Hợp tác nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 77)

Thúc đẩy các chương trình du học kỹ thuật tại Anh với những ưu đãi đặc biệt hấp dẫn giới trẻ ham học tập và khám phá hiểu biết, tìm kiếm thu hút các sinh viên giỏi đến thực tập, làm thêm, hay làm chính thức với mức lương cao thì mỗi năm từ các chương trình này Vương quốc Anh đã nhận được không ít các công trình nghiên cứu có thể đưa vào thực nghiệm.

Hội đồng Anh cùng với Hội đồng nghiên cứu khoa học, Hội đồng kỹ sư ở Anh quốc cung cấp tài trợ cho các nghiên cứu sau đại học 500 triệu bảng Anh mỗi

năm (Như đã nêu trong phần 2.2.2.1) phần lớn các quỹ tài trợ và các chương trình học bổng đều liên quan đến các hợp tác nghiên cứu khoa học.

Cũng giống như các hình thức quảng bá và phổ biến cho các nội dung khác, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật cũng được họ đưa ra các hình thức khác nhau như: hỗ trợ các trường đại học trong các chương trình giảng dạy khoa học kỹ thuật công nghệ bằng tiếng Anh, hỗ trợ tài liệu học tập, nghiên cứu hay hỗ trợ giáo viên nâng cao trình độ và thực hành các phương pháp đào tạo mới, hỗ trợ các chương trình học bổng thực tập (nhất là các lĩnh vực là thế mạnh như kỹ thuật hàng không, công nghệ âm thanh và kỹ thuật máy tính).

Tham gia thực hiện đề án học bổng quốc gia cho nghiên cứu sinh sau tiến sĩ quốc tế Royal Society, chương trình học bổng Chevening trên 110 nước, một phần chương trình này là dành cho các nghiên cứu sinh sau đại học nghành kỹ thuật.

Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh khuyến khích sinh viên trên toàn thế giới tham gia nghiên cứu bằng các giải thưởng như giải Shine, những giải thưởng, học bổng khuyến khích sự tìm tòi khám phá của sức mạnh tri thức trong giới trẻ.

Nhìn vào đồ thị 2.1 có thể thấy: trung bình là 40% số người được điều tra trên toàn thế giới nói rằng họ quan tâm đến các cơ hội làm việc với những người hay cơ quan tổ chức đến từ Vương quốc Anh. Trên 50% số người được hỏi có mong muốn được học tập tại Vương quốc Anh – một con số mà bất cứ một quốc gia nào cũng muốn đạt được.

Trong các chương trình học bổng du học, những người có trình độ kỹ thuật được giới thiệu đến các cơ sở làm việc, các nhà máy, ngay khi họ ra trường hoặc được thực tập thực tế ngay nơi mà họ sẽ làm việc trongtương lai. Khuyến khích sự sáng tạo khoa học công nghệ là mối quan hệ không tách rời của sáng tạo văn hóa cũng như sáng tạo kinh tế.

Hình 2.6: Sự tương tác trong sáng tạo (nguồn http://portal.unesco.org/culture)

Hội đồng Anh liên kết với các nhà khoa học trên toàn thế giới, cung cấp thông tin về việc tài trợ, cũng như các hoạt động hỗ trợ, mạng khoa học của họ hoạt động trên 55 quốc gia.

Có thể nói việc thúc đẩy giáo dục, khoa học kỹ thuật của Hội đồng Anh được phát triển từ các tư vấn phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quản lý hành chính công, phát triển giáo dục đến các chương trình mang tính hướng nghiệp hiệu quả cao, chi phí vừa phải cho các bậc đào tạo đều góp phần nâng cao tiêu

Sáng tạo khoa học

Sáng tạo công nghệ

chuẩn giáo dục cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ Vương quốc Anh là một trong những hoạt động thành công của Hội đồng Anh.

Ngoài các chương trình du học dài hạn họ còn có các khoá học ngắn hạn, các chương trình cao cấp, các chương trình cao đẳng cộng đồng là một cách để thúc đẩy giao lưu giáo dục sớm, tác động đến các thế hệ trẻ tạo ra làn sóng ảnh hưởng rộng lớn.

Các du học sinh, học viên học tập nghiên cứu tại Anh quốc được các trường đại học liên hệ với các doanh nghiệp để họ có thể được làm việc, hưởng lương và học tập thực tế, đồng thời khi ra trường nhanh chóng có công việc phù hợp vì biết chính xác chỗ nào đang có nhu cầu. Hoạt động này còn giúp Vương quốc Anh thu hút, giữ lại lượng chất xám và nguồn lao động chất lượng cao.

