1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tình hình huy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện nay

26 723 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu tình hình huy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Trang 1

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước đang phát triển Dưới sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng và nhà nước ta nền kinh tế Việt Nam ngày càng hoạt động có hiệu quả kểtừ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thâm nhậpvào sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế giới Hàng loạt các doanhnghiệp, các nhà đầu tư mới trong và ngoài nước chọn Việt Nam làm điểm đầu tưan toàn và sinh lợi Bên cạnh đó, một nền kinh tế mở như thế không thể thiếuvắng tổ chức trung gian cụ thể là sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nó rấtcần thiết đối với nền kinh tế Thực trạng hiện nay cho thấy rằng Ngân hàng đóngvai trò rất quan trọng trong việc đầu tư và phát triển nhằm để chuyển đổi kinh tếtheo từng vùng, từng địa phương Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, để tồntại và phát triển thì các cơ sở sản xuất phải có nguồn vốn đủ mạnh nhằm để mởrộng quy mô sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Vì vậy, cầnphải có một hệ thống Ngân hàng có đủ khả năng cung cấp vốn cho các doanhnghiệp.

Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì tình hình hoạt động kinh tế trong nước ngày càng sôi động và thu hútcác nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, sự hoạt động của ngân hàng ngàycàng mạnh mẽ Các ngân hàng quốc doanh phát triển nhanh chóng và cùng vớisự ra đời của đông đảo các ngân hàng cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nướcngoài Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bước vào giai đoạn tăng trưởng, đáp ứngnhu cầu phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đang bắt đầu khởi động mạnh mẽ Do sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giớinên Việt Nam chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp Điều này sẽảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa cácdoanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới Việc huy động vốn thông qua thịtrường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn vàđẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao

Do đó, các doanh nghiệp sẽ đồng loạt rút các nguồn vốn gửi từ ngân hàng,làm cho nguồn tài chính trong các ngân hàng mất cân đối Ngoài ra, vấn đề lạm

Trang 2

phát và bùng phát nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền

kinh tế Vì vậy đề tài “tìm hiểu tình hình huy động nguồn vốn của các ngânhàng Việt Nam hiện nay” cần thiết được nghiên cứu.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích, đánh giá, so sánh tình hình huy động nguồn vốn ở các ngân hàngViệt Nam qua các năm 2007 và năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 Quađó, xem xét tác động của nó đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động, tình hìnhhuy động nguồn vốn của các ngân hàng Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp nhằm khắc phục và hạn chế sự ảnh hưởng đếnlượng vốn trong ngân hàng, nhằm ổn định cho các doanh nghiệp vay ở để nềnkình tế hoạt động ổn định và ngày càng phát triển trong thời gian tới.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thu thập số liệu: số liệu thứ cấp thể hiện ở các ngân hàng qua các năm2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.

- Phân tích, so sánh số liệu qua các năm nhằm thấy rõ được sự tác động củanền kinh tế đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong nước.

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình hoạt động, huy động nguồn vốn của các ngân hàng ởViệt Nam qua các năm 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.

4.2 Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009.

Trang 3

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN2.1 KHÁI NIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN

2.1.1 Khái niệm

Huy động vốn là điều động tất cả các khoản tiền gởi mà các tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng và dân cư gởi vào Ngân hàng hoặc phát hành các loại giấy tờ cógiá.

2.1.2 Bản chất

Tín dụng thể hiện ra bên ngoài như một sự chuyển giao tạm thời quyền sửdụng một vật hay một số tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay Vì vậy,người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hóa trực tiếp hoặc gián tiếp thôngqua trao đổi.

- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay.- Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất.- Hoàn vốn tín dụng.

- Đặc điểm của quỹ cho vay là nhằm thỏa mãn nhu cầu tạm thời cho sảnxuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng.

2.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN

2.2.1 Huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm

trong dân cư.

