1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

90 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 491,5 KB

Nội dung

Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trongnhững thập niên cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triểnkinh tế xã hội toàn cầu Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mạimới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử.Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúpcho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thôngtin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn Với thương mại điện tử, cácdoanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến cácđối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phíthấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới,các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phậnchiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bước đầunhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện

tử Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanhnghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơkhởi Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiếnlược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiềuhơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phươngthức kinh doanh này đem lại Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài

“Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 2

Thứ nhất, bước đầu tìm hiểu một số khái niệm về thương mại điện tử đểtiến tới một nhận thức toàn diện hơn về thương mại điện tử, điều mà cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ nên biết khi quan tâm đến việc ứng dụng thươngmại điện tử.

Thứ hai, nhấn mạnh xu thế tất yếu phải tham gia vào thương mại điện tửqua vài nét phác hoạ về tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới,một số khu vực kinh tế và một số nước điển hình

Thứ ba, phân tích tình tình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nóichung và ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng, qua đó đưa ramột vài đánh giá sơ bộ về thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Thứ tư, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng pháttriển ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam,đồng thời đề cập đến một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thâncác doanh nghiệp để có thể phát triển hơn nữa ứng dụng thương mại điện tử.Thương mại điện tử đã và đang bắt đầu được áp dụng trong nhiều doanhnghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp lớn có điều kiện thuận lợi về vốn

và công nghệ Tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn về thời gian và tài liệu,khoá luận này chỉ xin tập trung nghiên cứu việc ứng dụng thương mại điện tửtrong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổnghợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn Đồng thời, để cung cấp thông tinđược chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu vềcác vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet

4 Kết cấu của đề tài:

Trang 3

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấucủa đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệpvừa và nhỏ ở Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển ứng dụng thương mạiđiện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tớithầy giáo, ThS Nguyễn Quang Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trongquá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoá luận tốt nghiệp này Đồng thời,

em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoạithương cùng các bạn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài

Trang 4

Chương I:

Tổng quan về thương mại điện tử

I Khái niệm và sự ra đời của thương mại điện tử

1 Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử từ khi ra đời đã có nhiều tên gọi khác nhau như

“thương mại trực tuyến”(online trade) (hay còn gọi là “thương mại tạituyến”), “thương mại điều khiển học” (cybertrade), “kinh doanh điện tử”(electronic business), “thương mại không có giấy tờ” (paperless commercehoặc paperless trade)…Tuy nhiên, cho đến nay, tên gọi “thương mại điện tử”(electronic commerce) được sử dụng nhiều nhất rồi trở thành quy ước chung

và được đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn cóthể được dùng và hiểu với cùng một nội dung

Theo quan niệm phổ biến, thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của “nền kinh tế số hoá”, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là

“thương mại không có giấy tờ”)

Trong định nghĩa trên, chữ “thông tin” (information) không được hiểutheo nghĩa hẹp là “tin tức” mà là bất cứ cái gì có thể truyền tải bằng kỹ thuậtđiện tử, bao gồm cả thư từ, các tập tin văn bản (text-based file), các cơ sở dữliệu (database), các bảng tính (spreadsheet), các bản vẽ thiết kế bằng máy tínhđiệ tử (computer-aid design: CAD), các hình đồ hoạ (graphical image), quảngcáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng, hình ảnh động(videoimage), âm thanh,

Theo Đạo luật mẫu về thương mại điện tử do Uỷ ban thuộc Liên hợp

Trang 5

quốc về Luật thương mại quốc tế soạn thảo và đã được Liên hợp quốc thôngqua thì “Thương mại” (Commerce) trong “thương mại điện tử” (ElectronicCommerce) bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tínhchất thương mại, dù có hay không có hợp đồng Các mối quan hệ mang tínhthương mại (commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịchsau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá,dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoahồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn;

kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoảthuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp táccông nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá, hành khách bằng đườngbiển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ

Uỷ ban châu Âu cũng đưa ra định nghĩa thương mại điện tử như sau:

Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện kinh doanh qua các phương tịên điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm

nhiều hành vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhậncác nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếuđiện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên mạng; mua sắm côngcộng; tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đốivới thương mại hàng hoá (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyêndụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụpháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáodục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo)

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như các thông tin số hoá qua mạng

Trang 6

Còn theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền

dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet

Như vậy, “thương mại” trong “thương mại điện tử” không chỉ là buônbán hàng hoá (trade) theo cách hiểu thông thường mà còn bao quát một phạm

vi rộng hơn nhiều, do đó, việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổicách thức hoạt động của hầu hết các hoạt động kinh tế Theo ước tính hiệnnay, thương mại điện tử có tới trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó buônbán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng

2 Sự ra đời của thương mại điện tử

Thương mại điện tử ra đời trên cơ sở sự ra đời và phát triển của Internet mạng máy tính toàn cầu ý tưởng về Internet xuất hiện từ những năm 1960 khi

-Bộ quốc phòng Mỹ bắt tay vào thực hiện việc nghiên cứu kết nối các máy tínhthành một mạng lưới chằng chịt để khi một mối liên kết bị phá hỏng thì cácmáy tính vẫn có thể nối kết với nhau bằng các mối liên hệ khác Trong thờigian này, Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng cao cấp của Mỹ (ARPA)

đã tìm kiếm các công nghệ truyền thông cho phép truyền thông liên tục thậmchí cả khi các trung tâm điều khiển không hoạt động được Điều này dẫn tớiviệc nghiên cứu các công nghệ chuyển mạch gói Kết quả là, tới năm 1977,hai giao thức chuyển mạch gói là Giao thức điều khiển truyền thông (TCP) vàGiao thức Internet (IP) được phát minh và trở thành hai giao thức cơ bản củaInternet

Một bước quan trọng trong cuộc cách mạng Internet là việc Trung tâmkhoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) thiết lập ra một số trung tâm siêu máy tínhquốc gia vào năm 1986 NSF đã liên kết các siêu máy tính và cho phép cácmạng máy tính của khu vực và các trường đại học được kết nối vào Hơn thế

Trang 7

nữa, để sử dụng mạng truy cập từ xa các siêu máy tính của NSF, người ta đãphát triển các chương trình ứng dụng như là thư điện tử, giao thức truyền tệp

và các nhóm tin để việc chia sẻ thông tin được thuận tiện hơn Liên kết củacác trường đại học với mạng của NSF để kết nối được với các siêu máy tínhchính là nguồn gốc của Internet ngày nay

Internet tiếp tục phát triển rộng thành mạng toàn cầu khi các nước kháccũng xin gia nhập mạng Đặc biệt, khi có sự phát triển của World Wide Web(www) và sự ra đời của các trình duyệt web đồ hoạ, Internet đã nhanh chóngthu hút được sự quan tâm chú ý của những người ở ngoài cộng đồng giáo dục

và chính phủ Với tính chất quốc tế và những tiện ích của các dịch vụ Internet,các nhà quảng cáo và sau đó là các doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội làm

ăn trên mạng Từ đó, một phương thức kinh doanh mới của thương mại toàncầu xuất hiện và khái niệm thương mại điện tử ra đời Sau đó, Đạo luật mẫu

về thương mại điện tử do Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về thương mại quốc tế(UNCITRAL: United Nations Comission on International Trade Law) soạnthảo đã được Liên Hiệp Quốc chính thức thông qua, trở thành một cơ sở pháp

lý chính thức cho thương mại điện tử trên thế giới

II Các phương thức hoạt động của thương mại điện tử

1 Các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử

1.1 Điện thoại

Điện thoại là một phương tiện được sử dụng nhiều trong giao dịchthương mại bởi tính dễ sử dụng và sự phát triển rộng rãi của mạng điện thoạitrên toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của điện thoại di động và liên lạc qua

vệ tinh Qua điện thoại, các đối tác có thể liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhaubằng giọng nói Với đặc điểm này, nhiều loại dịch vụ có thể cung cấp trựctiếp qua điện thoại như dịch vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn, giải trí

