- Thách thức chính từ phía các ngân hàng
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING TẠI VIỆT NAM
Trong những năm thời kỳ đổi mới, ngành Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định đồng tiền, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, chủ động đưa hoạt động Ngân hàng hội nhập với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Tại hội thảo “Chọn lựa chiến thuật trong công nghiệp ngân hàng” (được tổ chức vào đầu tháng 9/2005 ở Hà Nội), Trung tâm tư vấn công nghệ và đầu tư Việt Nam (VietBid) đã dự đoán rằng, tới năm 2010 thị trường của các ngân hàng quốc doanh sẽ bị lùi từ 70% xuống còn 46%, các ngân hàng cổ phần sẽ tăng lên 30%, còn
thăm dò ý kiến do VietBid tổ chức vào tháng 7/2005 cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và cá nhân Viêt Nam ưa thích lựa chọn các dịch vụ của ngân hàng ngoại quốc hơn các ngân hàng Việt Nam: 42% doanh nghiệp và 50% tư nhân được hỏi đều cho rằng sẽ chọn ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam để vay tiền khi những ngân hàng này được hoạt động bình đẳng với các ngân hàng ở Việt Nam; 50% doanh nghiệp và 62% tư nhân được hỏi cũng cho biết sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiết kiệm. Lý do của sự lựa chọn này là vì những ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, trình độ công nghiệp ngân hàng cao, thủ tục hành chính đơn giản, và chất lượng phục vụ tốt hơn ngân hàng trong nước. Trước thực tế như vậy, không còn cách nào khác các ngân hàng trong nước buộc phải không ngừng cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Mở rộng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ là điều kiện sống còn để các Ngân hàng Việt Nam có thể cạnh tranh với các đối tác nước ngoài khi mà thời điểm mở cửa lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Việt Nam đang đến gần. Sự chậm trễ trong ứng dụng công nghệ điện tử - tin học sẽ làm Ngân hàng tụt hậu và không cạnh tranh nổi ngay trên địa bàn của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới hệ thống Ngân hàng, trước đó, từ tháng 5/2002, dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ với tiểu dự án Thanh toán Liên ngân hàng đã đi vào hoạt động. Với tổng số vốn đầu tư 53,9 triệu USD, dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán là việc cụ thể hóa một khoản đầu tư rất lớn vào ngành kinh doanh tiền tại Việt Nam. Dự án bao gồm việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử và quyết toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm (trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố) và 6 hệ thống thanh toán trong nội bộ và nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi của 6 Ngân hàng thương mại: NHCT, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng Hàng hải. Lợi ích mang lại của hệ thống này là đẩy nhanh tốc độ thanh toán qua ngân hàng, giảm lượng tiền trôi nổi trong lưu thông, sử dụng hiệu quả vốn khả dụng, rút ngắn thời gian quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tiếp đó, trong khuôn khổ giai đoạn 2 của dự án trên, WB đã thông
qua khoản tín dụng ưu đãi 105 triệu USD nhằm hiện đại hóa các ngân hàng. Mục tiêu của giai đoạn này là tập trung vào các vấn đề như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài chính- Tiền tệ - Ngân hàng, nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nhờ: Hiện đại hóa hệ thống thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng Internet nhằm đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng; tăng cường các giải pháp về công nghệ với mục đích nâng cao tính an toàn, bảo mật và an ninh trong thanh toán; xây dựng và củng cố hệ thống pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại với sự phát triển các hình thức thanh toán bằng ATM, CRM, Smart Card, nghiệp vụ ngân hàng di động, NHĐT, các giải pháp mạng, các giải pháp quy trình xử lý, nghiệp vụ ngân hàng Internet, thương mại điện tử, quản lý rủi ro, phục hồi dữ liệu, giải pháp cho ngành bảo hiểm…
Tại Hội thảo quốc tế “Banking Vietnam 2008 TP.HCM” vừa qua, với chủ đề: “Công nghệ Ngân hàng hiện đại với Quản trị, kinh doanh tiền tệ, tín dụng", Hội thảo nhằm hướng vào các hoạt động Ngân hàng, dịch vụ Ngân hàng liên quan trực tiếp đến khách hàng, đến cộng đồng dân cư của Hệ thống các Ngân hàng thương mại. Đặc biệt là những đề xuất, những giải pháp thực hiện trong năm 2009, năm thứ 4 thực hiện chiến lược giai đoạn 2006-2010 về phát triển CNTT Ngân hàng. Những giải pháp đó là1:
- Cần bàn luận sâu các vấn đề để nâng cao công tác quản lý, giám sát, quản trị kinh doanh ngân hàng và quan trọng hơn, là việc ứng dụng công nghệ mới để hoạt động Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn, an toàn hơn và phát triển bền vững hơn.
- Trong chiến lược phát triển công nghệ Ngân hàng, các Ngân hàng cần chủ động ứng dụng công nghệ mới nhanh hơn, hiện đại hơn để đẩy nhanh quá trình phát triển ở mỗi Ngân hàng, đủ sức cạnh tranh trong môi trường mới. Tuy nhiên, phải từ thực tế của mỗi Ngân hàng cần cân nhắc, lựa chọn các giải pháp ứng dụng phù hợp sát với chiến lược kinh doanh, năng lực tài chính và lựa chọn giải pháp công nghệ hiện đại.
- Song song với việc Hiện đại hoá hệ thống thanh toán quốc gia, phải chú trọng phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại để mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng tiện ích, tối ưu và an toàn nhất cho khách hàng. Việc thống nhất giữa các liên minh thẻ, hình thành mạng thanh toán thẻ thống nhất toàn quốc là rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là các Ngân hàng cần chủ động triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng mới, hiệu quả và thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ Ngân hàng.
- Phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin Ngân hàng phải đi đôi với việc bảo đảm an ninh, bảo mật, an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng và tham gia quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Công tác an ninh, bảo mật, an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng phải được đảm bảo tuyệt đối, bởi nó là tài sản, là tiền bạc của Nhà nước, của doanh nghiệp và của khách hàng. Vì vậy, thực hiện tốt công tác an ninh, bảo mật cho các dịch vụ ngân hàng là bảo vệ quyền lợi của khách hàng, và cũng chính là bảo vệ Ngân hàng.
Để thành công trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình, các ngân hàng và định chế tài chính Việt Nam đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ NHĐT (E-Banking) để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, tìm kiếm cơ hội và tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương và đặc biệt là các tập đoàn tài chính, tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trong nước, quốc tế để xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại và các tập đoàn tài chính đa năng phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước và hội nhập nhập kinh tế quốc tế. Đây là bước tiến nhằm nâng cao năng lực về công nghệ ngân hàng trong tiến trình thực hiện đề án: Cơ cấu lại một số ngân hàng Việt Nam theo hướng xây dựng một tập đoàn tài chính đa năng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.