Ngày nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến nhất trong năm ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới, (cho dù xét về nhân số tuyệt đối thì số một thuộc về tiếng Hán), và một điều quan trọng nhất, tiếng Anh là ngôn ngữ thương mại và nó làm tăng tính hấp dẫn. Hội đồng Anh đã đạt được những con số đáng kể mà bất kỳ một tổ chức ngôn ngữ nào cũng mong muốn đạt được.
Tiếng Anh là một phần quan trọng trong những giá trị cơ bản của Vương quốc Anh, nó là một lực đẩy trong tính tự giác văn hoá mà người Anh đã dùng để phổ biến hệ thống nhận thức của mình, và là một cách để thúc đẩy sự đồng thuận. “Ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của sự tin cậy, sự tham gia tích cực toàn cầu, và trong khi ngôn ngữ là một trong những rào cản đối với các cuộc trò chuyện thì đầu tư liên tục để tăng cường trao đổi giữa các xã hội trên khắp thế giới là điều cần thiết cho tương lai chung” [26].
Hội đồng Anh đã và đang thực hiện tốt công việc truyền bá ngôn ngữ của mình, và thông qua ngôn ngữ họ quảng bá về hình ảnh đất nước, con người và những nét văn hóa mà đôi khi điện ảnh, nghệ thuật, hội họa thậm chí là các tác phẩm văn học cũng không đạt được hiệu quả như vậy, bởi không có sự hiểu biết ngôn ngữ thì dù phim có hay, hình có đẹp thì cũng chưa tác động mạnh tới trái tim và khối óc người ta một cách sâu sắc được. Hơn nữa việc giảng dạy ngôn ngữ còn là sự tiếp xúc trực tiếp, đầy biến tấu giữa người học và người dạy, cả sáu giác quan đều được tác động bởi ngôn ngữ là hình thức biểu thị tư tưởng, phương tiện để giao tiếp.
Và ngôn ngữ với bốn phần tích hợp: phê phán, tự phát, tưởng tượng và vui thích, sẽ cho thấy một điều dễ hiểu rằng nếu quen thuộc với ngôn ngữ của người khác, sẽ dễ dàng hiểu họ hơn, yêu cái hay cái đẹp của họ hơn. Thẩm thấu tư tưởng, bạn sẽ hiểu và xử lý vần đề giống như họ vì bạn „suy nghĩ giống họ‟, đây là điều mà tâm lý học đã chứng minh. Trí tuệ và tình cảm luôn chi phối hoạt động của con người, hiểu ngôn ngữ, thẩm thấu văn hóa sẽ xoá bỏ được định kiến nên việc phổ biến ngôn ngữ đang là thế mạnh trong việc tạo ra sức mạnh mềm, sự hấp dẫn mà bất cứ quốc gia nào, nhất là các cường quốc hiện nay, dù là cường quốc mạnh về kinh tế, công nghệ kỹ thuật hay văn hoá thì cũng mong muốn và đang cố gắng có được.
Nói tóm lại, ngôn ngữ chính là công cụ quan trọng trong ngoại giao văn hóa và Vương quốc Anh đã thông qua Hội đồng Anh không chỉ phổ biến giảng dạy ngôn ngữ mà còn quảng bá được các giá trị của mình. Tiến sĩ Robert T. Taylor, đại diện Hội đồng Anh tại Hy Lạp năm 2009 đã viết rằng công tác tuyên truyền bằng ngôn ngữ chữ viết, với thông tin tự do có thể đi qua các biên giới và vượt trên tất cả nó là sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc được đưa ra bởi sự lây lan của giáo dục.
Ngôn ngữ có thể tạo ra những ảnh hưởng hơn mong muốn, những ảnh hưởng đã được kiểm chứng qua mấy chục năm thực hành ngôn ngữ [24], nhất là hiện nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ của thời đại thông tin3.
Hội đồng Anh đã tích hợp hầu hết các nội dung tuyên truyền, quảng bá vào nội dung giảng dạy tiếng Anh, từ văn hóa đại chúng đến những nét văn hóa bác học, từ khoa học hiện đại cho đến lịch sử cổ đại tất cả đều được truyền nhận trong quá trình dạy tiếng Anh.
Hội đồng Anh không chỉ áp dụng những hình thức giảng dạy, thi cử trực tiếp truyền thống mà họ còn phát huy được thế mạnh trong thời đại công nghệ, không chỉ các lớp học tập trung, bán tập trung mà các lớp học di động linh hoạt cũng được tổ chức ở nhiều nơi, phục vụ mọi đối tượng, trình độ khác nhau vì vậy hình thức phổ biến tiếng Anh được chuyển đổi, bổ xung là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin hiện nay.