2.2.1.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị được gửi tại Ngân hang Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạmthời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa cónhu cầu sử dụng vốn hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẳn vào một thờiđiểm nhất định Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hìnhthức sau:

a) Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền và rút

tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho Ngân hàng

- Khi gửi tiền khách hàng được hưởng lãi suất, góp phần tăng thêm lợinhuận cho khách hàng Mặt khác, khi có nhu cầu sử dụng thì khách hàng chủ

Trang 4

động rút ra, nên vẫn thỏa mãn nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của họ Ngoàira, khách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanhtoán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.

- Mặc dù đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền có thể gửi tiền và rút tiềnbất cứ lúc nào, song giữa việc gửi tiền và rút tiền có sự chênh lệch về thời gian vàsố lượng nên trên các loại tài khoản này luôn có số dư, Ngân hàng có thể huyđộng số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay.

b) Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền có sự

thỏa thuận về thời hạn rút tiền giữa Ngân hàng và khách hàng.

- Tiền gửi có kỳ hạn: là nguồn vốn mang tính chất ổn định, Ngân hàng cóthể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh.Vì vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các Ngân hàng thường đưa ranhiều loại kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng Thôngthường có các loại kỳ hạn như sau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,… vớimỗi kỳ hạn Ngân hàng áp dụng mỗi mức lãi suất khác nhau phù hợp theo nguyêntắc: kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

2.2.1.2 Tiền gửi trong dân cư

Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng Là mộtbộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng bao gồm:

- Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng Trong hìnhthức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm, sổ này được coi làmột giấy chứng nhận có gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng Tiền gửi tiếtkiệm của dân cư cũng được chia làm 2 loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệmkhông kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: cũng giống như loại tiền gửi có kỳ hạn, nócũng có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền, nhưng nguồn hình thành của tiền gửitiết kiệm chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư Về tính chất thì tiền gửi thanhtoán và tiền gửi tiết kiệm giống nhau, hiện nay vẫn còn sự phân biệt này là do khigửi tiết kiệm khách hàng được cấp một sổ tiết kiệm để giao dịch với Ngân hàng.

Trang 5

2.2.2 Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũngphát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn và ngược lại Hoạt động kinh doanh củaNgân hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó Đối với Ngân hàng cũng thườngtổ chức các hình thức huy động vốn, nhưng nhu cầu vay vốn của các tổ chức lạithấp hơn so với vốn huy động, nên Ngân hàng cũng dùng số tiền nhàn rỗi này đểgửi vào Ngân hàng khác Tuy nhiên, cũng có những thời điểm cầu vượt cung dođó Ngân hàng cũng không thể đáp ứng, để đáp ứng được cầu thì Ngân hàng chủđộng vay lại của các Ngân hàng khác để đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổchức.

2.2.3 Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương

- Ngân hàng Trung Ương đóng vay trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, làngười cho vay cuối cùng của nền kinh tế Vì vậy, khi có nhu cầu, các Ngân hàngthương mại sẽ được Ngân hàng Trung Ương cho vay vốn.

- Việc vay vốn của Ngân hàng Trung Ương đối với các Ngân hàng thươngmại thông qua hình thức tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo củaNgân hàng Trung Ương nhằm cung cấp vốn ngắn hạn và các phương tiện thanhtoán cho các Ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung Ương thực hiện tái cấpvốn cho các Ngân hàng thương mại thông qua các hình thức sau:

+ Cho vay theo hồ sơ tín dụng.

+ Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn.

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá.2.2.4 Lãi suất huy động vốn.

Là lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mụctiêu hoạt động kinh doanh của mình như: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (LKK),lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (LCK), lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế (LTC),lãi suất tiền gửi của dân cư (LDC).

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thì các Ngân hàng thương mạikhông được huy động vốn vượt mức 20% so với vốn điều lệ của Ngân hàng.

