MỤC LỤC
- Giao tiếp giữa người với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử (Electronic form) và qua mạng Internet;. - Giao tiếp giữa máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua việc trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch (barcoded data, cũng gọi là dữ liệu mã vạch).
Về phía nội bộ doanh nghiệp, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều được quản lý, được tham gia vào sản xuất một sản phẩm bằng cách truy cập thông tin về sản phẩm, đóng góp ý kiến về sản phẩm, được thông báo cũng như đóng góp ý kiến về các quyết định của doanh nghiệp thông qua mạng nội bộ của doanh nghiệp đó. Việc trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua giúp người bán nắm được yêu cầu chi tiết của khách hàng từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đó, đồng thời, thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng cũng giúp doanh nghiệp khảo sát được thị trường một cách chính xác, hiệu quả và kinh tế.
- Thanh toán điện tử (e-Cash và e-Cheque): là hoạt động cung cấp việc thanh toán điện tử nhanh chóng nhất thông qua hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment System - EPS). Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng được nhiều quốc gia quan tâm và coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế hiện nay.
Đặc biệt, sự kết hợp hữu cơ ba bộ phận công nghiệp là máy tính (mạng, máy tính, thiết bị điện tử, phần mềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoại hữu tuyến, vô tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe, nhìn, vui chơi giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin v.v.) đang tạo ra vai trò và tính chất mới của công nghiệp công nghệ thông tin. Sự phát triển của thương mại điện tử một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình “số hoá” toàn bộ hoạt động của con người, mặt khác là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từng nước, từng nhóm nước và toàn thế giới nói chung, đặc biệt là trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Các quyết định của TTCP số 280/QĐ-TTg ngày 29/4/1997 về việc xây dựng mạng tin học diện rộng trong các văn phòng UBND và các bộ, ngành, quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet.., là những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thương mại điện tử bước đầu phát triển tại Việt Nam. Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử, tháng 3/2002 Bộ Thương mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử để xây dựng, từng bước hoàn chỉnh để trình quốc hội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này.
Thêm vào đó, trong hai năm liên tục 2001-2002, Tổng cục Bưu chính viễn thông đã xây dựng lịch trình giảm giá và ban hành các quyết định về giảm cước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông khác như phí thuê kênh trong nước và quốc tế, phí dịch vụ Frame Relay và X25 cùng với cước dịch vụ điện thoại quốc tế tiếp tục được cắt giảm. Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, May 2003 Qua các số liệu trên, ta có thể thấy Nghị quyết 07 và Quyết định 128 đã tao ra sự tăng trưởng ban đầu tốt đẹp trong doanh thu của ngành sản xuất và cung cấp các dịch vụ phần mềm, dẫn tới việc gia tăng số người làm việc trong lĩnh vực phần mềm.
Theo Viện chiến lược Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, mục tiêu cần đạt được đối với nguồn nhân lực cho CNTT nói chung và Thương mại điện tử nói riêng ở Việt Nam là đến năm 2005 sẽ đào tạo thêm 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau đạt mức trung bình trong khu vực, năm 2010 sẽ nâng số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực lên mức trung bình khá và năm 2020 sẽ ở trình độ tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đó, cần xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, khuyến khích đào tạo theo định hướng yêu cầu, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, dạy tiếng Anh và thí điểm chương trình dạy chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh, tạo điều kiện thu hút người nước ngoài và Việt kiều mang tri thức, công nghệ và đầu tư tích cực đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực cho CNTT ở Việt Nam.