Nhìn vào bảng thống kê số người sử dụng tiếng Anh trên Internet dưới đây có thể cho ta thấy được phần nào vị thế của tiếng Anh so với các ngôn ngữ khác trên thế giới với hơn 200 quốc gia độc lập và khoảng 1000 nhóm dân tộc khác nhau, chủ yếu là do ngôn ngữ khác nhau, và mức độ cần thiết phải có nhiều hình thức truyền đạt.
3
Thế kỷ 21, với những con số biết nói cho ta thấy vị trí của TA trên toàn thế giới: khoảng 1,5 tỷ người biết tiếng Anh, 337 triệu người dùng TA là ngôn ngữ thứ nhất, 350 triệu người coi TA là ngôn ngữ thứ hai – trong số 700 triệu người sử dụng ở các mức độ khác nhau thì có hàng tỷ người khác đang học để dùng TA trong quốc gia của mình, 1/3 nhân loại dùng như „tiếng lai‟, TA được dùng trong văn kiện trao đổi của thế giới, ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ của Internet (biểu đồ 2.4), 80% website, ¾ email, điện báo. (Trần Thị Thanh Vân, Sự phát triển của Anh ngữ trong bối cảnh toàn cầu hoá và những biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới,
TCNCCA số 5/2010).
- Quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR (The Anglo - American Cataguing Rules) bắt đầu được đưa ra từ 1841 và đến 1936 đã áp dụng trên toàn thế giới, đến 2002 có sửa đổi áp dụng cho mô tả, sách, từ, bản đồ, bản thảo, nhạc phẩm, phim ảnh, đồ hoạ, tệp máy tính, vật tạo tác, hình khối, vi phẩm (Phạm Bích Huyền, 2004,
Hình 2.3: Tỉ lệ ngƣời dùng tiếng Anh Hình 2.4: Tỉ lệ ngƣời dùng tiếng Anh trên trên internet nhƣ ngôn ngữ thứ hai internet nhƣ ngôn ngữ thứ nhất
Chú thích: Đơn vị tính trong các hình là triệu người (Nguồn: http://www.dichthuatso1.com/tin-tuc-dich-thuat.html)
Tiếng Anh đôi khi không còn được coi là một biểu tượng gắn với một nền văn hoá riêng biệt nào nữa mà nó là ngôn ngữ của kỷ nguyên thông tin – Info Age. Tuy nhiên, nói như thế là để khẳng định thêm tầm quan trọng của tiếng Anh trong kỷ nguyên hiện đại, bởi không ai có thể nói tiếng Anh không phải là ngôn ngữ của người Anh, cho dù một phần phát triển của nó là đi cùng sự phát triển của Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ hóa trên toàn thế giới. Nhưng dù Mỹ hay Anh phát triển tiếng Anh thì sự hiểu biết và truyền bá văn hóa vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho Vương quốc Anh thì Hội đồng Anh vẫn là cơ quan quảng bá tiếng Anh mạnh mẽ với các hình thức phong phú.
Hội đồng Anh không chỉ mở rộng quy mô đào tạo mà các hình thức giảng dạy tiếng anh mới cũng được áp dụng, ví dụ việc dạy tiếng Anh bằng truyền hình được bắt đầu vào những năm 1960 ở Trung Đông, châu Phi, châu Á, đặc biệt là tại các nước Vùng Vịnh. Điều này đã giải quyết được một số khó khăn mà điều kiện lịch sử đưa đến, hình thức này được gọi là hình thức đào tạo từ xa.
Ngày nay, giảng dạy tiếng Anh trên truyền hình không chỉ là hình thức đặc biệt được dùng trong các vùng khó khăn, mà nó còn như một hình thức đào tạo bổ xung, song hành với các hình thức đào tạo tập trung khác.
Từ năm 1979 cách mạng hoá giảng dạy tiếng Anh như ngoại ngữ chính đã giúp cho Hội đồng Anh phát huy được vai trò và lợi thế của mình (đã nhắc đến trong phần một) trong thời kỳ kinh tế thế giới khó khăn, suy thoái lạm phát cao dưới sự lãnh đạo của người đàn bà thép Margaret Thatcher. Hội đồng Anh cũng tích cực hoạt động cải cách giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hơn nữa, mặc dù bị cắt giảm ngân sách theo chính sách cải cách giáo dục tư nhân hoá khu vườn bí mật trong nước [20].
