Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồngAnh

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 30)

Những năm 1914 – 1918: Tiền thân của Hội đồng Anh là Uỷ ban quan hệ nước ngoài, hoạt động dưới sự hỗ trợ của chính phủ, ý tưởng về tuyên truyền văn hóa lần đầu được đưa ra bởi Beaverbook. Lúc này, tổ chức phục vụ tuyên truyền trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc chiến khốc liệt đầu tiên trong lịch sử con người tiêu diệt con người bằng các vũ khí tối tân, gây ra bởi các đế quốc.

Giai đoạn sau chiến tranh cả thế giới kiệt quệ trừ Mỹ, các nước châu Âu càng chia rẽ, Anh quốc cũng nhiều biến động, nhiều nước tuyên bố độc lập khỏi Anh: Ireland, India. Công Đảng lần đầu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử (1924), Edward Bernay phát triển truyền giáo, John Logie Bair chế tạo thành công máy truyền hình, bối cảnh chính trị thay đổi, vua George V đã phát biểu không dùng đến sức mạnh cơ bắp mà phải mềm mại và sáng tạo hơn, không có gì tốt hơn sức mạnh trong quan hệ văn hóa.

Giai đoạn 1931 – 1934: khi mới chính thức thành lập thì tiền thân của Hội đồng Anh là Hội đồng quan hệ đối ngoại Anh (British Committee for Relations

1914 – 1935 Ủy ban quan hệ

đối ngoại

1976 – 2000

Mở rộng quy mô và hình thức 1936 – 1975

Hội đồng quan hệ văn hóa

with Other Countries) đến năm 1936 mới đổi tên thành Hội đồng văn hóa Anh, một ủy ban chung được điều hành bởi Hội đồng quản trị giáo dục và Hội đồng thương mại để thúc đẩy tiếng Anh, văn hóa, khoa học và công nghệ đến tháng 11 năm 1934 Hội đồng Anh chính thức được sự tài trợ của Bộ ngoại giao Anh.

Giai đoạn từ 1935 đến 1945: Hội đồng Anh hoạt động trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Lord Lloyd được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Anh, ông giám sát và coi trọng sự phát triển lâu dài của nó như công cụ của ngoại giao, nhấn mạnh việc phát triển chứ không phải là tham gia vào một cuộc chiến tuyên truyền với kẻ thù, không phải là công cụ để biện minh cho chiến tranh.

Hoạt động của Hội đồng Anh lúc này là nhằm tạo ra những ảnh hưởng văn hóa từ các giá trị dân chủ cho bạn bè thế giới thấy và học tập những gì mà người Anh nghĩ. Nicolas Cull xác định Hội đồng Anh là cơ quan tuyên truyền quốc tế, tuyên truyền để ngăn ngừa sự hỗn loạn và đây là hội đồng duy nhất hoạt động cho cả hai mục đích, thúc đẩy sự đánh giá rộng hơn về văn hóa Anh và là nút giao giữa Vương quốc Anh với các nơi khác [24].

B. Oxford được xem như là nhà ngoại giao văn hóa, cha đẻ của Hội đồng Anh, trong các bài giảng ở 30 quốc gia, ông đã thuyết phục được các cơ quan ngoại giao về việc tuyên truyền văn hóa, ông đề nghị Hội đồng Anh là ngọn hải đăng của dân chủ và tự do.Khi mà một số nước châu Âu thể hiện cách tiếp cận quan hệ quốc tế bằng cách tái thiết sức mạnh vũ trang thì Hội đồng Anh được hoạt động với mong muốn truyền bá và tăng cường ảnh hưởng thông qua việc phát triển văn hóa, với mục đích xây dựng lòng tin giữa Vương quốc Anh với các quốc gia khác.

