỷ suất lợi nhuận bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát dự báohàng quý, hàng năm, lãi suất thực dương cho người gửi tiền, bù đắp chi phí và cólãi cho TCTD, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ từng thời kỳ, rủi ro trong hoạtđộng tín dụng, mức độ dự trữ bắt buộc, lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệnói chung, mối tương quan giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, mối tương quangiữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về lãi suất cơ bản, cách thức xác định vàđiều hành lãi suất cơ bản Có thể lấy lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa, lãisuất cho vay tối đa, lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ đối với các TCTD hoặc lãisuất trên thị trường liên ngân hàng.
a1 Lãi suất cơ bản là lãi suất tái chiết khấu.
Đây là phương pháp phổ biến được NHTƯ các nước áp dụng Do lãi suấtnày được chủ động công bố và được xem xét, tính toán tương đối thường xuyên
Trang 12nên thực sự đóng vai trò quyết định đối với các mức lãi suất kinh doanh cũng nhưcung cầu vốn của các TCTD Nhưng lãi suất chiết khấu lại mang nặng tính chất đểđiều hành chính sách tiền tệ.
a2 Lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa.
Thực chất của lãi suất cơ bản loại này là NHTƯ công bố và kiểm soát lãisuất tiền gửi tối đa và tự do hoá lãi suất cho vay Các TCTD sẽ ấn định các mức lãisuất tiền gửi trong phạm vi khống chế lãi suất tiền gửi tối đa và ấn định các mứclãi suất cho vay cụ thể phù hợp với cung cầu về vốn
a3 Lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay tối đa
NHTƯ công bố một mức lãi suất trần nhưng có thể quy định một số mứcbiên độ phù hợp với từng loại hình TCTD, thời hạn khác nhau.
a4 Lãi suất cơ bản là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các NHTM Lãi suất liênngân hàng hình thành trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và quan hệcung cầu vốn trong nền kinh tế Do vậy, lãi suất liên ngân hàng gắn với thị trườngnhiều hơn và dễ biến động hơn Thông thường lãi suất cơ bản bằng lãi suất liênngân hàng cộng thêm một biên độ gồm phí quản lý món vay, phí rủi ro
b Lãi suất tái chiết khấu.
Khi nền kinh tế phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, NHTƯ chuyển sangđiều hành lãi suất một cách gián tiếp, mang nặng yếu tố kinh tế Đó là lãi suất táichiết khấu của NHTƯ Lãi suất chiết khấu có tác động và có ý nghĩa hướng dẫn lãisuất thị trường một cách gián tiếp, tức là tác động đến lãi suất kinh doanh của cácTCTD.
Lãi suất chiết khấu chủ yếu ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ bằng cách ảnhhưởng đến khối lượng cho vay chiết khấu và cơ số tiền tệ Một sự tăng lên trongcho vay chiết khấu sẽ làm tăng cơ số tiền tệ và tăng cung ứng tiền tệ Còn một sựgiảm xuống trong cho vay chiết khấu sẽ làm giảm bớt cơ số tiền tệ và thu hẹp cungứng tiền tệ.
Trang 13Ngoài việc sử dụng làm công cụ để tác động đến cơ số tiền tệ và cung ứngtiền tệ, lãi suất chiết khấu còn được sử dụng để giúp cho việc tránh khỏi những cơnsụp đổ tài chính vì ngân hàng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng NHTƯđóng vai trò là người cho vay cuối cùng không chỉ cho các NHTM mà còn cho cảhệ thống tài chính nói chung NHTƯ cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng khicác ngân hàng bị đe doạ phá sản, do đó ngăn chặn xảy ra những cơn sụp đổ ngânhàng và tài chính.
Lãi suất chiết khấu có hai tác dụng: tác dụng về lượng đối với khối lượngtiền tệ trong lưu thông và tác dụng về giá đối với cơ cấu lãi suất trong nền kinh tế.
Tác dụng về lượng: Việc phân tích quá trình tạo tiền đã cho thấy cácNHTM sau khi tạo ra tiền ghi sổ còn phải tiền trung ương để đảm bảo Nhu cầunày khiến họ phải đi vay ở NHTƯ bằng cách tái chiết khấu một phần chứng từ cógiá của mình Việc tái cấp vốn của NHTƯ cho các NHTM có tác dụng về lượngđối với khối lượng tiền tệ vì nó dẫn đến việc phát hành tiền của NHTƯ cho cácNHTM để họ có thể chi trả cho việc rút vốn khỏi các NHTM.
