1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

45 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 233 KB

Nội dung

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

Lời nói đầu

Trong quá tình hội nhập Kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao hiệu quả và khảnăng cạnh trạnh của doanh ngiệp nhà nước ( DNNN) được đặt ra hết sức cấpbách Đảng ta cũng chỉ rõ “ Chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạora vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xãhội và thu nhập quốc dân” Trong đó vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả là mộttrong những vấn đề được Chính Phủ, xã hội và các Doanh nghiệp đặc biệtquan tâm Đại hội §ảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước ngoặc đổivới chính sách và cơ chế kinh tế nói chung, thị trường và Sản xuất kinh doanhnói riêng Các DNNN được quyền tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, nhưng cùng với nó, DNNN phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trênthị trường Các DNNN đều phải chịu trách nhiệm trước đồng vốn mình bỏ ra,làm sao cho có lãi để hòng mong sự tồn tại và phát triển được Chế độ nàykhông còn như chế độ bao cấp ngày xưa, nếu làm ăn thua lỗ sẽ do Nhà nướcgánh hết Vì vậy DN luôn tìm mọi giải pháp sao cho sử dụng vốn có hiệu quảnhất Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinhdoanh, đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát tiển vàđứng vững trong cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay DNNN cũng đang đứng trước khó khăn bất lợi về vốn,bộ máy chậm thích ứng với sự biến đổi của thị trường, lắm tầng nấc, trunggian, nhiều sự ràng buộc lẫn nhau, phần lớn cán bộ rất thụ động.

Mặt khác, DNNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia, giữvai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhà nước Có ý nghĩa quyết định đến sựnghiệp Công nghiệp hoá, hiện Đại hoá đất nước và trong quá trình hội nhập Vậy huy động vốn ở đâu- sử dụng vốn đầu tư như thế nào cho hiệu quảkhông chỉ là câu hỏi cho các DNNN mà con cho hầu hết các doanh nghiệpđang hoạt động trong nền kinh tế thị trường Do đó, đi tìm lời giải về vốn vànâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khu vực DNNN là vấn đề mangtính thời sự và thiết thực.

Qua nghiên cứu em quyết định chọn đề tài “ Tình hình hoạt động của cácDNNN và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầutư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay”

Trang 2

I VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ- ĐIỀU KIỆN TỒNTẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NN TRONG NẾNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

1 Khái niệm về vốn:

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cầnphải có một lượng vốn nhất định Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điềukiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tớI các bước tiếp theo của quá trìnhkinh doanh Với vai trò và tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu phải bắtđầu từ việc làm rõ khái niệmcơ bản của vốn sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp.

Theo quan điểm của Mac, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là mộtđầu vào của quá tình sản xuất Tuy định nghĩa của Mac mang một tầm kháiquát lớn nhưng do bị hạn chế bởI những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nênMac đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dưcho nền kinh tế

Paul A, Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường phái “ tân cổ điển”đã thừa kế quan niệm về yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chiacác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là đất đai,lao động và vốn Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụcho một quá tình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của mộtDN, đó là máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, công cụ, dụngcụ… Trong quan niệm về vốn của mình, Samuelson

không đề cập đến các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá có thểchuyển đổi đem lại lợi nhuận cho DN, ông đã đồng nhÊt vốn với tài sản cốđịnh của DN.

Còn trong cuốn kinh tế học của David Begg, tác giả đã đưa ra hai địnhnghĩa: Vốn hiện vật và vốn tài chính của DN Vốn hiện vật là dự trữ các hànghoá đã sản xuất ra các hàng hoá khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ cógiá của DN Như vậy, David Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩavốn của Samuelson.

Trang 3

Nhìn chung, thực chất vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị bằngtiền, là giá trị cuả tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Trong nền kinh tếthị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và trong cácquá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Vốn là một đầu vào của quátrình sản xuất kinh doanh, các tác giả đã thống nhất vốn với tài sản của DN.Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn gốc sảnxuất mà DN huy động vào quá trình sản xuất vµ kinh doanh.

2 Đặc trưng cơ bản của vốn:

- Vốn phaỉ Đại diện cho một lượng tài sản nhất định , có nghĩa làvốn được biểu hiện bằng giá tị của tài sản hữu hình và vô hình của doanhnghiệp

- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh củadoanh nghiệp

- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, cónhư vậy mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồngvốn vô chủ và không ai quản lý.

- Vốn được quan niệm như một hàng hoá đặc biệt, có thể mua bánquyến sử dụng vốn trên thị trường.

Trang 4

hoạt động và nghành nghề kinh doanh Vốn tự bổ sung là vốn do DN tự huyđộng đựơc , chủ yếu lấy từ lợi nhuận để lại của DN.

- Vốn vay là nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Vì đối với một DN hoạt động trong nền kinh thế thịtrường, vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏtrong tổng nguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, DNphải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dướI hình thức vay nợ, liêndoanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác.

b Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia vốn củaDN thành hai loại là vốn thường xuyên và vốn tạm thời:

- Vốn thường xuyên bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn vay dàihạn, đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà DN có thể sử dụng Nguồn vốnnày được dành cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và một số tài sản lưuđộng tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh củaDoanh nghiệp

- Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính ngắn hạn mà DN có thể sửdụng để đáp ứng những nhu cầu tạm thời, bất thường trong hoạt động sảnxuất kinh doanh Nguồn vốn này là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng vàcác tổ chức tín dụng.

c Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, có thể chia vốn sản xuấtkinh doanh của DN thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.

- Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh ứng rahình thành tài sản cố định của DN Vốn CĐ dùng để mua sắm các tài sản cốđịnh có hình thái vật chất và không có hình thái vật chất Vì thế, vốn cố địnhquyết định quy mô của tài sản CĐ, đặc điểm vận động của tài sản cố định lạiquyết định đạec điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn CĐ Giá trị của tài sảncố định được khấu hao dần vào quá trình sản xuất.

- Vốn lưu động là những tài sản ngắn hạn thường xuyên luânchuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh Nó chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động

Trang 5

khác Vì vậy, giá trị của nó được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩmtiêu thụ Đặc điểm này quyết định sự vận động của vốn lưu động hay hìnhthái vốn lưu động.

- Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuấtkinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồnkhác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềmlực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới Quá trình sử dụng vốn đầu tư xét về mặtbản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốnhiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuẩt kinh doanh.

4 Vai trò của vốn đối với DNNN trong nền cơ chế thị trường:

Về mặt pháp lý: Khi muốn thành lập, điều kiện đầu tiên là DN phải có

một lượng vốn nhất định do pháp luật quy định cho từng loại DN.Ngược lại,việc thành lập DN không thể thực hiện được theo điều 4-chượng II Quy chếquản lý Tài chính và Hạch toán kinh doanh đối với DNNN Nếu trong quátrình hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ của DN không đạt điều kiện mà phápluật quy định,thì cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập DN đó phải cấpbổ sung vốn điều lệ cho DN, hoặc giảm nghành nghề kinh doanh cho doanhnghiệp hoặc phải tuyên bố chấm dứt hoạt động như: phá sản, giải thể, sátnhập…Như vậy, vốn có thể được xem như là điều kiện tiên quyết đảm bảo sựtồn tại tư cách pháp nhân của DN trước PL.

Trang 6

Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố

quyết định sự tồn tại và phát triển của DN Vốn không những đảm bảo khảnăng mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng mà nó còn đảm bảo quá trình sảnxuất được diễn ra liên tục.

Vốn quyết định năng lực của DN, nó xác lập vị thế của DN đó trênthương trường Điều kiện cần trọng thời buổI hiện nay là phải khộng ngừngnâng cao máy móc thiết bị, công nghệ để có thể tiến kịp với các nước khác muốn đạt được điều này thì cần phải có vốn.

Vốn cũng quyết định sự mở rộng phạm vi hoạt đoọng của doanhnghiệp Có vốn giúp DN đầu tư và mở rộng sản xuất, xâm nhập thị trườngmới, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của DN trênthị trường.

5 Những vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn:

5.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh:

ĐÓ đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động s¶n xuất kinh doanhcủa DN, Người ta sử dụng thước đo hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh cuả DN đó Hiệu quả SXKD được đánh giá trên hai giác độ là hiệu quảkinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi của DN, người ta chủ yếu quan tâmđến hiệu quả kinh tế Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực của các DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinhdoanh với chi phí thấp nhất Hiệu quả là một khái niệm được sử dụng khárộng rãi trong ngôn ngữ hiện Đại Đặc biệt, trong khoa học kinh tế, khái niệmnày có mọt vị trí rất quan trọng Tuy nhiên, không phải khi nµo nó cũng đượchiểu một cách rõ ràng, thống nhất.

Trong “ Kinh tế học “ của P.A Samuenlson và W.D>Nordhaus, dướIgóc độ toàn bộ nền kinh tế “ Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhấtcác nguồn lực của nền kinh tế đÓ thoả mãn nhu cầu mong muốn của conngười”.

Trong cuốn “Đại từ điển kinh tế thị trường: Hồ Vĩnh Đaß viết:” Hiệuquả kinh tế còn gọi là “hiệu ích kinh tế , là so sánh giữa chiếm dụng và tiêuhao trong hoạt động kinh tế ( bao gồm lao động vật hoá và lao động sống )

Trang 7

với thành quả có ích đạt được Nói một cách đơn giản, đó là sự so sánh giữađầu vào và đầu ra, giữa chi phí và kết quả Nó là thước đo khách quan đểđánh giá các chính sách kinh doanh, hoạt động kinh tế Nói chung, sản phẩmcó ích cho xã hội được sản xuất ra cùng một số lượng, chất lượng thì lượnglao động chiếm dụng và tiêu hao ít thì hiệu quả kinh tế sẽ cao, ngược lại làkém.

Trong hoạt động kinh tế, dướI góc độ tổng thể, để sản xuất ra của cảIvật chất cần sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động, đất đai…Vốn ở đâyđược hiểu là máy móc, thiết bị…những sản phẩm không được sử dụng chotiêu dùng của các hộ gia đình, mà tiếp tục đóng vai trò đầu vào, là phượngtiện sản xuất cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Các nguồn lực trên là khan hiếm Do đó, nảy sinh vấn đề cần sử dụngnhư thế nào để có lợi ích cao nhất từ những nguồn lực hạn chế cho trước Đólà vấn đề hiệu quả Hiệu quả kinh tế là khái niệm phản ánh mức độ sử dụngcó ích các nguồn lực khan hiếm nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi người Nângcao hiệu quả kinh tế là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàcũng là mục tiêu chung của toàn xã hội.

Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mốI tương quan kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thuđược càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả kinh tế cao phản ánh năng lực vàtrình độ quản lý, đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được nhữngmục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, mỗiDN đều có mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển và điều kiệncủa từng DN Các DN đều theo đuổI nhiều mục tiêu khác nhau nhưng suy chocùng đều hướng tớI việc làm tăng giá trị tài sản của mình Vì vậy, DN hết sứcquan tâm vấn đề làm sao để việc sử dụng nguồn vốn mình có nhằm đạt hiệuquả cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất có thể.

Hiệu quả sử dụng vốn của DN là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào cuảquá trình kinh doanh hay cụ thể là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanhvới toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh đó

Trang 8

5.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Trước hết, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đầu tư sẽ đem lại cái lợicho DN là nhiều nhất Vì vậy, đây là mục tiêu của hầu hết các DN Để đảmbảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả các DN, cần phải có ba yếutố cơ bản : Vốn, lao động, kỹ thụât, công nghệ Hiện nay, nước ta đang cónguồn lao động dồI dào, việc thiếu lao động chủ yếu chỉ ở những ngành đòihỏi công nghệ, chuyên môn cao Những vấn đề này chúng ta hoàn toàn có thểkhắc phục được nếu chúng ta có tiền để đào tạo và đào tạo lại Vấn đề côngnghệ, kỹ thuật cũng không khó khăn phức tạp vì có thể nhập kỹ thuật, côngnghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài nếu chúng ta có khả năngvề vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động này

Vốn gốc, nếu biết khai thác và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả sẽlàm cho nguồn vốn này sẽ tăng dần và giúp cho việc giải quyết các vấn đềtrên nêu ra Tạo điều kiện cho DN tăng cường khả năng cạnh tranh trên thịtrường , mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Mỗi DN lại là một tế bào kinh tế trong tổng thể các thành phần kinh tế.Nếu mỗi DN làm ăn có lãi, tất nhiên là phải sử dụng vốn có hiệu quả, thì sẽđóng góp nên một phần nhỏ của nó cho toàn nền kinh tế phát triển.

Hiệu quả kinh doanh cao nhất khi số vốn bỏ vào kinh doanh là tối thiểuvà đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức làmột hình thức tiết kiệm tối đa số vốn bỏ ra và sử dụng hợp lý số vốn đó để cóthể thu được một đơn vị lợi nhuận max.

Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, DNNN coi nguồnvốn cấp phát từ ngân sách nhà nước đồng nghĩa với “ cho không” , nên khi sửdụng nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm đến hiệu quả , kinh doanh thualỗ đã có Nhà nước bù đắp Điều đó gây ra tình trạng vô chủ trong quản trị vàsử dụng vốn dẫn đến lãng phí vốn và hiệu quả kinh donah thấp Theo số liệuthống kê cho thấy việc sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50%-60% công suấtthiết kế, phổ biến chỉ hoạt động 1 ca trên ngày, vì vậy hệ số sinh lời của đồngvốn thấp.

Trang 9

Khi nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết củanhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp buộc phảichuyển mình theo cơ chế mới, mới có thể tồn tại và phát triển được Cạnhtranh gay gay gắt giữa thành phần DNNN với các thành phần kinh tế khác.BởI vậy, không chỉ DNNN mà đã là DN thì luôn phải đặt hiệu quả sử dụngvốn lên hàng đầu.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phaỉ đảm bảo cácđiều kiện sau:

- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhànrỗI mà không sử dụng, không sinh lời

- Phải sử dụng vốn một cách hựp lý và tiết kiệm

- Phải quản trị vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng saimục đích , không để vốn thất thoát do buông lỏng quản trị.

Ngoài ra ,doanh nghiệp phaỉ thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quảsử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế vàphát huy những ưu điểm của DN trong quản trị và sử dụng vốn.

6 Các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN:6 1 Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp

Từ định nghĩa chung về hiệu quả là đánh giá mức độ sử dụng có ích cácnguồn lực, một số tác giả đã cụ thể hoá thành so sánh giữa kết quả và chi phívà đã ứng ụng 2 phương pháp so sánh trong toán học là hiệu số và tỷ số Từđó:

a Hiệu quả = Kết quả - Chi phí = Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận.b Hiệu quả = Kết quả/Chi phí.

Hoặc có thể sử dụng :

Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn = doanh thu

Tæng sè vèn sö dông b×nh qu©n trong kúChỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biếtmột đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, vì vậy nó càn lớn càng tốt.

Trang 10

Lợi nhuận

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = 

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tình độ sửdụng vốn của người quản trị doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.Tuy nhiên chỉ itêu này có hạn chế là nó phản ánh một cách phiển diện Domẫu số chỉ đề cập đến vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ, trong khi hầu hếtcác doanh nghiệp , nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm một tỷ lệ khôngnhỏ trong tổng nguồn vốn Do đó, nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này nhiều khiđánh giá thiếu chính xác.

Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sö dụng vốncủa doanh nghiệp Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như tỷsuất thanh toán ngắn han, số vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên như tađã biết nguồn vốn của doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn cốđịnh(VC§ ) và vốn lưu động (VLĐ) Do đó, các nhà phân tích không chỉquan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng vốn cuả tổng nguồn vốn mà cònchú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn củadoanh nghiệp đó là VCĐ và VLĐ.

6.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ người ta sử dụng những chỉ tiêusau:

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VCĐ=  Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Trang 11

Chỉ tiêu này cho biết một đông vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu thuần trong một năm.

Lợi nhuận

Sức sinh lợi của vốn cố định = 

Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng VCĐ tạo ra vbao nhiêu đồnglựI nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ việc sử dụng VCĐ là có hiệuquả.

Ngoài hai chỉ tiêu trên , người ta còn sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để đánh giáhiệu quả sử dụng VCĐ như: hệ số đổi mới tái sản cố định, hệ số loại bỏ tàisản cố định

6 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Khi phân tích đánh gía hiệu quả sử dụng VLĐ, người ta thường dùngcác chỉ tiêu sau:

Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng VLĐ =  VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Đồng thời, để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, người ta cũng đặc biệtquan tâm đến tốc độ luân chuyển VLĐ, vì trong quá trình sản xuất kinh doanhVLĐ không ngừng vận động qua các hình thái khác nhau Do đó, đẩy nhanhtốc độ luân chuyển VLĐ sễ góp phần giải quyết về nhu cầu vốn cho doanhnghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để xác định tốc độ luânchuyển VLĐ, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau”

Trang 12

Doanh thu thuầnSố vòng quay của VLĐ = 

VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển VLĐ, nó cho biết VLĐđược quay mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng thì chững tỏ hiệu quảsử dụng VLĐ tăng và ngược lại.

Thời gian của một kỳ phân tíchThời gian của một vòng luân chuyển = 

Số vòng quay của VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng,thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của VLĐcàng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

6 4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư khác:

Là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động SXKD dịch vụ vànâng cao đờI sống người lao động trọng dự án đầu tư trên cơ sở số vốn đầu tưmà dự án đã sử dụng so với các kỳ khác nhau

Các kết quả thu được do thực hiện đầu tưEtc= 

Số vốn đầu tư đã thực hiện để tạo ra kết quả trên

Etc có hiệu quả khi Etc> Etc0- Giá trị thời gian của tiền:

Chính là giá trị của đồng tiền khi muốn mua một thứ ở hiện tại so vớiviệc cũng mua thứ đó ở thời điểm quá khứ

Trang 13

Đánh giá mức độ Lợi nhuận thuần thu được từ 1 đơn vị vốn đầu tư WiPV

RRi = IV0

-Trong đó WiPV là lợi nhuận thuần thu được năm i theo mặt bằng giá trịkhi hiệu quả đầu tư phát huy tác dụng

IV0 Tổng số tiền vốn đầu tư+ Thời hạn thu hồi của vốn đầu tưT:

Xác định khoảng thời gian số Vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàntoàn.

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có thể xác định theo thời hạn thu hồi vốn đầu tưgiản đơn( ký hiệu là T) và thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thờigian của tiền ( thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu( ký hiệu là T’)

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư giản đơn T xác định khoảng thời gian sốvốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại được hoàn toàn với giả định tỷ lệ chiết khấu r=0.Nó thoả mãn phương trình sau:

K = ∑Cfi trong đó I=(1,n)

T: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư giản đơn

Cfi- Dòng tiền năm I ( Cfi= Bi-Ci= lựI nhuận + khấu hao)K- Tổng vốn đầu tư ban đầu

+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền( phương pháp trừ dần hoặc cộng dồn)

Gọi Ki là số vốn đầu tư quy về năm i để thu hồi tiếp Cfi là lợi nhuận + khấu hao năm i

Di= Ki-Cfi là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyểnsang năm i + 1 để thu hồi tiếp

Cộng dồn theo công thức

K= ∑ (Bi-Ci)/(1+r)i , i= (1,t)+ Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)

Có thể hiểu tỷ lệ thu hồi nội tại IRR là tỷ lệ lãi do dự án đem lại.

Trang 14

Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRRthì

- nếu IRR<r dự án sẽ lỗ tức NPV < 0- nếu IRR =r dự án sẽ hoà vốn tức NPV=0- nếu IRR >r dự án sẽ lãi tức NPV>0

+ Thông qua chỉ tiêu NPV lãi quy về thời điểm hiện tạiNPV=Cfi/(1+r)n

+ Thông qua chỉ tiêu NFV lãi quy về thời điểm trong tương laiNFV=Cfi*(1+r)n

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế xã hội

-Phụ thuộc vào mức đóng góp vào ngân sách nhà nước-Số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đờI dự ¸n

Số làm việc tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm

II Khái quát tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn trong cácDNNN ở Việt Nam hiện nay:

1 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường:

Kết thúc năm 2000, nước ta đã đạt dược những thành tựu đáng phấnkhởi mặc dù tốc độ phát triển có chậm hơn những năm trước đây, song về cơbản nền kinh tế- xã hội vẫn ổn định Đóng góp vào thành tựu chung đó có vaitrò to lớn của các DN, trong đó đặc biệt nhấn mạnh là hệ thống doanh nghiệpnhà nước.