Trang 6

CHƯƠNG 3

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNGVIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 CÁC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA NGÂN HÀNG

Do nét đặc thù về sản phẩm và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng nên tacó thể chọn thị trường ra thành các nhóm có những nét đặc trưng khác nhau:

3.1.1 Nhóm khách hàng truyền thống

Nhóm khách hàng truyền thống là những đơn vị xây lắp, đơn vị sản xuấtkinh doanh vật liệu xây dựng: Với đặc điểm là tỉnh mới thành lập, cơ sở hạ tầngcòn thiếu thốn, nên việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới là nhu cầurất cần thiết

3.1.2 Nhóm khách hàng tiềm năng

- Nhóm khách hàng tiềm năng là dân cư có thu nhập cao và ổn định

- Ngân hàng huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhưng điển hìnhnhất là tiền gửi của các tầng lớp dân cư Để huy động triệt để nguồn vốn từ nhómkhách hàng này Ngân hàng cần triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạngnhư nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ với với kỳ hạn không giốngnhau (không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng).

- Với khách hàng có thu nhập ổn định thì việc triển khai tín dụng bằng tínchấp là hợp lý Lãi và gốc sẽ được trừ dần vào tiền lương hàng tháng của kháchhàng.

3.1.3 Nhóm các tổ chức kinh tế

Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân:

- Với nhóm khách hàng này thì ngoài việc nhận tiền gởi và cho vay, Ngânhàng còn có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,… với nhịp độphát triển kinh tế như hiện nay, lượng giao dịch mua bán ngày càng nhiều và đòihỏi cao về sự nhanh chóng, an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng sẽ đóng vai tròquan trọng trong việc hỗ trợ thanh toán Để ngày càng thu hút thêm những kháchhàng ở nhóm này Ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ tạouy tín với khách hàng.

Trang 7

- Theo các nhà kinh tế thì cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước nóichung và tỉnh Hậu Giang nói riêng Đặc biệt là tỉnh mới thành lập có nhiều tiềmnăng tự nhiên chưa được khai thác hết, là nơi mưa thuận gió hòa thích hợp pháttriển kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp, thương mại – dịch vụ phát triển theo… Thì các doanh nghiệp có quy môsản xuất vừa và nhỏ sẽ xuất hiện nhiều, như vậy nhu cầu vốn sẽ rất lớn Ngânhàng nên đặc biệt chú ý đến những nhóm khách hàng này.

Tóm lại: Qua việc phân tích trên đã giúp cho Ngân hàng có những biện

pháp tích cực để thực hiện tốt công tác huy động vốn có hiệu quả, góp phần thúcđẩy Ngân hàng kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn

Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trongnăm qua tôi phân tích từng mặt, từng lĩnh vực hoạt động

3.2 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÁC NGÂNHÀNG

3.2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng nước ta trong thời

Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thươngmại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nướcngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tàichính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngânhàng nước ngoài Hơn nữa, hiện nay ngân hàng nhà nước đã chấp nhận vềnguyên tắc cho ra đời thêm 4 ngân hàng nhà nước cổ phần, càng chứng tỏ hệthống ngân hàng đang vững mạnh hơn Nếu so với cách đây hơn chục năm thìđây quả là một sự trưởng thành vượt bậc.

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá

lớn cho nền kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, gần 50%vốn đầu tư toàn xã hội Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm2006 ước tăng khoảng 24%, cao hơn mức 19% năm 2005 Hệ thống ngân hàngcũng có nhiều đóng góp cho tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trongnhững năm qua.

Trang 8

HÌNH 1: TỐC ĐỘ TĂNG DƯ NỢ TÍN DỤNG QUA CÁC NĂM

(Nguồn: Báo cáo thông tin Ngân hàng Nhà nước)

Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện Nhiều văn bản

luật đã được ban hành một cách đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngânhàng đã ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế; Khuôn khổ thểchế ngày một thông thoáng và minh bạch hơn Những phân biệt đối xử giữa loạihình tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nướcngoài đã từng bước được loại bỏ; Chức năng cho vay tín dụng chính sách và chovay tín dụng thương mại đã được tách bạch; Các ngân hàng thương mại, các tổchức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ Tính cạnh tranhcủa các tổ chức tín dụng được nâng cao; Thị trường dịch vụ ngân hàng được pháttriển an toàn và hiệu quả.