Tác dụng về giá: NHTƯ tái chiết khấu các chứng từ do NHTM xuất trìnhvới điều kiện NHTM phải trả một tỷ suất nhất định do NHTƯ đơn phương quyđịnh Lãi suất này gọi là tỷ suất chiết khấu hay lãi suất chiết khấu Các loại lãi suấtcho vay tư nhân tức là lãi suất tín dụng cấp cho nền kinh tế và lãi suất cho vay Nhànước đều gắn chặt với lãi suất tái chiết khấu.
Mỗi khi tỷ suất chiết khấu thay đổi đều có xu hướng làm tăng hay giảm chiphí cho vay của NHTƯ đối với các NHTM và do đó khuyến khích hoặc cản trởnhu cầu xin vay
Mặt khác, khi kho bạc muốn bán tín phiếu kho bạc cho lĩnh vực ngân hàngthì họ phải chào một lãi suất tương đương với tỷ suất chiết khấu Nói cách khác,khi ấn định tỷ suất chiết khấu, NHTƯ cũng ấn định luôn mức lãi suất đi vay củaNhà nước.
Trang 14Như vậy, lãi suất chiết khấu chính là một công cụ để NHTƯ điều hànhchính sách lãi suất tín dụng ngân hàng sao cho phù hợp với mục tiêu của chínhsách tiền tệ quốc gia.
5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách lãi suất tíndụng ngân hàng
Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốcgia Tuỳ theo nhịp độ phát triển kinh tế, mức độ ổn định tiền tệ của mỗi nước màmỗi nước có nội dung, phương pháp điều hành, quản lý chính sách lãi suất tíndụng ở mức độ khác nhau.
5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản.
Thị trường tiền tệ của Nhật Bản chỉ dành cho các ngân hàng và một số địnhchế tài chính được chính thức công nhận trong giai đoạn Nhật Bản phát triển vớitốc độ cao Sau này, Nhật Bản mở rộng thị trường tiền tệ cho các thành phần thamgia và thị trường liên ngân hàng gồm có thị trường mua tiền tệ (call money market)dành cho những giao dịch cực ngắn, phục vụ cho giao dịch thương mại và thịtrường thương phiếu (bills market) dành cho các giao dịch dài hạn.
Hai thị trường này gồm có người cho vay, người đi vay và các nhà trunggian chuyên nghiệp, người buôn tiền ở thị trường tiền tệ Vì giao dịch không kýquỹ nên người buôn tiền chỉ hoạt động như người môi giới Ngân hàng Nhật cũngtham gia vào thị trường thương phiếu.
Để điều hành lãi suất, bên cạnh lãi suất có tính chất định hướng là lãi suấtchiết khấu, Nhật Bản còn áp dụng một số loai lãi suất có điều tiết được xây dựngdựa trên lãi suất chiết khấu và xác định dược lãi suất cơ bản là sàn lãi suất cho vaynhằm đảm bảo an toàn hệ thống Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàngđược tự do xác định trên cơ sở cung cầu về vốn và làm lãi suất tham chiếu cho mọiđịnh chế tài chính.
5.2 Kinh nghiệm của Pháp
Trang 15Pháp dùng lãi suất của thị trường liên ngân hàng làm lãi suất chỉ đạo (lãisuất cơ bản) Lý do là vì Pháp là một nước mà lượng vay vốn ngân hàng nhiều hơnlượng vay vốn qua thị trường tài chính Pháp dùng lãi suất cho vay chào mời vàolúc 11 giờ hàng ngày của 8 ngân hàng và hiện nay là của 12 ngân hàng để tính theosố trung bình cộng ra lãi suất cho vay bằng đồng nội tệ và bằng Ecu
Ở Pháp, các tín phiếu kho bạc được dành riêng cho thị trường liên ngânhàng.
