Quảng bá các giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 43)

Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống 2.1.2.1 Quảng bá giá trị của chính thể hình mẫu

Thể chế quân chủ lập hiến Anh là một tấm gương phản chiếu cho nhiều nước học tập, hệ thống chính trị đa nguyên, cơ cấu chính quyền được gọi là hệ thống Westminster, được áp dụng trong các nước như Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia, Jamaica. Từ hệ thống chính trị cổ điển đến sự chuyển đổi sau cuộc chính biến 1689/ Cuộc cách mạng không đổ máu (Bloodless Revolution) như một tia sét của ánh sáng nội tâm thoát ra từ đêm trường trung cổ đã tạo ra giá trị dân chủ mới như nước triều dâng trong giai đoạn tiếp sau của lịch sử. Hội đồng Anh có thể chế quản lý ngoại giao văn hoá đặc trưng trên thế giới theo kiểu hội đồng tự trị có sự hỗ trợ của chính phủ, Nữ hoàng là người đỡ đầu, Bộ ngoại giao là cơ quan tài trợ chính (nội dung đã được trình bày trong phần 1.3), Hội đồng Anh đăng ký là tổ chức phi lợi nhuận, tiếp nhận kinh phí từ chính phủ nhưng vận hành độc lập.

Giá trị tư tưởng dân chủ tiến bộ của Vương quốc Anh cũng được thể hiện thông qua hoạt động nhân quyền của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện vì nhân quyền là thể hiện ý thức về những giá trị chung để thế giới xích gần nhau hơn.

Hội đồng Anh được thành lập như một công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh nên cũng đã có những hoạt động tích cực để thúc đẩy quyền con người trên thế giới. Ví như quyền trẻ em, án tử hình, bình đẳng giới, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, ép hôn, tra tấn, những hoạt động

thể hiện nhân quyền, tính nhân đạo vẫn được duy trì tốt từ những ngày mới thành lập cho đến nay.

Họ cũng đưa ra các chương trình xoá đói giảm nghèo ở các nước kém phát triển thông qua việc tăng cường giao lưu thương mại với các nước này, góp công góp sức cải thiện y tế và giáo dục. Hội đồng Anh đã và đang thực hiện chương trình củng cố nhân quyền và chính quyền cho các quốc gia như Miến Điện, một số nước trong vùng Trung Đông và các nước ở Bắc Phi, đây cũng là nội dung Quyền con người trong chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh [32].

Những buổi hội thảo, hội nghị trao đổi về các bài giảng hay giảng dạy về quyền công dân mà Hội đồng Anh đứng ra tổ chức hay kết hợp cùng các cơ quan ban ngành khác cũng là những hoạt động hiệu quả. Thậm chí ở một số quốc gia, Vương quốc Anh còn thông qua Hội đồng Anh cung cấp tài trợ để việc lấy ý kiến của đông đảo quần chúng trong xã hội cho các dự thảo luật hay một tham vấn của nhà nước, để đảm bảo được sự tham gia nhiều nhất có thể của các công dân. Trong các sách học tiếng Anh bạn dễ dàng bắt gặp những tên tuổi như: Boudica, Elizabeth I, Nữ hoàng Victoria, Elizabeth II, Margaret Thatcher, hay các bài nói đến các cuộc biểu tình nữ quyền, quyền được bình đẳng, quyền bầu cử.

Vương quốc Anh luôn tự hào là những người đi đầu trong hoạt động nhân quyền. Họ thường lấy London làm ví dụ, thành phố có số dân là người da đen lớn nhất thế giới, hơn 250 ngôn ngữ được nói ở đó, La- mã, Sacxon, Viking, Norman, nô lệ từ châu phi được giải phóng, dân tị nạn chính trị, tị nạn kinh tế, tránh các nạn đói, dân nhập cư từ 15 nước liên hiệp Anh.

2.1.2.2 Quảng bá những giá trị văn học

Hội đồng Anh đã tập trung phát triển văn học nghệ thuật cộng đồng, trong dự án „Con tàu văn học‟ bên cạnh các hình thức quảng bá trực tiếp, gián tiếp quen thuộc. Và chắc hẳn các chương trình, các dự án văn học nghệ thuật họ đưa ra ở đây không chỉ đơn thuần là nghệ thuật vị nghệ thuật, song cũng không giống như tư tưởng chinh phục và tẩy sạch, họ thực hiện quảng bá văn hóa, nâng cao sự hiểu biết của thế giới về vương quốc mình một cách nhẹ nhàng khéo léo hơn bởi “thế giới đang trong mâu thuẫn thừa thông tin nhưng thiếu hụt sự tin tưởng và Hội đồng Anh có thể tạo ra sự tin tưởng trong các giai đoạn ngắn hạn bằng hình thức khác” [19, tr.26].

