Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngân

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 50)

ngân hàng ở Việt Nam năm 2008

Năm 2008, cuộc KHTC bắt đầu bùng phát ở Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới với một loạt định chế tài chính lớn bị sụp đổ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy chưa có mối liên hệ sâu rộng với thị trường tài chính quốc tế nhưng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định.

Trong năm 2008, thị trường tài chính trong nước đã trải qua những biến động lớn về lãi suất.

Biểu đồ 2.4

Diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 (đơn vị %)

Nguồn: NHNN Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa

từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2 và 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ).

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn do lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm. Theo báo cáo của NHNN, tháng 7/2008, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 0,7% so với tháng trước; trong đó, dư nợ cho vay bằng VND tăng 0,59% và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng 1,07%. So với cuối năm 2007, dư nợ cho vay nền kinh tế đến thời điểm trên tăng 18,36%.

Biểu đồ 2.5

Tốc độ tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2008 (đơn vị %) Nguồn: NHNN

So với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 30% trong năm 2008 mà NHNN định hướng, mức tăng 18,36% nói trên là phù hợp (đạt bình quân 2,6%/tháng). Nhưng chỉ riêng tháng 1, mức tăng đã chiếm tới 6,3%; mức tăng các tháng còn lại đều ở mức thấp.

Riêng trong tháng 7, mức tăng 0,7% cho thấy tốc độ tăng trưởng TDNH đã giảm rất mạnh, xuống thấp nhất kể từ đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức bình quân nói trên. Đây cũng là kết quả của một tháng lãi suất ngân hàng lên đỉnh điểm (có trường hợp đẩy lãi suất huy động VND lên tới 20%/năm) và căng thẳng vốn khả dụng tại nhiều thành viên.

Tính chung cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 25%, thấp hơn so với giới hạn 30% mà NHNN đề ra. Nửa đầu năm gồng mình với khó khăn thanh khoản, lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu.

Với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn…, lợi nhuận của nhiều NHTM năm 2008 không đạt mục tiêu đề ra, kể cả mục tiêu đã được điều chỉnh.

Năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt. Tỷ trọng cho vay đối với đầu tư chứng khoán năm 2007 phổ biến từ 10% - 15% tổng dư nợ, cá biệt có trường hợp lên tới trên 40%; với lĩnh vực bất động sản bình quân khoảng 15%. Còn nay, tỷ trọng cho vay đầu tư chứng khoán ở nhiều ngân hàng chỉ khoảng từ 1 - 3%; với bất động sản khoảng 10%, một số thành viên chỉ còn quanh 3%.

Khó khăn của nền kinh tế trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu. Nợ xấu trong ngành ngân hàng ở mức 3,5% vào cuối năm 2008, cao hơn mức 2% trong năm trước đó. Nếu trong năm 2007, đa số thành viên khối quốc doanh tỷ lệ nợ xấu chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%, thì năm 2008 có nhiều trường hợp nợ xấu trên 5%.

2.2.2. Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụngngân hàng ở Việt Nam năm 2009 ngân hàng ở Việt Nam năm 2009

Những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế và KHTC toàn cầu. Tuy nhiên, từ quý II, kinh tế vĩ mô đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực nhờ những gói giải pháp kích cầu đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm.

Trong giai đoạn đầu triển khai, nếu so với tổng vốn trong gói kích cầu thứ nhất thì vốn giải ngân của ngân hàng còn chậm. Nhưng từ tháng 3 trở đi, tín dụng đã được cải thiện khá hơn. Tính đến ngày 25/4, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn ngành đạt gần 255.000 tỷ đồng. Đến ngày 2/7, con số này đạt 372.272 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ vốn ngắn hạn đạt 347.721 tỷ đồng, vốn hỗ trợ trung và dài hạn đạt 24.551 tỷ đồng. Riêng khối doanh nghiệp ngoài nhà nước với 78.533 doanh nghiệp đã nhận được 246.07 tỷ đồng từ chương trình kích cầu; các hộ kinh doanh cá thể đã nhận được trên 65 nghìn tỷ đồng với khoảng trên 1 triệu hộ. Tính đến ngày 17/12, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã đạt 415.216,48 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đạt 276.668,75 tỷ đồng; nhóm NHTM cổ phần đạt 108.762,04 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt 21.222,83 tỷ đồng; công ty tài chính đạt 8.562,86 tỷ đồng.

