Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Việc phổ biến văn hóa để đạt được thành công thì ngoại sức mạnh của chủ thể phổ biến, còn phụ thuộc phần lớn vào phản ứng đồng thuận của đối tượng tiếp nhận. Như thế, việc Trung Quốc tiến hành phổ biến văn hóa có thành công hay không còn phụ thuộc cả vào cách cư xử của nước tiếp nhận, ở đây là Việt Nam.

Điều đó nghĩa là Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Như lời ông Dương Danh Di, Nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, phát biểu: “Chúng ta đều biết, mục đích tối thượng của ngành ngoại giao mỗi nước là nhằm phục vụ cho lợi ích của đất nước mình, ngoại giao văn hóa cũng không ngoại lệ, vì vậy đối với ngoại giao văn hóa của Trung Quốc, chúng ta nên tự biết giữ mình”. [4, tr. 65]

Sau hơn hai mươi năm đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội mà vẫn bảo đảm được sự ổn định chính trị, giữ vững và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo vệ an ninh văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đất nước mở cửa là một trong những ưu tiên hàng đầu của đất nước.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế". [5, tr. 106]

Việt Nam cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế về văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới đi đôi với kiên quyết chống du nhập văn hóa lai căng phản động, đồi trụy. Bảo vệ văn hóa phải đi đôi với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc chống sự thâm nhập các luồng văn hóa lai căng độc hại và bài trừ hủ tục.

Trong phát triển văn hóa dân tộc hiện đại không thể không tiếp nhận văn hóa bên ngoài, lại càng không thể "bế quan, tỏa cảng", bài ngoại cực đoan. Vì

lọc cẩn trọng. Vấn đề có tính nguyên tắc là, trước hết phải khẳng định bản sắc riêng, giữ vững nền tảng tư tưởng và tinh thần dân tộc. Văn hóa dân tộc, với tư cách là một bộ phận của văn hóa thế giới phải tự hoàn thiện trên nền tảng bản sắc riêng có, đồng thời phải mang trên mình các sắc thái khác của bức tranh văn hóa thế giới. Nền văn hóa mới phải mang hai đặc trưng cơ bản là dân tộc và thời đại, bởi đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại.

Trong mối tương quan văn hóa với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, cần đặt yếu tố bình đẳng lên hàng đầu. Tôn trọng các giá trị văn hóa của nước bạn, đồng thời cần phải trân trọng những giá trị văn hóa, những sản phẩm văn hóa đặc sắc của đất nước. Việt Nam có thể thỏa thuận các chương trình trao đổi văn hóa với Trung Quốc, theo đó, đồng thời với việc nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của nước láng giềng, Việt Nam sẽ xuất khẩu văn hóa theo hướng ngược lại, xuất bản sách, tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam... tại Trung Quốc.

Song song đó, để có thể “giữ mình” trước sự ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, cần phải tích cực tăng cường “sức đề kháng” cho văn hóa của dân tộc mình. Để thực hiện được điều đó, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống văn hoá hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá; Chống sự xâm nhập văn hoá độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất

kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)