Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như: - TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩmđược mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỉ XXI được coi là thời đại bùng nổ của ngành công nghệ thông tin Sựphát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đem đếnmột phương thức kinh doanh hàng hoá dịch vụ mới mẻ và hiệu quả Đến nay,thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã trở nên không còn xa lạ đối với hầu hết ngườidân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Việc ứng dụng hoạt động thươngmại điện tử đã tạo nên những bước đột phá lớn trong lĩnh vực kinh tế Dù là quốcgia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa cao nhưng Việt Nam đãnhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này Đếnnay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một sốngành dịch vụ và đem đến những kết quả đáng kể Trong đó ngành ngân hàngđược coi là một trong những lĩnh vực tiên phong ứng dụng hoạt động này
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chứcThương mại thế giới WTO Việc ra nhập WTO cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay không chỉ mang lại nhiều thuận lợi mà cũng đặt ra những thách thứclớn đối với các ngân hàng trong nước, điều đó buộc các ngân hàng phải hiện đạihoá, áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của mìnhtrước các đối thủ nước ngoài Đến nay, các ngân hàng Việt Nam đều ra sức đầu tưkhoa học công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá; thiết lập, cung cấp cácloại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạodựng được niềm tin với khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế Thời gian qua, ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựuđáng kể, dù chưa thể so sánh được với các ngân hàng nước ngoài nhưng đặt trongđiều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, chưa minh bạch trong hệ thống pháp luật…những kết quả đó rất đáng được khích lệ
Với mục tiêu phát triển hơn nữa hoạt động ứng dụng thương mại điện tửtrong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước ta cùng các bộ, đoàn thể, cơ quan chuyênngành cần đưa ra những chiến lược lâu dài, những định hướng cụ thể, đúng đắn.Muốn làm được điều đó, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những thành tựu đã đạt được
Trang 2cũng như những vướng mắc còn gặp phải của ngành ngân hàng khi triển khai ứngdụng hoạt động E- Banking để có cái nhìn tổng thể, toàn diện và từ đó có thể đưa
ra những giải pháp cho ngành ngân hàng Vì lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháttriển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạnhiện nay” cho khoá luận của mình, với mong muốn sẽ góp phần phát triển hoạtđộng ứng dụng thương mại điện tử trong ngành ngân hàng
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan, chủ nhiệm bộ môn Thương mại điện tử, giám đốc Trung tâm Thông tin
Khoa học trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã nhiệt tình giúp đỡ vàcho tôi những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình triển khai đề tài, xin cảm ơnđến các thầy cô giáo trong trường, gia đình và bè bạn, những người đã giúp đỡ,động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận
Hà nội, ngày 09 tháng 04 năm 2009
Sinh viênTrịnh Thị Huyền
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT)
1.1 Khái niệm chung về Thương mại điện tử
Thế kỉ 21 được coi là thời đại của “nền kinh tế số”, trong đó Thương mại điện
tử đóng vai trò làm then chốt Đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau vềTMĐT, nhưng tựu trung lại có hai cách định nghĩa phổ biến sau:
Thương mại điện tử, theo nghĩa rộng, là các giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và cáchoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng Khái niệm TMĐT đã được rất nhiều tổ
chức đưa ra định nghĩa, trong đó có thể kể đến định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNCTRAL): TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương
tiện điên tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch “Thông tin” ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng
kĩ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản chính,các bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng giá, hợpđồng, hình ảnh động, âm thanh… “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quátmọi vấn đề nảy sinh từ mọi quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợpđồng Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch nào về cungcấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; đại diện hoặc đại lí thương mại; ủy thác hoahồng, hoặc cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình, tư vấn, kĩ thuật công trình, đầu
tư cấp vốn, ngân hàng; thỏa thuận, khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh hoặc cáchình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hayhành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ Như vậy cóthể thấy, phạm vi nghiên cứu TMĐT bao trùm lên cả các mô hình và các vấn đề kinhdoanh điện tử với mục đích trang bị kiến thức về thương mại và kinh doanh điện tử
để người học áp dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và các tổ chức có liên quan
Trang 4Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương
tiện điện tử, các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và mạng Internet.
Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm như:
- TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩmđược mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữuhình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạngInternet (Tổ chức thương mại thế giới WTO)
- TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông sốliệu và công nghệ tin học kỹ thuật số (Ủy ban thương mại điện tử của Tổ chức hợptác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC)
Với nghĩa hẹp này, TMĐT được coi là khởi đầu bằng việc các doanh nghiệp
sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ củadoanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B),hoặc doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), cá nhân với cá nhân (C2C); ví dụnhư: alibaba.com; amazon.com; eBay.com…
1.2 Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử
1.2.1 Lợi ích của Thương mại điện tử
1.2.1.1 Lợi ích đối với tổ chức
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và các đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới, nhà cungcấp cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sảnphẩm hơn
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí sản xuất giấy tờ, chi phí chia sẻ thông
tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân
phối hàng Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợbằng các showroom trên mạng
Trang 5- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua
Website và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà khôngmất thêm nhiều chi phí biến đổi
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến với tên gọi “Chiến lược
kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầucủa khách hàng Ví dụ điển hình thành công theo mô hình này là Tập đoàn máy tínhhàng đầu thế giới Dell Computer Corp
- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và
giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấugiá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành côngnày
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả
năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời giantung sản phẩm ra thị trường
- Giảm chi phí thông tin liên lạc: Email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền
thống
- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua việc giảm các chi phí quản lý hành chính
(80%), giảm giá mua hàng (5-15%)
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố hơn Đồng thời việc cá biệt hóasản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cốlòng trung thành
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên website như sản phẩm, dịch vụ, giá
cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời
- Chí phí đăng kí kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng
cách giảm hoặc không thu phí kinh doanh qua mạng
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất
lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa cácquy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận
Trang 6thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt độngkinh doanh.
1.2.1.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Vượt giới hạn về thời gian và không gian: TMĐT cho phép khách hàng mua
sắm mọi nơi, mọi lúc với các cửa hàng trên toàn thế giới
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có
nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
- Giá thấp hơn: Do có thông tin dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có
thể so sánh giá cả giữa nhà cung cấp, từ đó tìm ra mức giá phù hợp nhất
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được, ví dụ các sản phẩm số
hóa như phim, nhạc, sách, phần mềm…
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúpquảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể
tham gia mua và bán các sản phẩm đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm nhữngmón hàng tại mọi nơi trên thế giới
- Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi
người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanhchóng
-“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng
- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách
không thu phí đối với các giao dịch trên mạng
1.2.1.3 Lợi ích đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường làm việc, mua
sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông
- Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực
giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống
Trang 7- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT Đồng thờicũng có thể học tập được kinh nghiệm, kĩ năng… đào tạo qua mạng nhanh chónggiúp các nước này tiếp thu công nghệ mới
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y
tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phíthấp hơn, thuận tiện hơn
1.2.2 Hạn chế của Thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT tạo ra, TMĐT có hai loại hạn chế:
1.2.2.1 Hạn chế về kĩ thuật
- Chưa có chất lượng quốc tế về chất lượng, độ an toàn, độ tin cậy
- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngườidùng, nhất là trong Thương mại điện tử
- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển
- Khó khăn khi kết hợp các phềm mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng
và các cơ sở dữ liệu truyền thống
- Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, độ an toàn) đòi hỏi thêm chiphí đầu tư
- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao
- Thực hiện các đơn hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống khohàng tự động lớn
1.2.2.2 Hạn chế về thương mại
- An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lí đối với người tham gia TMĐT
- Thiếu lòng tin về TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không đượcgặp trực tiếp
- Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
- Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển
- Phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
Trang 8- Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trựctiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và
có lãi)
- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
- Thu hút vốn đầu tư khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công tydot.com
1.3 Ảnh hưởng của Thương mại điện tử
1.3.1 Tác động đến hoạt động Marketing
- Nghiên cứu thị trường: TMĐT tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị
trường, hiệu quả hơn Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu đượcthực hiện truyền thống qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thựchiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn Ví dụ: onlinequestionnaires, POS và data mining để phân tích hành vi khách hàng
- Hành vi khách hàng: Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin,
đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau mua khi mua hàng đều bị tácđộng bởi Internet và Website Ví dụ mô hình AIDA trên amazon.com
- Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị
trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý… được
bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet,thư điện tử, các dịch vụ trên web… Ví dụ như các websites gameonline, cars onlinetập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau
- Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ
nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, được bổ sung thêmnhững tiêu chí của riêng TMĐT như nhiều sản phẩm nhất (amazon.com), đáp ứngmọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốtnhất (charles Schwab)…
- Các chiến lược Marketing hỗn hợp: Bốn chính sách: sản phẩm, giá, phân
phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động bởi TMĐT Việc thiết kế sảnphẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia
Trang 9sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng(Li&Fung.com) Việc định giá cũng bị tác động bởi TMĐT khi doanh nghiệp tiếpcận với thị trường toàn cầu Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hìnhđều chịu sự tác động của TMĐT; đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoànthiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thựchiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống Đặc biệt hoạt động xúc tiến và
hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt độngmới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàngtrên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7…
1.3.2 Thay đổi mô hình kinh doanh
Sự ra đời của TMĐT tạo áp lực buộc các mô hình kinh doanh truyền thốngphải thay đổi, cùng với đó là một số mô hình kinh doanh TMĐT hoàn toàn mới đượchình thành Ví dụ: Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như Ford Motor,Charles Schwab, IBM…; mô hình kinh doanh mới được hình thành như: Dell.com,Amazon.com, Cisco.com…
1.3.5 Tác động đến hoạt động ngoại thương
TMĐT có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương do đặc thùcủa Internet là toàn cầu, nên rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế
2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
2.1 Ngân hàng điện tử
2.1.1 Khái niệm
Trang 10Đến nay, thuật ngữ “Ngân hàng điện tử” dường như vẫn chưa được nhiềungười biết đến Tuy nhiên, rất nhiều ứng dụng TMĐT đã và đang phục vụ cho đờisống hàng ngày của người dân Họ rút tiền từ máy rút tiền tự động, trả tiền cho hànghóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng, kiểm tra số dư tài khoản qua điện thoại hay mạng diđộng… tất cả các hoạt động như vậy đều được gọi là dịch vụ NHĐT Càng ngày, cácngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới càng nhận thấy tầm quan trọng củaviệc cung cấp các dịch vụ NHĐT nhằm củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của
họ trên thị trường Vậy NHĐT là gì, và tại sao nó lại có tầm quan trọng và được ứngdụng rộng rãi đến vậy?