Cụ thể là, ngân hàng ngoại thương đã có hệ thống bán lẻ SilverLake, hệ thống quản lý thẻ ATM và tham gia mạng SWIFT; ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có hệ thống thanh toán tập trung BCS, hệ thống giao dịch trên mạng IBS và dịch vụ Home Banking; ngân hàng công thương Việt Nam đã có trương trình thanh toán điện tử trực tuyến triển khai tại toàn bộ 98 chi nhánh trên cả nước, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master. Các khách hàng sẽ được sử dụng tám dịch vụ chính như: Kiểm tra số dư tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt (bằng dịch vụ Mobile Banking và thẻ ACB); Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các hoá đơn tiền điện thoại, nước..; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nước ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng. ♣ Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (như an ninh, quốc phòng, ngoại giao..), từ lâu nhà nước đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh hoạt cao nên dễ thích ứng với sự biến động của thị trường thế giới, đồng thời có thể tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trên thế giới một cách có hiệu quả;. - Thiếu thông tin cũng là một hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, nhiều doanh nghiệp vì thiếu thông tin về thị trường thế giới mà đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, việc thiếu thông tin về công nghệ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phải những thiết bị công nghệ lạc hậu, làm cho chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hoá thấp nên sức cạnh tranh của hàng hoá kém;.
Nhiều doanh nghiệp còn rất e ngại đối với thương mại điện tử với lý do khung pháp lý của nước ta còn thiếu nhiều điều luật để phân xử những hợp đồng làm ăn qua mạng nếu xảy ra tranh chấp, hàng hóa của chúng ta đưa lên giới thiệu trên mạng chưa nhiều trong khi chi phí viễn thông vẫn còn đắt đối với nhiều doanh nghiệp, ngoài ra, không thể không tính tới lý do khi tham gia thương mại điện tử thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải thay đổi cơ bản phương thức quản trị doanh nghiệp, quản lý nguồn cung cấp, chăm sóc và phân phối sản phẩm. Hiện nay, số doanh nghiệp có website và sử dụng website để giao dịch còn rất thấp nhưng rất nhiều doanh nghiệp có điều kiện kết nối Internet đã có địa chỉ e-mail và sử dụng hình thức giao dịch này bởi thời gian giao dịch đã được rút ngắn nhiều so với cách gửi thư truyền thống, ví dụ như để gửi ảnh mẫu cho khách hàng trước đây phải mất 3-4 ngày thì hiện nay, nhờ nối mạng và gửi qua thư điện tử, công việc trên chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút.
Thêm vào đó, khách hàng vẫn giữ thói quen xem trực tiếp hàng hoá trước khi mua, đặc biệt là với những mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, hiện chiếm tỷ lệ lớn trong số các website của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, những hình ảnh, thông tin được giới thiệu trên website chưa đủ để khách hàng tin tưởng vào chất lượng của hàng hoá để có thể đặt mua trực tuyến. Ngoài ra, trong số 3% doanh nghiệp có thực hiện thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất là ở khâu thanh toán điện tử bởi, theo họ, công nghệ bảo mật thông tin ở Việt Nam còn quá thấp, doanh nghiệp khó lòng giao phó việc thanh toán trong kinh doanh bằng thẻ tín dụng một khi chưa tin tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng.
Khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có thể sử dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin để thực hiện những chu trình giao dịch hoàn chỉnh trên mạng, từ tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm đến nhận đặt hàng và thanh toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, điều cần thiết hiện nay là phải đánh giá đúng những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng thương mại điện tử, từ đó, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp để khai thác tốt những mặt thuận lợi và khắc phục khó khăn, tiến tới để có thể khai thác tối đa những tiện ích mà thương mại điện tử đem lại, chuẩn bị cho việc gia nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt Nam như chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách đầu tư… hướng vào ngành công nghệ thông tin, xây dựng các dự án quốc gia về thương mại điện tử và tích cực chuẩn bị cho việc ban hành Pháp lệnh thương mại điện tử - một có sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. Ngày 5/6/2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký nghị quyết số 07/2000/NĐ-CP về xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005, trong đó xác định bước đầu chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp các dịch vụ cho các công ty nước ngoài, đồng thời mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển phần mềm trong nước sớm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, thay thế phần mềm nhập khẩu; nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm Việt Nam từng bước đạt vị thế trên thị trường thế giới.