TIỂU KẾT

Trong chương hai, tác giả đã nêu và phân tích các hoạt động của Hội đồng Anh để thấy được vai trò của nó trong hoạt động ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh như một cánh tay nối dài cho ngoại giao chính thống.

Các hoạt động như quảng bá về đất nước, con người, văn hóa, thúc đẩy giáo dục, khoa học kỹ thuật, phổ biến tiếng Anh đều là những hoạt động nhằm tạo ra sự thu hút hấp dẫn, để tạo ra sự thấu hiểu, sự yêu mến, sự đồng tình ủng hộ của toàn thế giới đối với Vương quốc Anh.

Những vấn đề này đã được chia thành các mục, tiểu mục với những dẫn chứng cụ thể về các hoạt động đa dạng phong phú của Hội đồng Anh trên khắp thế giới, nhất là các nước lớn và các khu vực đặc biệt như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, các vùng Trung Đông, Tây Phi v.v. Tác giả muồn đưa ra cái nhìn toàn cảnh về các hoạt động đó và chứng minh cho vai trò của Hội đồng Anh là một trong những công cụ để thực hiện chính sách ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh.

Trong các phân tích tác giả muốn nhấn mạnh đến lợi ích thực sự mà Hội đồng Anh đạt được để phát huy lợi thế cạnh tranh trong văn hóa, tạo ra phản hồi tương tác từ người dân tới chính phủ các nước để có được sự hiểu biết và khuyến khích hợp tác cho các mối quan hệ lâu dài cũng như phát huy được giá trị sức mạnh mềm đang ẩn tồn trong các hoạt động văn hóa. Ngay cả những hoạt động mà HĐA đã thực hiện tưởng như không liên quan đến văn hóa như việc giảng dạy tiếng Anh hay thúc đẩy khoa học, chứ không chỉ là các lợi nhuận thu lại từ các đầu tư kinh tế.

Một số chính sách ngoại giao văn hóa còn được gọi là quan hệ văn hóa của Vương quốc Anh cũng đã được phân tích từ các trích dẫn các phát biểu của các quan chức lãnh đạo, các nhà hoạch định chiến lược như John Holden, Lord Howell, John Worne, John Glen, William Hague, Andrew Kneale, Martin Davidson có thể cho thấy cụ thể hơn về chính sách ngoại giao văn hóa của Vương quốc liên quan trực tiếp đến Hội đồng Anh và chứng tỏ Hội đồng Anh có vai trò quan trọng trong ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh.

Chƣơng 3

NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ANH 3.1 Hiệu quả

Có thể nói, trong suốt quá trình thực hiện công việc được giao phó là quan hệ văn hóa, mà ngày nay chúng ta gọi là ngoại giao văn hóa, thuật ngữ xuất hiện trong thời chiến tranh lạnh thì Hội đồng Anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hội đồng Anh đã và đang tiếp tục phát triển bền vững và linh hoạt, họ không chỉ hoạt động hiệu quả trong thời kỳ bình yên mà còn từng hoạt động trong thời chiến, không chỉ hoạt động ở những khu vực thông thường mà cả những khu vực nhạy cảm, thậm chí cả những khu vực không được phép „tuyên truyền‟.

Không chỉ hoạt động trong một lĩnh vực riêng biệt mà Hội đồng Anh còn hợp tác nhịp nhàng với các tổ chức văn hoá, các cơ quan ban ngành khác của Vương quốc Anh cũng như của các nước trong nhiều lĩnh vực hoạt động, những hoạt động này tương ứng với chiến lược văn hóa của họ.

Hội đồng Anh là một cơ hội mới cho hoạt động ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh và với vai trò mới của ngoại giao văn hóa - được coi là công cụ để đoàn kết nhân dân trong nước, công cụ đối ngoại dùng để thu hút nhân dân các nước. Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh đã sử dụng khái niệm sức mạnh mềm, nghe như vô thưởng vô phạt nhưng lại là lợi thế cho phần khó kiểm soát trong dòng chảy của ý tưởng để tạo ra những ảnh hưởng đáng kể cho văn hóa, chính trị và kinh tế.