NHĐT, tên tiếng Anh là Electronic Banking, viết tắt là E-Banking, trước đấycũng đã từng được biết đến ở một số quốc gia dưới các dịch vụ do ngân hàng cungcấp như thẻ ATM hay các giao dịch tiến hành qua các mạng điện thoại di động Đếnnay, người ta đã hiểu về khái niệm này rộng hơn, gắn liền với hệ thống Internet, cókhả năng tăng hiệu quả và tốc độ của hệ thống Ngân hàng, đồng thời đem lại chongười sử dụng vô số những tiện ích đa dạng, phong phú với chi phí thấp
NHĐT, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất, đó là “sự kết hợp hoạtđộng Ngân hàng với Internet – là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệthông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua cáckênh liên lạc thông tin điện tử và mạng Internet”
Tổ chức Quỹ tiền tệ Thế giới IMF đưa ra một khái niệm ngắn gọn hơn về Banking như sau: E-Banking chỉ đơn giản là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụcủa Ngân hàng thông qua các kênh lưu thông điện tử
E-Chi tiết về E- Banking được minh họa qua sơ đồ sau:
Trang 11Nguồn: http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2002/09/nsouli.htm
Như vậy, cùng với các dịch vụ tài chính khác như đầu tư hay bảo hiểm trựctuyến, E-Banking cũng là bộ phận cấu thành của tài chính điện tử trong xu hướngphát triển, hình thành nên những cách thức kinh doanh mới là TMĐT (E-
Commerce) Hay nói cách khác, E-Banking chính là việc phát triển TMĐT trong
lĩnh vực ngân hàng Các ngân hàng hiện nay có thể nói đang chạy đua với nhau
trong việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm công nghệ nhằm thu hút khách hàng, nângcao uy tín và hiệu quả công việc Các dịch vụ E-Banking hiện nay trên thế giới đãđược các ngân hàng đưa ra với rất nhiều hình thức đa dạng tùy theo cách thức, thóiquen tiến hành giao dịch kinh doanh của từng quốc gia, tùy vào tốc độ phát triển kinh
tế và khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch Ngân hàng Tuy nhiên,
để có thể phát triển được E-Banking thì các ngân hàng trên thế giới đều phải tuântheo những tiền đề chung và những cơ sở nhất định
Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về NHĐT, song nhìn chung NHĐT đượchiểu là một loại hình thương mại về tài chính ngân hàng có sự giúp đỡ của công nghệ
thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng Nói ngắn gọn, NHĐT là hình
thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử.
E- Commerce Thương mại điện tử
E- Finance Tài chính điện tử Tiền điện tửE- Money
Trang 122.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng điện tử
Giữa những năm 90 của thế kỉ XX, mạng Internet đã thực sự phát triển mạnh
và có tác động lớn đối với ngành ngân hàng Công nghệ đã làm phần lớn các sảnphẩm và quy trình diễn ra trong hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn so với trước đây
Và khi máy tính cá nhân bắt đầu phát triển thì một số ngân hàng tại các quốc giacung cấp cho khách hàng một phần mềm giúp họ có thể xem số dư tài khoản và cóthể thực hiện một số lệnh thanh toán đối với một số dịch vụ công cộng như phí sửdụng điện, nước…
Ở Việt Nam, dịch vụ NHĐT được khởi động từ năm 1994 nhưng phải đếnnăm 2002, công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khailoại hình dịch vụ này Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thôngtin, công nghệ Internet, sự gia tăng số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam thìviệc các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua mạngInternet là một hướng đi đúng đắn và tất yếu Qua đó, ngân hàng thương mại ViệtNam dần tiếp cận với công nghệ hoạt động của Ngân hàng hiện đại, dịch vụ NHĐT.Thông qua dịch vụ NHĐT, khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ ngân hàngmột cách tốt hơn, tiết kiệm hơn về cả chi phí và thời gian
2.1.3 Các cấp độ của Ngân hàng điện tử
- Ở cấp sơ đẳng nhất, E-Banking không khác nhiều so với giao dịch qua điệnthoại hay giao dịch với một máy rút tiền tự động Bằng cách sử dụng bàn phím sốcủa điện thoại, khách hàng có thể biết được tình hình tài khoản của mình hoặc có thểthực hiện các giao dịch đơn giản như chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tàikhoản vãng lai của cùng một chủ tài khoản
- Ở cấp độ thứ hai, Internet đóng vai trò tích cực hơn nữa Lúc này mỗi trangchủ của Ngân hàng trên Internet được xem như một cửa sổ giao dịch Ngoài việckiểm tra tài khoản, khách hàng còn có thể sử dụng hàng loạt các dịch vụ trực tuyếnkhác như vay mua hàng, mua hợp đồng bảo hiểm hay đầu tư chứng khoán…
- Ở cấp độ thứ ba, ngân hàng đóng vai trò to lớn, hỗ trợ cho thương mại điện
tử giữa các doanh nghiệp phát triển Mọi giao dịch như chuyển tiền, mở thư tín dụngcho hợp đồng mua bán giữa các nhà xuất nhập khẩu, mở các thư bảo lãnh… đều có
Trang 13thể thực hiện trực tuyến Khách hàng sẽ không phải đến trụ sở của ngân hàng mà vẫn
có thể thực hiện được các giao dịch thông qua một chương trình do ngân hàng cài đặttại văn phòng của khách hàng Chương trình này cho phép truy cập đến máy chủ củangân hàng 24/24 giờ và cả bảy ngày trong tuần
Như vậy, việc đưa TMĐT áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng chính là việc ứngdụng các phương tiện điện tử vào các dịch vụ ngân hàng để giúp các ngân hàng đưa
ra các dịch vụ mới hiện đại hơn, cao cấp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả họat động của mình và nâng cao năng lực cạnhtranh trước các ngân hàng nước ngoài khi họ ngày càng xâm nhập vào Việt Nam Do
đó, việc phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng chính là việc phát triển
các dịch vụ ngân hàng điện tử.