Trang 8

Tuy nhiên, hạn chế của điện thoại là chỉ truyền tải được âm thanh, giao dịchchính thức vẫn phải thực hiện trên giấy tờ Ngoài ra, chi phí cho giao dịch quađiện thoại, nhất là điện thoại đường dài trong nước và quốc tế vẫn còn caonên hiệu quả kinh tế thấp

1.2 Máy Fax

Ưu điểm lớn nhất của máy fax là cho phép truyền các văn bản trên giấytrong thời gian rất ngắn, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với cáchgửi thư và công văn truyền thống, đặc biệt là khi các đối tác giao dịch ở cácnước khác nhau Tuy nhiên, máy fax có một số hạn chế như không thể truyềntải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều nên ít hấp dẫn đối vớingười sử dụng Hơn nữa, giá thiết bị và chi phí sử dụng còn cao nên việc sửdụng máy fax có tính kinh tế thấp

1.3 Truyền hình

Mức độ phổ thông của máy thu hình trên toàn thế giới và tầm phủ sóngrộng rãi của vô số các kênh truyền hình đặc biệt là với sự phát triển của hệthống cáp quang và truyền hình phủ sóng qua vệ tinh đã khiến các nhà kiinhdoanh tìm thấy ở truyền hình một phương tiện kinh doanh hữu hiệu với việcthực hiện các chương trình quảng cáo trên truyền hình Tuy nhiên, điểm hạnchế là truyền hình chỉ là công cụ viễn thông một chiều Qua truyền hình,những khách hàng quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo không thể tìmkiếm các dịch vụ chào hàng cũng như đàm phán với người bán về các điềukhoản cụ thể Hiện nay, nhờ được kết nối với máy tính điện tử, công dụng củamáy thu hình đã được mở rộng hơn và nhược điểm này có thể được khắcphục

1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử

Trong thương mại điện tử việc thanh toán có thể được thực hiện thôngqua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử Đây thực chất làcác phương tiện cho phép tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản

Trang 9

khác Những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thanh toán điện tử làmáy rút tiền tự động (ATM: Automatic Teller Machine), các loại thẻ tín dụng(credit card), thẻ mua hàng (purchasing card), thẻ thông minh (smart card - làmột loại thẻ từ có gắn vi chíp điện tử mà thực chất là một máy tính điện tử rấtnhỏ)

1.5 Intranet và Extranet

Mạng nội bộ (Intranet) theo nghĩa rộng là mạng thông tin trong nội bộmột cơ quan, một doanh nghiệp Bằng sự nối kết giữa các máy tính điện tửtrong cơ quan, doanh nghiệp cùng với các liên lạc di động , các thành viêntrong cơ quan, doanh nghiệp đó có thể liên lạc, trao đổi thông tin và phối hợphoạt động với nhau thông qua mạng này Theo nghĩa hẹp, mạng nội bộ có thể

là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, gọi là mạng cục bộ (LAN: LocalArea Network), hoặc mạng kết nối các máy tính trong một khu vực rộng lớnhơn, gọi là mạng miền rộng (WAN: Wide Area Network) Hai hay nhiềumạng nội bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành một liên mạng nội bộ hay còn gọi

là mạng ngoại bộ (Extranet) và tạo ra một cộng đồng điện tử liên xí nghiệp(inter-enterprise electronic community)

1.6 Internet và Web

Khi nói Internet là nói tới một phương tiện liên kết các mạng với nhautrên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP Công nghệInternet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thứcchuẩn quốc tế HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền siêuvăn bản) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bảnHTML (HyperText Markup Language), tạo ra hàng chục dịch vụ khác nhau,nhưng nổi bật nhất tới nay là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991(thường gọi tắt là web, viết tắt là WWW) Web là công nghệ sử dụng các siêuliên kết văn bản (hyper link, hyper text), là một giao thức để tạo ra các liênkết động trong hoặc giữa các văn bản, hay nói cách khác là tạo ra các văn bản

Trang 10

chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác Nó cho phép người sử dụng tựđộng chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang một cơ sở dữ liệu khác Bằng cách

đó, người sử dụng có thể truy cập các thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau và dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, đồ hoạ, âm thanh Web với tư cách là một không gian ảo cho thông tin đã được toàn thế giớichấp nhận làm tiêu chuẩn giao tiếp thông tin

Ngày nay, do công nghệ Internet được áp dụng rộng rãi vào việc xâydựng các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ nên càng ngày người ta càng hiểucác mạng này là các “phân mạng” (subnet) của Internet Sự ra đời và pháttriển của Internet đã tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá, tạo rabước phát triển mới của ngành truyền thông và đã trở thành công cụ quantrọng nhất của thương mại điện tử Dù có hay không có Internet/Web, ta vẫn

có thể làm thương mại điện tử (qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ cùngvới các phương tiện điện tử khác), song ngày nay, nói tới thương mại điện tửthường có nghĩa là nói tới Internet/Web, vì thương mại đã và đang trong tiếntrình toàn cầu hoá và hiệu quả hoá, nên cả hai xu hướng ấy đều đòi hỏi phải

sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao

độ và có hiệu quả sử dụng cao

2 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử

2.1 Thư điện tử (e-mail)

Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sửdụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông quamạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail) Đây là một thứthông tin ở dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin khôngphải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận trước

2.2 Thanh toán điện tử (electronic payment)

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử(electronic message) Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử đã

Trang 11

hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới , đó là:

 Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính ( FEDI - Financial Electronic DataInterchange) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công tygiao dịch với nhau bằng điện tử

 Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi pháthành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sangcác đồng tiền khác thông qua Internet Tất cả đều được thực hiện bằng kỹthuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digitalcash), công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hoákhoá công khai/bí mật” (Public/Private Key Crypto-graphy) Thanh toán bằngtiền mặt Internet đang trên đà phát triển nhanh vì có hàng loạt ưu điểm nổibật:

- Có thể dùng cho thanh toán những món hàng giá trị nhỏ;

- Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ mà khôngđòi hỏi phải có một quy chế được thoả thuận trước, các thanh toán là vô hình;

- Tiềnmặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được nguy cơ tiền giả

 Túi tiền điện tử (electronic purse, còn gọi là “ví điện tử”) nói đơn giản

là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ thông minh (smart card, hay còngọi là thẻ giữ tiền - stored value card); tiền được trả cho bất cứ ai đọc đượcthẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hoá khoá côngkhai/bí mật” tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”

 Thẻ thông minh (smart card) nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng,nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì dải từ, lại là một chip máy tính điện tử cómột bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được chi trả khi người sửdụng và thông điệp (ví dụ xác nhận thanh toán hoá đơn) được xác thực là

“đúng”

 Giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking) và giao dịch chứngkhoán số hoá (digital securities trading) Hệ thống thanh toán điện tử của ngân

Trang 12

hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống:

- Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, tại cácđiểm bán lẻ, các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại nhà, giao dịch tại trụ sở kháchhàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng );

- Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêuthị );

- Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng;

- Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác

2.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange)

Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấutrúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử kháctrong nội bộ công ty, hay giữa các công ty hoặc tổ chức đã thoả thuận buônbán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệpcủa con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc vì các bên đối tác phải thoả thuận từtrước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin) Uỷ ban Liên hiệp quốc về luậtthương mại quốc tế đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau: “Trao đổi dữ liệu điện

tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tínhđiện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã đượcthoả thuận về cấu trúc thông tin”

EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu và chủ yếuđược thực hiện thông qua các mạng nội bộ và liên mạng nội bộ

Thương mại điện tử qua biên giới (Cross-border electronic commerce) vềbản chất là trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp được thực hiện giữacác đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung: giao dịch kết nối, đặthàng, giao dịch gửi hàng (shipping) và thanh toán Trên bình diện này, nhiềukhía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có quanđiểm, chính sách và luật pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải

có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do

Trang 13

hoá thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet Chỉ như vậy mới có thểđảm bảo được tính khả thi, tính an toàn và tính hiệu quả của trao đổi dữ liệuđiện tử

