TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 39 - 42)

TỬ TẠI VIỆT NAM

1.1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ NHĐT

Internet ra đời thực sự đã có những tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Sự ra đời của Internet đã tạo nên một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên công nghệ thông tin và một nền kinh tế mạng. Hơn nữa, Internet đã phá tan các giới hạn về không gian và thời gian, là chất xúc tác để làm

thay đổi các hoạt động trong các chu kỳ kinh doanh tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Không nằm ngoài xu thế này, ngành Ngân hàng cũng đang đón nhận những ứng dụng hiện đại do Internet mang đến. Phát triển NHĐT là sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghệ Ngân hàng hiện nay. Mức độ phát triển nhanh chóng của mạng và công nghệ thông tin đã mang đến sự thay đổi chưa từng thấy trong công nghệ ngân hàng, đem đến những cơ hội lớn buộc các ngân hàng phải đẩy nhanh các giải pháp ứng dụng TMĐT nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

Trong thời đại hội nhập kinh tế như hiện nay, thực tế là, nếu như không thay đổi để trở thành một hệ thống ngân hàng hiện đại thì các ngân hàng Việt Nam sẽ có thể bị xóa sổ hoặc thất bại trong việc chiếm lĩnh thị trường trong vòng vài năm tới. Các ngân hàng truyền thống đang đứng trước một tương lai bị cạnh tranh khốc liệt bởi các tổ chức phi tài chính như hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, thậm chí các nhà sản xuất cũng đang bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chính như thẻ mua hàng tiêu dùng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm. Các công ty này đang có lợi thế về mạng lưới phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, giá cả tín dụng cạnh tranh do bù vào lợi nhuận bán hàng mà có. Đồng thời các thủ tục của họ cũng đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống.

Hơn nữa, Việt Nam đang hòa mình trong quá trình hội nhập kinh tế, là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO; trong khu vực ngân hàng, các ngân hàng trong nước không còn được bảo hộ. Các ngân hàng này sẽ phải phát huy nội lực và phát triển công nghệ để đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, những ngân hàng đang mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam. Với kỹ thuật công nghệ tin học hiện đại thì họ chỉ đơn giản là mở L/C cho bất cứ khách hàng nào của họ, ở bất kỳ đâu thông qua các Websites, Internet… mà không cần mở chi nhánh tại đó. Vì vậy, nếu các ngân hàng trong nước không thay đổi thì họ sẽ bị mất thị trường. Giao dịch NHĐT là xu hướng tất yếu đối với các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Tổng quan tình hình triển khai dịch vụ NHĐT ở Việt Nam.

Các xu hướng chung của ngành ngân hàng thế giới, về căn bản đều đã và đang hiện diện tại Việt Nam với các hình thức và mức độ khác nhau. Điều đó cho thấy các

ngân hàng Việt Nam tương đối nhanh nhạy với xu thế phát triển của thị trường mà cụ thể ở đây là các cơ hội do TMĐT đem lại. Với đặc điểm của một thị trường đông gần 87 triệu dân, các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cung cấp trong TMĐT nói riêng, đang ngày càng chú trọng đến mảng bán lẻ.

Trong vài năm qua, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng thay vì chỉ tập trung vào các nghiệp vụ vay và cho vay như trước đây. Trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thẻ là dịch vụ có tiềm năng rất lớn do chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, lợi nhuận cao. Ngoài các khoản thu phí dịch vụ, ngân hàng còn huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân với giá rẻ. Đa số các ngân hàng lớn đều đã phát hành các loại thẻ thanh toán mà chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa. Một số ngân hàng đại lí phát hành cho các loại thẻ tín dụng quốc tế như Master Card, Visa Card, American Express…