2.2 Dịch vụ Ngân hàng điện tử
2.2.1 Lợi ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử
2.2.1.1 Đối với Ngân hàng
Xét về mặt lợi ích đối với nhiều ngân hàng thì E-Banking là một giải phápmang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động Theoông Bruce Luecke, phụ trách hệ thống Công nghệ giao dịch của tập đoàn Banc One(Mỹ): “Chúng tôi coi dịch vụ NHĐT là một kênh quan trọng có thể làm thay côngviệc của một chi nhánh”, hay ông Peter Duffy, giám đốc trung tâm NHĐT của ngânhàng Baclays (Anh) cho biết: “Chúng tôi thực sự quan tâm đến ngân hàng điện tử và
đó là một kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ tài chính của chúng tôi” Qua khảosát, E-Banking mang lại những lợi ích sau:
- Giảm chi phí giao dịch, tăng doanh thu
Lợi ích lớn nhất có thể kể tới của E-Banking là lợi thế về chi phí Bảng sauđây với những thông số dữ liệu của Hoa Kì cho thấy rằng chi phí trung bình của mộtgiao dịch ngân hàng bán lẻ thực hiện qua Internet chưa bằng 1% chi phí của một giaodịch tương tự theo cách truyền thống, tức là trực tiếp đến trụ sở hoặc chi nhánh củaNgân hàng ATM và TelE-Banking cũng là những cách tiết kiệm đáng kể chi phígiao dịch
Chi phí giao dịch của một ngân hàng bán lẻ
Trang 140.15 0.27
Nguồn: Kết quả khảo sát của Hãng nghiên cứu Booz, Allen & Hamilton, 2004
Bên cạnh đó, E-Banking còn giúp giảm chi phí văn phòng Các phòng ít giấy
tờ chiếm diện tích nhỏ, không có những quầy giao dịch, những bàn ghế cồng kềnhnhư văn phòng của một ngân hàng truyền thống Mạng, máy chủ và các máy tính cánhân giúp rút ngắn thời gian cho công việc làm thủ tục, tìm kiếm và chuyển giao tàiliệu Hơn nữa, E-Banking còn giúp tiết kiệm chi phí trả cho nhân viên Một máy rúttiền tự động có thể làm việc 24/7/365 và thay thế cho công việc của rất nhiều nhânviên
Bằng phương tiện Internet/Web, ngân hàng và khách hàng có thể tìm hiểuthông tin, giao dịch thường xuyên hơn, cập nhật hơn, do đó giúp làm giảm chi phíbán hàng và tiếp thị
Hệ thống mạng phá bỏ sự rằng buộc về không gian và thời gian Các ngânhàng có thể mở nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau mà không gặp khó khăn gìtrong việc theo dõi quản lý tình hình hoạt động của các chi nhánh
Như vậy, khi chi phí được tiết kiệm đáng kể mà hiệu quả lại tăng lên thì rõràng E-Banking được coi là vũ khí sắc bén của Ngân hàng trong việc xâm nhập vàchiếm lĩnh thị trường
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Với sự trợ giúp của mạng Internet, máy tính và các thiết bị công nghệ caotrong dịch vụ NHĐT, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiệnnhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt
Trang 15trao đổi tiền- hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng caohiệu quả sử dụng vốn Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thốngkhó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác.
- Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử
Xét về mặt kinh tế - xã hội, E-Banking góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tếthương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tếthương mại với khu vực và trên thế giới Và đặc biệt nhất là Internet thúc đẩy pháttriển TMĐT mạnh mẽ hơn thông qua việc hoàn thành hệ thống thanh toán điện tử E-Banking có khả năng thu hút khách hàng trên phạm vi rộng tại bất cứ thời điểm nào24/7, bất chấp mọi khoảng cách về không gian và thời gian Vì vậy, các ngân hàngtiếp cận khách hàng tốt hơn, tiết kiệm chi phí giao dịch mà hiệu quả vẫn cao hơn
- Dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh
Với E-Banking, ngân hàng có thể thực hiện chiến lược toàn cầu hóa, chiếnlược bành trướng mà không cần mở thêm chi nhánh hay tuyển nhân viên cũng nhưthuê văn phòng Hệ thống mạng phá bỏ mọi sự ràng buộc về không gian và thời gian,các ngân hàng có thể mở thêm nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau mà không gặpkhó khăn gì trong việc trao đổi, quản lý tình hình hoạt động của các chi nhánh Ngânhàng vừa có thể tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều trụ sở hoặc vănphòng, nhân sự lại gọn nhẹ hơn, đồng thời có thể phục vụ một khối lượng kháchhàng lớn hơn Internet là một công cụ đắc lực trong việc giúp các ngân hàng mở rộngphạm vi hoạt động ra các quốc gia mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạtầng Theo phương thức này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dầnthiết lập cơ sở của mình trên toàn thế giới, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu
Tóm lại, sự kết hợp hài hòa trong quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàngtruyền thống và phát triển E-Banking cho phép các ngân hàng và các tổ chức tíndụng tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại giúp các tổ chức tài chính
đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động, và đặc biệt lànâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập
Trang 162.2.1.2 Đối với khách hàng
Không chỉ ngân hàng mới tìm thấy ưu điểm của E-Banking mà loại hình dịch
vụ này còn mang lại cho khách hàng vô số những thuận lợi vượt trội và đây chính là
lí do tồn tại, phát triển của E-Banking với mục đích là phục vụ tốt nhất nhu cầukhách hàng Với E-Banking, khách hàng có những thuận lợi sau:
- Tiết kiệm chi phí
Với dịch vụ E-Banking, khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí một cáchđáng kể Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì E-Banking giúp cho các ngân hàng tiết kiệmchi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đã nói ở trên nên các chi phí
mà khách hàng phải bỏ ra theo đó giảm đi rất nhiều Ưu điểm về mặt chi phí này đặcbiệt quan trọng khi khách hàng là các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp lớn Khi mọigiao dịch tài chính mà ngân hàng cung cấp được thực hiện qua máy tính cá nhân,khách hàng lại tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khác so với việc thực hiênqua thư từ hoặc tại quầy Khách hàng không còn cần phong bì, giấy viết và tem thư.Khoản chi phí này tưởng như rất nhỏ, không đáng kể song nếu tính tổng số tiền chicho một năm thì nhiều khi khách hàng không khỏi giật mình, nhất là các doanhnghiệp lớn, phải giao dịch nhiều Dịch vụ NHĐT còn giúp doanh nghiệp chủ độngquản lý tài chính một cách hiệu quả, giảm chi phí, tăng nhanh vòng quay của vốn, vàđầu tư sinh lợi nhiều
- Tiết kiệm thời gian
Các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện một cách nhanh chóng vàhết sức chính xác Khách hàng không còn cần phải tới phòng giao dịch của ngânhàng, không phải mất thời gian đi lại, hoặc thậm chí nhiều khi còn phải xếp hàng chờtới lượt mình Giờ đây, với dịch vụ E-Banking, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giaodịch nào của Ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc bất cứ đâu mà họ muốn Chỉcần Click một cái nhấp chuột, tất cả mọi thao tác chỉ thực hiện trong nháy mắt thay
vì một chuỗi những thao tác phức tạp nếu giao dịch qua giấy tờ hoặc tại quầy
- Nắm thông tin nhanh chóng và đầy đủ
E-Banking là một kênh quan trọng giúp khách hàng có thể thông tin liên lạcvới ngân hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính
Trang 17được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng
để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng,thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, và kể cả kinhdoanh chứng khoán với ngân hàng Không những thế, những thông tin dịch vụ từngân hàng như tỷ giá hối đoái, lãi suất… liên tục được cập nhật và tự động gửi đếnkhách hàng qua thư điện tử nếu khách hàng có nhu cầu
Ngoài ra, E- Banking còn có thể cung cấp dịch vụ chéo, tức là các ngân hàng
có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác
để đưa ra sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch
vụ liên quan
2.2.2 Rủi ro và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử
Bên cạnh những lợi ích to lớn đem lại cho xã hội, cho nền kinh tế, E-Bankingcũng có một số những hạn chế nhất định Hiện nay, E-Banking đang trong quá trìnhphát triển mạnh nên không ít một số kẻ đã lợi dụng khe hở của E- Banking để pháhoại và làm lợi cho riêng bản thân Khách hàng sử dụng và các cơ quan nhà nước,
mà cụ thể là ngành ngân hàng đang phải đối phó với không ít những rủi ro mà cácdịch vụ ngân hàng cung cấp Đến nay, có thể thấy 3 loại rủi ro phổ biến là: Tìnhtrạng gian lận thẻ tín dụng, rửa tiền qua ngân hàng và vấn đề đảm bảo an toàn thôngtin cho người sử dụng
- Vốn và công nghệ
Xây dựng và phát triển TMĐT đòi hỏi nguồn vốn lớn để phát triển cơ sở vậtchất, hạ tầng kĩ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng phát triển phầnmềm, đào tạo nguồn nhân lực… Quá trình này phụ thuộc rất lớn vào năng lực tàichính của các tổ chức tín dụng Đây chính là khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡcủa ngành ngân hàng trong việc hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, phát triển dịch vụNHĐT
- An toàn và bảo mật
Khi ứng dụng TMĐT, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, bảo mật nguồn dữliệu là vấn đề cực kì quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa mỗi ngân hàng Rủi ro lớn nhất trong hoạt động NHĐT là hệ thống bị xâm phạm,
Trang 18bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán, chi trả Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào giảipháp công nghệ, giải pháp kĩ thuật, các chương trình phần mềm về mã khóa, chữ kíđiện tử cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của NHĐT.