Từ những năm 1980 khi rào cản giao tiếp liên văn hoá ở châu Âu sụp đổ, bức tường Berlin bị phá bỏ, Hội đồng Anh nhanh chóng tiếp xúc với Đông Âu và rất nhiều văn phòng mới được thiết lập. Họ phổ biến tiếng Anh cũng như các hoạt động văn hóa khác với quy mô rộng trên toàn thế giới, từ châu Phi chậm chạp đến châu Á năng động, ở mỗi khu vực họ đều có các chiến lược phù hợp.
Hội đồng Anh mở rộng các hình thức, quy mô đào tạo ở tất cả các cấp học, các lứa tuổi, các trình độ, từ những con số thống kê (hình 3.1) chúng ta có thể thấy số lượng người có thể chịu tác động từ văn hoá Anh, tư tưởng Anh thông qua việc học tiếng Anh là rất đáng kể.
Một trong những hình thức tạo tuyên truyền văn hóa, như đã nêu trong phần 2.1 quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tư tưởng, giá trị văn hóa là tất cả các sách giáo trình giảng dạy tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao, từ giao tiếp đến chuyên đề đều tràn ngập kiến thức liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.
Hội đồng Anh hiểu rõ ngôn ngữ là phương tiện chinh phục tâm hồn và toàn cầu hoá văn hóa đi theo sau toàn cầu hóa ngôn ngữ. Mặc dù tất cả các
nước trên thế giới đều có chính sách giáo dục để phát triển Anh ngữ nhằm phục vụ mục đích của riêng mỗi quốc gia nhưng thành công của Hội đồng Anh là họ vẫn luôn được đón nhận ở những nơi đang hoạt động.
Không ai có thể phủ nhận giá trị to lớn mà bá quyền Anh ngữ tạo ra qua việc mở rộng giảng dạy tiếng Anh trên toàn thế giới với hơn 118 trung tâm chi nhánh giảng dạy, đào tạo và thi sát hạch được tổ chức hàng năm: 450.000 lượt/năm, gần 2.000.000 đợt kiểm tra tiếng Anh [23]. Tại 51 nước và trung bình hàng năm có 130 triệu người tham gia học tập, thi cử, tham gia các hoạt động khác như các cuộc triển lãm, các cuộc biểu diễn, doanh thu hơn 600 triệu bảng Anh, 7.400 nhân viên, 15% trong số đó là ở Anh và 85% ở các nước, dịch vụ thông tin giáo dục, giảng dạy tiếng Anh được sử dụng bởi hơn 12 triệu sinh viên tiềm năng [23].
Hội đồng Anh đã tổ chức hàng nghìn các cuộc triển lãm giáo dục chuyên biệt và các cuộc triển lãm chung phối hợp với Hội đồng nghệ thuật. Cùng Hội đồng thư viện thành lập 209 thư viện và trung tâm thông tin trên toàn thế giới, mỗi năm có mấy chục vạn người mượn đọc các loại sách báo, tài liệu, băng từ, băng tiếng, băng hình.
Các cuộc triển lãm ngoài trời, triển lãm du học, triển lãm di động, các hình thức hết sức phong phú và thu hút được số lượng người quan tâm đáng kể. Ví như năm 2011 đạt trên 12 triệu người, họ đặt mục tiêu 2015 đạt 16 triệu người tham gia trực tiếp, và khoảng 640 triệu người là số lượng tham gia qua internet và truyền hình [23]. Hội đồng Anh có rất nhiều sáng tạo trong việc phát huy các phương pháp cổ điển cũng như đưa ra các phương pháp mới để việc phổ biến tiếng Anh và quảng bá giá trị có hiệu quả.
Hội đồng Anh có sự liên kết phối hợp những tác giả soạn sách cũng như các nhà xuất bản nổi tiếng để đưa ra những cuốn sách với lượng thông tin đa dạng về văn hóa Anh quốc. Ngay cả sách dạy ngữ pháp cũng phần nhiều là
những bài nói về lịch sử nước Anh, những sự kiện đặc biệt theo từng thời kỳ lịch sử. Ví dụ cuốn ngữ pháp phối hợp trong số 50 bài học có hai phần ba kiến thức là nói về lịch sử Anh, văn hoá Anh, lối sống Anh như: Iron Age Britain, Notting Hill Carnival, Slow foodie or fast foodie.
