suất/ngày VTV1 VTV3 DN1 HTV9 HN1 BTV2 HTVC Phim VCTV7 Phim TQ 7 17 14 7 6 20 12 8 Phim HQ 7 5 5 4 8 5 3 6 Phim VN 5 10 7 14 7 5 1 0
Về nội dung, trong số các phim truyền hình Trung Quốc được trình chiếu, chiếm 2/3 là các phim lịch sử, dã sử, kiếm hiệp, số còn lại là các phim phản ánh đời sống – xã hội – con người Trung Quốc ngày nay.
Nội dung phim được đầu tư kỹ lưỡng, kỹ xảo phim hoành tráng, cùng tần suất chiếu phim dày đặc… Tuy nhiên, điều đó không tỉ lệ thuận với mức độ yêu thích của người xem Việt Nam đối với phim Trung Quốc. Kết quả khảo sát ở Hình 2.5 cho thấy mức độ yêu thích của người xem đài Việt Nam đối với phim truyền hình của một số nước đang được phát sóng. Ta có thể thấy tỷ lệ phim Trung Quốc được yêu thích chỉ đứng hàng thứ 2, với tỷ lệ tương đương phim Hàn Quốc. Trong khi đó, phim truyền hình mà người xem yêu thích nhất là các phim của các nước Âu – Mỹ với tỷ lệ khá cao.
Hình 2.5: Phim truyền hình của các nước được yêu thích
Phim ảnh Trung Quốc được phát sóng rất phổ biến tại Việt Nam, từ các thành phố lớn đến các tỉnh nhỏ từ Nam chí Bắc. Qua nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc có sự chủ động trong đầu tư cho lĩnh vực phim ảnh nước nhà để phục vụ cho việc phổ biến văn hóa. Xuất khẩu phim ảnh ra thế giới, đặc biệt là tại các nước Châu Á khác được chính phủ Trung Quốc tạo nhiều điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy phát triển như việc mua bản quyền phim thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn, và nội dung lựa chọn cũng phong phú hơn. Các phim của Trung Quốc rất được yêu thích tại Việt Nam. Do đó, tại Việt Nam, phim ảnh hiện đang là phương tiện chuyển tải các nội dung văn hóa của Trung Quốc phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
Âm nhạc
Âm nhạc Trung Quốc nhìn chung khá phổ biến tại Việt Nam. Theo xu hướng hiện nay của giới trẻ, Internet là kênh dùng để nghe nhạc, tải nhạc nhiều nhất (45%) do nhiều lợi thế như cập nhật nhanh và không mất phí. Băng đĩa nhạc Hoa tại thị trường Việt Nam khá phổ biến và có giai đoạn rất thịnh hành. Các ca khác nhạc Hoa rất thường được ca sĩ Việt Nam hát lại và rất được yêu thích như: Người đến từ Triều Châu, Mộng uyên ương hồ điệp, Kiếp ve sầu, 999 đóa hồng…
Bên cạnh đó, các ca sĩ, diễn viên Trung Quốc rất được các khán giả Việt Nam hâm mộ. Do vậy, có khá nhiều chương trình biểu diễn ca nhạc được tổ chức tại Việt Nam, với sự tham gia của các ca sĩ khách mời nổi tiếng tại Trung Quốc như: Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Thành Long…
Về thể loại, nhìn chung, âm nhạc Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với âm nhạc Việt Nam. Các thể loại được phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam bao gồm các ca khúc trữ tình, ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước…
Hình 2.6: Các phương tiện người Việt thường nghe nhạc Trung Hoa
Âm nhạc Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam chủ yếu là các thể loại nhạc hiện đại với các chủ đề phổ biến như tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, bè bạn... Nhạc truyền thống và cổ truyền Trung Hoa thì rất ít phổ biến. Nhạc Trung Quốc được nghe nhiều ở cộng đồng Hoa kiều hơn so với đại đa số người Việt bản xứ.
Ngôn ngữ
Tiếng Trung Quốc là một ngoại ngữ rất phổ biến tại Việt Nam, chỉ sau tiếng Anh. Tại các trường đại học trong cả nước, hầu hết các trường có chuyên ngành đào tạo nhân văn đều có các ngành như Tiếng Trung Quốc
hoặc Trung Quốc học. Ngoài ra, ở một số chuyên ngành khác, tiếng Hoa cũng được đưa vào giảng dạy như là một ngoại ngữ thứ hai.