Hiện nay các dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet chủ yếu tiến hành giốngnhư việc chúng ta truy cập vào các trang web thông thường Việc xác nhập thông tin,bảo mật đều thông qua việc kiểm tra tên truy nhập (user name) và mật khẩu Việc sửdụng phương thức này không những tận dụng được các công nghệ và thiết bị hiệnhành, không yêu cầu các khách hàng phải sử dụng thiết bị đặc biệt cho bảo mật màcòn tận dụng được thói quen sử dụng Internet của người dân Sau khi nhận được têntruy nhập và mã số do ngân hàng cung cấp, khách hàng cỏ thể tự đổi mã số theo ýmuốn của mình để tự quản lý Tuy vậy, việc làm này không an toàn do có thể bị truycập bất hợp pháp vào đường truyền Internet, hoặc do bất cẩn của khách hàng khi sửdụng các giao dịch Ngoài ra, việc lưu chuyển thông tin giữa ngân hàng và kháchhàng như đăng ký và cấp tên đăng nhập, mã số lại thường được gửi qua thư điện tửe-mail, mà trong khi đó khả năng bị đọc trộm hoặc xâm nhập vào thư điện tử là tìnhtrạng phổ biến hiện nay
Thông thường, khi đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT tại một ngân hàng nhấtđịnh, khách hàng thường tiến hành trực tiếp khai báo qua mạng Tuy nhiên, việc xácthực thông tin và xác thực khách hàng sẽ tương đối khó khăn do còn thiếu các công
cụ chứng thực như chữ kí điện tử hoặc các xác minh điện tử Việc sửa chữa, thay đổihay cung cấp lại đều được các ngân hàng tiến hành qua mạng và gần như miễn phínên khách hàng có thể liên tục thay đổi tên truy nhập và mã số Chính vì thế mà nguy
cơ bị lộ hoặc nhầm lẫn mật khẩu dẫn đến khả năng ngân hàng phải gửi lại cho kháchhàng là khá cao
Hoạt động ngân hàng điện tử đã tự chứng minh với rất nhiều ưu thế và là một
xu thế của tương lai Tuy nhiên E-Banking vẫn gặp phải một số hạn chế chưa thểkhắc phục trong vấn đề bảo mật Do đó, tăng cường an ninh và an toàn trong thanhtoán điện tử đồng nghĩa với việc tăng cường uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngânhàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng đối với loại hình dịch vụ hiện đại này
- Quản trị và phòng ngừa rủi ro
Trang 19 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
Thuật ngữ “rửa tiền” được biết đến từ những năm 1920 khi các nhà tư bảnmuốn tránh sự nhòm ngó của những kẻ ghen ghét hoặc tránh sự nhòm ngó của chínhphủ Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền chỉ thực sự phát triển mạnh khi các thị trường tàichính trên thế giới liên kết chặt chẽ với nhau Theo ước tính của IMF thì quy mô rửatiền trên thế giới chiếm khoảng từ 2-5% GDP toàn thế giới, khoảng một nghìn tỷUSD/năm Riêng ở Mỹ mỗi ngày có khoảng 2 triệu USD được biến đổi dưới nhiềuhình thức để trở thành hợp pháp Hậu quả của nạn rửa tiền là rất lớn, nó có thể làmsuy yếu thị trường tài chính, mất khả năng kiểm soát của các chính sách kinh tế củanhà nước, làm sai lệch các chỉ số kinh tế như lãi suất, lạm phát, tỷ giá… và làm tổnhại đến ngân sách nhà nước do việc thất thu đối với thuế thu nhập và chuyển tiền.Bọn tội phạm có thể sử dụng hệ thống tài chính ngân hàng để thanh toán và chuyểntiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của sốtiền Bên cạnh đó, các ngân hàng còn là nơi cất giữ tiền an toàn nhất đối với bọn tộiphạm
Hình thức phổ biến hiện nay bọn tội phạm hay sử dụng là hình thức đòi nợ cácgiao dịch ma ở nước ngoài, tiền cá độ, mua sắm các tài sản có giá trị… Các hoạtđộng cá cược ở trường đua ngựa, móc ngoặc xổ số, đánh bạc tại các sòng bạc lớn,mua sắm ô tô, máy bay, bất động sản hay chơi chứng khoán… đều bị coi là hoạtđộng rửa tiền phi pháp
Tình trạng gian lận thẻ tín dụng
Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải là chủthẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ
bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để
lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi
Bên cạnh đó, chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càngtinh vi Việc làm giả thẻ có thể tiến hành theo hai hình thức Đối tượng làm giả thẻ cóthể mua chuộc nhân viên tại các địa điểm chấp nhận thẻ để các nhân viên này sau khi
bị quét thẻ tính tiền sẽ bí mật quét thêm một lần vào một thiết bị đặc biệt có thể đọcđược toàn bộ thông tin về thẻ Sau khi có đầy đủ thông tin đó, chúng sẽ nhanh chóng
Trang 20làm một chiếc thẻ tương tự và tiến hành mua bán hàng hóa như bình thường Hìnhthức thứ hai tinh vi hơn là chúng sẽ cài thẳng những con Chip điện tử tinh vi vàotrong máy tính tiền hoặc máy rút tiền tự động Sau đó chúng sẽ quay lại những địađiểm trên để lấy những con chíp đã chứa các thông tin về các thẻ đã giao dịch và làmthẻ giả với những thông tin đã lấy cắp được.
- Dịch vụ NHĐT còn một hạn chế nữa là nó đòi hỏi các khách hàng phải có một trình độ nhất định về mạng Internet, máy tính và khoa học công nghệ… Do đó,
đối với rất nhiều khách hàng thì sử dụng dịch vụ NHĐT là cả một vấn đề khó khăn
và phức tạp so với dịch vụ ngân hàng truyền thống
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT
2.2.3.1 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin
đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến nền kinh tế nói chung và các hoạt độngdịch vụ tài chính nói riêng Công nghệ thông tin đang dần thay thế việc xử lý bằnggiấy tờ tại tất cả các ngân hàng trên thế giới Việc sử dụng công nghệ thông tin mộtcách hợp lý đã, đang và sẽ giúp các ngân hàng xử lý thông tin kịp thời, chính xác,giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, và nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng
Có thể nói sự phát triển của khoa học công nghệ là tiền đề phát triển các dịch
vụ ngân hàng chất lượng cao và sự ra đời của các dịch vụ NHĐT là sản phẩm điểnhình của sự phát triển công nghệ thông tin và viễn thông Trong quá trình lịch sử bắtđầu từ hình thức nối mạng giữa các trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán với cácđiểm thanh toán bán hàng (EFT POS), truyền hình cáp, dịch vụ ngân hàng tại nhà,Internet Banking, dịch vụ ngân hàng không dây (Mobile Banking), yếu tố khoa họccông nghệ sẽ tiếp tục là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong sự phát triển củacông nghệ ngân hàng nói chung và các dịch vụ ngân hàng nói riêng
2.2.3.2 Sự phát triển của TMĐT
Trước tiên, có thể khẳng định NHĐT ra đời là dựa vào sự phát triển mạnh mẽcủa TMĐT Xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thếgiới cũng như ở Việt Nam đã buộc họ phải luôn luôn tiếp cận với những thành tựumới của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của
Trang 21khách hàng Việc áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh trở thành một yêu cầutất yếu đối với tất cả doanh nghiệp vì TMĐT đem lại lợi ích tiềm tàng cho họ.
Những tác động to lớn của TMĐT đối với các doanh nghiệp là điều khôngphải bàn cãi và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó Thương mạiđiện tử đã đưa đến cho ngành ngân hàng một loại hình dịch vụ mới, nhanh chóng vàhiệu quả: Dịch vụ Ngân hàng điện tử
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã làm chocác nền kinh tế xích lại gần nhau, không có sự phân cách về mặt địa lý, không gian
và thời gian Sự phát triển của TMĐT đã tác động đến ngân hàng, đặt cho ngànhngân hàng những thách thức và cơ hội mới
TMĐT tạo nên hình thức cạnh tranh mới, buộc ngân hàng phải cung cấpnhững dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong
hệ thống và mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng
Sự tham gia của TMĐT cũng làm nảy sinh các vấn đề công nghệ của ngânhàng Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sựảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hóa
Trước yêu cầu đó, ngân hàng đã cho ra đời nhiều dịch vụ mới: Dịch vụ ngânhàng qua điện thoại sử dụng mã số cá nhân, hoặc nhận dạng giọng nói; dịch vụ ngânhàng qua mạng Internet, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân nối mạng Internet
là có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngânhàng Những dịch vụ này đã đưa đến một thực tế là, thế giới ngày nay có một loại
hình dịch vụ ngân hàng mới: Dịch vụ NHĐT.