Nhìn lại trong những năm đổi mới, DNNN đã không ngừng được củngcố phát triển nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN Trong cuộc khủng khoảng tài chính khu vựctừ giữa năm 1997 đến năm 1998 càng cho thấy rõ vai trò của DNNN trongnền kinh tế quốc dân Trong đóng góp chung đó thể hiện trên hầu hết các lĩnhvực công nghiệp và hoạt động XNK.

Trong sản xuất công nghiệp, năm 2000, DNNN đạt giá trị sản lượng69.588 tỷ VNĐ bằng 46% giá trị sản lượng công nghiệp Đáng chú ý là những

Trang 15

sản phẩm điện, than, dầu khớ, dịch vụ bưu chớnh viễn thụng.v v Nhà nướcthụng qua những DNNN hoặc cỏc liờn doanh do Nhà nước tham gia thực hiệnvai trũ chủ đạo, chi phốI sự phỏt triển của nền kinh tế quốc dõn So với năm1997, giỏ trị sản lượng cụng nghiệp khu vực DNNN tăng 7,9%, cỏc số liệutương ứng của khu vực DN ngoài quốc doanh là 6,7%; khu vực cú vốn đầu tưnước ngoài tăng 23,3%- là năm tăng cao nhất so với cỏc năm trước Phảichăng, sự tăng trưởng đỏng quý tại khu vực DNNN đó tạo điều kiện giỏn tiếpcho khu vực DN cú vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh Đặc biệt, thỏng11,12/1999 khu vực DN này đó tăng nhanh là dầu thụ đạt 12,5 trệu tấn- tăng23,9%; sữa hộp tăng 22,8%; quần ỏo dệt kim tăng 23%; giấy , bỡa cỏc loạităng 18,3%/ chất tẩy rửa tăng 31%/ xi măng tăng 93,7%

Trong hoạt động XNK, DNNN vẫn giữ vai trũ chủ đạo về kim ngạch vànhững mặt hàng trọng yếu, mũi nhon và quyết định trong mở rộng hoặc thõmnhập thị trường mới Dự cơ chế XNK đó rất thụng thoỏng, mở rộng đến mọithành phần kinh tế nhưng khụng lực lượng nào cú thể thay thế được DNNNtrong việc XK dầu thụ, gạo, thuỷ sản, dệt may, cà phờ, chố, cao su và NKxăng dầu , phõn bún, sắt thộp, thức ăn CN cho gia sỳc v…v Và chỉ cú DNNNmới thực sự đúng vai trũ điều tiết thị trường, cõn đối cung cầu, bỡnh ổn giỏ cảđối với nhữngmặt hàng thiết yếu của nền kinh tế quốc dõn

Trong bối cảnh cú nhiều biến động ở thị trường khu vực và trờn thếgiới, năm 1998 mức tăng giỏ đối với hàng tiờu dựng là 9,2% trong khi tốc độtăng trưởng GDP khoảng 6%…thể hiện những cố gắng lớn của chỳng ta cũnglà thể hiện sự đúng gúp đỏng ghi nhận của DNNN.

Đến nay qua nhiều lần sắp xếp, khu vực DNNN đó hỡnh thành nhữngDN lớn, tạo thế đứng vững chắc và giữ vai trũ trụ cột trong liờn doanh liờnkết Chỉ tớnh trong số dự ỏn vốn đầu tư được cấp giấy phộp đến giữa năm1995, thỡ đối tỏc Việt Nam là cỏc tổ chức kinh tế ngũai quốc doanh chiếm 2%số dự ỏn và chưa đến 1% vốn đăng ký Cơ cấu kinh tế quốc doanh đangchuyển biến cú lợi cho sản xuất cụng nghiệp và dịch vụ, từ đú tạo đà cho sảnxuất nụng nghiệp phỏt triển theo hướng sản xuất hàng hoỏ.

Những năm gần đây, thực hiện đổi mới DNNN, chúng ta đó sắp xếptheo hướng hỡnh thành những Tcty nhà nước cú quy mụ lớn, đỏp ứng đũi hỏi

Trang 16

của bước phát triển mới nền kinh tế nước ta Thực hiện quyết định 91/Ttg vàQuyết định 90/Ttg( ban hành ngày 7/3/1994), đã có 17 Tcty 91 do Thủ tướngChính phủ ký quyết định thành lập, phê chuÈn về tổ chức hoạt động và chỉđịnh các đơn vị thành viên, trên 70 Tcty 90- theo uỷ quyền của Thủ tướngChính phủ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cáctỉnh , thành phố trực truộc Trung ương ký quyết đinj thành lập Tính chungcác Tcty 90 và 91 thu hút khoản 2 ngàn DN( xấp xỉ 30% số lượng DNNN)thành lập lại theo Nghị định số 388 và chiếm khoảng 70% số DN do Trungương quản lý.

