Vai trò ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 27)

Cùng với châu Âu, nước Anh mất dần vị trí số một về kinh tế, trung tâm văn minh, vai trò „khai hoá văn hoá‟ không được đánh giá cao nữa, nhưng nói như Shakespeare thì những giá trị tinh thần được tạo ra ở những thời đại vĩ đại và với những tên tuổi vĩ đại thì không dễ mất đi.

Ngoại giao văn hóa Vương quốc Anh đang diễn ra trên quy mô tổng thể và vẫn đang tiếp tục thay đổi và việc thực hiện chiến lược nghiêm túc hơn bao giờ hết, tuy Anh đã mất đi tính ưu việt trong chính trị và sản xuất nhưng vẫn nằm trong các nhà lãnh đạo thế giới về văn hóa. Họ mong muốn xây dựng nền văn hóa

toàn cầu để tránh những bất đồng từ văn hoá, một trong những nguyên nhân của các xung đột hiện tại, Schneider cho rằng họ xác định cuộc chiến giành trái tim và khối óc là một cuộc cạnh tranh thị trường, người làm việc trong lĩnh vực này không chỉ dùng tới bộ óc duy lý mà còn cần cảm xúc, trực giác, trí tưởng tượng.

Trong Chiến lược ngoại giao Canter nhấn mạnh cần có ý kiến của “công chúng toàn cầu, các đối tác, đồng minh chứ không chỉ của các chính khách, chính phủ nước ngoài trong việc đưa ra chiến lược bản sắc văn hóa, tôn giáo, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chúng ta xác định về bản thân và cộng đồng” [34].

Donald Rumsfeld coi ngoại giao văn hóa là một trong những vấn đề của quan hệ quốc tế, một trong những kía cạnh „mềm‟ để sống chung với nhau trên hành tinh chứ không phải kía cạnh „cứng‟ của pháp luật và những điều ước quốc tế hay khả năng quân sự. Các nhà ngoại giao Anh cũng cho rằng: không nên coi văn hóa phụ thuộc vào chính trị mà nên nghĩ văn hóa cung cấp bối cảnh cho hoạt động chính trị và nó có giá trị đích thực trong nền ngoại giao mới của Vương quốc Anh [31].

Với tư duy linh hoạt, khéo léo và thực tế Vương quốc Anh đã dã từ quá khứ huy hoàng - đế quốc với những thuộc địa rộng lớn, giành thời gian tìm cho mình một vai trò một „thế cân bằng‟ ở châu Âu và họ không muốn mờ nhạt trong bản đồ văn hoá thế giới, giành cho ngoại giao văn hoá một vị trí tương đối.

Nếu như nước Mỹ có quan niệm “sứ mệnh” thì Vương quốc Anh lại có nguyên tắc cơ bản là duy trì thế cân bằng, điều này cũng thích hợp với tình trạng xã hội của các dân tộc trong cộng đồng Vương quốc Anh và nhìn từ góc độ chính phủ, mục tiêu và nguyên tắc của chính sách quan hệ văn hoá cũng là tiềm năng kinh tế [38]. Đây là sự chuyển đổi khéo léo từ sức mạnh mềm

chuyển sang ảnh hưởng của sức mạnh cứng, vốn mang hình ảnh ít nhân đạo của quân sự và kinh tế.

Vương quốc Anh tự hào có truyền thống giao lưu văn hóa quốc tế mạnh mẽ, nhất là thông qua sự hiện diện của đài BBC và Hội đồng Anh trên phạm vi toàn cầu và có mạng lưới dày đặc các tổ chức văn hóa trong cộng đồng hải ngoại. Họ hiểu rõ sự thẩm thấu của văn hoá vượt qua cả không gian địa lý, rộng lớn hơn phạm vi lãnh thổ để tạo sự hiểu biết, đồng cảm, gắn kết chính là lực hút, sự hấp dẫn về lối sống và các hình ảnh về khoa học, nghệ thuật, tạo ra sự phụ thuộc và tăng cường hợp tác với nhau nhiều hơn cho mục đích thiết lập các mối quan hệ bạn bè suốt đời (longlife friend). Họ phát tán những hạt giống văn hoá để thu lợi, việc truyền bá văn hoá mang lại lợi ích chính trị đôi khi quan trọng hơn, truyền bá văn hoá là truyền bá chính trị và ngược lại, không một nền văn hoá nào là hoàn hảo, cần giao lưu, học hỏi, chấp nhận sự khác biệt như một hằng số nhân tính [7]

Vương quốc Anh rất coi trọng ngoại giao văn hóa như một cánh tay không thể thiếu của ngoại giao chính thức và việc thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa đồng bộ cả trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 27)