2.2.3.3 Môi trường pháp lý
Trong sự phát triển của bất kỳ khu vực kinh tế hoặc ngành nghề nào, môitrường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định.Đối với khu vực tài chính ngân hàng, môi trường pháp lý càng đóng vai trò quantrọng hơn vì khu vực tài chính ngân hàng luôn được coi là bộ phận cấu thành pháttriển nền kinh tế xã hội và cũng là khu vực chịu sự giám sát nghiêm ngặt nhất Trongtừng nước, các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ NHĐT khi tính pháp lý của nóđược thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch
Trang 22điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử…) và có các cơ quan xác nhận (chứngnhận chữ ký điện tử) Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự pháttriển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ đảm bảo các hoạt động của chínhmình bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình Chính vì vậy môi trường pháp lýcủa mỗi quốc gia đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thôngsuốt các hoạt động của NHĐT.
Theo xu hướng chung trên thế giới hiện nay, các quy chế và rào cản pháp lýđều được chỉnh sửa theo hướng đơn giản hóa, nới lỏng (deregulation) hoặc bãi bỏ1,đây là một xu thế có lợi thúc đẩy các ngân hàng tìm tòi và phát triển những loại hìnhdịch vụ mới như NHĐT trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh Tuy nhiên, việc nới lỏnghay bãi bỏ các rào cản pháp lý trong bối cảnh phát triển của loại hình dịch vụ mớinày sẽ làm nảy sinh những vấn đề pháp lý kèm theo Ví dụ, ngân hàng Trung Ương
sẽ phải điều chỉnh luật ngân hàng và các quy chế hiện hành như thế nào để phù hợpvới tình hình phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới? Công tác kiểm tra giámsát các hoạt động ngân hàng cần chỉnh sửa sao cho đảm bảo rằng những dịch vụ ngânhàng mới không làm tăng khả năng rủi ro trong hoạt động ngân hàng? Các ngân hàngthương mại cần áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro để đảm bảo an toàn tiền gửicủa khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT?
2.2.3.4 Trình độ dân trí
Sự ra đời của TMĐT đã làm thay đổi cơ bản môi trường cạnh tranh truyềnthống trong khu vực ngân hàng; đồng thời cũng làm thay đổi dần những thói quen sửdụng dịch vụ của người dân: Chuyển từ những giao dịch trực tiếp với ngân hàng sangnhững giao dịch trực tuyến trên mạng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều.Tuy nhiên, những giao dịch trực tuyến như vậy đòi hỏi người dân phải có trình độ vềcông nghệ thông tin nhất định Do đó, trình độ dân trí ảnh hưởng rất nhiều đến việctriển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại
2.2.3.5 Nguồn nhân lực
Khi phát triển dịch vụ NHĐT, các ngân hàng có thể giảm đáng kể được nguồnnhân lực do có nhiều công đoạn được tự động hóa và có máy móc hỗ trợ đắc lực.Nhưng cũng chính điều này đòi hỏi mỗi nhân viên ngân hàng phải trang bị cho mình
Trang 23những kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làmviệc bằng các phương tiện điện tử, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng càng cần phảinắm chắc hơn vì họ không còn làm việc trực tiếp với khách hàng nữa Ngoài ra cácngân hàng còn cần có đội ngũ chuyên gia thông tin đủ mạnh Con người luôn là yếu
tố quyết định sự thành công của bất cứ hoạt động nào, phát triển nhân lực mạnh mẽ
sẽ góp phần to lớn vào thành công của NHĐT
2.2.3.6 Môi trường cạnh tranh
Cùng với yếu tố pháp lý được điều chỉnh, bổ sung theo hướng có lợi cho ngânhàng trong việc tạo dựng khung pháp lý khuyến khích phát triển các loại hình dịch
vụ mới, yếu tố cạnh tranh đã thực sự thúc đẩy ngân hàng trong việc tìm tòi ra phươngthức tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh Chỉ có cạnh tranh các ngân hàng mới tựđổi mới mình để khỏi bị tụt hậu so với các ngân hàng khác Càng cạnh tranh nhiều,các ngân hàng càng phải hoàn thiện mình hơn nữa, đưa ra các dịch vụ tốt hơn, hoànhảo hơn, nhiều tiện ích hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn
Khi các ngân hàng được coi là các thể chế trung gian tài chính trong hệ thống,một điều không thể phủ nhận được là hiện nay các ngân hàng thành viên trong hệthống ngân hàng đều có thể cung cấp các dịch vụ tương tự như nhau Với cùng một
số lượng khách hàng, điều làm cho giới lãnh đạo quan tâm nhiều nhất là làm sao pháttriển những loại hình dịch vụ mới, những hình thức phục vụ khách hàng được tốthơn, qua đó thu hút được nhiều khách hàng và tạo được mối quan hệ lâu dài vớikhách hàng
Trong thực tế hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hệ thống ngânhàng và các thành viên phi ngân hàng tham gia hệ thống là yếu tố thúc đẩy sự pháttriển dịch vụ ngân hàng mới, trong đó có các hình thức của NHĐT Xu hướng ngânhàng lựa chọn hình thức phát triển NHĐT làm trọng tâm cho chiến lược phát triểncủa mình càng làm vấn đề cạnh tranh trở nên gay gắt và phức tạp Theo truyền thốngphát triển, ngân hàng sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh khi mở rộng chi nhánh tại cáckhu vực địa lý khác nhau nhằm thu hút được khách hàng sở tại và trên thực tế, việcthành lập thêm các chi nhánh hoặc ngay cả sự hiện diện của ngân hàng đó tại địa
Trang 24phương cũng đã là một hình thức quảng bá cho uy tín của ngân hàng và các kháchhàng tiềm năng cũng nhận thức được điều này.