Hội đồng Anh quảng bá giá trị văn học Anh được cho là có ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng của văn học thế giới đương đại, và thu hút được sự quan tâm của giới trẻ vẫn nuôi dưỡng niền đam mê văn hóa đọc. Thông qua các tác phẩm văn học, nhất là văn học thời kỳ Phục Hưng, văn học lãng mạn Anh thế kỷ 19. Người ta có thể thấy những khai thác từ hiện thực và những quan niệm mới, cùng với dòng văn học phương Tây – văn học Anh cũng “luôn xem xét và đánh giá lại xã hội, nghiên cứu bản chất và vị trí của con người trong vũ trụ và khám phá những bản năng tiềm tàng của con người”[9, tr.47].

Những tên tuổi được vinh danh như: Geoffrey Chaucer (tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất The Canterbury Tales – Những câu chuyện vùng Canterbury), Christopher Marlowe (kịch Tamburlaine), John Milton (Paradise Lost – Thiên đường đã mất; Paradise Regained – Thiên đường trở lại), đặc

biệt là William Shakespeare – đại thi hào thế giới, người được mệnh danh là nhà nhân văn chủ nghĩa, các tác phẩm của ông thu hút lượng độc giả vượt thời gian, không gian địa lý. Những giá trị nhân văn cao cả, giá trị nghệ thuật đỉnh cao của thời phục hưng trong những tác phẩm của Shakespeare với những đề tài về tình yêu, cái đẹp, chính trị và cái chết đã đặt dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương, có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ sau không chỉ ở Anh quốc. Những giá trị nhân văn về tình yêu của con người trong Romeo và Juliet; Sự đấu tranh giữa cái đẹp đẽ trong sáng của chân lý với sự bát nháo của thời đại, sự khủng hoảng bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa trong Hamlet; Những lý tưởng tốt đẹp của loài người trở thành ảo tưởng bởi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ trong Othello v.v Những điều đó đã khắc sâu chủ nghĩa nhân văn tư sản thời kỳ phục hưng và phần nào thể hiện những giá trị của văn học Anh quốc.

Và đến những tên tuổi nổi tiếng có tác động sâu sắc đến giới trẻ hiện đại như: George Orwell (tác phẩm Một chín tám tư – Nineteen ninty-four), Frank O‟connor (Khách của dân tộc – Guests of the Nation), Aldous Huxley (được đề cử Nobel văn học), John Bunyan (cuốn Hành hương – The Pilgrim‟ s Progress), Charles Dickens (tiểu thuyết Oliver Twist, David Copperfield), J.K Rollwing (Harry Potter), J.R.Tolkien (Chúa nhẫn – The Lord of the Rings), Charlotte Bronte (Đồi gió hú - Wuthering Heights), Auther Conan Doyle (Sherlock Holmes), Jane Austen (Kiêu hãnh và định kiến – Pride and Prejudice) v.v. Những tác phẩm của họ đều được nhắc đến trong các cuốn sách giảng dạy tiếng Anh từ những giá trị hiện thực, giá trị nhân văn đến giá trị nghệ thuật và đều mang âm hưởng trí tuệ, văn phong truyền thống Thanh giáo Anh.

Bên cạnh đó Hội đồng Anh cũng thường xuyên tổ chức các cuộc trò chuyện, giao lưu, các diễn đàn mời các nhà văn sang các nước để trao đổi, toạ đàm, nói về văn học quá khứ và đương đại. Những hoạt động này đều có tác động tích cực đến việc giới thiệu những giá trị văn học và tư tưởng Anh quốc đến thế giới.

2.1.2.3 Quảng bá những giá trị nghệ thuật âm nhạc và hội họa

Hội đồng Anh có ban âm nhạc và nghệ thuật chuyên biệt là Hội thẩm định nghệ thuật với đội ngũ chuyên gia âm nhạc nghệ thuật, chuyên gia quản lý, chuyên gia đa ngành đều là những người có trình độ cao, từ giám đốc quản lý chính tại London cho đến các cố vấn ở các trung tâm trên toàn thế giới đều là các giáo sư, tiến sĩ, cử nhân âm nhạc nghệ thuật tốt nghiệp từ các trường đại học Anh, Mỹ. Các hoạt động về âm nhạc nghệ thuật đều đi theo chính sách văn hóa chung của các Hội đồng nghệ thuật khác.

