MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 88 - 92)

- Thách thức chính từ phía các ngân hàng

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước

3.1.1. Đầu tư cho xây dựng hạ tầng cơ sở

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hóa dịch vụ Ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành Ngân hàng mà của cả nước. Do vậy, nhà nước cần đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về Công nghệ Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng Điện tử, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các Ngân hàng đầu tư và phát triển trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử mà nếu chỉ có Ngân hàng thì chưa đủ. Như chúng ta đã biết, dịch vụ Ngân hàng điện tử phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ thông tin nhưng những loại máy móc hiện đại như thế này thì nước ta chưa sản xuất được.

3.1.2. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Môi trường kinh tế xã hội ổn định chính là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử cũng vậy. Kinh tế xã hội có ổn định, phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, các quan hệ kinh tế mới có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ Ngân hàng

điện tử. Chỉ khi kinh tế phát triển, nhu cầu đó mới xuất hiện và đòi hỏi chất lượng cao cấp hơn.

3.1.3. Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này nằm trong chiến lược phát triển toàn diện của bất cứ quốc gia nào. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt là trong một ngành đòi hỏi áp dụng những công nghệ tiến tiến nhất trên thế giới như ngành Ngân hàng thì càng cần có một đường lối chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước.

Sinh viên các trường đại học trong tương lai sẽ là chủ đất nước. Đây là đội ngũ có trình độ, có khả năng sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt được những công nghệ hiện đại, nên sẽ là lực lượng có khả năng phát triển được các dịch vụ hiện đại giúp Việt Nam theo kịp đà phát triển của các nước. Do vậy, ngay từ bây giờ, Nhà nước và các trường Đại học cần phải có chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tương lai này như đưa thêm các môn học như TMĐT, thanh toán điện tử, Công nghệ thông tin vào các chương trình đào tạo của các trường.

Sự trợ giúp của nhà nước là một vấn đề quan trọng đối với mọi ngành mọi cấp. Nếu có được sự trợ giúp mạnh mẽ của chính phủ về chính sách thuế, văn bản pháp luật… để các Ngân hàng có định hướng triển khai dịch vụ thanh toán điện tử góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ Ngân hàng Điện tử sẽ phát triển khả quan hơn nữa.

3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng

3.2.1. Xây dựng một hệ thống mạng an toàn

Như trên đã phân tích, vấn đề an ninh mạng luôn là vấn đề khó khăn với các hoạt động Ngân hàng và luôn được các Ngân hàng coi trọng hàng đầu. Vấn đề đặt ra hiện nay, khi các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng Internet ngày càng nhiều thì ngân hàng phải có giải pháp gì để đảm bảo độ an toàn thông tin trên mạng và bảo vệ thông tin khách hàng.

Theo những nghiên cứu gần đây về bảo mật thông tin thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến không an toàn mạng như thông tin, dữ liệu bị tiếp cận, xâm nhập trên

đường truyền Internet… Như vậy, để đảm bảo những nguyên tắc, yêu cầu về bảo mật, các Ngân hàng khi thực hiện kết nối, giao dịch Ngân hàng qua mạng Internet cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có biện pháp chính sách rõ ràng về chiến lược đảm bảo độ an toàn bí mật thông tin. Đồng thời phải có chính sách bảo mật khách hàng, thống nhất và phải được thực hiện đồng bộ và trên tất cả các khía cạnh. Bảo mật trong mạng cục bộ của Ngân hàng, quản trị mạng Internet, nâng cao công nghệ, thiết bị bảo mật.

Ngoài ra, để đảm bảo thiết lập giao dịch đúng đối tượng, tránh sự giả mạo trong đề nghị thiết lập giao dịch NHĐT, tránh việc cấp tên giao dịch sai đối tượng, tránh việc tiếp cận, xâm nhập, tiết lộ tên giao dịch, mã số giao dịch trong truyền tin các Ngân hàng phải:

- Xác định chính xác thông tin, dữ liệu mà khách hàng phải điền vào mẫu (form) gửi cho Ngân hàng đảm bảo thông qua các thông tin đó có thể xác định được khách hàng của mình. Trong trường hợp sử dụng mã số bí mật (như mã Zip mà VCB áp dụng) để nhận biết khách hàng thì cần xác định rõ cả khách hàng và nhân viên Ngân hàng về trách nhiệm giữ bí mật thông tin mã số bí mật này.

- Lựa chọn hình thức chuyển giao thông tin về tên giao dịch, mã số giao dịch theo phương thức thích hợp đảm bảo an toàn hơn. Việc sử dụng thư điện tử chỉ được thực hiện khi thư điện tử đã được mã hóa, bảo mật, bảo đảm tính an toàn, không bị tiếp cận, đọc trộm trong quá trình truyền tin.

Bên cạnh đó, do giao dịch NHĐT là loại hình hoạt động tương đối mới, có nhiều tiềm ẩn rủi ro nên việc kết nối, giao dịch cung cấp thông tin khách hàng qua mạng Internet cũng đặt khách hàng vào rủi ro về thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ do sự xâm nhập trái phép. Do vậy, cần có thông báo trước cho khách hàng đẻ đảm bảo:

- Khách hàng hiểu rõ các rủi ro có thể phát sinh và thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp. Khách hàng phối hợp cùng ngân hàng đảm bảo thực hiện chính sách an toàn thông tin trên mạng.

- Chấp nhận, cho phép kết nối, giao dịch, chuyển giao thông tin qua mạng Internet.

Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ Ngân hàng điện tử bằng việc trợ giúp cho các ngân hàng trong nước, tạo điều kiện để các ngân hàng cạnh tranh được với Ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các khóa học nhằm trao đổi kinh nghiệm về NHĐT cho các ngân hàng thương mại cùng tham gia, giới thiệu để các Ngân hàng thương mại có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Cho phép các Ngân hàng Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng Việt Nam phát hành so với các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chính là một trong hai nhóm khách hàng sử dụng những dịch vụ của Ngân hàng (nhóm khách hàng kia là khách hàng cá nhân). Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ đối với sự thành công của hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong ngành Ngân hàng. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia kinh doanh trực tuyến là không nhỏ, nên việc sử dụng dịch vụ NHĐT là tất yếu. Song, những doanh nghiệp chưa tham gia TMĐT cũng được hưởng lợi rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Doanh nghiệp có thể tiến hành chi trả lương cho các bộ công nhân viên thông qua tài khoản Ngân hàng, vừa an toàn, nhanh chóng, lại tiết kiệm được thời gian và chi phí. Các đơn vị cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà trước hết là các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các ngành điện, nước, điện thoại, bảo hiểm… nên chủ động đầu tư, công nghệ, phối hợp với ngân hàng để có thể thực hiện được các phương thức thanh toán hiện đại. Làm được như vậy, không chỉ các doanh nghiệp được đem đến nhiều lợi ích mà các dịch vụ Ngân hàng cũng được mở rộng, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, từ đó làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w