Các phƣơng tiện truyền thông đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Trên thực tế, chính thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của người Việt Nam là cơ sở để xác định phương tiện truyền thông nào là phổ biến nhất ghi nhận các hoạt động văn hóa của Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường TNS tại 4 thành phố lớn trong nước, nhìn chung, truyền hình, báo, tạp chí, và internet là những kênh được người Việt Nam xem nhiều nhất. [Hình 1.1] Điều đó có nghĩa, để xác định được hiệu quả của việc phổ biến văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích trên những phương tiện này. Từ đó, chúng ta có thể đối chiếu giữa nội dung, tần suất, hiệu quả người xem, và cuối cùng có thể đánh giá được tác động tâm lý của người dân Việt Nam đối với đất nước và con người Trung Quốc.

Hình 2.1: Thói quen sử dụng các kênh truyền thông tại Việt Nam – Quý I/2009

Kết quả khảo sát ở Hình 2.1 cho thấy, các phương tiện truyền thông phổ biến ở Việt Nam cũng không khác biệt so với các nước trên thế giới. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu về các phương tiện truyền thông được Trung Quốc sử dụng trên thế giới ta thấy, việc Trung Quốc đầu tư mạnh cho các kênh truyền hình, phát thanh, và internet là hoàn toàn căn cứ trên cơ sở khoa học nghiên cứu về thói quen của các đối tượng truyền thông của từng quốc gia hay từng thị trường cụ thể.

Tại Việt Nam, truyền hình chính là kênh có số lượng người xem nhiều nhất. Chính vì thế, các nội dung truyền tải về văn hóa Trung Quốc trên các kênh truyền hình sẽ là có tác dụng mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

Qua khảo sát các gói dịch vụ truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số phổ biến nhất tại Việt Nam cho thấy, tất cả các gói đều có phát sóng các kênh truyền hình trung ương hoặc địa phương của Trung Quốc. [Bảng 3] Trong đó, tất cả các kênh đều phát sóng kênh truyền hình quốc tế trung ương Trung Quốc CCTV-4. Bên cạnh đó, kênh truyền hình TVB8, là kênh truyền hình giải trí quốc tế của Hồng Kông – phát tiếng Quan Thoại, cũng là kênh truyền hình được yêu thích đều được phát sóng ở cả 3 gói truyền hình cáp có nhiều người xem nhất. Ngoài ra, một số kênh truyền hình địa phương như YN1 (Truyền hình Vân Nam – Trung Quốc), kênh Xing Kong (Kênh phim Trung Quốc), cũng được phát sóng ở gói truyền hình Cáp truyền hình Hà Nội HCATV.

Bảng 2.1: Các kênh truyền hình Trung Quốc phát sóng chính thức tại Việt Nam – Tháng 8/2010 Đài truyền hình SCTV HTVC VCTV VTC HCATV Kênh phát sóng TVB8 TVB8 CCTV-4 TVB8 CCTV-4 CCTV-4 CCTV-5 CCTV-9 CCTV-4 Xing Kong YN1

Như vậy, các kênh truyền hình quốc tế của Trung Quốc phục vụ cho mục tiêu phổ biến văn hóa, mở rộng “sức mạnh mềm” của Trung Quốc đều đã có mặt tại Việt Nam.

Cho đến hiện tại , Trung Quốc có 2 đài phát thanh chính thức có phát tiếng Việt. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI cũng đã có chương trình tiếng Viê ̣t nhiều năm nay . Vừa mới đây , đài Phát thanh Vi ̣nh Bắc bô ̣ (Beibu Bay Radio - BBR) cũng mới ra mắt . BBR phát sóng từ 7 giờ sáng tới 12 giờ đêm mỗi ngày và có tầm phủ sóng tới hơn 100 triê ̣u người nghe ta ̣i Viê ̣t Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan và tỉnh Quảng Tây . BBR phát sóng trên hê ̣ thống 15 tần số FM và hai tra ̣m phát sóng ngắn đă ̣t ở miền nam Trung Quốc. Đa ̣i bản doanh đài này đă ̣t ở Nam Ninh . Như vâ ̣y, so với các đài phát thanh nước ngoài có chương trình tiếng Viê ̣t như BBC , đài BBR có lợi thế hơn hẳn là được phát trên sóng FM.