Tuy nhiên, sự ra đời của TMĐT đã làm thay đổi cơ bản môi trường cạnh tranhtruyền thống trong khu vực ngân hàng Trong khi trước đây khách hàng có thể dễdàng so sánh chất lượng dịch vụ của các ngân hàng khi tới giao dịch trực tiếp tại cácchi nhánh thì nay khách hàng khó quyết định sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào vìhầu như ngân hàng nào cũng có thể cung cấp các dịch vụ NHĐT tương tự như nhau.Khách hàng có thể sử dụng thử dịch vụ NHĐT của từng ngân hàng để tự quyết địnhxem sẽ sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào nhưng điều này cũng không phải dễ dàngmột khi các ngân hàng đều lựa chọn dịch vụ NHĐT là chiến lược kinh doanh trọngtâm trong tương lai và sẽ tìm mọi cách để giữ khách hàng của mình Ranh giới mỏngmanh của lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng cung cấp dịch vụ NHĐT sẽ làm chokhách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ
2.3 Các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu
2.3.1 Ngân hàng tại nhà (Home Banking)
Home Banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phépkhách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi kháchhàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng Hệthống này giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí vì họ không cầnphải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng Khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn tậptrung vào các hoạt động kinh doanh của mình, cũng không cần phải lo lắng về cácloại giấy tờ sổ sách phức tạp Với sự giúp đỡ của dịch vụ này, việc giao dịch vớikhách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm bàn phím máy tính vào thời điểm thuận tiệnnhất đối với mình
Dịch vụ Home Banking cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:
- Chuyển tiền: Chức năng này cho phép khách hàng có thể lập lệnh chuyểnthanh toán cho bên thứ ba có tài khoản tại bất cứ một ngân hàng nào trên thế giớihoặc làm lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản của chính mình
- Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản: Khách hàng được cập nhật cácthông tin về số dư tài khoản cũng như các giao dịch trên tài khoản của mình, từ đó có
Trang 25thể tự tin báo cáo tài khoản bất cứ lúc nào và thậm chí còn có thể chuyển thông tin,
dữ liệu sang các phần mềm ứng dụng khác như Excel, Word
- Thư tín dụng: Chức năng này cho phép khách hàng có thể điền vào mẫu thưtín dụng và chuyển đến Ngân hàng
Để sử dụng dịch vụ Home Banking, khách hàng cần có máy tính với cấu hìnhphù hợp, modem, đường điện thoại truy cập và một chương trình phần mềm đặc biệt
do Ngân hàng cung cấp Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng quay số trực tiếp để kếtnối với ngân hàng qua đường điện thoại thông thường Sau khi nhập mã số sử dụng(Username), mật khẩu (Password), khách hàng sẽ có quyền thực hiện các giao dịchngân hàng từ máy tính cá nhân tại nhà hoặc văn phòng của mình
Các phần mềm của dịch vụ Home Banking có thể hoạt động được trong môitrường Window nên sử dụng nó khá đơn giản và thuận tiện Khách hàng chỉ cần nhậpcác dữ liệu trên mẫu lệnh chuyển tiền hay thư tín dụng trên máy tính đã được cài đặtsẵn phần mềm dịch vụ Home Banking tại nhà hoặc tại văn phòng của mình Sau đó,các lệnh yêu cầu này sẽ được chuyển một cách an toàn tới ngân hàng thông quađường dây điện thoại có nối với Modem tại nhà hoặc văn phòng Ngân hàng sẽ thựchiện các lệnh yêu cầu của khách hàng ngay sau khi nhận được dữ liệu thông qua hệthống thanh toán nối mạng toàn cầu như SWIFT (The Social For WorldwideInterbank Financial Telecommunication) hay Telex Phần mềm của dịch vụ HomeBanking có thể được cài đặt trên mạng nội bộ (Local Area Network hay còn gọi làmạng LAN) hoặc trên một máy tính độc lập
Ứng dụng và phát triển Home Banking là một bước tiến mau mắn của cácngân hàng thương mại Việt Nam trước các sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàncầu về dịch vụ ngân hàng Đứng về phía khách hàng, Home Banking đã mang lạinhững lợi ích thiết thực: Nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và khẩu hiệu “Dịch vụngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà ngânhàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được Hiện nay dịch vụ HomeBanking tại Việt Nam đã được nhiều ngân hàng triển khai và ứng dụng rộng rãi như:Ngân hàng Á Châu, NHCT Việt Nam, NHNT Việt Nam, ngân hàng kỹ thương ViệtNam, ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam
Trang 26Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Internet thị dịch vụHome Banking không còn được nhiều khách hàng ưa chuộng nữa Thay vào đó,người ta thường sử dụng một loại hình dịch vụ mới mẻ và hiện đại hơn, cũng dongân hàng cung cấp dựa trên cơ sở tận dụng những tiện ích do Internet mang lại Đó
là dịch vụ Internet Banking
2.3.2 Ngân hàng qua Internet (Internet Banking)
Internet Banking là một kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,mang sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến tận nhà hay văn phòng của từng kháchhàng một Chỉ với một máy tính kết nối Internet, khách hàng đã có thể thực hiện truycập vào Internet Banking ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào Khách hàng có tàikhoản tại ngân hàng với mã truy cập (Username) và mật khẩu truy cập (Password) dongân hàng cung cấp có thể theo dõi các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình
và in thành sổ phụ kế toán Ngoài ra, khách hàng còn có thể xem các thông tin liênquan tới hoạt động ngân hàng như lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, tỷ giá ngoại tệ…
a) Các tiện ích của dịch vụ Internet Banking
- Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản
- Kiểm tra số dư (Balance Inquiry)
- Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng một hệ thống ngân hàng(Remittance)
- Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (Current Balance) và số dư cóthể sử dụng (Available Balance)
- Xem thông báo lãi suất, thông báo tỷ giá, biểu phí dịch vụ, và những thôngtin khác của ngân hàng
- Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, chẳng hạn như số Séc,
số tiền và ngày tờ Séc đó được thanh toán
- Lập lệnh thanh toán (Order)
- Thanh toán hóa đơn cho các hàng hóa, dịch vụ mà ngân hàng đã sử dụng(Bill Payment)
- Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng
- Yêu cầu ngừng thanh toán Séc
Trang 27- Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (Standing Orders) vàlệnh ghi nợ trực tiếp(Direct Debit)
- Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…
- Thông báo định kỳ bằng E-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đa haymức tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước hoặc do ngân hàng quy định
- Chuyển các thông tin dữ liệu từ Internet Banking xuống các phần mềm ứngdụng của khách hàng
b) Điều kiện để sử dụng dịch vụ Internet Banking
- Để đăng kí sử dụng dịch vụ Internet Banking, khách hàng phải có giao dịchtài khoản tiền gửi thanh toán với Ngân hàng
- Mỗi khách hàng cá nhân chỉ đựợc phép đăng kí 01 tên truy cập vào hệ thống
Để đăng nhập thành công vào hệ thống, tên đăng nhập của khách hàng bắt buộc phảiđược xác thực tại ngân hàng
- Khách hàng phải có một máy tính kết nối với Internet, sử dụng một trìnhduyệt bất kì (tốt nhất với trình duyệt Internet Explorer hoặc Mozilla FireFox) và truycập vào địa chỉ trang web của ngân hàng cung cấp dich vụ Internet Banking
2.3.3 Ngân hàng qua điện thoại cố định (Phone Banking)
Phone Banking là hệ thống tự động trả lời điện thoại hoạt động 24/24 giờ.Khách hàng có thể mọi lúc mọi nơi dùng điện thoại để nghe các thông tin do ngânhàng cung cấp bằng cách nhấn váo các phím trên bàn phím điện thoại theo mã dongân hàng quy định để yêu cầu hệ thống trả lời các thông tin cần thiết Để đăng ký sửdụng dịch vụ Phone Banking, khách hàng đến ngân hàng điền vào mẫu in sẵn vàđược cấp mã sô truy cập, mật khẩu truy cập
Với hệ thống Phone Banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian, khôngcần đến ngân hàng mà vẫn có thể giám sát được các giao dịch phát sinh trên tàikhoản của mình mọi lúc mọi nơi kể cả lúc ngân hàng đóng của giao dịch
Phone Banking đem lại cho khách hàng các tiện ích sau:
- Cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bao gồm:Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay, chuyển tiền v.v… một cách đầy đủ,cập nhật
Trang 28- Giới thiệu qua điện thoại các sản phẩm dịch vụ mới.
- Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụngsản phẩm, dịch vụ của ngân hàng
2.3.4 Ngân hàng qua mạng viễn thông không dây
(WirelessCommunication Network) hay ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking)
Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ viễn thôngkhông dây của mạng điện thoại di động (Mobile Network) bao gồm việc thực hiệndịch vụ ngân hàng bằng cách kết nối điện thoại di động (Mobile Phone) với trungtâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử (tương tự như Home/PC Banking) và kết nốiInternet trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP (WirelessApplication Protocol) Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây yêu cầukhách hàng cần được trang bị thiết bị kết nối thích hợp (điện thoại di động hiện đại
sử dụng công nghệ WAP, đa băng tần…) và được cài đặt chương trình phần mềmphù hợp Sự phổ biến của điện thoại di động trên thế giới cùng với sự phát triểnnhanh chóng về công nghệ viễn thông trong những năm gần đây cho thấy việc cungcấp các dịch vụ ngân hàng bằng điện thoại di động là một hướng phát triển chiếnlược dài hạn của các ngân hàng trên thế giới
Mobile Banking là một phương tiện mới phân phối sản phẩm dịch vụ ngânhàng Khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của ngân hàng và gửiđến số dịch vụ để yêu cầu ngân hàng trả lời thông tin cần biết liên quan đến mọi hoạtđộng tài khoản cá nhân của mình hoặc thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn tiềnđiện, nước, tiền điện thoại, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, trích tiền từ tài khoản tiềngửi thanh toán của mình sang thẻ, thanh toán tiền mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại cácđại lý Mobile Banking hay đặt lệnh giao dịch chứng khoán mà không cần đến tiềnmặt
Khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng sẽ được cung cấp thông tin tàisản sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tỷ giá, giá chứng khoán, lãi suất… và các thôngtin tài khoản cá nhân như số dư, liệt kê giao dịch, số dư lưu ký chứng khoán Ngoài
ra, khách hàng cũng có thể sử dụng thêm tiện ích khác như thông báo số dư tài khoản
Trang 29bằng tin nhắn ngay khi có giao dịch phát sinh, giúp khách hàng giám sát liên tục tìnhhình hoạt động trên tài khoản của mình Tham gia giao dịch chứng khoán thông qua
hệ thống Mobile Banking, khách hàng có thể đặt mua bán chứng khoán, theo dõi số
dư chứng khoán tại công ty chứng khoán, tình hình biến động giá chứng khoán…
2.3.5 Các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác
2.3.5.1 Thẻ thanh toán (Payment Card)
a) Khái niệm và chức năng của thẻ:
Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành,cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (đốivới thẻ rút tiền mặt), hạn mức thấu chi (đối với thẻ ghi nợ), hay hạn mức tín dụngnhất định (đối với thẻ tín dụng) để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tạiđơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Thẻ
có các chức năng sau:
- Thực hiện gửi và rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt
- Giao dịch vấn tin số dư tài khoản và kiểm tra các lần chi tiêu của mình tạimáy ATM của ngân hàng phát hành thẻ (Balance Inquiry);
- Đổi mật khẩu (PIN change);
- Giao dịch chuyển tiền tại máy ATM của Ngân hàng phát hành thẻ
- Thanh toán hóa đơn tại máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ
- Khai thác thông tin ngân hàng trên hệ thống ATM (Bank Information)
-Thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT
- Các giao dịch khác mà hệ thống chấp nhận thẻ của Ngân hàng phát hành thẻcung cấp như nhận tiền lương, tiền lãi tiết kiệm, được trả định kỳ vào tài khoản tiềngửi không kỳ hạn…
Trang 30b) Quy trình phát hành và thanh toán thẻ:
Nguồn: GS Đinh Xuân Trình:Giáo trình Thanh toán quốc tế, ĐH Ngoại thương HN
(3) Người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ và thanh toán bằng cách giao thẻ cho
cơ sở chấp nhận thẻ hoặc có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại máy ATM và ở cácngân hàng đại lý
(4) Cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền (trong vòng 10ngày kể từ ngày cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của kháchhàng)
(5) Ngân hàng đại lý trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ (trong vòng một ngày làm việc
kể từ khi ngân hàng đại lý nhận được biên lai)
(6) Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán và lập bảng kê gửi cho ngân hàngphát hành thẻ
(7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán
(3)(3)
(5) (4)
ATM
Cơ sở chấp nhận thẻ
Ngân hàng đại lý Ngân hàng thanh toán
Người sử dụng thẻ
(1) (2) (8)
Ngân hàng
Trang 31(8) Người sử dụng thẻ muốn sử dụng trực tiếp hoặc sử dụng hết số tiền trên thẻ thìngân hàng phát hành hoàn tất quá trình sử dụng thẻ.