Kết quả khảo sát ở Hình 2.7 cho thấy số người có ý định học Tiếng Hoa và đã hoặc đang học tiếng Hoa chiếm một tỷ lệ khá cao (52%). Điều này cũng phản ánh được đúng thực tế các trung tâm giảng dạy tiếng Hoa tại Việt Nam là rất phổ biến, chỉ sau các trung tâm Anh ngữ.
Hình 2.7: Số người có ý định học tiếng Trung Quốc
Để giải thích lý do vì sao số lượng người thích việc học tiếng Hoa ở Việt Nam lại nhiều, ta có thể thấy: Trước hết, số lượng người Việt gốc Hoa sinh sống tại Việt Nam rất phổ biến. Hầu hết số người này đều duy trì việc sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Thứ hai, qua kết quả khảo sát, ta thấy khá nhiều người học tiếng Hoa vì cho rằng ngôn ngữ này sẽ hữu ích cho nghề nghiệp của họ. Tỷ lệ này chiếm đến 48% số người tham gia trả lời. Ngoài ra, điều đáng lưu ý là, số người học tiếng Hoa đơn thuần vì yêu thích ngôn ngữ này cũng chiếm tỷ lệ khá cao (19%).
Văn học
Văn học Trung Quốc từ nhiều năm nay đã rất phổ biến tại Việt Nam. Vào bất kỳ nhà sách lớn nhỏ nào trong cả nước, cũng dễ dàng nhận thấy tác phẩm văn học Trung Quốc chiếm con số đáng kể trên kệ. Theo thống kê từ các nhà xuất bản, sách văn học dịch Trung Quốc thời gian qua là mảng chiếm ưu thế lớn nhất, tới 50% tổng số sách văn học dịch trong cả nước. Nhiều nhà xuất bản có số lượng sách dịch Trung Quốc chiếm tới 2/3 số sách trong kế hoạch xuất bản. [7] Tại Việt Nam, độc giả của những truyện dịch từ tiểu thuyết Trung Quốc về cơ bản đều là người Việt Nam, trái với những nước Đông Nam Á khác, nơi mà giới độc giả của những tác phẩm dịch từ tiểu thuyết Trung Quốc sang tiếng Malaysia ở Malaysia hay ở quần đảo Indonesia chủ yếu là người gốc Hoa.
Bên cạnh các tác giả gạo cội quen thuộc với độc giả Việt Nam lâu năm như Kim Dung, Quỳnh Dao, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao... là rất nhiều cây bút trẻ mới nổi như Tào Đình, Quách Tiểu Lộ, Anchee Min, Vệ Tuệ, Cửu Đan... Trong số này, không ít tác giả tác phẩm đã tạo nên những cơn sốt trên con đường chinh phục khán giả Việt.
Theo nhận định của các nhà văn, nhà phê bình, do nền tảng văn hóa và hoàn cảnh xã hội tương đối giống nhau nên những tác phẩm được yêu thích của Trung Quốc thì rất dễ dàng trở thành điểm nóng tại Việt Nam sau khi chuyển ngữ. Theo công ty sách Bách Việt, tác phẩm văn học Trung Quốc chiếm khoảng 20% tổng số xuất bản phẩm của công ty này. Nếu tính đầu sách của tác giả thì con số này là 30%. Các ấn phẩm này thường có số lượng phát hành trung bình từ 3.000 - 5.000 bản, nhiều đầu sách số lượng bán ra lên tới trên dưới mười nghìn bản. [9] Đây là con số không nhỏ trong tình hình văn hóa đọc không còn được phổ biến như thời gian trước.
bản quyền, chuyển ngữ và xuất bản ở Việt Nam thời gian gần đây đều là những tác phẩm văn học kiếm hiệp, thị trường, giải trí đang phát triển mạnh ở Trung Quốc. Các tác phẩm văn học đỉnh cao của Trung Quốc ít được được phổ biến. Việc phổ biến các tác phẩm văn học của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu qua các nguồn chủ động của các đơn vị xuất bản sách của Việt Nam và hiện đang bị phụ thuộc nhiều vào thị trường, chưa có sự chủ động đáng kể để định hướng thị hiếu của người đọc.