- Thách thức chính từ phía các ngân hàng
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing
Để tận dụng triệt để hệ thống ngân hàng điện tử đã xây dựng, cần phải nhân rộng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ điện tử. Do vậy, ngân hàng cần có một chiến lược hoạt động Marketing hiệu quả đối với khách hàng, không những doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình, cá thể.
Sự tiện lợi của ngân hàng điện tử đối với người sử dụng là rất lớn nhưng trên thực tế, dịch vụ NHĐT chưa thật sự được nhiều người tin dùng và sự trở ngại của thói quen dùng tiền mặt trong dân cư nên việc quảng bá là đương nhiên đối với quảng đại quần chúng.
Cũng như tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm dịch vụ NHĐT cũng cần có những hoạt động Marketing để xác định đúng cho mình đối tượng khách hàng phục vụ, từ đó có những biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chiến lược Marketing đối với dịch vụ ngân hàng cũng sẽ bao gồm những chính sách như những sản phẩm khác.
Hoạt động Marketing về dịch vụ NHĐT trong điều kiện cạnh tranh phức tạp giữa các ngân hàng, trở ngại về thu nhập và tâm lý chuộng tiền mặt, do vậy ngân hàng cần phải chú ý phục vụ đối tượng nào và như thế nào là hiệu quả nhất. Việc lựa chọn khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành. Khi xác định đúng ngân hàng mục tiêu, người ta sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa những đối sách kinh doanh phù hợp nhằm phục vụ tốt nhu cầu của nhóm khách hàng đã lựa chọn. Phát triển các sản phẩm dịch vụ điện tử cũng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng không thể thụ động trông chờ khách hàng tự tìm đến mình mà phải chủ động lựa chọn và tìm ra giải pháp thu hút khách hàng mà mình mong muốn phục vụ.
Thu nhập là vấn đề ảnh hưởng lớn tới các hoạt động NHĐT của một nền công nghệ hiện đại. Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện nay, tỷ lệ người dân sống ở Nông thôn và lao động trong ngành Nông nghiệp vẫn ở mức cao. Thu nhập của nhóm dân cư này là thấp và không ổn định. Họ chưa có khả năng và nhu cầu với dịch vụ Ngân hàng điện tử nên đây không phải là nhóm khách hàng mục tiêu.
Muốn hệ thống TMĐT phát triển thì phải tập trung vào những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người có thu nhập cao. Đây mới chính là nhóm khách hàng tiềm năng của các ngân hàng hiện nay. Vì đối tượng này luôn sẵn sàng sử dụng các dịch vụ đem lại lợi ích cho mình nhất và phải đem lại sự tiện dụng với chi phí thấp nhất. Đặc biệt đối với cơ quan, doanh nghiệp cần phải phân đoạn thị trường như thế nào để có thể tập trung phát triển lượng khách hàng mục tiêu tối đa. Cũng có thể phân thành các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu thường xuyên giao dịch với các khách hàng nước ngoài, tiếp xúc với các loại hình thanh toán tiên tiến, do vậy nhu cầu tham gia thanh toán điện tử cao, cần tập trung vào đối tượng khách hàng này. Các doanh nghiệp khác cũng tham gia vào giao dịch và thanh toán nhưng nhu cầu thanh toán điện tử vẫn chưa nhiều.
- Tạo ra các sản phẩm cốt lõi, xác định được thứ tự ưu tiên cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ NHĐT
Tuy hoạt động ngân hàng đã được triển khai một thời gian dài nhưng các ngân hàng vẫn chưa tạo được sản phẩm cốt lõi cho ngân hàng mình, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đó. Do vậy, các ngân hàng cần phải xác định rõ mục tiêu của mình trong vài năm tới để từ đó định hướng cho sản phẩm của mình. Nghiên cứu xem các sản phẩm nào của mình có ưu thế nhất, có khả năng phát triển theo thứ tự ưu tiên.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo
Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu nhằm giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử, các ngân hàng nên chú trọng tới công tác này. Đặc biệt, với nhóm khách hàng mục tiêu, ngân hàng phải có những hoạt động tiếp thị cụ thể, giới thiệu cho họ những tiện ích nổi bật trong dịch vụ Ngân hàng điện tử của mình.