năm 2008. Cụ thể, trong năm NHNN chỉ một lần giảm lãi suất cơ bản từ 8,5%/năm xuống 7%/năm và duy trì đến hết tháng 11 để rồi tăng trở lại 8%/năm từ 1/12. Sau hơn nửa năm thắt chặt (sau ngày 19/5/2008) do tuân thủ quy định lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản, tín dụng tiêu dùng chính thức được mở lại theo cơ chế lãi suất thỏa thuận từ 1/2/2009. Riêng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần điều chỉnh, 2 lần giảm trong tháng 1 và tháng 4, 1 lần tăng đầu tháng 12. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần điều chỉnh giảm từ tháng 3. Biên độ tỷ giá có 2 lần điều chỉnh, lần nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/-3% từ ngày 26/11. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ghi nhận một lần điều chỉnh trực tiếp, tăng mạnh 5% trong ngày 26/11.

Sau năm 2008 với những biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu xuất hiện từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các "đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm "đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.

Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2009. Tuy nhiên, so với định hướng mà NHNN dự kiến ở các thời điểm trong năm, tăng trưởng tín dụng thực tế đã vượt xa.

Theo NHNN, tín dụng trong tháng 5 của toàn hệ thống tăng 4,2% so với tháng 4/2009 và tăng 14,91% so với cuối năm trước; tổng phương tiện thanh toán tăng 14,55%. Mức 4,2% này tương đương với mức tăng dư nợ bình quân hàng tháng của năm 2007, năm mà tín dụng “bùng nổ” và gây ra

hậu quả lạm phát dẫn đến việc NHNN phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong nửa đầu năm 2008. Mức tăng trưởng cao của tín dụng trong tháng 5 đã đẩy mức tăng bình quân của năm tháng đầu năm 2009 lên gần 3%/tháng. Cuối tháng 5, dư nợ bất động sản là 151 ngàn tỷ, tăng 9% so với đầu năm, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán là gần 7.200 tỷ, tăng so với đầu năm 4%, dư nợ cho vay tiêu dùng là 85 ngàn tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Đặc biệt, tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh trong nửa đầu năm, chủ yếu do doanh nghiệp còn ngần ngại trước rủi ro tỷ giá, đến tháng 5 giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008, tạo ra hiện tượng đối ngược là ứ đọng vốn ngoại tệ tại các ngân hàng.

Tính đến ngày 30/6, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 17,01%. Trong đó, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 28,31% so với cuối năm 2008; trong khi đến cuối tháng 4/2009 mới chỉ tăng khoảng 4%. Tương tự, dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh bất động sản đến 30/6/2009 tăng 10,48% so với cuối năm 2008; trong khi cuối tháng 4/2009 giảm gần 12% so với cuối năm 2008. Cũng vào thời điểm này, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất chiếm đến 22% tổng các khoản cho vay của toàn hệ thống, trong đó khu vực nông nghiệp và công nghiệp, mỗi khu vực chiếm 26%, thương mại chiếm 18% và xây dựng chiếm 13%.

Tính chung trong quý II, tốc độ tăng trưởng TDNH bình quân mỗi tháng của quý là 4,24%. Sang quý III, tốc độ này có xu hướng giảm, tháng 7 đạt 2,75%, tháng 8 đạt 2,47%, tháng 9 đạt 3,32%.

Giữa tháng 8, NHNN cho biết sẽ cố gắng giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2009 ở mức 25% - 27%. Tuy nhiên, mới chỉ sau 10 tháng, con số thực tế, theo thông báo của NHNN, đã lên tới 33,29%, vượt xa so với dự kiến.

Mặc dù 2 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng có chậm lại (2,01% trong tháng 11 và 0,72% trong tháng 12) nhưng tính chung năm 2009, tín dụng với nền kinh tế tăng 37,73%, tăng mạnh so với năm 2008 và ở mức cao trong 10 năm trở lại đây. Khả năng

huy động vốn của các ngân hàng vẫn vững nhưng con số tăng trưởng tiền gửi 27% của năm 2009 không theo kịp tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình (LDR) ở thời điểm cuối năm 2009 tăng lên mức 105%, cao hơn 10% so với năm 2008.