Điều đáng chú ý là việc đồng EURO ra dờI , bắt đầu tham gia vào thịtrường tiền tệ thế giới từ ngày 1/1/1999 tạo ra đối trọng với đồng USD> ĐồngEURO đi vào lưu thông, tạo thị trường rất rộng lớn cho lưu thông hàng hoádịch vụ, đầu tư cùng với nó là quá tình sát nhập thành Cty khổng lồ, có sứccạnh tranh mạnh, chiếm thị phần lớn của hàng hoá hoặc dịch vụ

Những DNNN quy mô nhỏ, sửa đổi DNNN theo hướng chuyển cácDNNN hoạt động kinh donah ( kể cả DN 100% vốn Nhà nước và DN đã cổphần hoá) thanh Cty cổ phần hoặc Cty TNHH( một thành viên) hoạt động thoLuật chung đôids với DN công ích 100% vốn Nhà nước, xác định chức năngchủ sở hữu Nhà nước đối với từng loại DN.Những đổi mới trên sẽ tạo nhiềuthuận lợi hơn cho DNNN tăng sức mạnh trong hoạt động và phát triển , tăngsức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tranh thủ cơ hội trên thếgiới để thâm nhập vào thị trường mới, giữ vững và phát tiển thị trường đã có ,thu hút đầu tư từ các khu vực khác.

Trong tình hình và điều kiện mới, vai trò của DNNN đối với sự pháttriển đất nước sẽ được khẳng định ở tầm cao mới Luôn là đơn vị đi đầu trongquá tình công nghiệp hoá , hiện Đại hoá theo hướng hôi nhập với nến kinh tếthế giới Chất lượng và hiệu quả sản xuất- kinh doanh, khả năng cạnh tranhtrên thị trường rong và ngoài nước , khả năng giữ vững và phát triển XK, thuhút đầu tư… là những tiêu thức không thể thiếu đối với mỗi DN để tự khẳngđịnh mình Kết quả đổi mới trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhDNNN những năm qua tạo ra những điều kiện thuận lợi để DNNN hoànthành vai trò chủ đạo của nó trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Trang 17

2 Thực trạng vốn và sử dụng vốn trong cỏc DNNN2.1 Đỏnh giỏ chung

2.1.1 Thời kỳ trước đổi mới kinh tế:

Trong cơ chế kế hoạch hoỏ tập chung bao cấp, DNNN tồn tại dưới hỡnhthức cỏc xớ nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đó hỡnh thành một mạng lướIthống nhất trờn khắp địa bàn cả nước, từ trung ương đến cơ sở Cỏc xớ nghiệpthuộc sở hữu Nhà nước thõm nhập vào mọi lĩnh vực, sản xuất kinh doanh hầuhết mọi sản phảm hàng hoỏ, dưúi hỡnh thức chỉ tiờu, định mức cảu nhà nước.Thớch ứng với thời kỳ này, vốn của xớ nghiệp đều do ngõn sỏch nhà nước cấp.Thực hiện nguyờn tắc cấp phỏt, giao nộp nhan sỏch, cỏc xớ nghiệp khụng tựkhai thỏc và huy động vốn để đảm bảo vốn kinh donah, dẫn đến tỡnh trạng cỏcxớ nghiệp khụng quan tõm đến việc bảo toàn và phỏt triển vốn Vốn của xớnghiệp thất thoỏt nghiờm trọng, nhiều xớ nghiệp lói giả, lỗ thật và bỏo cỏo sailệch trong hạch toỏn kinh doanh.

2.1.2 Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay:

Chuyển sang nền kinh tế thị trường cú sự quản trị điều tiột cuả nhànước, cỏc DNNN được tự chủ động sản xuất kinh doanh Từ đõy vấn đề vốntrở thành vấn đề sống cũn của mỗi DNNN.

Trong thời kỳ 1986-1990, cỏc DNNN được hỡnh thành trờn quy mụrộng lớn cả ở cấp quận huyện và khụng cú sự liờn kết chặt chẽ giữa cỏc doanhnghiệp Trung ưong và địa phương Đến năm 1990, cả nớc cú 12080 DNNN.Cỏc doanh nghiệp trong thời kỳ này cú quy mụ nhỏ, vốn ớt và cụng nghệ lạchậu Sự dàn trảI của cỏc DNNN làm hco nguồn vốn đầu tư của nhà nướckhong thể tập trung cho cỏc ngành trọng điểm dẫn tớI sự thiếu hụt vốn thườngxuyờn, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.

Từ năm 1990, Chớnh phủ đó ban hành nhiều chớnh sỏch như Nghị định338/HĐBT, Quyết định 315/HĐBT, Chỉ thị 500/Ttg nhằm sắp xếp và tổ chức

Trang 18

lại các DNNN Qua nhiều lần sắp xếp, sát nhập và giải thể, đến nay còn lạikhoảng 5280 DNNN Các DNNN đã nâng cao hơn trình độ tích tụ và tậptrung, tăng quy mô và kinh doanh có hiệu quả hơn Tuy nhiên hiện nayDNNN đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt: sức cạnh tranh cònquá yếu kém, quy mô quá nhỏ, thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất kinh doanhbình quân thấp hơn lãi suất ngân hàng, hiệu quả sút kém Hầu hết các DNNNđang trong tình trạng “đói vốn” trầm trọng Theo báo các tổng kết của Bộthương mạI năm 1998, trên 90% số doanh nghiệp không đủ mức vốn phápđinh theo quy định tại Nghị định số 50/ Chính phủ ngày 28/8/1996 của Nhànứoc có tớI 70% doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn Xét chung cácDNNN hiÖn nay có tớI 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quyđịnh Nghiêm trọng hơn là do thiếu vốn nên các DNNN không có khả năngđầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện Đại hoá công nghệ, không có khả năngcạnh tranh.

