Triều đình nhà Nguyễn với chủ trương là tiêu diệt các cuộc kháng chiến, đẩy nhân dân và một bộ phận trí thức đến đường cùng buộc họ phải đứng lên làm chống lại để giành cho mình quyền là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
MSSV: 6095968
LỜI CẢM TẠ Cần Thơ, 5/2013
Trang 2Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự động viên và khích lệ của gia đình, nhất là sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô và bạn bè để cho em hoàn thành tốt đề tài
Em thành kính biết ơn thầy Khoa Năng Lập đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn thầy cố vấn Trần Minh Thuận, Cán bộ giảng dạy Bộ
môn Sư phạm Lịch Sử, Khoa sư phạm, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp
đỡ và chỉ dẫn em trong suốt những năm đại học
Các Thầy Cô trong trường Đại Học Cần Thơ, nhất là các Thầy Cô trong Bộ môn Sư phạm Lịch Sử, Khoa sư phạm đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quí báo cho em
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè đã quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báo
để đề tài hoàn thành
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lich sử nghiên cứu 7
3 Phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp ngiên cứu 8
5 Bố cục luận văn 8
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRUNG TRỰC 8
1.1 Bối cảnh thời đại lịch sử nghiên cứu 8
1.2 Cuộc đời Nguyễn Trung Trực 11
1.2.1 Quê hương gia đình 11
1.2.2 Cuộc đời làm dân chài và quản cơ 14
1.2.3 Vị thủ lĩnh nghĩa quân tài giỏi, cao thượng 15
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIẾN CÔNG RỰC RỠ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC 18
2.1 Trận Nhật Tảo 18
2.1.1 Tình hình chiến sự trước trận đánh 18
2.1.2 Diễn biến trận đánh và kết quả 20
2.1.3 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa 24
2.2 Trận diệt Đồn Kiên Giang 25
2.2.1 Chuẩn bị 26
2.2.2 Diễn biến 29
2.2.3 Kết quả 30
2.3 Những ngày chiến đấu ở Phú Quốc 31
2.4 Sự hi sinh oanh liệt 36
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TRẠNG VÀ SỰ TRI ÂN NGUYỄN TRUNG TRỰC 39
Trang 43.1 Sự đánh giá công trạng và tri ân của người đương thời 39
3.2 Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng Nguyễn Trung Trực – sự tri ân của lòng dân Nam Bộ 43
3.2.1 Đền thờ Nguyễn Trung Trực 43
3.2.2 Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực 46
3.2.3 Ảnh hưởng lan tỏa từ lễ hội đến đời sống xã hội 51
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC ẢNH 63
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước tiên là vùng đất Nam Bộ Đặt nhân dân trước thách thức lớn, càng gay gắt hơn nữa khi triều đình Tự Đức ký hiệp ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ mở đường cho giặc thôn tính ba tỉnh miền Tây và cả nước, đem lại thảm họa cả đất nước
bị giặc đô hộ gần trăm năm
Nhìn lại trang sử của nước ta nửa sau thế kỷ XIX đau lòng trước tình hình đất nước bấy nhiêu thì niềm tự hào về ông cha ta càng to lớn bấy nhiêu Hệ tư tưởng của Nho giáo và kỷ cương của nó được xây dựng, thiết lập vững chắc từ lâu nhằm bảo vệ chế độ phong kiến đã bị sụp đổ khi triều đình nhà Nguyễn ký những hiệp ước đầu hàng giặc
Tư tưởng đầu hàng giặc của một triều đình làm đảo lộn hết mọi suy nghĩ, tình cảm vốn có hàng ngày của dân tộc Dù là triều đại lạc hậu về nhiều mặt nhưng nếu nhà Nguyễn không nuôi ảo tưởng dựa vào lực lượng bên ngoài để giữ vững ngai vàng mà hậu quả là tạo điều kiện chuẩn bị chiến trường cho thực dân phương Tây từng bước xâm nhập nước ta thì tình hình đất nước có thể cứu vãn và ngai vàng cũng không thể sụp đổ nhanh như thế Nước ta nửa sau thế kỷ XIX, sống trong nghịch cảnh Triều đình nhà Nguyễn với chủ trương là tiêu diệt các cuộc kháng chiến, đẩy nhân dân và một bộ phận trí thức đến đường cùng buộc họ phải đứng lên làm chống lại để giành cho mình quyền làm chủ đất nước Tất cả người cầm bút, cầm gươm ở tuyến lửa vẫn biết cuộc đầu hàng của triều đình là bất lợi cho họ Biết thua vẫn đánh, chịu chết không chịu hàng Không có sức mạnh nào, sự mua chuộc nào làm lung lay được ý chí sắt đá của họ Lịch sử dân tộc ta mãi in đậm nét tinh thần hào hùng, hiên ngang của một
Trang 6thế hệ từ các anh hùng có tên đến các anh hùng không tên ở các làng xã
Không có điều kiện học hành thi cử như các bạn chiến đấu cùng thời, Nguyễn Trung Trực là một tướng xuất thân là nông dân làm nghề chài lưới, với tinh thần trí tuệ và bản lĩnh cầm quân, Ông đã tạo nên những chiến công hiển hách vang dội như ở Nhật Tảo và Kiên Giang làm nhân dân nức lòng và làm cho kẻ thù phải run sợ
Tiêu biểu cho tinh thần chống đầu hàng “không nghe chiếu thiên tử” của nông dân ở Gò Công và tinh thần căm thù giặc “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” của nông dân Cần Giuộc Nguyễn Trung Trực xuất hiện như một ngôi sao sáng trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở Nam Bộ với
những câu nói bất hủ của Ông “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết
người Nam đánh Tây”, chẳng những làm nung nấu thêm ý chí căm thù giặc