Thứ ba, chính sách tiền tệ được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị

trường và phù hợp với thông lệ quốc tế Các công cụ gián tiếp điều hành chínhsách tiền tệ đã được hình thành và phát triển Chính sách lãi suất và tỷ giá hốiđoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường Chính sách tín dụng đượcmở rộng và đổi mới theo hướng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thànhphần kinh tế, doanh nghiệp và mọi đối tượng dân cư.

Thứ tư, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ

cho các ngân hàng thương mại nhà nước, xử lý nợ xấu (hiện tỷ lệ nợ xấu trêntổng dư nợ đã giảm từ gần 20% trong những năm 90 xuống còn khoảng 3,1%),

Trang 9

đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống trên cơ sở công nghệ hiện đại, nối mạng vàthanh toán điện tử…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng được ghi nhận nêu trên, hệthống ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được khắc phục để hội nhậpđược tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường quốc tế.

 Vào năm 2006, cả hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đều tăng cao sovới cùng kỳ nhiều năm và có tốc độ tăng trước sự ngỡ ngàng của chính giới kinhdoanh tiền tệ Tại thành phố Hồ Chí Minh nguồn vốn huy động là 234.224 tỷđồng, số dư huy động vốn tăng trên 32,5% so với năm 2005 Như vậy, tổng số dưvốn huy động chỉ ở riêng hai thành phố nói trên sẽ bằng số dư vốn huy động củacác ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tăng trưởng nhanh trong năm2006 Nguyên nhân mức huy động vốn của ngân hàng ở hai thành phố lớn tăng làdo:

Thứ nhất: Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện Nhiều gia đình,

nhiều người có nhu cầu tích lũy, nguồn tiết kiệm bằng tiền lớn Thực tế nàykhông chỉ thấy qua kênh tiền gửi ngân hàng, mà còn thấy một lượng vốn khôngnhỏ của người dân đầu tư mua chứng khoán, mua cổ phiếu trên thị trường OTC,mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, mua bảo hiểm nhânthọ,…Nhưng kênh ngân hàng vẫn là nơi thu hút vốn trong dân lớn nhất.

Thứ hai: Trong các kênh để dành và tiết kiệm: mua vàng, cất trữ ngoại tệ

trong nhà và gửi Đồng Việt Nam tại ngân hàng, thì kênh đầu tư vào tiền gửi ngânhàng là sự lựa chọn tối ưu và minh bạch hơn cả.

Thứ ba: Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, gần 18 năm đổi mới hoạt động

ngân hàng, thay cho để dành dưới nhiều hình thức khác nhau tại nhà hay trongdân cư Hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh

Thứ tư: dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích, các loại tiền gửi đa dạng

như tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất lũy tiến, tiền gửi ngắn hạn,…tạo sựthuận lợi lựa chọn cho khách hàng và doanh nghiệp.

Thứ năm: Lãi suất tiền gửi hấp dẫn và được điều chỉnh linh hoạt theo diễn

biến của thị trường Đặc biệt lãi suất tiền gửi USD của các ngân hàng thương mạinước ta thường xuyên được điều chỉnh tăng theo xu hướng tăng lên của lãi suất

Trang 10

USD trên thị trường quốc tế, với mức tăng khoảng 0,5% - 0,55% năm trong năm2006 Vốn huy động tăng nhanh đó là xu hướng tích cực và đáng mừng Vốnnhàn rỗi trong dân cư được huy động tối đa vào các tổ chức trung gian tài chínhtừ đó đầu tư cho các nhu cầu phát triển kinh tế