Hiện tượng ứ đọng vật tư kém phẩm chất là rất lớn trong các DNNNhiện nay, một số DN lại trông chờ vào nhà nước, không có biện pháp xử lýkịp thời Tại Hồ Chí Minh, ứ đọng hàng kém phẩm chất là 2256 tỷ chiếm10% trong tổng vốn Nhà nước Tổng công ty 91, lượng tồn kho 4164 tỷ, Côngty Mía I và II tồn kho 1000 tỷ, xi măng tồn kho 500 tỷ, Hàng dệt may tồn 500tỷ.

Tỷ lệ góp vào NSNN của DNNN là lớn tuy nhiên nếu so sánh lượngvốn NN đã cấp cho DNNN thì kết quả đó thật không đáng tự hào Xuất khẩucủa DNNN chiếm 55,8% tổng kim nghạch, nó thể hiện tầm quan trọng tronghoạt động kinh tế đối ngoại Xét hiệu quả thì không được vì sản phẩm xuấtkhẩu từ tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thô chiếm 60% tæng kim ngạch,chủ yếu lớn do ưu đãi khai thác tài nguyên Nếu trừ dầu khí, than( chiếm 25%tổng kim ngạch) thì khu DNNN chiếm 30% tổng kim ngạch, gần bằng tỷtrọng khu vực ngoài quốc doanh Hầu hết các DNNN đều được hưởng ưu đãivề vốn, đất đai, nguồn nhân lực nhưng với kết quả như vậy thì chưa thật xứngđáng với số vốn đã bỏ ra và công sức cho việc thực hiện các phương án đó.

2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN

Trang 19

Nhìn chung từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hiệu quả sản xuấtkinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của các DNNN đã tănglên Tuy nhiên nó vẫn còn ở mức thấp Nhiều doanh nghiệp chưa bảo toànđược vốn, tình trạnh thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh nghiệp Năm 1995 tàisản cố định trong các DNNN chiếm 70-80% nhưng chỉ cung cấp 44% Tổngsản phẩm trong nước Năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếmkhoảng 40%, số bị thua lỗ liên tục chiếm tớI 20%( nếu tính đủ khấu haoTSCĐ thì tỷ lệ này còn cao hơn), còn lại 40% là các doanh nghiệp trong tìnhtrạng bấp bênh, nói chung là chưa có hiệu quả Chỉ xét riêng các DNNN thuộcThành phố Hà Nội từ 1995 dến 1998 ta thấy nhiều doanh nghiệp thuộc thànhphố quản trị làm ăn có lãi, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thulớn, đóng góp ngân sách cao Tuy nhiên số doanh nghiệp bị lỗ có chiều hướnggia tăng, tỷ trọng donah nghiệp bị lỗ của Thành phố vẫn còn nhiều Điều đóđược thể hiện ở bản sau:

Tình hình hoạt động của DNNN thuộc Thành phố Hà nội:

Loại doanhnghiệp

(Nguồn : Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000)

Qua bảng trên cho ta thấy các DNNN do trung ương quản lý có hiệuquả kinh doanh cao hơn các DNNN do Thành phố quản lý Các DNNN làmăn thua lỗ có xu hướng giảm đối với các DNNN do TW quản lý, nhưng lại cóxu hướng tăng đối với các DNNN do Thành phố quản lý trong một số nămgần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nóiriêng có xu hướng giảm xuống Năm 1995, một đồng vốn Nhà nước tạo rađược 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận Năm 1998, các chỉ tiêutương ứng chỉ dạt 2.9 đồng và 0.14 đồng Thậm chí trong ngành công ngiệp,một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận.

Trang 20

Hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởngcủa các DNNN cũng giảm dần.

(Nguồn tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 2/2000)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của DNNN năm1996 và 1997 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhưng đếnnăm 1998 thì ngược lại, thấp hơn Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dùnăm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN có giảm so với năm 1996,nhưng lại tăng so với năm 1997.

Nhìn chung, tình hình huy động và sử dụng vốn trong thời gian qua đãđạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó , nó đang gặp phải nhữngkhó khăn cần phải được giải quyết

Gần đây, khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng giảm,chững lại và giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, việc huy động vốn trongnước để đáp ứng các nhu cầu đầu tư gặp không ít khó khăn thì yêu cầu nângcao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sao cho để với số vốn huy động được có thểduy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức 5-6% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra làvấn đề hết sức thiết thực và cấp bách Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ởnước ta cho thấy, để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cao,, bền vững, cần tăngcương đầu tư Tuy nhiên , trong những điều kiện như nhau, để đạt được cùngmột mức tăng trưởng nhất định, có thể phải đầu tư các khối lượng vốn khácnhau, tuỳ thuộc vào chất lượng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Nếu

Trang 21

vốn được sử dụng có hiệu quả cao, sẽ cần ít vốn hơn, hiệu quả thấp sẽ đòi hỏinhiều vốn hơn.