Về lý thuyết, người ta cho rằng Pháp xác định lãi suất cơ bản do cung cầutín dụng quy định Trong 12 ngân hàng lớn, mỗi ngân hàng có quan hệ giữa nguồnvốn và cung cầu vốn tín dụng riêng, từ đó xác lập nên cung cầu vốn riêng củamình Nếu cung < cầu thì ngân hàng đó phải đi vay ở thị trường liên ngân hàng vàphản ánh bên cầu của thị trường liên ngân hàng Nếu cung > cầu, ngân hàng đó sẽlà người cung ứng vốn cho thị trường liên ngân hàng và phản ánh bên cung của thịtrường liên ngân hàng Sự gặp gỡ cung cầu của eác ngân hàng lớn phản ánh cungcầu tín dụng của nền kinh tế Nếu cung > cầu, lãi suất hạ xuống, nếu cung < cầu,lãi suất tăng lên NHTƯ với vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường liênngân hàng có thể không muốn lãi suất tăng lên sẽ cho vay một phần hoặc toàn bộsố cung < cầu Có thể nói đây là một công cụ hữu hiệu để NHTƯ tác động vào lãisuất trên thị trường Nhưng trong thực tế, lãi suất chỉ đạo đã biến động rất mạnhchứng tỏ vai trò quyết định hành chính của NHTƯ
Lãi suất chiết chiết khấu của NHTƯ Pháp hoàn toàn không phụ thuộc vàolãi suất cơ bản mà phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường tiền tệ.
5.3 Kinh nghiệm của Hồng Kông.
Hồng Kông có một nền kinh tế thị trường tự do - Phương Đông, do vậy màlãi suất trên thị trường cũng là thả nổi Hồng Kông không có các quan chức tiền tệTrung ương Viên toàn quyền và Hội đồng lập pháp chịu trách nhiệm công việc tàichính và tiền tệ
Trang 16Hồng Kông không có chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất độc lập trongdài hạn Hiệp hội ngân hàng Hồng Kông đặt ra lãi suất tiền gửi tối đa để các ngânhàng căn cứ vào đó mà tự do định lãi suất cụ thể.
5.4 Kinh nghiệm của Malaysia.
Từ những năm 70, Malaysia đã có nhiều đổi mới trong điều hành chính sáchlãi suất theo hướng tự do hoá Tuy nhiên, không phải tự do hoá lúc nào cũng là giảipháp tối ưu NHTƯ Malaysia đã liên tục điều chỉnh lãi suất, phục vụ linh hoạt việcthực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Từ năm 1981,Malaysia cho phép các NHTM tự tính mức lãi suất cơ bản cho ngân hàng mìnhdựa trên cơ sở chi phí thực tế Nhưng ngay sau đó, NHTƯ nhận thấy trong điềukiện thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, việc cho phép các NHTM tự xácđịnh mức lãi suất cơ bản như vậy theo nguyên tắc tự do hoá lãi suất sẽ dẫn đếncạnh tranh quá mức về lãi suất giữa các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn tronghoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ bị đe doạ Chính vì vậy, để giải quyết kịpthời vấn đề nêu trên nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế (1985 - 1986), vào năm1987, Malaysia đã chuyển sang điều hành lãi suất theo hướng vừa đảm bảo sự phốihợp chỉ đạo của NHTƯ, vừa duy trì ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của cácNHTM Với tinh thần đó, NHTƯ yêu cầu các NHTM tính lãi suất cơ bản của ngânhàng mình dựa trên mức lãi suất cơ bản của hai ngân hàng lớn "leader banks ".Các NHTM sẽ điều chỉnh lãi suất cơ bản của mình theo nguyên tắc áp dụng biênđộ giao động xung quanh lãi suất cơ bản
Hiện nay, các ngân hàng được phép tính lãi suất cơ bản cho ngân hàngmình, nhưng để đảm bảo tính khách quan và tương đồng giữa các ngân hàng trongkhi tính lãi suất cơ bản, NHTƯ đưa ra công thức chuẩn chung nhất để tính lãi suấtcơ bản Lãi suất cơ bản được xây dựng trên cơ sở các yếu tố: chi phí huy động (saukhi đã tính đến cả chi phí đáp ứng yêu cầu về dự trữ bắt buộc); các chi phí cho vay(gồm chi lương cho cán bộ, chi phí hành chính, các chi phí khác liên quan đến việccho vay, nhưng không bao gồm chi phí liên quan đến các khoản nợ khó đòi); tỷ lệlợi nhuận "profit margin" cho phép.
Trang 17Trên cơ sở lãi suất cơ bản được công bố, các NHTM sẽ niêm yết mức lãisuất cơ bản của mình Mức lãi suất cho vay thực tế của ngân hàng sẽ là lãi suất cơbản cộng với tỷ lệ phí rủi ro "risk premium" trong hoạt động ngân hàng áp dụnglinh hoạt cho từng món vay Các ngân hàng không được cho vay dưới mức lãi suấtcơ bản đã công bố.