2.4 Giao gửi số hoá các dung liệu (Digital delivery of content)

Giao gửi số hoá các dung liệu là việc mua bán, trao đổi các sản phẩm màngười ta cần nội dung, tức là hàng hoá, chứ không cần tới vật mang hàng hoánhư phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm nay cũng đã được đưa vào danh mục các dung liệu (content) Đồng thời, trêngiác độ kinh tế - thương mại, các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trênInternet đều có ở mức phong phú, do đó một nhiệm vụ quan trọng của côngtác thông tin ngày nay là khai thác trực tiếp được lượng thông tin trên Web vàphân tích tổng hợp lượng thông tin này sao cho phù hợp với mục đích sửdụng

2.5 Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods)

Để tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web

và Java, người bán xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo (virtual shop) đểthực hiện việc bán hàng Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửahàng, xem hàng háo hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằngthanh toán điện tử Vì là hàng hoá hữu hình nên tất yếu sau đó cửa hàng phảidùng các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách Điềuquan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng tại nhà (home shopping) màkhông cần phải đích thân đi tới cửa hàng

3 Các loại giao tiếp trong thương mại điện tử

- Giao tiếp giữa người với người: qua điện thoại, thư điện tử, máy fax;

- Giao tiếp giữa người với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫubiểu điện tử (Electronic form) và qua mạng Internet;

- Giao tiếp giữa máy tính điện tử với người: qua thư tín do máy tính tự

Trang 14

động sinh ra, qua máy fax và thư điện tử;

- Giao tiếp giữa máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua việc trao đổi

dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch (barcodeddata, cũng gọi là dữ liệu mã vạch)

4 Các giao dịch thương mại điện tử

4.1 Căn cứ theo đối tượng giao dịch

Các giao dịch thương mại điện tử hiện nay được xây dựng dựa trên cácmối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, người tiêudùng Do vậy, căn cứ theo đối tượng giao dịch, trong thương mại điện tử cóthể có các giao dịch sau:

- B to B (Business to Business): là giao dịch giữa các doanh nghiệp vớinhau và giao dịch bên trong doanh nghiệp (Business to Employee) Các doanhnghiệp thường sử dụng hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanhtoán tiền hàng và trao đổi thông tin Hình thức trao đổi này thường được cácdoanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và Extranet để giao dịch

- B to C (Business to Consumer): là giao dịch giữa doanh nghiệp vàngười tiêu dùng, minh hoạ cụ thể là việc bán hàng qua mạng, làm cho việcmua sắm của người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn vì người tiêu dùng có thểthực hiện việc xem hàng, mua hàng và thanh toán tại nhà mà không cần phảiđến tận cửa hàng Đây chính là sự thể hiện việc điện tử hoá tiêu thụ khi mạngtoàn cầu ra đời và phát triển

- B to G (Business to Government): giao dịch giữa doanh nghiệp vớichính phủ, bao gồm việc trao đổi thông tin, mua sắm chính phủ theo kiểu trựctuyến (online government procurement) và quản lý nhà nước về thuế, hảiquan

- C to G (Consumer to Government): giao dịch giữa người tiêu dùng vớicác cơ quan chính phủ nhằm trao đổi các thông tin về thuế, dịch vụ hải quan

và các thông tin khác

Trang 15

- G to G (Government to Government): giao dịch giữa các chính phủnhằm mục đích trao đổi thông tin

Trong các giao dịch trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp (B to B hoặcB2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B to C hoặc B2C) là haidạng giao dịch phổ biến trong thương mại điện tử đặc biệt là nếu xét trên góc

độ thuần tuý kinh doanh

<1> Giao dịch bên trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp

 Thư tín điện tử trong nội bộ doanh nghiệp

 Xuất bản trực tuyến (trên Web) các tài liệu của công ty

 Tra cứu các tài liệu, các dự án và các thông tin khác

 Truyền gửi các thông tin khẩn cấp tới nhân viên

 Quản lý tài chính và nhân sự

 Quản lý vật tư

 Phục vụ hậu cần

 Gửi các thông tin hoặc báo cáo về xử lý đơn hàng cho người cungcấp hàng

<2> Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

 Tra cứu thông tin về sản phẩm và hàng hoá (trên Web)

 Đặt hàng

 Thanh toán các hàng hoá và dịch vụ

 Cung cấp các lao vụ trực tuyến cho khách hàng

Trước hết, về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủyếu trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử hiện nay Khi áp dụngB2B, các doanh nghiệp xây dựng cho mình các Website trên mạng Internetnhằm giới thiệu về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệpcho các đối tác, đồng thời những đối tác quan tâm có thể giao dịch trực tiếpvới doanh nghiệp ngay trên Website này Bên cạnh đó, Website cũng là mạng

Trang 16

nội bộ giữa doanh nghiệp với một số khách hàng đã và đang làm việc vớidoanh nghiệp Ngoài ra, đối với đa số các công ty, các Website này cũng kiêmluôn chức năng bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng khi họ truy cập tìm hiểusản phẩm và đặt hàng như các khách hàng là doanh nghiệp khác

Trong phương thức B2B, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp cóthể theo dõi, quản lý được quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía nhàcung cấp cũng như việc giao hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ của mình và cácnhà phân phối độc lập khác Đồng thời, trong quá trình này, doanh nghiệpcũng liên tục được cập nhật thông tin từ phía các đối tác do đó có thể nhanhchóng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh Về phía nội bộ doanh nghiệp,tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều được quản lý, được tham gia vàosản xuất một sản phẩm bằng cách truy cập thông tin về sản phẩm, đóng góp ýkiến về sản phẩm, được thông báo cũng như đóng góp ý kiến về các quyếtđịnh của doanh nghiệp thông qua mạng nội bộ của doanh nghiệp đó Vớinguồn thông tin từ nhiều phía cả bên trong lẫn bên ngoài, doanh nghiệp có thể

bổ sung, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường từ đónâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh

Về giao dịch B2C, đây là một phương thức giao dịch ngày càng phổ biếnbởi những tiện ích mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.Với sự phát triển của Internet, người tiêu dùng ngày càng quen dần với việcmua hàng trên mạng, một thị trường điện tử nơi người bán và người mua gặpnhau mà trong tương lai có thể dần thay thế cho các thị trường truyền thống.Khi mua hàng trên mạng, hạn chế về khoảng cách địa lý được xoá bỏ, ngườitiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cũng như các nhà cungcấp chỉ bằng việc truy cập các Website đang xuất hiện ngày một nhiều hơntrên mạng

Giao dịch B2C có ảnh hưởng nhiều đến kênh bán lẻ bởi thông qua

Trang 17

Internet, người sản xuất và người tiêu dùng có thể trực tiếp gặp nhau Do chiphí trung gian được giảm bớt, người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá haydịch vụ mình mong muốn với giá thấp hơn và tin tưởng rằng sẽ được hưởngcác dịch vụ hỗ trợ kèm theo đầy đủ hơn Việc trao đổi trực tiếp giữa ngườibán và người mua giúp người bán nắm được yêu cầu chi tiết của khách hàng

từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đó, đồng thời, thôngtin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng cũng giúp doanh nghiệp khảo sátđược thị trường một cách chính xác, hiệu quả và kinh tế

4.2 Căn cứ theo nội dung giao dịch

Hiện nay, nếu căn cứ theo nội dung giao dịch, thương mại điện tử có thể

có các loại giao dịch sau:

- Mua hàng điện tử: là hoạt động thương mại với chức năng bán sảnphẩm Đối với hoạt động thương mại này, những thông tin như tìm hiểu vềsản phẩm, đặt hàng, thanh toán tiền đều có thể thực hiện qua mạng Nhưnghàng hoá đưa đến tay người dùng sẽ được thực hiện thông qua các dịch vụbưu điện đã có hoặc các cơ sở, công ty vận tải Lợi điểm của loại hình này làgiảm thiểu đến mức tối đa các khâu trung gian trong quá trình lưu thông hànghoá

- Cung cấp thông tin: là giao dịch thương mại điện tử mà đối tượng muabán là sản phẩm hoặc dịch vụ thông tin Toàn bộ quá trình thương mại nàyhoàn toàn có thể thực hiện qua mạng

