Có thể nói Hội đồng Anh đã giúp con thuyền ngoại giao văn hóa Anh xuất hành sớm khi mà hải đồ của biển ngoại giao văn hóa thế giới chưa được phân định rõ ràng.
Hội đồng Anh là cầu nối tiếp sau đài phát thanh BBC để Vương quốc Anh phát triển ngoại giao văn hóa cũng như mở ra các quan hệ đối ngoại ở những khu vực „nhạy cảm‟. Mặc dù Hội đồng Anh hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực thuộc ngoại giao văn hóa nhưng họ vẫn đạt được yêu cầu của chính sách giữ khoảng trống với ngoại giao chính thức cũng như cánh tay nối dài BBC.
Hoạt động của Hội đồng Anh không những không gây nguy hại cho ngoại giao chính thức mà còn trợ giúp một phần không nhỏ, đôi khi, nó còn hoạt động ở những nơi mà ngoại giao chính thức cũng gặp khó khăn. Ví dụ như hoạt động
của Hội đồng Anh tại Iraq, Iran (đã nêu trong phần 2 chương hai), hay mối quan hệ đầu tư ban đầu, „lấy lòng chế độ‟ để thu lợi dài lâu từ mọi hợp đồng giảng dạy tiếng Anh ở Libya trong những năm gần đây.
Các chương trình hoạt động của Hội đồng Anh tại Trung Đông, Bắc Phi là những chương trình có tác động mạnh tới mối quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và các nước trong khu vực này.
Các hoạt động tại Iran, Afganistan, Nam Tư, Macedonia, chương trình tác động tới mùa xuân Ả Rập, mùa hè Ả Rập, cuộc cách mạng Hồi giáo là những bằng chứng xác thực cho những tác động của Hội đồng Anh trong việc góp phần thiết lập quan hệ của Vương quốc Anh. Thực tế các hoạt động hỗ trợ bất bạo động, tổ chức chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người khuyết tật, quyền phụ nữ trong hiến pháp v.v tất cả đều có tác động đến mối quan hệ chính trị nhất định theo bản chất của khái niệm này.
Hội đồng Anh thúc đẩy giáo dục dạy nghề cho các nước trong những khu vực bất ổn, 70% số người dưới 30 tuổi ở những khu vực này muốn học tập theo cách của người Anh hoặc muốn học tập, làm việc tại Vương quốc anh, thậm chí nhiều người trẻ tuổi muốn đưa văn hoá Anh vào ngay đời sống hàng ngày của họ.
Một số mối quan hệ điển hình khác mà Hội đồng Anh đã có những tác động tích cực như Hội đồng Anh tại Úc là một biểu tượng sáng kiến sáng tạo từ người chiến thắng trong qua khứ, đặc biệt là ngành công nghiệp kiến trúc, sân khấu, điện ảnh, bảo tàng và ca múa. Hội đồng Anh cũng tích cực tham gia tư vấn để thúc đẩy sự tăng tốc trong sự nghiệp lãnh đạo bản địa, nguồn nhân lực, quyền con người. Nói như Giám đốc Hội đồng Anh Nick Marchand cùng những thế mạnh của Vương quốc Anh thông qua Hội đồng Anh có thể đưa ra những khởi đầu cho hợp tác tương lai mới với Úc, ông coi đây là „một cơ hội tuyệt vời‟ cho mối quan hệ vốn đã phát khởi từ quá khứ.
Hội đồng Anh phát triển giáo dục tới các vùng miền khó khăn của một số nước ở vùng tây bắc Pakistan, Peshawar, giúp đỡ các trường tôn giáo (Madaris, Waqfa) đóng góp quan trọng trong việc thăm dò, đàm phán trong sự đa dạng và khác biệt về văn hoá thông qua các cuộc tranh luận văn hoá ở khu vực này. Hội đồng Anh đã cải thiện mối quan hệ với các nước này trong thời kỳ „khó khăn‟, là một trong những hoạt động trong chiến lược ảnh hưởng trên toàn thế giới về tiếp cận ngôn ngữ, phát triển xã hội và giáo dục quốc tế.
Hội đồng Anh tại Mỹ là một ví dụ không điển hình bởi họ cũng tuân thủ chính sách đối ngoại trong mối quan hệ vốn đặc biệt bởi yếu tố lịch sử, hai mối quan hệ luôn hòa bình - hòa bình kiểu Anh, hòa bình kiểu Mỹ luôn hoán đổi và chưa xẩy ra xung đột. Tuy nhiên sự hiện diện của Hội đồng Anh ở đây lại trở thành vấn đề trong sự phát triển tiếng Anh – Anh, tiếng Anh - Mỹ cũng như một số vấn đề cạnh tranh trong của giáo dục Anh và giáo dục Mỹ, những vấn đề mà bất cứ mối quan hệ nào cũng tiềm ẩn (những chỉ số trong đồ thị 3.2, 3.3 có thể cho thấy một phần ảnh hưởng).
Hội đồng Anh đã làm giàu có thêm cho sự đa dạng trong đối ngoại của Vương quốc Anh và các hoạt động đối thoại liên văn hoá đã giúp giảm bớt những nghịch lý của một thế giới nhỏ bé hơn nhờ liên kết nhanh chóng của mạng truyền thông nhưng khoảng cách niềm tin lại đang gia tăng. Một thế giới với lượng thông tin bao la nhưng lại giảm đối thoại trao đổi trực tiếp, giảm cơ sở để tin tưởng lẫn nhau nên Hội đồng Anh đã góp phần tích cực cho đối ngoại Vương quốc Anh trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lòng tin, nhất là khi người ta cố tránh né những nguyên nhân bản chất đã bị phê phán!