Như vậy, lãi suất đã được điều hành theo hướng vừa có sự chỉ đạo củaNHTƯ, nhưng vẫn duy trì được quyền tự chủ của các NHTM trong việc quy địnhlãi suất Lãi suất được quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường, dựatrên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống.
Như vậy theo kinh nghiệm của các nước, sự tác động của Nhà nước nhữngkhi cần thiết vẫn là những quyết định hành chính về lãi suất công bố trên báo chí.
Từ kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể tham khảo và vận dụng mộtcách thích hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam để xây dựng một chính sách lãisuất tín dụng phù hợp.
Trang 18kiện kinh tế và tiền tệ cho phép Chính sách lãi suất tín dụng ngân hàng ở ViệtNam trong hơn 10 năm qua đã trải qua các giai đoạn như sau:
1 Giai đoạn lãi suất âm từ 1988 đến 1992.
Đây là thời kỳ Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, lạm phát ởmức cao, lãi suất luôn trong tình trạng âm NHNN quy định cụ thể lãi suất tiền gửivà cho vay Lãi suất âm có đặc điểm là lãi suất tiền gửi thấp hơn lạm phát và lãisuất cho vay thấp hơn lãi suất huy động vốn và thấp hơn lạm phát.
Lãi suất âm trong giai đoạn đó gây ra rất nhiều tiêu cực đối với nền kinh tế.Do lãi suất thực của tiền gửi là số âm nên không khuyến khích dân cư gửi tiền vàongân hàng để thực hiện việc tập trung vốn cho đầu tư phát triển, gây áp lực đối vớigiá cả hàng hoá, do đó làm cho mức lạm phát ngày càng tăng Nhu cầu vốn củanền kinh tế tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả cho doanh nghiệp Ngânhàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho ngân hàng vàngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế thị trường.
2 Từ tháng 10/1992 chuyển từ lãi suất âm sang lãi suất dương.
Trước tình hình trên, NHNN đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất, chuyểntừ lãi suất âm sang lãi suất dương, tức là lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát đểngười gửi tiền có lãi thực, vừa bảo toàn được giá trị tiền gửi, vừa có lãi và lãi suấttiền vay cao hơn lãi suất tiền gửi đảm bảo cho ngân hàng bù đắp được chi phí vàcó lãi
Trong giai đoạn này, NHNN công bố các mức lãi suất tiền gửi và cho vaybằng các quyết định hành chính để các NHTM thực hiện.
Chính sách lãi suất dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quátrình chuyển hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường, bảo đảm lợi ích thực sựcủa ba bên: người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng, xoá bỏ bao cấp trong hoạtđộng tín dụng Chính sách lãi suất phù hợp trên đã góp phần thu hút và tập trung
Trang 19được một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư chophát triển, giảm áp lực đối với lạm phát.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn có quá nhiềumức lãi suất tiền gửi và cho vay NHNN vẫn còn quy định các mức lãi suất tiềngửi và cho vay cụ thể, phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế: lãi suất chovay đối với doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn lãi suất cho vay đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trungvà dài hạn, lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinhtế Do vậy, trong giai đoạn này, các TCTD chủ yếu phục vụ vốn ngắn hạn cho nềnkinh tế mà không quan tâm nhiều đến việc cho vay trung và dài hạn để cải tiến kỹthuật, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ
Lãi suất trong giai đoạn này có hai loại: lãi suất cho vay doanh nghiệp Nhànước 1,8%/tháng và lãi suất cho vay kinh tế ngoài quốc doanh cao nhất là2,1%/tháng.
Lãi suất cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng: Trườnghợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay theo lãi suất quy định phải pháthành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận Lãi suấthuy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn là 0,2%/tháng và cho vaycao hơn mức trần 2,1%/tháng.
Trong thực tế, khoảng 30 - 60% tổng dư nợ lúc bấy giờ làt ừ các khoản chovay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh nghiệp ngoài quốcdoanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là 2,3% - 3,5%/tháng.
Trang 20Trong lãi suất thoả thuận mức chênh lệch giữa sàn (tiền gửi) và trần (chovay) rất lớn, khoảng từ 0,7% - 1,0%/tháng, làm cho các NHTM có mức lợi nhuậnquá cao, trong khi doanh nghiệp và hộ nông dân gặp nhiều khó khăn Từ thực tếnày, Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8, tháng 8/1995, cùng với nghị quyết bỏthuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiếtkiệm chi phí hoạt động và khống chế mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vaybình quân là 0,35%/tháng Đây là lý do để cơ chế lãi suất trần ra đời và bãi bỏ lãisuất cho vay theo thoả thuận từ 01/01/1996.