Yếu tố chính làm tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN, cùng lúc đó Chính phủ đưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao, tăng trưởng GDP năm 2009 được hỗ trợ. Phần lớn tiền được cho vay với lãi suất thấp theo chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tổng giá trị các khoản vay mới năm 2009 đạt 505 nghìn tỷ đồng tương đương 28 tỷ USD, 89% trong số này là khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Về nợ xấu, đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống là 2,62% tổng dư nợ tín dụng, tăng 0,45% so với đầu năm. Chất lượng các khoản vay nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam vẫn ở mức thấp. Tính chung cả năm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng so với năm 2008, tỷ lệ này đối với một số khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5%.

Năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhiều ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra từ đầu năm. Điều này khiến các thành viên thận trọng hơn trong việc xác định mục tiêu lợi nhuận năm 2009. Đến tháng 11/2009, nhiều thành viên thông báo đã hoàn thành và vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm, nhưng không đột biến. Nhìn chung, lợi nhuận các ngân hàng năm 2009 có cải thiện và ổn định trở lại so với năm 2008.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2009 chia thành hai nửa khá rõ rệt. Sáu tháng đầu năm, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh, xuất phát từ tăng trưởng tín dụng cao, nhiều thành viên có nguồn thu thuận lợi từ xuất khẩu vàng và đặc biệt là khoản hoàn nhập dự phòng trong đầu tư tài chính theo đà phục hồi mạnh của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nửa cuối năm, lợi nhuận nhiều thành viên bắt đầu giảm do lãi suất huy động tăng cao, tăng trưởng tín dụng chậm lại, khó khăn thanh khoản và

thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong quý IV.

Cơ cấu lợi nhuận có sự chuyển dịch rõ và rộng hơn với nguồn thu từ dịch vụ, thay vì lệ thuộc nguồn thu từ tín dụng. Tại nhiều thành viên, đặc biệt là các ngân hàng lớn, tỷ trọng thu từ tín dụng đã giảm từ 80% xuống còn khoảng 60% - 70% trong cơ cấu. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ cũng đã có nhiều kế hoạch đầu tư mạnh cho phát triển công nghệ và dịch vụ trong năm 2009.

Thực hiện cấp giấy phép từ cuối năm 2008, bước sang năm 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu đón nhận những ngân hàng 100% vốn ngoại đầu tiên. Trong đó, 5 ngân hàng thuộc khối này đã bắt đầu mở rộng hoạt động gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong. Theo đánh giá của NHNN, nhóm thành viên này hiện đang hoạt động hiệu quả. Trong năm 2009, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mức thu nhập trước thuế đạt 2.612 tỷ đồng, vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng tương ứng là 17,8% và 10,8%, tổng tài sản tăng 14% so với cuối năm 2008; các ngân hàng liên doanh đạt thu nhập trước thuế 477 tỷ đồng, huy động vốn tăng 18,2%, dư nợ tín dụng tăng 34,3%, tổng tài sản tăng 18,3% so với cuối năm 2008.

2.2.3. Thực trạng tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụngngân hàng ở Việt Nam năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 ngân hàng ở Việt Nam năm 2010 và những tháng đầu năm 2011

Năm 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc, rủi ro hệ thống tài chính vẫn đáng lo ngại, kinh tế Việt Nam đã có sự vực dậy mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,5%. Tuy nhiên đà phục hồi đó còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, áp lực đối với tín dụng ngân hàng vẫn còn lớn. Đối với gói hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh, thời gian kéo dài đến hết quý I/2010, mức hỗ trợ lãi suất từ 4% hạ xuống còn 2% đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm trước, mức tăng đầu tư

của khu vực ngoài quốc doanh tăng thấp hơn 9%, hàng tồn kho của lĩnh vực công nghiệp chế biến tăng 27,5%, điều này cũng tạo nên khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

Trên thị trường tài chính, diễn biến của lãi suất trong năm 2010 có

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w