 Năm 2007 tiếp tục là một năm sôi động của ngành ngân hàng Việt Namvới tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tíndụng đạt 34% gấp gần hai lần so với mức dự báo hồi đầu năm Theo Hiệp hộiNgân hàng Việt Nam, trong năm qua, cơ cấu dư nợ tín dụng đã có sự thay đổitích cực theo hướng tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn và tập trung hỗ trợ chonhững ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng như nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng,bất động sản, thúc đẩy xuất khẩu và dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, kinh doanhchứng khoán và tiêu dùng

Bảng 1: TỔNG DƯ NỢ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2007Ngân hàngTổng dư nợVốn điều lệ

(Nguồn: Đầu tư – Tài chính, 2008)

Đến hết tháng 12/2007, tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh ước đạt trên 442.500 tỷ đồng, tăng 55% so với cuối năm 2006;tổng dư nợ cho vay tăng 51%, đạt gần 347.000 tỷ đồng Tại Hà Nội, nơi tập trunghội sở và đầu mối của hầu hết các ngân hàng trong cả nước, tăng trưởng huyđộng vốn ước đạt khoảng 44% và tổng dư nợ cho vay ước đạt 38,5% so với nămngoái

Song, trước nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đang tăng cao vào dịp cuối năm,trong khi huy động vốn lại có dấu hiệu chững lại, nhiều ngân hàng cổ phần đãđua nhau tăng lãi suất huy động vốn VND, điều này gây mất ổn định mặt bằnglãi suất, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và gây ảnhhưởng đến nền kinh tế trong bối cảnh chỉ số tiêu dùng đang ở mức cao.

Trang 11

 Năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và với ngành ngânhàng Từ đầu năm đến nay, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đãtác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, nguyênnhân là do:

* Lạm phát: Đầu năm phải đối mặt với lạm phát tăng cao (theo tính tóan sơ

bộ lạm phát năm nay của Việt Nam là 24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gâykhó khăn không nhỏ cho ngân hàng Thứ nhất: họ phải tăng lãi suất vay vì thếcho nên phải tăng lãi suất cho vay Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanhnghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng Thứ hai: Do lãisuất cao nên khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khókhăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng khả năng rủi ro của các ngânhàng Thứ ba: Do lý do thứ hai nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc chovay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiềnvô ích, làm tăng chí phí cho ngân hàng

* Cơn bão tài chính Mỹ: Gần cuối năm, ngành tài chính ngân hàng phải

đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ Nhưng có lẽ nó có ít tác động đến ngànhngân hàng Việt Nam mà nhiều khi còn là tin tốt Tin tốt là vì: Khi nhìn thấy sựkhủng hoảng của ngành ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng Việt Nam sẽ suy xét vànhìn nhận lại cách làm ăn của mình Họ sẽ thận trọng hơn với các khoản cho vaycủa mình; họ sẽ tìm cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; họ sẽ đề phòng vàmiễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi làcao; họ sẽ tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và cósự phát triển trong tương lai.

* Cạnh tranh giữa các ngân hàng: Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân

hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài Càng ngày càng có nhiều ngânhàng nước ngoài vào Việt Nam Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tàichính và quản lý HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay HSBCvừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phépHSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũngnhư khách hàng mới HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại ViệtNam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở

Trang 12

hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20% Điều này cho phép HSBC mở rộng sứcảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình Sức ép cạnh tranh ngày càng giatăng đối với các ngân hàng nội Cạnh tranh với ngân hàng trong nước: Điều nàylà hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội Việcrõ ràng nhất là “liên minh ATM” Cầm thẻ ATM của ngân hàng Techcombanknhưng khi đến trạm rút tiền của ngân hàng Vietcombank bạn vẫn có thể rút tiềnđược Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hútkhách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh Nhưng sự cạnhtranh dù là giữa nội – ngoại hay nội – nội vẫn là cần thiết Vì như thế các ngânhàng sẽ không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, luônluôn sáng tạo để làm thỏa mãn những đòi hỏi của đất nước, của người dân và cácdoanh nghiệp

