Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 51 - 52)

2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

2.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank

2.2.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Công thương Việt Nam- VietinBank được thành lập ngày 26/03/1988, ban đầu với tên gọi là Ngân hàng chuyên doanh, sau đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vienam Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2008, nguồn vốn huy động đạt trên 174.600 tỷ đồng - tăng 17% so với năm 2007; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm 2008 đạt gần 120.000 tỷ đồng - tăng 18,2% so với năm trước; nợ xấu chiếm 1,09% trên tổng dư nợ; tổng tài sản tăng 18%; vốn tự có đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Tổng thanh toán của

Vietinbank năm 2008 đạt 6,2 triệu giao dịch, tăng 29,4%, với tổng doanh số 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2007.

Hiện, VietinBank có 4 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê tài chính, Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán, Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đến nay, VietinBank là thành viên chính thức1 của: - Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA)

- Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA)

- Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) - Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Vietin Bank đồng thời là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA; có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới; đặc biệt Ngân hàng Công thương là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO: 9001:2000.

VietcomBank luôn phấn đấu và giữ vững vai trò tiên phong của mình trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu khách hàng, với phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại”.

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w