Họ coi âm nhạc nghệ thuật là một nguồn tài nguyên cần được khai thác, là mục tiêu chiến lược, có những hoạt động, chương trình phù hợp với từng khu vực hoạt động, đặc biệt là khu vực địa lý ưu tiên như: thế giới Hồi giáo, Trung Quốc, các nước EU, các nước thành viên mới và các nước châu Phi cận Sahara. Công việc chủ yếu của họ là quản lý, đánh giá các dự án nghệ thuật, tổ chức các hội nghị âm nhạc, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, liên kết biểu diễn, sản xuất âm nhạc, cùng với đài phát thanh trong chương trình Selector giúp cho khán giả toàn cầu biết đến âm nhạc, nghệ thuật Anh quốc.

Hội đồng Anh tạo lập mối liên hệ với các nghệ sĩ trong nước cũng như các nghệ sĩ nước ngoài có những hoạt động riêng rẽ, đồng thời cũng có những hoạt động kết hợp cùng Hội đồng nghệ thuật Anh, Hội đồng nghệ thuật Scotland, Hội đồng nghệ thuật Bắc Ireland, Hội đồng nghệ thuật xứ Wales đưa ra các chương trình có tính chiến lược đồng bộ. Cùng với Bộ văn hoá thể thao Anh, Bộ thương mại và đầu tư hoặc liên kết với các chính quyền trung

ương và địa phương tại các nước sở tại tổ chức hoặc đánh giá các dự án mang tính nghệ thuật cao, giao lưu, phát triển các triển lãm, biểu diễn.

Các dự án liên kết giáo dục âm nhạc nghệ thuật cũng có ý nghĩa như những công cụ để Hội đồng Anh thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với các tổ chức nghệ thuật. Hội đồng Anh không chỉ nhận đầu tư cho các công việc âm nhạc nghệ thuật từ chính phủ và từ các ban ngành khác mà còn nhận được sự hỗ trợ từ hàng nghìn tình nguyện viên [36]. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, họ đã kết hợp với các Hội đồng nghệ thuật tổ chức các liên hoan âm nhạc nghệ thuật ở Liên Xô, Ethiopia, Malaysia, và nhiều nước ở châu Âu, cho đến những năm 1980, đã mở được các chương trình ở những khu vực hạn chế hơn như Morocco, và những năm cuối của thế kỷ 20 thì các dàn nhạc Anh xuất hiện ngày một nhiều trên khắp đường phố Bắc Kinh, Delhi v.v.

Cùng với sự mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới và sự thay đổi của hoàn cảnh khách quan, Hội đồng Anh cũng có những chuyển đổi nội bộ để phù hợp với một số nước có những đặc thù văn hóa nghệ thuật khác nhau.

Để khuyến kích các sáng tạo, tư duy mới trong nghệ thuật họ đã tập trung phát triển quảng bá bằng con đường nghệ thuật là một trong năm lĩnh vực ưu tiên từ năm 2009, để giới thiệu mạnh mẽ về vương quốc và tích hợp nghệ thuật sáng tạo và năng lực sáng tạo dựa trên cơ sở khoa học. Hội đồng Anh đại diện Vương quốc Anh tham gia vào dự án tác động xã hội và văn hóa trên toàn thế giới, gần đây đã đưa ra cam kết hợp tác hỗ trợ các nghệ sĩ quốc tế để khuyến khích trao đổi quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm văn hóa và biểu diễn nghệ thuật.

Có thể nói Hội đồng Anh đã hiểu thấu nguyên lý văn hoá đi vào tâm hồn dân chúng nước khác nhanh như thế nào và có thể „cắm rễ vào tim óc đối phương‟ một cách sâu xa để ảnh hưởng gián tiếp đến tâm hồn, ý chí, đồng thời ban âm nhạc nghệ thuật của họ cũng đã phần nào cùng với âm nhạc nghệ

thuật Anh quốc tạo ra ảnh hưởng nhất định trong âm nhạc nghệ thuật thế giới, và giúp Hội đồng Anh tiếp tục mở rộng hoạt động của mình.

Một trong những dự án như dự án Lisbon hiện nay là những hoạt động vừa cổ vũ vừa tạo điều kiện và trực tiếp giúp đỡ các cá nhân, các nhóm hội, là một trong những cách mà Hội đồng Anh đang thực hiện chính sách ngoại giao hướng vào cá nhân – ngoại giao công dân – sức mạnh vô lượng để thúc đẩy sự hiểu, biết cảm thụ âm nhạc, hội họa, nghệ thuật và tạo mối liên hệ cảm tình với văn hoá Anh. Việc thực hiện khẩu hiệu: Chúng ta nghĩ – chúng ta làm – chúng ta học hỏi – chúng ta sẻ chia (We think - We do - We learn - We share) của các trung tâm văn hoá hoạt động như những doanh nghiệp cũng phần nào kiến chúng ta cảm nhận thấy tính tích cực trong vương quốc đa văn hóa này.