Thậm chí có những cuốn sách chứa từ 70% đến 90% kiến thức liên quan đến Anh quốc dành cho sinh viên chuyên Anh, những người sẽ trở thành giáo viên, sẽ truyền đạt sự hiểu biết đến hàng ngàn, hàng triệu người nhiều thế hệ sau, ở nhiều quốc gia khác.
Một ví dụ nói riêng ở Việt Nam sách giáo khoa dạy học tiếng Anh tiểu học, phổ thông, trung học do nhà xuất bản Giáo dục phát hành cũng đều chứa đựng các thông tin về văn hoá Anh quốc nói về đất nước, con người, thiên nhiên, truyền thống, tâm lý, lối sống, tư tưởng của người Anh. Hiện nay, Hội đồng Anh hỗ trợ Bộ giáo dục Việt nam để giới thiệu bộ sách giáo khoa mới cho chương trình phát triển tiếng Anh 2008 - 2020, và chắc hẳn lượng thông tin về nước Anh sẽ không chỉ ở mức 10%. Ngoài ra trong sách dạy tiếng Anh hay các bài thi họ đều bổ xung các bài nói về văn hóa quốc tế và văn hóa của các nước sở tại, nơi họ đang hoạt động.
Có thể thấy, Hội đồng Anh đã hiểu chức năng điều chỉnh của văn hóa là động lực cho sự phát triển nên họ thường bổ xung thêm các bài nói về văn hóa thế giới trong các cuốn sách tham khảo hay giáo trình tiếng Anh tái bản hàng năm để tạo ra sự kết nối cho các nền văn hoá.
Một phương thức rất tích cực khác trong hoạt động của Hội đồng Anh để truyền bá văn hoá qua giảng dạy tiếng Anh là họ thường xuyên tiếp thu văn hoá nước ngoài. Ví như trường một số trường đại học ở Anh mở lớp chuyên về chuyện tranh Nhật Bản để đào tạo nhân tài tranh biếm hoạ, không phải vì người Anh ít hài hước hơn, ít tài năng hơn mà có lẽ họ muốn
cái gì thế giới có thì nước Anh lại cũng có, bạn đến nước chúng tôi bạn vẫn thấy văn hoá, tri thức nước bạn.
Họ rất linh hoạt với tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực và không cần mất thời gian quá lâu để tiếp biến với một nền văn hoá khác, không như Nhật Bản cần đến 20 năm liên tiếp, sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai để hấp thụ văn hoá ngoại lai. Và cũng không giống một số học viện của các nước khác có mục đích hoạt động giống như Hội đồng Anh, như viện Khổng Tử họ thường mang tâm lý bề trên - truyền cho, chứ ít khi tiếp nhận từ những nền văn hoá khác [8, tr.265].
Có thể nói ngôn ngữ là xiêm y của văn hoá, là công cụ truyền tải văn hoá, và điều này có lẽ nước Anh đã hiểu rất rõ và có cách nào nhanh hơn việc kết nối văn hoá của họ và của mình ở những nút giao của tư tưởng loài người. Nói như T.Todorov: hiểu biết người khác không chỉ là con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân, nó là con đường duy nhất [11].
Hiểu biết sự khác nhau, chấp nhận rằng chúng ta cùng tồn tại, tiếp cận văn hoá từ ngoại ngữ là sự giao thoa trong giao động tương tác, từ những trải nghiệm văn hóa và nó được đánh giá là văn hoá đích thực, lấy văn hoá gốc soi chiếu lẫn nhau tạo ra giá trị tham khảo, những giá trị liên văn hoá đưa lại sự tiếp nhận tự nhiên.
Và hơn nữa chúng ta đã biết đến sự đa dạng phong phú trong bản sắc văn hoá Anh bắt nguồn từ yếu tố lịch sử cũng đã tạo cho họ tính linh hoạt trong việc tiếp nhận văn hoá khác nên tiếng Anh hiện đại của họ có một lượng từ vựng đáng kể giống tiếng Đức, tiếng Pháp, Đan Mạch. Hiện tượng bao hàm ngôn ngữ này được các nhà phân tích gọi là động thái có thể cho thế giới thấy quan hệ tổng hòa trong anh có tôi, trong tôi có anh, vẫn là cách để tiếp nhận văn hóa ngoại lai một cách tự nhiên như sự đồng cảm.
Có thể thấy những nỗ lực của Hội đồng Anh để thực hiện nghĩa vụ ngoại giao văn hóa trong khi cuộc cách mạng Hồi giáo ảnh hưởng mạnh đến
các hoạt động ngoại giao chính thức tại Iran, Afganistan, Nam Tư và cả sự phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng không ngoại lệ.