3 Chuyển từ lãi suất thoả thuận sang trần lãi suất.
Vào đầu năm 1996, khi lạm phát đã ổn định, NHNN điều hành chính sáchlãi suất tín dụng theo trần lãi suất (lãi suất cho vay tối đa) và quy định về chênhlệch bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức 0,35%/tháng.Điểm cơ bản của chính sách lãi suất trong giai đoạn này xuất phát từ đặc điểm cónhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác nhau, quy môkhác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau, nên NHNN đã quy định nhiềutrần lãi suất cho vay khác nhau phù hợp với đặc điểm từng loại vay, từng loại hìnhTCTD và các vùng khác nhau, gồm 4 trần lãi suất: Trần lãi suất cho vay ngắn hạn;trần lãi suất cho vay trung và dài hạn; trần lãi suất áp dụng cho các TCTD cho vaytrên địa bàn nông thôn; trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xãtín dụng đối với các thành viên.
Trong đó, trần lãi suất cho vay ngắn hạn là thấp nhất và áp dụng cho khuvực thành thị Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn một ít phùhợp với thông lệ quốc tế và tính chất cho vay thời hạn dài rủi ro hơn thời hạn ngắn.Trần lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn trần lãi suất cho vay ngắn hạn vàtrung dài hạn một ít và áp dụng chung cho cả hai loại cho vay này và sự chênh lệchnày dần dần được rút ngắn qua các lần điều chỉnh trần lãi suất Trần lãi suất chovay của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với các thành viên là trần lãi suất chovay cao nhất so với các trần lãi suất ở trên (quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là loạihình tổ chức tín dụng có quy mô rất nhỏ bé, đang trong quá trình thí điểm và chỉ
Trang 21được huy động và cho vay vốn trong nội bộ các thành viên) nhưng khoảng cáchchênh lệch so với các trần khác cũng dần dần được rút ngắn qua các lần điều chỉnhtrần lãi suất.
Một thực tế khách quan của cơ chế thị trường cho thấy nơi có chi phí cao,cho vay món nhỏ, chi phí lớn, rủi ro cao, thiếu vốn là khu vực nông thôn, một khuvực luôn có nhu cầu vốn lớn nhưng huy động tại chỗ được rất ít và chi phí hoạtđộng ngân hàng ở nông thôn cao, nên NHNN quy định trần lãi suất cho vay nôngthôn cao hơn thành thị nhằm thu hút vốn về nông thôn, điều hoà vốn từ thành thịvề nông thôn cho vay bằng công cụ lãi suất và bảo đảm cho các NHTM ở nôngthôn bù đắp được chi phí Nhưng có nhiều quan điểm cho rằng lãi suất cho vaynông thôn phải thấp hơn hoặc bằng thành thị mới ưu đãi nông nghiệp, mới khuyếnkhích được nông nghiệp phát triển Cho nên với Quyết Định số39/1998/QĐ/NHNN1 của Thống đốc NHNN từ ngày 21/1/1998 đã xoá bỏ sự cáchbiệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn bằng cách rút từ 4 trần lãi suấtxuống còn 3 trần lãi suất cho vay khác nhau và không quy định chênh lệch0,35%/tháng giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, cụ thể như sau: trần lãisuất cho vay ngắn hạn; trần lãi suất cho vay trung và dài hạn; trần lãi suất cho vaycủa quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với các thành viên Chính sách này quy địnhkhoảng cách giữa các trần lãi suất cũng dần dần được rút ngắn lại phù hợp với tìnhhình mới.
Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN cũng đã khống chế trần lãi suấtcho vay và khi có sự biến động tỷ giá, phối hợp chặt chẽ với công cụ lãi suất và tỷgiá để tăng cường quản lý ngoại tệ, chống hiện tượng đô la hoá
Đối với chính sách lãi suất này, NHNN chỉ quản lý lãi suất cho vay tối đatrong phạm vi trần lãi suất đã quy định và cho phép các tổ chức tín dụng được tựdo ấn định các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi huy động cụ thể, linh hoạt,phù hợp với đặc điểm hoạt động, tình hình về cung cầu vốn, chính sách kháchhàng và cạnh tranh của từng TCTD và phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt độngngân hàng giữa các vùng khác nhau trong từng thời kỳ Mặt khác, khi điều hànhchính sách lãi suất theo trần đã khuyến khích các TCTD trong việc cạnh tranh lành