Theo Frances Donalson, trong 20 năm đầu hoạt động họ chưa phát huy được các giá trị văn hóa dân tộc, và chưa coi nó là vấn đề của đối ngoại, mặc dù các hoạt động vẫn tuân theo chính sách đối ngoại [18, pg.23]. Nhưng hiện nay cùng những phát triển của công nghệ kỹ thuật số, thông tin truyền thông Hội đồng Anh đã thu hút hàng triệu triệu người trên toàn thế giới, tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các quan hệ chính thức.

Chúng ta có thể thấy các con số gần đây nhất trong bản báo cáo thường niên của Hội đồng Anh năm 2012, qua bảng thống kê dưới đây về số người tham gia vào các hoạt động của Hội đồng Anh và sẽ chịu sự tương tác, ảnh hưởng từ nền văn hóa của họ.

Số người tham gia trong từng lĩnh vực, từng hình thức và nội dung hoạt động (nguồn được cung cấp từ Hội đồng Anh)7

H 3.1: Tiếng Anh H 3.2: Nghệ thuật H 3.3: Giáo dục và xã hội

Tác giả luận văn đã thực hiện một cuộc điều tra xã hội học để kiểm nghiệm về mức độ ảnh hưởng của Hội đồng Anh tới sự hiểu biết của học sinh,

7

* Chú thích

Hình 3.1:

- 916.000 nhà hoạch định chính sách, bộ trưởng, giáo viên và người học. - 2.2 triệu giáo viên và người học tham gia trực tuyến

- 308.000 người tham gia học tại các trung tâm - 1.97 triệungười tham gia các kỳ thi

- 46.9 triệu người dùng trang mạng - 103 triệu người khan thính giả và đọc giả

Hình 3.2:

- 703.000 nghệ sĩ, những người yêu nghệ thuật, các nhà lãnh đạo văn hóa và các bộ trưởng. - 147.000 nghệ sĩ, và các thành phần tham gia khác trong các chương trình trao đổi trực tuyến. - 7.4 triệu người tham gia các cuộc triển lãm, các sự kiện lễ hội và các buổi biểu diễn. - 5.4 triệu người dùng trang mạng

- 146 triệu khán thính giả và đọc giả.

Hình 3.3:

- 8,6 triệu bộ trưởng, giáo viên, viện sĩ, các thành phần lãnh đạo trẻ liên quan đến giáo dục và những người trẻ tuổi. - 1,9 triệu người tham gia các triển lãm và hội chợ

- 2,1 triệu giáo viên, viện sĩ, các nhà lãnh đạo các trường học tham gia các trao đổi trực tuyến. - 13,5 triệu người dùng trang mạng

sinh viên Việt Nam (đối tượng 100 người tham gia gồm: sinh viên chuyên ngành kỹ thuật tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, sinh viên xã hội tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, và học sinh trường trung học cơ sở Xuân Đỉnh, Hà Nội) về văn hoá Anh cụ thể là tư tưởng, văn học, nghệ thuật, thể thao, lối sống và thu được kết quả như sau:

- 98% số người biết tiếng Anh. - 59% trả lời biết đến Hội đồng Anh

- 68% trả lời biết đến văn hóa Anh qua phương tiện truyền thông và việc học tiếng Anh.

- 15% trả lời không biết gì về văn hóa Anh

Như vậy có thể thấy Hội đồng Anh đã có tác động tích cực đến sự hiểu biết của giới trẻ về văn hóa Anh, nhất là thông qua việc giảng dạy tiếng Anh và các hoạt động giáo dục, nghệ thuật cũng như thúc đẩy khoa học kỹ thuật. Hoạt động ngoại giao văn hóa phù hợp với các quan hệ liên quan khác như thương mại, du lịch, bảo tàng, quân sự, v.v và đã tạo ra số lượng đông đảo những người chịu tác động trong các hoạt động đa dạng của họ.

Đối tượng chịu ảnh hưởng, tác động rộng từ các học viên học tiếng Anh đến các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, nhân viên làm việc đến những người trực tiếp tham gia các hoạt động triển lãm, lễ hội, hội chợ, hội nghị, các buổi biểu diễn hay những người tham gia thông qua tryền hình kỹ thuật số, internet, các thiết bị di động đã kiến cho số người quan tâm và có nhu cầu muốn làm việc tại Anh quốc cũng tăng cao.

Theo báo cáo thường niên của Hội đồng Anh năm 2012 trung bình cứ ba trong số năm người trẻ tuổi ở các nước được hỏi điều tra đều trả lời có nhu cầu tham quan du lịch đến Vương quốc Anh ngoài việc quan tâm đến cơ hội học tập và làm việc tại đây.