- Thanh toán điện tử (e-Cash và e-Cheque): là hoạt động cung cấp việcthanh toán điện tử nhanh chóng nhất thông qua hệ thống thanh toán điện tử(Electronic Payment System - EPS) Hoạt động này nhằm bổ sung cho haihoạt động thương mại kể trên để được một hệ thống hoàn chỉnh trong kinhdoanh Đây là yếu tố quan trọng và cần có để hoạt động thương mại điện tửmang đúng bản chất của thương mại Đồng thời đây cũng là nguyên nhân cơ

Trang 18

bản thúc đẩy việc điện tử hoá tiền tệ

III Lợi ích của thương mại điện tử

1 Giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú

Nhờ các phương tiện điện tử sử dụng trong thương mại điện tử, điển hình

là truy cập các trang web trên Internet và liên lạc qua Internet, các doanhnghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet cũngnhư nắm bắt kịp thời thông tin thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sảnxuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khuvực và quốc tế Đồng thời, việc nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời cũnggiúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng được trước những thay đổi của thịtrường Hơn thế nữa, việc nắm bắt thông tin cũng giúp doanh nghiệp chủđộng đi trước các đối thủ cạnh tranh, đây là một yếu tố rất quan trọng cho sựtồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay,khi các doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt Điềunày đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng đượcnhiều quốc gia quan tâm và coi là một trong những động lực phát triển chủyếu của nền kinh tế hiện nay

2 Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua hàng

Thương mại điện tử đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả ngườitiêu dùng cá lẻ và các doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của thương mạiđiện tử, ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến bằngcách quảng cáo trên mạng, bán hàng và thanh toán trên mạng Việc quảng cáotrên mạng giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin chi tiết và chínhxác về mặt hàng mình quan tâm Thêm vào đó, do không phải mất nhiều thờigian tìm đến tận cửa hàng nơi có trưng bày và bán sản phẩm, khách hàng cóđiều kiện thăm quan cùng lúc nhiều trang web của nhiều doanh nghiệp khác

Trang 19

nhau và do đó có thể dễ dàng so sánh để chọn lựa sản phẩm và nhà sản xuất

mà mình ưng ý nhất

3 Giảm chi phí sản xuất

Nhờ thương mại điện tử, chi phí sản xuất có thể được giảm bớt mà trướchết là chi phí văn phòng, một nhân tố cấu thành trong chi phí sản phẩm Cụthể là chi phí in ấn hầu như được loại bỏ, chi phí cho việc tìm kiếm và chuyểngiao tài liệu được giảm bớt bởi việc tài liệu được lưu trữ và chuyển giao trênmáy tính cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức Cũng vì thế mà

số nhân viên văn phòng được giảm thiểu giúp doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí tiền lương mà lẽ ra phải trả cho số lượng nhân viên lớn hơn nhiều.Ngoài ra, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) cũng chiếm diện tíchnhỏ hơn rất nhiều so với các văn phòng truyền thống Quan trọng hơn, cácnhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ nên có thểtập trung thời gian và năng lực vào nghiên cứu phát triển và do đó đem lạinhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp xét về mặt lâu dài, chiến lược

4 Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Thương mại điện tử cũng giúp giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí tiếpthị Nhờ có Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rấtnhiều khách hàng - những người thăm quan và đặt hàng trên trang web củadoanh nghiệp, chưa kể việc nhận các đơn đặt hàng có thể được máy tính tựđộng xử lý và vì thế chi phí nhân viên bán hàng được giảm đi đáng kể Với

số lượng người truy cập Internet ngày một nhiều như hiện nay, việc quảng cáotrên Internet là vô cùng hiệu quả bởi doanh nghiệp có thể mở rộng phạm viquảng cáo mà không tốn thêm quá nhiều chi phí Hơn thế nữa, các catalogueđiện tử mà doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo có nội dung phong phú, sinhđộng, hấp dẫn hơn nhiều và dễ dàng cập nhật thường xuyên so với cáccatalogue in ấn vốn có nhiều hạn chế về in ấn, phát hành

Trang 20

5 Giảm chi phí giao dịch

Thương mại điện tử thực hiện qua Internet giúp người tiêu dùng và cácdoanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch Một giao dịchtrong thương mại điện tử được tính bao gồm các công đoạn từ quảng cáo, tiếpxúc ban đầu cho đến giao dịch đặt hàng, giao hàng và thanh toán Sử dụngInternet, thời gian giao dịch chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện Chi phí giao dịch qua Internet chỉbằng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh.Chi phí thanh toán điện tử qua Internet cũng chỉ bằng 10% đến 20% nếu sovới chi phí thanh toán theo lối thông thường

Thời gian tiết kiệm được do giảm bớt thời gian giao dịch có ý nghĩa rấtquan trọng với doanh nghiệp vì việc nhanh chóng đưa thông tin sản phẩm đếnvới người tiêu dùng cũng như việc sớm nắm bắt được nhu cầu thị trường từthông tin phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động thayđổi để theo kịp sự biến động của nhu cầu thị trường

6 Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác

Thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và củng cốmối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại Thông quamạng, từ các mạng nội bộ cho đến Internet, người tiêu dùng, các doanhnghiệp và cả các cơ quan chính phủ có thể trực tiếp liên lạc với nhau màkhông có bất cứ hạn chế nào về thời gian cũng như khoảng cách địa lý bởiviệc liên lạc trên mạng Internet mang tính toàn cầu Hầu như mọi giao dịchđều được tiến hành nhanh chóng và liên tục Do vậy, các chủ thể của hoạtđộng thương mại điện tử đặc biệt là các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếmnhiều bạn hàng mới, nhiều cơ hội kinh doanh mới trên phạm vi toàn quốc,toàn khu vực và toàn thế giới

7 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá

Trang 21

Nền kinh tế số hoá (digital economy) hay còn gọi là nền kinh tế ảo(virtual economy) là xu thế phát triển trong tương lai gần của nền kinh tế thếgiới Việc nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế số hoá có ý nghĩa rất quan trọngđối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, để tránh nguy cơtụt hậu Trước mắt, thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngànhcông nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày cànglớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, từ đó, thương mại điện tử tạo điềukiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá Đây là một lợi ích mangtính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và liên quan đến chính sách pháttriển của các quốc gia, bởi một quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển, sớmtiếp cận được với nền kinh tế số hoá có thể tạo ra cho mình một bước pháttriển nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong thời gian ngắn

IV Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu Tuyhiện nay thương mại điện tử được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển,trong đó riêng Mỹ đã chiếm khoảng 1/2 tổng doanh số thương mại điện tửtrên thế giới, các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia ngày càngnhiều vào hoạt động kinh doanh này Tuỳ đặc điểm kinh tế xã hội và địnhhướng phát triển riêng mà mỗi quốc gia có cách nhìn nhận, đánh giá, cáchchuẩn bị, triển khai và có các bước đi khác nhau trong quá trình tham gia vàothương mại điện tử Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy,

để có thể tham gia có hiệu quả vào thương mại điện tử và hạn chế đến mứcthấp nhất các rủi ro, mỗi nước đều phải có chiến lược chung về thương mạiđiện tử, có chương trình tổng thể, phương án hành động từng bước và phải có

tổ chức chuyên trách cho công việc này

Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới

Trang 22

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên nền tảng của sự phát triểncông nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới Công nghệ thông tin ngày nayđang dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước.Đặc biệt, sự kết hợp hữu cơ ba bộ phận công nghiệp là máy tính (mạng, máytính, thiết bị điện tử, phần mềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoạihữu tuyến, vô tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sảnphẩm nghe, nhìn, vui chơi giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin v.v.) đangtạo ra vai trò và tính chất mới của công nghiệp công nghệ thông tin

Nền tảng cho sự phát triển của thương mại điện tử thế giới là Internet,bao gồm cả các phân mạng do đó bao quát toàn bộ các máy tính điện tử đanghoạt động trên toàn thế giới, và các phương tiện truyền thông hiện đại baogồm vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến và các khí cụ điện tử