2.1.2.4 Quảng bá thành tựu điện ảnh và truyền hình

Trước kia điện ảnh không được gọi là truyền thông nhưng ngày nay với sự phát triển của thế giới và bản thân nó nên điện ảnh là một phần không tách rời. Điện ảnh và truyền hình đã trở thành công cụ hữu hiệu của ngoại giao văn hoá, là bộ phận cấu thành của sức mạnh mềm quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng và trở thành công cụ để xuất khẩu văn hóa, khuôn khổ quan niệm giá trị, lối sống và có thể tạo ra sức lan toả mà không một công cụ nào dễ dàng có được.

Và câu hỏi đặt ra ở đây là làm thể nào để Hội đồng Anh – một tổ chức giáo dục lại có khả năng sử dụng loại thành tố này tạo nên sức mạnh mềm để thế giới thấy được giá trị của văn hoá Anh từ một nền công nghiệp

điện ảnh trước kia khá phát triển với những thành tựu được đánh giá cao và làm thế nào để Hội đồng Anh có thể góp phần tạo ra sức cạnh tranh của điện ảnh truyền hình Anh với những thị trường điện ảnh truyền hình rộng lớn hiện nay?

Hội đồng Anh cũng giới thiệu các giá trị điện ảnh, truyền hình Anh thông qua các hình thức tương tự như quảng bá các giá trị văn hóa khác như: sách vở giáo trình, giảng dạy, hội thảo triển lãm v.v.

Trong sách báo giảng dạy tiếng Anh thường có các bài nói về lịch sử điện ảnh, về nội dung, ý nghĩa hay tiến trình hình thành nên những bộ phim, về những diễn viên, những nhà làm phim nổi tiếng, những bộ phim có ảnh hưởng đến điện ảnh thế giới như Lawrence của xứ Ả-rập, Chúa tể của những chiếc nhẫn v.v. Và họ đặc biệt giới thiệu mảng đặc sắc trong phim truyền hình Anh quốc là những bội phim hài, những bộ phim không thể thiếu trong làng điện ảnh thế giới.

Từ thời chiến tranh thế giới Hai, dưới „trách nhiệm cá nhân‟ của Beaverbrook, Hội đồng Anh đã sử dụng điện ảnh và nhiếp ảnh để miêu tả chiến tranh bằng hàng loạt các video ngắn được xây dựng và phát sóng có ảnh hưởng đến việc sản xuất các ấn phẩm văn hoá [24]. Đến giai đoạn hiện nay, họ vẫn thường xuyên có các chương trình chiếu phim, triển lãm giới thiệu các bộ phim kinh điển, các bộ phim mới và có tổ chức các tuần lễ chiếu phim Anh, các tháng thi tìm hiểu về điện ảnh Anh.

Hội đồng Anh cũng thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu giữa các nghệ sĩ với các khán giả trên toàn thế giới và phát triển các trang liên kết để thế giới biết đến điện ảnh Anh, phổ biến các bài viết về các diễn viên nổi tiếng như: vua hài Charlie Chaplin – con người tài năng sinh ra tại London và đã có thời kỳ làm việc tại xưởng phim Keyston hay những chính trị gia là diễn viên. Họ cũng lấy tên của một số nhân vật đặc biệt để đặt cho các chương trình hoạt động liên quan đến phim ảnh, giáo dục nghệ thuật, cùng Bộ thông tin tổ chức thường kỳ: Liên hoan Edinburgh và Tate St. Ives. Những liên hoan được đánh giá cao trong

lĩnh vực điện ảnh hiện đại thu hút số lượng người tham dự đáng kể, bên cạnh những công việc chính thức thúc đẩy giảng dạy tiếng Anh trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, Hội đồng Anh không phải một xưởng sản xuất phim nên số lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực này không nhiều, các trang thiết bị cũng như vốn đầu tư là không cao nhưng họ lại có sự phối hợp rất ăn ý với các ban ngành khác của các nước nơi họ đặt cơ sở làm việc. Ví như góp phần xuất bản cuốn sách Những người Hồi giáo Anh, hay những câu hỏi về Hồi giáo được các nhà tư tưởng hàng đầu đứng ra trả lời và giải thích để bạn bè

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)