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng Anh không chỉ thể hiện ở số lượng người tham gia trong các lĩnh vực hoạt động mà còn ở mối quan tâm sau các hoạt động ấy và sự ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý trí tuệ, điểm khởi nguồn cho những hành động tiếp sau trong đời sống của mỗi người, mỗi quốc gia.

3.1.1 Phạm vi hoạt động rộng khắp

Nói như giám đốc điều hành của Hội đồng Anh tại Luân Đôn, ông Martin Davidson họ đã mở văn phòng ở tất cả mọi nơi có thể mở, Hội đồng Anh hoạt động rộng khắp các khu vực trên toàn thế giới và góp phần nâng vị thế ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh.

Bản đồ các khu vực hoạt động của Hội đồng Anh

(Nguồn: http://www.britishcouncil.org/sites/default/files/documents/culture-means-busin ess-report.pdf-)

Hội đồng Anh đã tận dụng sức mạnh của giáo dục để vươn cánh tay ra tận các vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới như: Colombia, Nigeria, Zimbawe, Kenya, góp phần quan trọng trong việc phát triển tiếng Anh, giáo dục, khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới.

Có thể nói, Hội đồng Anh đã và đang thiết lập mạng lưới rộng khắp các châu lục (119 nước và các vùng lãnh thổ), tăng mức độ tiếp xúc cá nhân tạo ra hiệu ứng liên quan đến ngôn ngữ, giáo dục và khoa học. Chúng ta có thể thấy tri thức - ngôn ngữ - thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng, không phải ngẫu nhiên mà các vấn đề cơ bản của tin học đang ngày càng trở thành vấn đề của ngôn ngữ.

Cùng với phạm vi rộng mở thì số người làm việc trong hội đồng Anh cũng tăng dần. Hiện nay có 5.500 nhân viên và trên 2000 giáo viên, văn phòng tại 233 tỉnh thành, 1200 trung tâm tại 110 quốc gia khắp toàn cầu, riêng khu vực Đông Á là 20 trung tâm dạy tiếng Anh [37] đây không phải là con số nhỏ. (Mặc dù so với các con số mà Học viện Khổng Tử đã có, số liệu 2008 họ có mặt ở hơn 69 nước, 238 chi nhánh nhưng chỉ có 125 chi nhánh đã mở lớp giảng dạy tiếng Hán [8, tr.455] và họ coi chặng đường mà mà mấy chục năm Hội đồng Anh đã trải qua thì thì họ cũng đã đi được, nhưng có thể thấy thực tế đối tượng bên ngoài chịu tác động từ Hội đồng Anh là nhiều hơn.)

3.1.2 Hình thức hoạt động đa dạng

Hội đồng Anh có hình thức hoạt động phong phú, không chỉ truyền bá văn hóa qua việc giảng dạy ngôn ngữ, trao đổi giáo dục, truyền bá giá trị, bao gồm các hoạt động trong văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao8 mà còn tích cực trong việc tạo ra mối liên kết bằng nhiều hình thức khác cũng như việc lấy ý kiến công dân toàn cầu, nhất là các đồng minh để không ngừng đa dạng các hoạt động của họ.

Hình thức phong phú trong việc giảng dạy ngôn ngữ, từ trực tiếp truyền thụ qua giảng dạy, đến gián tiếp thông qua sách báo, phim ảnh, truyền thông, các trang mạng, cho đến sự đa dạng trong phương thức hoạt động của các nhân viên. Trong các phòng ban của họ một giáo viên không chỉ là người

truyền đạt kiến thức ngôn ngữ mà còn là một nhà ngoại giao văn hóa, là một „vận động viên‟ năng động trong mỗi lớp học (họ có thể hát, vẽ và họ rất năng động để tổ chức hướng dẫn các hoạt động trong mỗi lớp học ngôn ngữ, các lớp nghệ thuật, các buổi dã ngoại hay các buổi triển lãm).

Hội đồng Anh còn tạo cho sự đa dạng văn hóa được thể hiện trong tỉ lệ nhân viên theo giới tính, theo tôn giáo, vùng miền văn hóa, v.v.

Hội đồng Anh góp phần vào việc thực hiện chính sách ngoại giao văn

Một phần của tài liệu Hội đồng Anh - công cụ ngoại giao văn hóa của Vương quốc Anh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)