Internet đang phát triển rất nhanh cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứngdụng và chất lượng vận hành Nếu như năm 1991 mới có 31 nước nối mạngvào Internet thì tới giữa năm 1997 đã có 171 nước Số trang web vào giữanăm 1993 là 130, tới cuối năm 1998 đã lên tới 3,69 triệu Số lĩnh vực sử dụngInternet/Web vào giữa năm 1991 là 1600, tới giữa năm 1997 đã lên 1,3 triệu.Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet (chủ yếu là ở

Mỹ và mỗi địa chỉ có thể có nhiều trang web do sử dụng các lĩnh vực khácnhau, dùng nhiều cổng khác nhau), tới giữa năm 1996 đã lên 12,9 triệu địa chỉvới khoảng 67,5 triệu người sử dụng ở khắp các châu lục và tới giữa năm

1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với khoảng 100 triệu người sử dụng Sốngười sử dụng Internet toàn thế giới đã tăng lên trên 350 triệu vào năm 2000

và theo các nhà dự báo, vào năm 2005 sẽ có khoảng 1 tỷ người trên thế giới

sử dụng Internet

Trước đây, kiểu tiêu biểu mà một cá nhân ở gia đình truy cập vàoInternet là thông qua một máy tính cá nhân (PC: Personal Computer) và một

Trang 23

đường dây điện thoại Cách truy cập này có tốc độ rất chậm, ví dụ, nếu dùngmột modem 28,8 kbps (nghìn bit/sec) thì phải mất 46 phút mới tải xuốngđược một chương trình video dài 3,5 phút Hiện nay, các công ty điên thoại,

vệ tinh và cáp đã tạo ra các phương tiện truy cập Internet với tốc độ cao hơnrất nhiều Công nghệ “đường thuê bao số hoá không đồng bộ” (ADSL:Asynchronous Digital Subscriber Line), với modem 8 Mbps (triệu bit/sec),cho phép chương trình video nói trên được tải xuống chỉ trong 10 giây Khicác công ty Mỹ phát triển công nghệ dùng ti vi để truy nhập vào Internet (gọi

là HDTV: high-definition television) dùng cáp, với modem 10 Mbps sẽ chỉmất 8 giây cho việc tải chương trình đó Các công ty mà chủ yếu là các công

ty Mỹ đã có chương trình 5 năm 1998-2002 xây dựng một mạng viễn thôngbăng rộng toàn cầu thông qua các vệ tinh, cho phép với tới hầu hết số dân 2 tỷngười đang sống ở các vùng không có điện thoại trên toàn thế giới Hệ thốngcáp ở các nước đã và đang chuyển thành hệ thống lưu thông Internet 2 chiều(two-way internet traffic) dùng cáp quang, có hộp giải mã các âm thanh, mãhình ảnh và dữ liệu truyền gửi dưới dạng số hoá Các phương tiện liên lạc vôtuyến cũng đều đang hội nhập vào Internet Các tuyến cáp quang đang đượcrải trên khắp các nước, các châu lục để liên kết tất cả các khí cụ điện tử vàoInternet, sẽ cho phép truy cập vào Internet nhanh gấp 10 lần so với mạng lướicáp điện thoại hiện nay Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, Internet/Webđang phát triển với tốc độ cứ 100 ngày thì tổng lượng thông tin qua “võngmạng toàn cầu” lại tăng lên gấp đôi Nhìn xa hơn, các nhà “tương lai học” đãđưa ra dự báo rằng “kinh tế số hoá”, “xã hội số hoá” trên cơ sở công nghệđiện tử với điện tử là vi tố cuối cùng sẽ sớm bị thay thế bởi công nghệ caohơn nữa là công nghệ lượng tử với vi tố là các hạt cơ bản

Theo số liệu trung bình các nguồn, doanh số thương mại điện tử toàn thếgiới năm 1997 đạt khoảng 18 tỷ USD, năm 1998 đạt 47 tỷ USD và năm 1999đạt 95,5 tỷ USD Theo IDC, ước tính doanh thu thương mại điện tử toàn cầu

Trang 24

sẽ tăng lên 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2003, còn công ty Marketing

“Forrester Research”lại dự đoán mức doanh thu sẽ lên tới 6,7 nghìn tỷ USDvào năm 2004, tương đương 8,6% tổng doanh thu thương mại trên thế giới.Trong đó, buôn bán giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông quatrao đổi dữ liệu điện tử (EDI) sẽ chiếm khoảng 50%, dịch vụ tài chính và cácdịch vụ khác khoảng 45%, dịch vụ bán lẻ khoảng 5% Để công việc kinhdoanh có hiệu quả hơn, các công ty đang chuyển từ thương mại điện tử sangkinh doanh điện tử, nối và gắn kết kinh doanh nội bộ với các nhà cung cấp vàkhách hàng Doanh thu do ứng dụng thương mại điện tử sẽ đạt mức lãi gộphàng năm trên 60% từ năm 1999 đến năm 2004 IDC dự báo doanh số củathương mại điện tử và doanh thu từ việc ứng dụng các chiến lược Marketing

sẽ tăng từ 709 triệu USD trong năm 1999 lên tới 4,5 tỷ USD trong năm 2004.Cũng trong giai đoạn này, doanh thu từ bán hàng qua thương mại điện tử dựkiến sẽ tăng từ 222 triệu USD lên tới 5 tỷ USD

Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin,thương mại điện tử trên thế giới đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và tạo ramột xu thế phát triển chung mà các nước đang hướng tới Trong đó, không chỉcác nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc Liênminh châu âu mà cả các nước đang phát triển cũng đang nhanh chóng thamgia vào thương mại điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử một mặt làkết quả của xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình “số hoá” toàn bộ hoạtđộng của con người, mặt khác là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từngnước, từng nhóm nước và toàn thế giới nói chung, đặc biệt là trên bình diệntạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung

và thương mại điện tử nói riêng

Trang 25

Chương II:

Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

I Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng được mọi người quan tâmtrong xu hướng chung của thế giới Chính phủ Việt Nam đang có các nghiêncứu để ứng dụng thương mại điện tử sao cho phù hợp với lợi ích và điều kiệncủa Việt Nam nhất

Việt Nam đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc chỉ đạo chung trongASEAN và chương trình hành động trong APEC về thương mại điện tử.Chúng ta cũng tham gia tiểu ban điều phối thương mại điện tử của ASEAN vàtham gia soạn thảo và thoả thuận các nguyên tắc chung cho thương mại điện

tử của tổ chức này Thủ tướng chính phủ đã ký Hiệp định khung về e-ASEANngày 24/11/2000, cam kết tham gia phát triển không gian điện tửvà thươngmại điện tử trong khuôn khổ các nước ASEAN

Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ phát triển thương mại điện tử của thếgiới thì chúng ta còn rất chậm và còn có nhiều vấn đề chưa được giải quyếtnhư: một kế hoạch tổng thể cho việc phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam, một cơ quan cấp chính phủ điều hành, hoạch định các chính sách pháttriển thương mại điện tử ở Việt Nam với một cơ sở hạ tầng phù hợp với xuhướng toàn cầu hoá Nhìn chung thương mại điện tử chưa thực sự hình thànhmột cách đầy đủ ở Việt Nam

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét tổng quan việc áp dụng thương mại điện

tử ở Việt Nam qua một số vấn đề cơ bản bao gồm:

- Nhận thức về thương mại điện tử

- Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử

Trang 26

- Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông

- Hạ tầng cơ sở nhân lực

- Thanh toán điện tử

- Bảo mật thông tin

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1 Nhận thức về thương mại điện tử

Cuối năm 1999, Chính phủ đã giao cho Bộ thương mại chủ trì dự án kỹthuật thương mại điện tử Dự án này được phân thành các tiểu dự án có cácnội dung và hoạt động chủ yếu về: Nâng cao nhận thức về thương mại điệntử; Hạ tầng cơ sở pháp lý; Hạ tầng cơ sở công nghệ; Hạ tầng cơ sở bảo mậtthông tin; Hạ tầng cơ sở thanh toán điện tử; Hạ tầng cơ sở tiêu chuẩn hoácông nghiệp và thương mại; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Bảo vệ người tiêudùng; An ninh quốc gia trong thương mại điện tử; Các khía cạnh văn hoá xãhội; Quản lý nhà nước và vai trò của Chính phủ; Đào tạo kỹ năng và thửnghiệm các dạng hoạt động của thương mại điện tử