Các đại diện nước ngoài đầu tiên của Hội đồng Anh được bổ nhiệm ở Ai Cập, Bồ Đào Nha và Ba Lan, các hoạt động ở châu Âu và Trung Đông có nhiều biến động nhất. Việc mở cửa hay đóng cửa dường như tuân thủ ý tưởng của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Anh, được bảo trợ bởi các

Đại sứ quán Anh. Tiếp đến là những cơ quan đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Ireland và Nam Mỹ - Brazil, Venezuela, Chile, Argentina và Bolivia, Pháp, Mexico.

Những năm đầu của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, là thời gian thử nghiệm đặc biệt cho Hội đồng Anh vì ý tưởng ngoại giao văn hóa hay được gọi là quan hệ văn hoá - văn hoá giáo dục của Lord Lloyd đã bị phản đối và Bộ thông tin không cho phép nó hoạt động bên ngoài lĩnh vực tuyên truyền của chính phủ. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hội đồng Anh tiếp tục mở các văn phòng đại diện đầu tiên ở Ấn Độ, Pakistan, các nước thuộc Liên Xô cũ, Hồng Kông, Singapo và Jordan.

Giai đoạn 1947 – 1990: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc xung đột về ý thức hệ và chính trị Hội đồng Anh càng có thời cơ phát triển và áp dụng các công cụ của mình cho những mục đích dài hơi, lúc này văn hóa được dùng như công cụ để thể hiện tính ưu việt „việc quản lý mối quan hệ của các quốc gia, các khu vực, các khối rất phức tạp và một điều chắc chắn rằng khuân khổ chính trị thế giới đang thay đổi nhanh chóng bởi sự tác động của công nghệ kỹ thuật số và truyền thông‟ [14, tr.41]. Cụm từ ngoại giao văn hóa xuất hiện như một lý giải mới cho những mâu thuẫn hiện tại, mà sau này Joseph Nye đã gọi tên là sức mạnh mềm, đối lập với sức mạnh cứng và công cụ văn hóa chuẩn bị được chuyển giao như một tất yếu đối với các hình thức chiến lược.

Những năm 1970, giai đoạn cầm quyền của „người đàn bà thép‟ Margaret Thatcher, chính trị, kinh tế đều suy thoái và giải pháp thắt lưng buộc bụng đã kiến HĐA bị yêu cầu bãi bỏ, song nhờ tư duy đổi mới với chính sách tư nhân hoá kinh tế [35] đã giúp cho Hội đồng Anh có khuynh hướng mới, tăng trưởng trong chức năng giáo dục và việc giảng dạy tiếng Anh. Hội đồng Anh luôn có sự liên kết với Cục phát triển hải ngoại (Overseas Development Administration), các trung tâm giáo dục và các tổ chức đào tạo ở nước ngoài

nhằm cung cấp tư vấn về giáo dục kỹ thuật, đào tạo công nghệ, nông nghiệp, quản lý và hành chính công v.v.

Giai đoạn sau chiến tranh Lạnh từ năm 1995 đến 2000: tiếng Anh có sự mở rộng rất lớn, đặc biệt sau sự tan rã của Liên Xô. Hội đồng Anh đã đưa ra một dự án giảng dạy, nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới, phát triển giảng dạy và học tập tiếng Anh theo phương pháp mới. Từ 2001 đến 2006 Hội đồng Anh đã tinh chỉnh vai trò của mình hơn nữa bằng cách phân biệt vai trò trong từng khu vực và chính sách của Anh ở nước ngoài. Người Anh gọi giai đoạn này là thời kỳ bị chia rẽ bởi cuộc chiến ở Iraq và mối quan hệ đặc biệt với Mỹ cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển của Hội đồng Anh tới những phần xa hơn, của thế giới.

Hiện nay (năm 2012) Hội đồng Anh có hơn 233 văn phòng tại 110 quốc gia [23] và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong những năm đầu của thế kỷ 21, nó được đánh giá là có những đóng góp tích cựu, hữu hình đối với an ninh toàn cầu, đóng góp mạnh mẽ cho thế giới thịnh vượng chung đồng thời thúc đẩy hội nhập châu Âu duy trì ổn định.

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 30)