* Cạnh tranh với thị trường chứng khoán: Càng ngày chứng khoán càng

trở nên lộ diện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng về mặt huy độngvốn trong dân Trước kia chưa có chứng khoán thì người dân sẽ gửi tiền nhàn rỗicủa mình vào các ngân hàng nhằm kiếm các khoản lợi tức Nhưng nay, chứngkhoán đã làm giảm lượng huy động vốn nhàn rỗi của các ngân hàng Nhữngngười dân có tiền nhàn rỗi họ sẵn sàng lao vào đầu tư chứng khoán với hi vọngkiếm lời cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng (tuy có rủi ro cao hơn) Bên cạnh đó,các doanh ngiệp ngoài kênh huy động vốn là vay mượn các ngân hàng họ còn cócách là phát hành cổ phiếu ra thị trường Đấy cũng là một cách tốt để huy độngvốn

Bảng 2: QUI MÔ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

(ĐVT: Tỷ đồng)

2007 2008NHTMN

0,64 0,69 9,7 10,87

NHTMCP 564,721

720,538 346,631

1,51 1,46 12,25

255.538 112.680

1,25 1,31 14,65

15,03

Trang 13

(Nguồn: Đầu Tư và Tài chính, 2009)

Qua bảng trên cho ta thấy tài sản có của các ngân hàng tăng lên từ năm2007 sang năm 2008, bên cạnh đó nguồn vốn huy động cũng tăng theo tỷ suấtlợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sơhữu (ROE) của NHTMNN và NHLD, NN đều tăng lên Trong khi đó thì tỷ suấtlợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tý suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sởhữu (ROE) của ngân hàng thương mại cổ phần lại giảm xuống Điều này chothấy tình hình hoạt động của NHTMCP vào năm 2008 lại hoạt động chưa tốt vàkém hiệu quả hơn so với NHTMNN và NHLD.

3.2.2 Tình hình hoạt động của các ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước từ những tháng đầu năm 2009 đến nay

3.2.2.1 Lãi suất huy động vốn tăng

Vào những tháng đầu năm 2009 tiền gửi vào ngân hàng có tăng nhẹ doquyết định điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ mức 8,5%/năm xuống còn 7%/nămcủa ngân hàng Nhà nước từ đầu tháng 2/2009 và giữ nguyên trong tháng 3/2009đã tạo nên những biến động lãi suất trên thị trường ngân hàng So với thời điểmcuối năm 2008, mặt bằng lãi suất huy động đang giảm khoảng 0,5 – 1,5%/năm vàlãi suất cho vay theo đó cũng giảm thêm 2,5 – 4%/năm Song bắt đầu từ giữatháng 2, một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mứctăng 0,3 – 1%/năm Mặt bằng lãi suất huy động nhờ đó mà phổ biến ở mức 6,8 –7,5%/năm và vượt mức 8,0%/năm tại một số ngân hàng Lãi suất cho vay phổbiến ở mức 8 – 10,5%/năm và riêng lãi suất cho vay đối với các khoản cho vayđược hỗ trợ lãi suất chỉ có 4 – 6%/năm Với các khoản vay phục vụ nhu cầu đờisống và thông qua thẻ tín dụng, lãi suất cho vay khá cao khi ở mức 12 –14%/năm Ngược với VND, các mức lãi suất huy động và cho vay USD đều cóxu hướng giảm so với cuối năm 2008 với mức giảm 0,2 – 0,5%/năm đối với huyđộng và 0,2 – 1,5%/năm đối với cho vay Lãi suất huy động USD do đó hiện chỉcòn phổ biến ở mức 2,2 – 3,5%/năm và 5,7 – 7,4%/năm đối với lãi suất cho vay.Với các điều chỉnh trên, theo tính toán của NHNN, tổng số dư tiền gửi của kháchhàng tại các TCTD đến cuối tháng 2.2009 có mức tăng nhẹ 1,62% so với thángtrước và tăng khoảng 0,44% so với cuối năm 2008 Điểm đáng lưu ý là số dư tiền

Ngày đăng: 13/11/2012, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w