Chính phủ Canada đã giúp đỡ Bộ thương mại xây dựng kế hoạch khung

5 năm chấp nhận và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam Trong năm

2000, Chính phủ đã giao Bộ thương mại làm đầu mối đàm phán với các nướcASEAN xây dựng Hiệp định khung e-ASEAN và Hiệp định này đã được lãnhđạo cấp cao các nước ASEAN ký ngày 24/10/2000 tại Singapore Trong báocáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X, phần nhiệm vụ của năm

2001 có ghi: “mở rộng mạng Internet ra thị trường thế giới, bước đầu nghiêncứu ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch kinh doanh đối với một sốngành hàng, công ty lớn ”

Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị trung ương Đảng có chỉ thị số 58/CT-TW

về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá”

Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số

Trang 27

128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về “ Một số chính sách và biện phápkhuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm”

Ngày 20/2/2001, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số TTg bổ sung sản phẩm máy vi tính vào danh mục các sản phẩm trọng điểm.Ngày 24/5/2001, TTCP đã có quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việcphê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị 58/CT-TW

19/2001/QĐ-Văn kiện Đại hội Đảng IX (tháng 4/2001) đã nêu rõ cần phải phát triểnmạnh và nâng cao chất lượng các ngành thương mại, dịch vụ và kể cả thươngmại điện tử, đó chính là kim chỉ nam rất quan trọng mở đường và là động lựcmạnh mẽ thúc đẩy cho công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tửnói riêng phát triển ở nước ta trong thời gian tới

Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sửdụng dịch vụ Internet được coi là nghị định đem lại sức sống cho thị trườngInternet của Việt Nam, chính thức thay thế nghị định số 21/1997/NĐ-CP ngày5/3/1997 của Chính phủ về “Quy chế tạm thời về thiết lập, quản lý và sử dụngmạng Internet ở Việt Nam”

Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của TTCP đã phê duyệt

kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Namđến năm 2005 đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển của nền công nghệ thôngtin nước ta là sẽ có 5% dân số nước ta sử dụng Internet

Như vậy, có thể thấy Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm sâu sắc đếnviệc phát triển ứng dụng thương mại điện tử và đã bắt đầu xây dựng nhữngchương trình cụ thể về phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử.Tuy nhiên, về mặt xã hội, vẫn có rất nhiều người dân còn rất mơ hồ vớithương mại điện tử Họ cho rằng thương mại điện tử phải là mua và bán thuầntuý qua Internet Ngoài ra, các hoạt động thông tin đại chúng cũng chưa phânbiệt rõ ràng khái niệm về thương mại điện tử, làm cho nhiều người theo dõihiểu là phải có cửa hàng ảo trên Internet, bán hàng và thu tiền điện tử thì mới

Trang 28

là thương mại điện tử

Theo số liệu của VCCI, hiện nay cả nước có khoảng trên 90.000 doanhnghiệp trong đó trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mới chỉ có khoảngtrên 3000 doanh nghiệp (3%) có website riêng và thực hiện một số khâu củathương mại điện tử, 7% bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và kết nốiInternet, sử dụng phương thức giao dịch chủ yếu qua thư điện tử (trong khi sốdoanh nghiệp kết nối Internet là 48%) Thêm vào đó, mặc dù các doanhnghiệp đã đầu tư cho công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa quan tâm thật sựđến việc xây dựng website cho mục đích quảng bá sản phẩm và tìm kiếmkhách hàng mới Do vậy, việc nâng cao nhận thức cho quảng đại quần chúng

về thương mại điện tử sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển các cơ sở hạtầng cần thiết cho thương mại điện tử Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cảtrong tuyên bố của APEC trong chương trình hành động về thương mại điện

tử cũng nhấn mạnh vấn đề nâng cao nhận thức và coi đó là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu

2 Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử

Các quyết định của TTCP số 280/QĐ-TTg ngày 29/4/1997 về việc xâydựng mạng tin học diện rộng trong các văn phòng UBND và các bộ, ngành,quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phốiquốc gia mạng Internet , là những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc phát triển

hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thương mại điện tửbước đầu phát triển tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trênvật mang tin như đĩa từ, băng từ hay các loại thẻ thanh toán để làm chứng từthanh toán và để thanh toán tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng (theo quyếtđịnh số 196/QĐ-TTg ngày 1/4/1997 của TTCP) nhưng lại chưa đề cập đếnđối tượng tham gia thanh toán điện tử rất quan trọng là các doanh nghiệp

Trang 29

Ngày 21/3/2002, TTCP có quyết định số 44/2002/QĐ-TTg thay thế cho quyếtđịnh số 196 kể trên Quyết định này đã quy định rõ việc sử dụng chứng từđiện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán phải được mã hoá bảo đảm an toàn trong quátrình xử lý truyền tin và lưu trữ, riêng yếu tố chữ ký phải được mã hoá bằngkhoá mật mã (gọi là chữ ký điện tử) Luật Kế toán được thông qua tại kỳ họpthứ ba Quốc hội khoá XI cũng thừa nhận chứng từ điện tử Nhìn xa hơn, LuậtThương mại có hiệu lực thi hành từ 1/1/1998 cũng coi điện báo, telex, fax, thưđiện tử và các hình thức thông tin điện tử khác là hình thức văn bản của hợpđồng mua bán hàng hoá Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn chưa có đủ điều kiệnpháp lý để tham gia thanh toán điện tử bởi chưa hề có các quy định về việc sửdụng khoá mật mã theo công nghệ nào, sử dụng ngay sản phẩm mã khoángoại nhập hay đợi sản phẩm được phát triển trong nước.

Thêm vào đó, quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của

Bộ văn hoá thông tin về “Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin,thành lập trang thông tin điện tử trên Internet” lại làm cho các doanh nghiệp

lo lắng hơn Điều này là không hợp lý đối với các doanh nghiệp không làmdịch vụ cung cấp thông tin trên Internet (ICP: Internet Content Provider) màchỉ xây dựng website trên Internet trong đó đăng tải các thông tin liên quanđến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay một số thông tin khácliên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Nếu bất cứ một doanhnghiệp nào khi muốn xây dựng website đều phải xin giấy phép của Bộ vănhoá thông tin thì sẽ có nhiều doanh nghiệp ngần ngại và do đó sẽ gây ra mộttrở lực lớn với các doanh nghiệp và cho chính sự phát triển của nền công nghệthông tin nước nhà

Ngoài các văn bản pháp lý kể trên, thương mại điện tử Việt Nam vẫn còncần một khung pháp lý đầy đủ hơn nữa Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội

Trang 30

nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giao

Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử, tháng3/2002 Bộ Thương mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháplệnh Thương mại điện tử để xây dựng, từng bước hoàn chỉnh để trình quốchội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này Cho tới nay, dự thảo lần thứ 6của Pháp lệnh Thương mại điện tử đã được hoàn thành và được Bộ Thươngmại trình lên Chính phủ Theo dự kiến, Chính phủ sẽ chính thức phê duyệt vàban hành Pháp lệnh này vào quý I năm 2004

3 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông

3.1 Hạ tầng Internet và viễn thông

 Thực trạng dịch vụ Internet và viễn thông ở Việt Nam

Bộ Bưu chính viễn thông đã thực thi các chính sách ủng hộ môi trườngcạnh tranh, tạo ra các điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế tham gia vào dịch

vụ Internet và viễn thông Kết quả là trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấpđược cấp phép cung cấp các dịch vụ viễn thông (hiện tại có 6 doanh nghiệpđược phép cung cấp cơ sở hạ tầng mạng) Chỉ trong dịch vụ Internet, đến cuốinăm 2002 đã có 3 IXP, 13 ISP và 4 ISP dùng riêng được cấp phép cung cấpcác dịch vụ Internet và các ứng dụng (so với cuối năm 2000 chỉ có 1 IXP và 5ISP) [IXP: Nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet; ISP: Nhà cung cấp dịch

vụ Internet]