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh sự cố gắngtăng vốn cho đầu tư phát triển, thời gian qua ở nước ta đã có sự quan tâm hơnđối với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tuy nhiên trên thực tế một sốthiếu sót đã tồn tại trong nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được xử lýdứtdieemr Vốn từ ngân sách nhà nước vẫn còn bị phân tán, dàn mỏng; việccấp phát thường thiếu kịp thời và vẫn còn nặng về cơ chế xin-cho; Vốn đầu tưtrực tiếp của nước ngoài và của kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quản lýchặt chẽ; vốn vay trong và ngoài nước ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp được sửdụng kém hiệu quả, dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ và tăng nợ quá hạn Dovậy, việc tìm kiếm các giải pháp xử lý một cách tương đối có hệ thống triệt đểvà hữu hiệu hơn các thiếu sót, tồn tại trên nhằm giảm bớt lãng phí, thất thoátvà nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.

2.3 Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN của nướcta:

Ví dụ sau đây giúp chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn củamột số DNNN trong những năm gần đây, điển hình tại Tcty 90 thuộc BộThương Mại Đó là tình hình đầu tư sản xuất xe máy Wave@ đang rất sôiđộng trong thị trường của ta hiện nay Hoạt động sản xuất xe máy này đã đemlại cho công ty một khoản lãi rất lớn do dự án sản xuất này có tính khả thi caocả về mặt kinh tế lẫn hiệu quả xã hội HIện nay, số xe máy này còn không đủsố lượng để bán cho một lực lượng tiêu dùng đông đảo như hiện nay Ngoàichất lượng của xe ra, xe lại bán với giá rất khiêm tốn nên không một ngườitiêu dùng nào lại không muốn có được một sản phẩm như vậy Hiện nay, sốxe này đã được xuất sang các nước lân cận như Philippin với hơn 7.000 chiếc.Và đang chiếm lĩnh thị trường rất lớn Qua dự án này, công ty Machino đãliên kết liên doanh với các bạn hàng cùng nhau góp vốn và nhập các thiết bịmà nếu sản xuất trong nước sẽ có giá thành cao hơn v v Tổng nguồn vốncủa dự án sản xuất và lắp ráp xe này là 18 477 436 00 $ Mỹ Trong dó vốnpháp định của công ty là 6 000 000 $ và sẽ được các bên đóng góp như sau:

Trang 22

Bên A góp 1 800 000$ chiếm 30% tổng vốn, bên B là 3000 000$ chiếm 50%,bên C góp 600 000$ chiếm 10%, bên D góp 600 000 $ chiếm 1% Tổng vốnvay của công ty la 5000 000 $ Công ty đã có kế hoạch tái đầu tư 7 477 436 $từ lợi nhuận của công ty ở giai đoạn 2 ( 2000 – 2003).

Như vậy, từ khi thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh ( 1997),công ty đã sản xuất rất có hiệu quả dựa trên nguồn vốn có được Thông quabản báo cáo này, chúng ta có thể biết thêm chi tiết về lãi lỗ của công ty

Báo cáo lãi lỗ.

Doanh thu 401 971 846 nghìn đồngGiá vốn hàng năm 303 220 056

Lãi luỹ kế chuyển sang năm sau 146 786 200 nghìn đồng.

Qua bảng báo cáo trên, ta có thể thấy được một phần hoạt động củacông ty tính đến ngày 31/12/2001 vừa qua Rõ ràng công ty đã làm ăn rất hiệuquả chỉ sau 6 năm, từ năm 1997 NPV của công ty hàng năm luôn tăng và kếtquả là sau 5 năm đã thu hôì được số vốn bỏ ra và hoạt động có lãi, hàng nămđạt mức tăng trưởng do lợi nhuận thu về luôn cao hơn năm trước 20%

Cũng có một ví dụ khác, đó là hoạt động xây dựng nhà máy đường mớiở Lam Sơn – Thanh Hoá, nhằm cảI tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất nhằmphục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho hoạt động xuấtkhẩu Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt tại Quyết đinh số 775/TTg ngày 21 tháng 10 năm 1996.

Mục tiêu dự án- đầu tư xây dựng cơ sở II- công suất 4.000 tấn mía/ngày Với tổng mức đầu tư là 451 098 000 000 đồng

Sau 368 ngày đêm xây dựng, ngày 27/3/1999 công tình phân xưởngđường II- Công ty đường Lam Sơn đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huyngay hiệu quả Thiết bị luôn đạt thông số kỹ thuật và an toàn thiết bị Sau hai

Ngày đăng: 13/11/2012, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tạp chí Kinh tế phát triển số 21/97, 22/98,38/2000, 40/2000 Khác
4. Kinh tế và dự báo số 1/96, 9/97, 4/2000, 4/2001 ,5/2002 Khác
5. Phát triển kinh tế số 89,97,108/99 Khác
6. Con số và sự kiện số 2/97, 6/2000 Khác
7. Thương mại số 3,4/99, 6/2001 Khác
8. Quản lý thị trường 5/2000 Khác
9. Lý luận chính trị số 6/2001 Khác
10. Tạp chí ngân hàng và thông tin khoa học ngân hàng số 7,10/97,9,98, 6/99 Khác
11. Tài chính 6/2000 Khác
13. Nghị định 338/HDBT, Quyết định 315/ HĐBT, chỉ thị 500/ TTg, nghị định 59/CP của Chính phủ Khác
14. Luật doanh nghiệp nhà nước Khác
15. Một số tạp chí và báo khác Khác
16. Một số tài liệu, số liệu thực tế trong một số cơ quan nhà nước Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w