2.3.5.2 Chuyển tiền điện tử (Remittance)
a) Khái niệm và đặc điểm thanh toán của chuyển tiền điện tử:
Chuyển tiền điện tử là một phương thức thanh toán, trong đó khách hàng(người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiềnnhất định cho người khác (người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định) Nó được hiểu
là toàn bộ quá trình xử lý một khoản tiền chuyển qua mạng máy vi tính kể từ khingân hàng nhận được một lệnh chuyển tiền của khách hàng đến khi hoàn tất việcthanh toán cho người thụ hưởng (đối với Lệnh chuyển tiền Có) hoặc thu nợ từ ngườinhận lệnh (đối với Lệnh chuyển Nợ) Chuyển tiền điện tử đang là một kênh thanhtoán hết sức phổ biến được các ngân hàng sử dụng cho dịch vụ chuyển tiền thanhtoán giữa các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước
Thanh toán chuyển tiền điện tử được hoạt động trong môi trường pháp lý và
kỹ thuật được chuẩn hóa cao và thực hiện qua mạng máy tính
- Phần tính ký hiệu mật được cài trong một chương trình riêng với mức độđòi hỏi tính bảo mật hết sức nghiêm ngặt, hơn nữa thông qua hai lần mã khóa bảomật của hai bộ phận chức năng kế toán và tin học giúp cho quá trình thanh toánchuyển tiền điện tử đạt độ an toàn tài sản rất cao
- Quá trình thanh toán chuyển tiền, tra soát, trả lời tra soát, chấp nhận…được chương trình xử lý tự động, do đó đảm bảo tính chính xác cao
b) Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền
Trang 32Nguồn: GS Đinh Xuân Trình:Giáo trình Thanh toán quốc tế, ĐH Ngoại thương HN
(3) Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (chinhánh) ngân hàng trả tiền
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền chi trả người thụ hưởng
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất về mặt thủ tục và thực hiệnnhanh chóng Phương thức này được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền vàngười nhận tiền, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm vàhưởng hoa hồng Vì vậy, khi áp dụng phương thức này yêu cầu các bên phải có sự tínnhiệm cao
2.3.5.3 Chuyển tiền điện tử tại địa điểm bán hàng
a) Đặc điểm
EFT POS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) là một dạng của EFT
áp dụng khi khách hàng thực hiện hoạt động mua hàng tại các địa điểm bán vật lý.EFT POS được thiết kế cho phép sử dụng các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trongthanh toán Đối với thẻ ghi nợ, giá trị của giao dịch mua bán ngay lập tức được ghi
(4)
Người chuyển tiền
(Remitter)
Người thụ hưởng (Beneficiary)
Ngân hàng trả tiền (Intermidiary Bank)
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
(1)(2)
(3)
Trang 33nợ vào một tài khoản của ngân hàng đang tồn tại, với các loại thẻ tín dụng, EFT POS
sẽ kiểm tra tính hợp lệ tại thời điểm hiện tại sau đó ghi vào bên Có tài khoản thẻ tíndụng khoản tiền tương đương với giá trị của giao dịch mua bán
b) Quy trình thanh toán:
Trong đó:
1 Mua hàng tại cửa hàng;
2 Thanh toán thẻ (EFT POS);
3 Thông tin từ cửa hàng tới ngân hàng để kiểm tra;
4 Ngân hàng kiểm tra tài khoản và tính hợp lệ của giao dịch;
5 EFT từ ngân hàng của người mua đến ngân hàng của người bán
1
NH của người bán
NH của người mua
Quầy thanh toán
5
Trang 34tới ngân hàng để nhận tiền Sau khi được chuyển, Séc đã hủy được trở lại bên gửi vàđược dùng làm biên nhận thanh toán về sau.
Hệ thống Séc điện tử được xây dựng trên nguyên tắc của hệ thống Séc truyềnthống nhưng các chức năng của nó được mở rộng hơn để có thể sử dụng như mộtcông cụ thanh toán trong thương mại điện tử
- Dùng chữ ký điện tử để đảm bảo tính bảo mật của Séc
- Không yêu cầu khách hàng phải tiết lộ các thông tin về tài khoản của mìnhcho các cá nhân khác trong quá trình giao dịch
- Không yêu cầu khách hàng phải thường xuyên gửi thông tin tài chính nhạycảm trên Web
- Có thể sử dụng được với mọi khách hàng có tài khoản ngân hàng bao gồm
b) Quy trình thanh toán
Khi khách hàng muốn thanh toán bằng Séc điện tử, khách hàng điền cácthông tin như số tài khoản, số Séc vào tờ Séc điện tử Toàn bộ thông tin này sẽ đượctruyền đi tới mạng trung tâm thanh toán bù trừ tự động (ACH) Tại đây, thông tinđược xác nhận và người bán nhận được đảm bảo thanh toán còn người mua nhậnđược xác nhận hợp đồng đã ký Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện thông quaACH và khoản tiền thanh toán chuyển tới ngân hàng của người bán trong vòng 2- 4ngày
Trang 35Trong đó:
1 Người mua ký phát Séc và gửi cho người bán bằng thư điện tử hoặc trìnhduyệt Web;
2 Các thông tin về Séc được chuyển tới ngân hàng người bán;
3 Trung tâm bù trừ thanh toán tự động thực hiện việc thanh toán giữa các ngânhàng ghi Có vào của người bán và ghi Nợ vào tài khoản của người mua;
4 Ngân hàng mua sẽ thông báo lại cho người mua
2.3.5.5 Ví tiền điện tử
a) Khái niệm và chức năng:
Ví tiền số hóa (Digital Wallet) hoặc công cụ là ví tiền điện tử (ElectronicWallet) là một kỹ thuật sử dụng trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử
Bất cứ một hoạt động giao dịch nào thực hiện trên mạng máy tính đều yêucầu khách hàng điền đầy đủ các thông tin như tên khách hàng, địa chỉ cửa hàng,thông tin về thẻ tín dụng… Điều này gây trở ngại lớn đối với khách hàng và cả ngườibán Một cách để loại bỏ trở ngại này là sử dụng ví tiền điện tử Ví tiền điện tử là mộtphần mềm mà người sử dụng tải về máy tính của mình và điền đầy đủ các thông tin
về số thẻ tín dụng và các cá nhân thông tin khác Khi một cửa hàng chấp nhận “nhấpchuột” để điền đầy đủ các thông tin cần thiết mà không cần phải lặp đi lặp lại nhiềulần
Trang 36Chức năng của ví tiền số hóa: Một ví tiền số hóa được thiết kế cố gắng môphỏng lại các chức năng của ví tiền truyền thống Ngoài ra ví tiền số hóa còn có một
số chức năng đó là:
- Chứng minh tính xác thực của khách hàng thông qua việc sử dụng các loạichứng nhận số hóa bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác
- Lưu trữ và chuyển giá trị
- Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bántrong các giao dịch thương mại điện tử
b) Lợi ích của ví tiền số hóa
Đối với khách hàng : Ví tiền số hóa đem lại sự tiện lợi trong quá trình mua sắm trên
Internet và chi phí cho các giao dịch thấp bởi việc ghi đơn đặt hàng đã có thể được tựđộng giải quyết Với ví tiền số hóa không cần phải điền các thông tin vào đơn đặthàng trực tuyến như ở các hình thức thanh toán khác Thay vào đó, họ chỉ cần nhấpchuột vào ví tiền số hóa của mình và phần mềm sẽ tự động điền toàn bộ Điều nàykhông chỉ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn đặt hàng mà còn có khả nănggiảm những rủi ro như gian lận hay đánh cắp thông tin mà hình thức thanh toán bằngthẻ tín dụng vẫn thường gặp
Đối với người bán hàng: Sử dụng ví tiền số hóa giúp hạ thấp chi phí giao dịch, tạo ra