Do đặc điểm địa lý kéo dài theo đường bờ biển và 3/4 lãnh thổ là đồi núinên dân cư Việt Nam phân bố khá phức tạp 3/4 dân số (76,5%) sống ở nôngthôn, 1/4 còn lại sống ở các thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh lànơi tập trung đông dân nhất với 5 triệu người dân, thủ đô Hà Nội 2,7 triệu, sau

đó đến Đà Nẵng Đây là các trung tâm văn hoá thông tin của miền Nam, Bắc

và miền Trung Việt Nam nên các nơi này phải đối mặt với rất nhiều khó khăntrong việc phát triển toàn diện Internet Do vậy, các ISP chủ yếu tập trung

Trang 31

khai thác thị trường tại các thành phố lớn

Trong số 13 ISP vào thời điểm này, chỉ có VDC là có khả năng cung cấpdịch vụ trên toàn quốc, các ISP như FPT, NETNAM, SPT chỉ tập trung vàophát triển dịch vụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng 9 ISP còn lại, mặc dù đã được cấp phép nhưng vẫn chưa thực sựcung cấp dịch vụ

VDC hiện tại đang chịu trách nhiệm về mạng xương sống của Việt Nam

và các cổng đi quốc tế Các ISP như FPT, NETNAM chỉ cung cấp dịch vụ ở

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phí truy nhập Internet của 2 ISP này đượctính theo giá trong nước SPT và VIETEL do mới được cấp phép cung cấpdịch vụ nên thị phần còn thấp VDC và FPT cũng là hai ISP lớn nhất ViệtNam, chiếm khoảng 87% thị trường Internet Việt Nam trong đó VDC chiếmkhoảng 57% và FPT chiếm khoảng 30%

Hình 1 Sự tăng trưởng của 4 ISP chính

VDC (VNPT), FPT, NETNAM, SPT

Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, 5/2003

Với nhiều phương thức truyền tin khác nhau, dịch vụ điện thoại đã đượcđưa đến tất cả các quận huyện và 93,04% các xã phường trên toàn quốc (năm

2000 tỷ lệ này là 85,8%) Hiện nay, 8.356/8.981 phường xã trên toàn quốc đã

Trang 32

có điện thoại, đạt tỷ lệ 93,04%; ở các xã đặc biệt khó khăn là 1.728/2362, đạt

tỷ lệ 73,16%; 100% các xã ở đảo có điện thoại; 319 trong tổng số 401 xã vùngbiên đã có điện thoại, đạt tỷ lệ 79,55% Tổng số điện thoại cố định ở khu vựcnông thôn là khoảng 1,8 triệu

Hiện tại, ở cả 61 tỉnh thành trên cả nước, những người sử dụng điệnthoại cố định có thể truy cập gián tiếp Internet theo nhiều cách khác nhau nhưInternet trả trước, Internet trả sau, VNN1268, VNN1269 và với dịch vụVNN999, người sử dụng còn có thể truy nhập Internet qua điện thoại di động Với sự ra đời của dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua cáp đồng sửdụng công nghệ ADSL, ISDN, những người sử dụng (hiện nay chủ yếu là ởcác thành phố lớn) bắt đầu có thể truy nhập Internet tốc độ cao để sử dụng vàtrao đổi các ứng dụng Internet cũng như công nghệ thông tin

B ng 1 C s h t ng vi n thông v Internet Vi t Namảng 1 Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam ơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam ở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam ạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam ầng viễn thông và Internet Việt Nam ễn thông và Internet Việt Nam à Internet Việt Nam ệt Nam

so v i th gi iới thế giới ế giới ới thế giới

 Việc giảm phí Internet và viễn thông

Từ năm 2001, Tổng cục Bưu chính viễn thông, nay là Bộ Bưu chính viễnthông, đã thực thi hàng loạt chính sách nhằm từng bước giảm phí Internet vàviễn thông, đặc biệt là:

Trang 33

Trong suốt 2 năm 2001-2002, Tổng cục đã ban hành hai quyết định vềphí lắp đặt và thuê bao đường dây Internet trực tiếp, áp dụng cho các khucông nghiệp phần mềm tập trung Từ 1/1/2002, các loại phí kết nối Internettrực tiếp trong đối với các khu công nghiệp phần mềm tập trung đã giảm đáng

kể so với trước Tính trung bình, phí thuê đường dây giảm 30%, phí lắp đặtgiảm 50% và phí thuê bao cổng Internet trực tiếp giảm 39% Có thể nói rằngđây là một nỗ lực quan trọng của ngành Bưu chính trong việc thúc đẩy sựphát triển của công nghiệp phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin ViệtNam nói chung

Với mục tiêu phổ cập hoá Internet, các chính sách thúc đẩy cạnh tranhcũng như các chính sách thích đáng về cước phí dịch vụ Internet đã được thựchiện, trong hai năm 2001-2002, phí truy nhập Internet gián tiếp qua điện thoại

đã giảm khoảng 14% Chính sách nhiều giá đã được thực thi, tạo điều kiệnthuận lợi cho các nhà cung cấp có thể chủ động trong việc mở rộng các dịch

vụ Internet Mức cước đầu năm 2003 dao động từ mức thấp nhất là 40VND/phút đến mức cao nhất là 180 VND/ phút

Thêm vào đó, trong hai năm liên tục 2001-2002, Tổng cục Bưu chínhviễn thông đã xây dựng lịch trình giảm giá và ban hành các quyết định vềgiảm cước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông khác như phí thuê kênhtrong nước và quốc tế, phí dịch vụ Frame Relay và X25 cùng với cước dịch

vụ điện thoại quốc tế tiếp tục được cắt giảm

Ngày 25/3/2003, Bộ Bưu chính viễn thông đã công bố mức giảm cước từ10% đến 40% đối với 12 loại hình dịch vụ Internet và viễn thông Các mứccước mới này có hiệu lực từ 1/4/2003 Theo đó, cước viễn thông quốc tế trựctiếp (IDD - International Direct Dial) giảm khoảng 32% và được chia theo 3mức: mức 1 là 0,9 USD/phút, mức 2 là 1 USD/phút và mức 3 là 1,1USD/phút Trước đó cước được chia theo 4 mức tương ứng là 1,3 USD/phút,

Trang 34

1,4 USD/phút, 1,5 USD/phút và 1,7 USD/phút Do vậy, việc giảm và điềuchỉnh cước viễn thông trực tiếp quốc tế IDD từ 4 mức xuống còn 3 mức giúpcác doanh nghiệp giảm được chi phí bằng cách chuyển từ mức cước caoxuống mức cước thấp

Cước thuê bao di động trả sau cũng giảm từ 150.000 VND xuống120.000, cước cho mỗi phút đàm thoại cũng được chia làm hai mức: nội hạt là1.800 VND/phút, liên tỉnh là 2.700 VND/phút Cước di động trả trước trongnội hạt cũng giảm từ 3.500 VND/phút xuống 3.300 VND/phút, cước liên tỉnhgiảm từ 5.000-6.500 VND/phút xuống 4.200 VND/phút Cước thuê bao diđộng theo ngày cũng giảm từ 3000 xuống còn 2.700 VND/ngày, cước gọi nộihạt không đổi trong khi cước liên tỉnh giảm còn 3.100 VND/phút

Cước điện thoại trong nước cho truy cập Internet giảm từ 120 VND/phútxuống còn 40 VND/phút Phí dịch vụ lắp đặt và thuê cổng Internet quốc tếtrực tiếp (IIG: International Internet Gateways) của các IXP cũng giảm trungbình 20% Phí dịch vụ lắp đặt và thuê cổng Internet quốc tế trực tiếp áp dụngcho các khu công nghiệp tập trung cũng giảm 8-10% so với mức phí hiện tại,trong đó mức phí áp dụng cho các khu công nghiệp phần mềm thấp hơn 25%

so với mức phí chung Phí thuê các kênh viễn thông liên tỉnh cũng giảm 15%.Đặc biệt, Bộ Bưu chính viễn thông đã ban hành một loạt các mức giá để cácdoanh nghiệp có thể chủ động áp giá theo các mức đã được quy định

Đối với các dịch vụ thuê các kênh viễn thông liên tỉnh trong nước ápdụng cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và các nhà cung cấpdịch vụ Internet (ISP), mức phí cũng giảm trung bình 15% Đối với dịch vụthuê kênh viễn thông quốc tế, mức phí giảm tới 40% Mức phí dịch vụ kênhviễn thông quốc tế áp dụng cho các IXP để kết nối Internet quốc tế giảm từ20% đến 30% Với các dịch vụ này, Bộ Bưu chính viễn thông đã đưa ra cácmức giá trần và giá sàn để tạo quyền quyết định mức giá cạnh tranh cho các

Trang 35

doanh nghiệp.