Tuy nhiên, mức độ phổ biến của những chương trình này tại Việt Nam là chưa cao. Qua kết quả khảo sát với câu hỏi các chương trình phát thanh tiếng Trung nào thường được người Việt Nam nghe nhiều nhất, câu trả lời chiếm đa số tới 71% là chưa từng nghe qua chương trình nào. Các chương trình phát thanh bằng tiếng Hoa được nghe qua là các chuyên mục tiếng Hoa của các đài phát thanh trong nước: Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài tiếng nói thành

phố Hồ Chí Minh (VOH). Ngoài ra, trong một số câu trả lời khác, chương trình tiếng Hoa của CNN4 cũng được nghe qua. Điều đáng nói là, hai chương trình phát thanh của CRI và BBR chưa từng được những người tham gia cuộc khảo sát nghe qua. [Hình 2.2]

Hình 2.2: Mức độ phổ biến của các kênh phát thanh Trung Quốc tại Việt Nam

Các hình thức giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia cũng được triển khai với quy mô và tần suất tương đối cao. Đặc biệt là trong năm 2010, các hình thức giao lưu văn hóa càng được đẩy mạnh từ hai phía. Các hình thức giao lưu phổ biến đã và đang được triển khai gồm có Tuần văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, các hoạt động giao lưu liên quan đến các lĩnh vực giáo dục, thể thao, văn hóa, du lịch và điện ảnh… trong khuôn khổ “Năm hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc 2010”… Các chương trình này thường được đầu tư kỹ lưỡng từ khâu tổ chức đến chất lượng nội dung biểu diễn. Nội dung chương trình được thiết kế công phu với nhiều hoạt động đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng quần chúng khác nhau. Tất cả các hoạt động này nhằm mang đến cho người thưởng lãm một toàn cảnh về lịch sử, văn hóa, con người và sự phát triển của một cường quốc Trung Quốc.

Tuy nhiên, mức độ phổ biến của những hoạt động này đối với quần chúng nhân dân không đạt được như mong đợi. Qua kết quả khảo sát, có đến 83% những người được hỏi cho biết họ chưa từng tham dự một chương trình

giao lưu văn hóa nào của Trung Quốc tại Việt Nam. [Hình 2.3] Một số người trong số đó cho biết có nghe nói đến các chương trình này nhưng chưa từng tham dự. Như vậy, so với tầm vóc và mức độ đầu tư dành cho những hoạt động giao lưu như thế này, hiệu quả thu được là chưa cao.

Hình 2.3: Số người đã từng tham dự một chương trình giao lưu văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam

Nhìn chung, mức độ phổ biến thông tin về Trung Quốc tại Việt Nam khá rộng, nhưng kết quả của nhiều kênh thông tin còn hạn chế. Kết quả khảo sát ở Hình 2.4 cho thấy các kênh thông tin mà người Việt Nam thường hay nghe về Trung Quốc. Các kênh thông tin được rãi đều ở nhiều hình thức: từ các kênh truyền thông báo chí như báo, đài, internet, đến việc truyền miệng như thông qua bạn bè, người thân, hay trường học. Trong đó ta thấy, báo đài và internet vẫn là kênh có lượng thông tin nhiều nhất và cũng được tham khảo nhiều nhất. [Hình 2.4]

Mức độ phổ biến này phản ánh thứ nhất là các nguồn tin chủ động từ phía chính phủ Trung Quốc, và thứ hai là mức độ quan tâm của báo chí và người dân Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Vấn đề quan tâm này có thể được giải thích bởi nhiều lý do. Một là, cả hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị sâu rộng. Các diễn biến tại Trung Quốc luôn có ít nhiều sự ảnh hưởng đến Việt Nam. Do đó, các thông tin, diễn biến tại Trung Quốc luôn được cập nhật thường xuyên và kịp thời. Hai là, cộng đồng Hoa kiều hay người Việt gốc Hoa sinh sống tại Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn, rải rác khắp chiều dài đất nước. Việc trao đổi thông tin về Trung Quốc với lưu lượng lớn và thường xuyên của nhóm người này là điều dễ hiểu.

Các kênh thông tin như phát thanh, internet, các chương trình giao lưu văn hóa mang lại kết quả còn hạn chế, chưa đến được với quần chúng nhân dân Việt Nam. Các chương trình này, một là do những rào cản hay giới hạn về mặt ngôn ngữ, hai là hàm lượng thông tin chưa phong phú và hình thức chuyển tải chưa hấp dẫn… vẫn chưa thực thi được vai trò của mình trong việc chuyển tải các thông điệp văn hóa của Trung Quốc đến Việt Nam một cách hiệu quả, như những hình thức khác.

Một phần của tài liệu Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)