các cơ hội mở rộng hoạt động tiếp thị và quảng bá nhãn hiệu, dễ dàng duy trì đượckhách hàng, có cơ hội biến những người viếng thăm website trở thành khách hàng,đồng thời giúp hạn chế một số hành vi gian lận thương mại trong TMĐT
2.3.5.6 Tiền điện tử (E-cash)
Giao dịch tiền số hóa (Digital cash) hay tiền điện tử là hệ thống giao dịchtiền mặt dựa trên các con số tương đương Đây là hệ thống đơn giản thích hợp nhấtvới các tài khoản thanh toán nhỏ tức thời trên Internet
Tiền điện tử mô phỏng theo tấm thẻ được xác nhận lưu hành được biểu diễnbởi một xâu chữ số Ngân hàng có thể phát hành các xâu chữ số này đồng thời khấutrừ vào tài khoản của người cần rút một khoản tiền bằng giá trị của thông tin vừaphát hành Ngân hàng xác nhận lưu hành bằng các tem số hóa (Tem điện tử) của nótrước khi truyền nó tới máy tính người dùng Khi khách hàng cần tiền điện tử họ chỉ
Trang 37cần một số thẻ thích hợp đến người bán hàng, sau đó người bán hàng chuyển trở lạingân hàng để xác nhận và thu về Ở bước này để khẳng định rằng mỗi thẻ chỉ đượcphép dùng một lần, ngân hàng ghi lại số phát hành (Serial Number) của chúng khichúng đã được thanh toán Khi xác định một người nào đó đã được ghi lại trong cơ
sở dữ liệu, tên cơ sở đó ngân hàng đã xác định một người nào đó cố tình dùng mộtthẻ nào đó trên một lần thì ngân hàng sẽ thông báo cho người bán hàng rằng thẻkhông có giá trị
Quy trình thanh toán bằng E-cash
Tiền điện tử rất thích hợp sử dụng để thanh toán các giao dịch có kim ngạchnhỏ như thanh toán một bản dự báo thời tiết, một đoạn nhạc, định giá cổ phiếu.Trong giao dịch mua bán thông thường nếu kim ngạch giao dịch quá nhỏ thì ngườikinh doanh thường sẽ bỏ qua các giao dịch này vì chi phí giao dịch thường luôn vượtquá bản thân kim ngạch giao dịch làm cho kim ngạch sẽ không còn lợi nhuận Thựchiện các giao dịch nhỏ với sự hỗ trợ của ví tiền, các nhà kinh doanh sẽ giảm được cácchi phí, tính toán chi li hơn các khoản thu chi Do tiền mặt điện tử được chia ở nhữngmức rất nhỏ nên họ có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh cầntính toán trên một lượng thông tin nhỏ
2.3.5.7 Hối phiếu điện tử
Các hệ thống xuất trình và thanh toán hối phiếu điện tử là hình thức mới của
hệ thống thanh toán hối phiếu trực tuyến hàng tháng Hệ thống này cho phép kháchhàng có thể sử dụng phương tiện điện tử để kiểm tra hối phiếu và thanh toán chúngthông qua chuyển khoản điện tử các tài khoản hoặc tài khoản thẻ tín dụng
Trang 38Quy trình thanh toán hối phiếu điện tử
Ngày càng có nhiều sử dụng hính thức thanh toán hối phiếu trong các giaodịch điện tử Do hình thức này đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu thanh toán hốiphiếu điện tử của khách hàng trên Internet
Về mặt kinh tế nó không chỉ tiết kiệm bưu phí, rút ngắn quá trình xử lý thanhtoán mà còn tiết kiệm được thời gian, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốnkinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra việc áp dụng hình thức thanh toán này sẽđem lại nhiều cơ hội để xúc tiến quảng cáo sản phẩm thu hút khách hàng và nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh trên Internet
Các hình thức thanh toán điện tử chỉ trong một thời gian ngắn đi vào hoạtđộng đã có những biến chuyển đáng kể Nếu như trước đây gần 60% giao dịch đượcthanh toán bằng Séc, 20% bằng tiền mặt, 20% bằng thẻ thì nay, nhiều hình thứcthanh toán mới ra đời hiện đại hơn dần thay thế các hình thức thanh toán truyềnthống 80% giao dịch trên Internet được thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi
nợ, Séc điện tử, chuyển tiền điện tử cũng được sử dụng nhiều hơn
Người phát
hành hối
phiếu
Nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng
KH
Nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ cho người phát hành
Dòng
tư liệuDòng tiền
TT về hối phiếu
Quá trình thanh toán chuyển tiền
Lệnhthanhtoán
Trang 39CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN
TỬ TẠI VIỆT NAM 1.1 Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ NHĐT
Internet ra đời thực sự đã có những tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực trongcuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Sự ra đời của Internet đã tạo nên một kỷnguyên mới, kỷ nguyên công nghệ thông tin và một nền kinh tế mạng Hơn nữa,Internet đã phá tan các giới hạn về không gian và thời gian, là chất xúc tác để làm
Trang 40thay đổi các hoạt động trong các chu kỳ kinh doanh tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển Không nằm ngoài xu thế này, ngành Ngân hàng cũng đang đón nhậnnhững ứng dụng hiện đại do Internet mang đến Phát triển NHĐT là sự lựa chọnchiến lược của ngành công nghệ Ngân hàng hiện nay Mức độ phát triển nhanhchóng của mạng và công nghệ thông tin đã mang đến sự thay đổi chưa từng thấytrong công nghệ ngân hàng, đem đến những cơ hội lớn buộc các ngân hàng phải đẩynhanh các giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay, thực tế là, nếu như không thayđổi để trở thành một hệ thống ngân hàng hiện đại thì các ngân hàng Việt Nam sẽ cóthể bị xóa sổ hoặc thất bại trong việc chiếm lĩnh thị trường trong vòng vài năm tới.Các ngân hàng truyền thống đang đứng trước một tương lai bị cạnh tranh khốc liệtbởi các tổ chức phi tài chính như hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, thậm chí cácnhà sản xuất cũng đang bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chính như thẻ mua hàng tiêudùng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm Các công ty này đang có lợi thế về mạnglưới phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, giá cả tín dụng cạnh tranh do bù vàolợi nhuận bán hàng mà có Đồng thời các thủ tục của họ cũng đơn giản và linh hoạthơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống
Hơn nữa, Việt Nam đang hòa mình trong quá trình hội nhập kinh tế, là thànhviên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO; trong khu vực ngân hàng,các ngân hàng trong nước không còn được bảo hộ Các ngân hàng này sẽ phải pháthuy nội lực và phát triển công nghệ để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nướcngoài, những ngân hàng đang mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam Với kỹthuật công nghệ tin học hiện đại thì họ chỉ đơn giản là mở L/C cho bất cứ khách hàngnào của họ, ở bất kỳ đâu thông qua các Websites, Internet… mà không cần mở chinhánh tại đó Vì vậy, nếu các ngân hàng trong nước không thay đổi thì họ sẽ bị mấtthị trường Giao dịch NHĐT là xu hướng tất yếu đối với các ngân hàng Việt Namtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2 Tổng quan tình hình triển khai dịch vụ NHĐT ở Việt Nam.
Các xu hướng chung của ngành ngân hàng thế giới, về căn bản đều đã và đanghiện diện tại Việt Nam với các hình thức và mức độ khác nhau Điều đó cho thấy các