3.2 Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam

Tổng doanh thu của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam năm 1997

là 150 triệu USD, năm 1998 là 180 triệu, năm 1999 là 195 triệu, năm 2000 là

235 triệu và năm 2001 là 300 triệu Trong đó, phần cứng chiếm tới 80%, phầnmềm 8% và dịch vụ 12% Năm 2002, tổng doanh thu đạt 340 triệu USD trong

đó doanh thu phần cứng đạt 280 triệu, phần mềm và dịch vụ 60 triệu

Trang 36

Hình 2 Sự tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam.

Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, 5/ 2003

Thị trường công nghệ thông tin thế giới phát triển chậm, trung bìnhkhoảng 2,5%/năm, tối đa là 6% trong khi thị trường công nghệ thông tin ViệtNam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ 20-25% Trong nửa đầu năm 2003, thị trườngphần cứng, Internet và viễn thông phát triển sôi động nhất Trong quý I, kimngạch nhập khẩu thiết bị tin học của Việt Nam đạt 105 triệu USD, tăng 78%

so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, điều bất hợp lý còn tồn tại là dịch vụphần mềm chỉ mới chiếm khoảng 20% tổng chi phí trong ngành công nghệthông tin, trong khi tỷ lệ này trên thế giới là 49% Có hai nguyên nhân chính:

- Có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư vào công nghệ thông tin vàvào dịch vụ phần mềm, điều này dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp

- Tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra nghiêm trọng

Theo đánh giá của Business Software Alliance (BSA, www.bsa.org,tháng 5/2002), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm là 94%, điều này khiếnViệt Nam trở thành một trong số những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền caonhất

 Thị trường phần mềm Việt Nam

0 100 200 300 400

1997 1998 1999 2000 2001 2002

ThÞ tr êng CNTT (triÖu USD)

Trang 37

Tháng 5/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP

về việc thiết lập và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005trong đó có nêu lên các điều kiện ưu đãi cũng như tiềm năng của ngành côngnghiệp này và đã xác định:

“ Phát triển ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành mũinhọn của nền kinh tế, có mức tăng trưởng cao, góp phần vào sự phát triển vàhiện đại hoá của các ngành kinh tế xã hội, cải thiện năng lực quản lý của nhànước bảo đảm an ninh quốc gia ” và “ Phấn đấu đạt mức doanh thu khoảng

500 triệu USD vào năm 2005 ”

Để đạt mục tiêu trên, Chính phủ đã đưa ra quyết định số TTg ngày 20/11/2000 nêu ra một số chính sách và biện pháp để xúc tiến vàphát triển công nghiệp phần mềm Trong quyết định này, một số biện pháp vềthuế được quy định như sau:

128/2000/QĐ Các doanh nghiệp được miễn thuế trong 4 năm đầu hoạt động tronglĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ phần mềm;

- Các doanh nghiệp được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị giatăng;

- Các nguyên liệu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất phần mềm đượcmiễn thuế;

- Các doanh nghiệp được miễn thuế xuất khẩu các sản phẩm phần mềm;

- Thêm vào đó có rất nhiều chính sách ưu đãi về tín dụng, thuê và sửdụng đất, bảo vệ bản quyền phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực về phần mềm,

ưu đãi về cơ sở hạ tầng Internet và viễn thông v.v

Các chính sách quan trọng này đã dẫn tới việc ra đời hàng loạt các công

ty phần mềm, đặc biệt là 50% trong tổng số các công ty phần mềm đượcthành lập trong vòng hơn 2,5 năm trở lại đây

Trang 39

Hình 3 Biểu đồ gia tăng số các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm

Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, 5/2003

Số nhân viên làm việc trong lĩnh vực phần mềm cũng tăng lên nhanhchóng Hiện tại, tính trung bình, mỗi công ty có khoảng 20 người làm việc vềphần mềm Tổng số người tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm ở ViệtNam hiện có khoảng 7.500 người

Hình 4 Biểu đồ gia tăng số nhân sự làm phần mềm

Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, May 2003

Năng lực sản xuất phần mềm có nhiều biến động theo hướng tăng lênnhưng mức tăng không cao Năng suất của các công ty gia công phần mềmcho nước ngoài có cao hơn, năm 2002 đạt khoảng 13.000 USD/người/năm,tăng khoảng 18% so với năm 2000

95 11 5 14 0 17 0 22

9 3 04 3

70

0 100 200 300 400

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Sè nh©n sù lµm phÇn mÒm

Trang 40

Hình 5 Biểu đồ gia tăng năng suất làm phần mềm

Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, May 2003

Qua các số liệu trên, ta có thể thấy Nghị quyết 07 và Quyết định 128 đãtao ra sự tăng trưởng ban đầu tốt đẹp trong doanh thu của ngành sản xuất vàcung cấp các dịch vụ phần mềm, dẫn tới việc gia tăng số người làm việc tronglĩnh vực phần mềm Trong hai năm 2000-2001, rất nhiều khu công nghiệpphần mềm tập trung đã được thành lập như công viên phần mềm QuangTrung, khu công nghiệp phần mềm Hải Phòng, khu công nghiệp phần mềm

Đà Nẵng Các khu công nghiệp này đều được hưởng ưu đãi về thuế vàđường dây nối mạng Internet Bên cạnh đó, rất nhiều công ty phần mềm đãphát triển và được cấp chứng nhận chất lượng quốc tế

Ngày 23/4/2003, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong kỳ họp thứ bacủa Uỷ ban xúc tiến quốc gia về công nghệ thông tin, đã đưa Chương trình vềPhần mềm nguồn mở (OSS) vào Dự án quốc gia Chương trình này đặt ra một

số mục tiêu chính rằng đến năm 2005 sẽ thiết lập hệ thống chuẩn về phát triển

và ứng dụng OSS, các hiệp hội và cộng đồng OSS sẽ được thành lập, OSS sẽđược giới thiệu đưa vào chương trình giảng dạy của các trường trung học, caođẳng và đại học Tổng đầu tư cho Chương trình OSS giai đoạn 2003-2007 là

312 tỷ VND, tương đương 20 triệu USD

 Thị trường phần cứng Việt Nam

4300

5500 6400

8400

0 5000 10000

N¨ng suÊt lµm phÇn mÒm (USD)

Ngày đăng: 01/04/2013, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003 2. Khía cạnh văn hoá trong thương mại điện tử - NXB Chính trị quốc gia 2003 Khác
6. Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Viện kinh tế thế giới 2001 Khác
7. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia 2002 Khác
8. Dự thảo Pháp lệnh thương mại điện tử (lần thứ 6) - Bộ Thương mại 9. Dự án quốc gia kỹ thuật thương mại điện tử - Bộ Thương mại Khác
10. Nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam - Luận án tiến sỹ - Lê Minh Lương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. Sự tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam. - Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hình 2. Sự tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 37)
Hình 3. Biểu đồ gia tăng số các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm - Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hình 3. Biểu đồ gia tăng số các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm (Trang 40)
Hình 3. Biểu đồ gia tăng số các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm - Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hình 3. Biểu đồ gia tăng số các công ty sản xuất và dịch vụ phần mềm (Trang 40)
Hình 4. Biểu đồ gia tăng số nhân sự làm phần mềm - Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hình 4. Biểu đồ gia tăng số nhân sự làm phần mềm (Trang 40)
Hình 5. Biểu đồ gia tăng năng suất làm phần mềm - Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Hình 5. Biểu đồ gia tăng năng suất làm phần mềm (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w