Thẻ ghi nợ hiện là loại hình thẻ có tốc độ gia tăng cao nhất. Điều này phù hợp với tâm lý người Việt Nam là muốn kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của mình, chỉ chi tiêu dựa trên số tiền mình có trong tài khoản, không mạo hiểm chi quá tay theo hình thức “vay trước trả sau” của thẻ tín dụng. Cùng với sự gia tăng số thẻ phát hành, các ngân hàng cũng lắp đặt nhiều máy rút tiền tự động ATM. Tính đến tháng 12/2008, cả nước ta có tổng gần 5.000 máy ATM. Hệ thống thẻ này đến nay đã khắc phục được hai thách thức lớn làm hạn chế tính năng của thẻ. Thứ nhất, các ngân hàng phát hành thẻ đã liên kết với nhau thành một hệ thống nên thẻ của ngân hàng này phát hành có thể sử dụng tại máy ATM của ngân hàng khác. Năm 2004, công ty Cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (VNSwitch, trước đây gọi là Banknet) bắt đầu ra mắt; và năm 2007, công ty Cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink được thành lập. Ngày 23/05/2008, hai hệ thống thanh toán thẻ Smartlink và Banknet Việt Nam chính thức được kết nối1, cho phép trên 80% chủ thẻ Việt Nam có thể sử dụng liên thông trên 70% máy ATM của các Ngân hàng. Hai liên minh thẻ cho hay, sau 5 tháng kết nghiệp, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD); Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công thương nối thử nghiệm, hệ thống của hai bên đã liên thông. Đến nay, chủ thẻ của Vietcombank, VBARD, BIDV, Vietinbank

và Techcombank đã có thể rút tiền từ bất kỳ ATM nào của 5 ngân hàng này nhờ hệ thống kết nối giữa 2 hệ thống Smartlink và Banknetvn đã hoàn tất. Tính đến tháng 06/2008, chủ thẻ có thể giao dịch trên 4.000 máy ATM của 5 ngân hàng, chiếm khoảng 64% tổng số máy tại thị trường Việt Nam. Thứ hai, số lượng các điểm thanh toán thẻ POS hiện nay là tương đối so với số thẻ phát hành và nhu cầu của người tiêu dùng. Cả nước đã có 15.987 đơn vị chấp nhận thẻ với gần 8.600 máy đọc thẻ.

Theo hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng trưởng vượt bậc, bình quân 300%/năm. Tính đến cuối năm 2008, các ngân hàng trong nước đã phát hành được gần 14 triệu thẻ.

Theo cục Công nghệ thông tin ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước. “Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2002 (giai đoạn 1) và đã có lượng thanh toán trung bình là 12.000 món/ngày với số tiền là 8000 tỷ đồng/ngày. Hệ thống đã kết nối thanh toán cho 232 chi nhánh tổ chức tín dụng và 50 ngân hàng thương mại. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, tổng số món thanh toán điện tử sẽ đạt được mục tiêu tăng 30%. Khi đi vào vận hành giai đoạn 2 (tháng 03/2009) hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có thể kết nối được với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở 63 tỉnh, thành phố với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày và 472 đơn vị tham gia thanh toán là các ngân hàng, chi nhánh của các tổ chức tín dụng trong cả nước giao dịch đạt khoảng 74.000 giao dịch/ngày và doanh số lên xấp xỉ 70.000 tỷ đồng/ngày1. Thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ trong vòng 10 giây, đảm bảo an toàn, chính xác. Dự kiến, trong tháng 4, 5/2009, hệ thống sẽ tiếp tục được mở rộng thêm 500 chi nhánh tổ chức tín dụng, tiến tới tất cả các điểm giao dịch ngân hàng trên cả nước đều kết nối thanh toán trực tuyến2.

Việc quản lý và khai thác hiệu quả Hệ thống thanh toán điện tử này sẽ tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, tiện ích cao cho xã hội, qua đó nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quốc tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng sẽ là bước đột phá, tạo đà phát triển mới sau 7 năm nâng

Một phần của tài liệu Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử vào một số Ngân hàng ở Việt Nam- Dịch vụ Ngân hàng Điện tử (Trang 39 - 42)