của những người cùng thời mà đốt lên ngọn lửa yêu nước trong lòng người Việt Nam qua các thế hệ
Là một sinh viên ngành Sư phạm Lịch Sử hơn nữa bản thân sinh ra ở Kiên Giang một nơi chứng kiến các cuộc khởi nghĩa và sự ra đi oanh liệt của Nguyễn Trung Trực Vì thế việc tìm hiểu về cuộc đời và các chiến công đánh thắng giặc của Nguyễn Trung Trực nhằm nâng cao niềm tự hào
về ý chí đánh giặc ngoại xâm của Nguyễn Trung Trực và nhân dân Kiên Giang và làm cơ sở để giáo dục về truyền thống cách mạng và truyền thống yêu nước cho thế hệ hiện đại và mai sau Hơn nữa việc nghiên cứu lịch sử
về những tấm gương yêu nước để làm giàu thêm hành trang khi bước vào đời có thêm những hiểu biết mới làm phong phú vốn kiến thức, bài giảng của mình trong tương lai Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài
“Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân Nam Bộ” để làm đề tài nghiên cứu
Trang 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
“Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân Nam Bộ” là đề tài lịch sử lớn, việc nghiên cứu đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà sử học, nhà chính trị quan tâm nghiên cứu Cho đến nay đã có một số tác phẩm đã đề cập đến những mức độ khía cạnh
về Nguyễn Trung Trực ít ỏi, mờ nhạt Vả lại, trình độ bản thân tôi và thời gian có hạn cũng như thiếu thốn tài liệu tham khảo, do đó tôi không tham vọng đi sâu nghiên cứu toàn bộ tỉ mỉ mà chỉ đề cập đến một cách tổng quát các vấn đề lớn có liên quan đến cuộc đời và sự nghiêp của Nguyễn Trung Trực, cũng như sự tôn vinh ông trong lòng dân Nam Bộ để nâng cao kiến thức hiểu biết nhằm phục vụ việc giảng dạy sau này
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu vấn đề “Nguyễn Trung Trực : Những chiến công rực
rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân Nam Bộ ” tuân theo tính khoa học Trong quá trình tiến hành công việc nghiên cứu, tôi đã vận dụng sự hiểu biết của mình về lịch sử vùng đất Kiên Giang, kết hợp với những tài liệu
có liên quan đến vị anh hùng Nguyễn Trung Trực để hoàn thành bài luận văn Đặc biệt tôi có tìm hiểu về lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực để hiểu rõ hơn về sự tôn vinh ông trong lòng dân Nam Bộ
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và sắp xếp có logic Phương pháp này giúp chúng ta nghiên cứu lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực
5 Bố cục luận văn: Cấu trúc toàn bộ luận văn ngoài phần mở đầu
và phần kết luận nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1: Bối cảnh thời đại và cuộc đời NTT
Chương 2 Những chiến công rực rỡ của Nguyễn Trung Trực
Chương 3: Đánh giá công trạng và sự tri ân Nguyễn Trung Trực
Trang 9CHƯƠNG 1:
BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRUNG TRỰC
1.1 Bối cảnh thời đại của Nguyễn Trung Trực:
Cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn kết thúc, bên Nguyễn Ánh thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của pháp Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập lên triều Nguyễn Qua các triều vua nhà Nguyễn đất nước có chút tiến bộ nhưng phần lớn với những chính sách của triều đình đưa đất nước ngày càng sa sút và kiệt quệ Vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ XVIII Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội triều Nguyễn ban hành điều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn
Bộ máy chính trị triều Nguyễn từ đầu mang nặng tính chất quan liêu, độc đoán Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao
độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động Mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua Vua được coi là “con trời” “thay trời” trị dân, quyền hành nhà vua được coi là thần khí liêng thiêng, vô hạn Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân Còn quan lại trong triều và
ở địa phương hầu hết là bọn hủ bại, chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thì tham lam và cuồng bạo Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với học thuyết Khổng Tử, Mạnh Tử, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc
Trong hoàn cảnh đó, đời sống của người nông dân trong các thôn xã
vô cùng cơ cực Dưới triều Nguyễn, tổ chức thôn xã hoàn toàn trở thành một công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn Nó trói buộc người
Trang 10nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phong kiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Nông nghiệp lâm vào tình trạng tiêu điều xơ xác như vậy thì công nghiệp lại nằm trong tay phong kiến triều Nguyễn cũng bị bế tắc
Nhà Nguyễn thực hiện nhiều chính sách công nghiệp phản động Phong kiến nhà Nguyễn nắm những ngành kinh doanh lớn, triều đình giữ độc quyền khai mỏ, các nghề thủ công không có điều kiện phát triển Thương nghiệp cũng bị sút kém một cách rõ rệt, chính sách “trọng nông ức thương” của triều đình đã kiềm hãm thương nghiệp Nội thương triều đình nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp, đặt ra nhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế như độc quyền buôn bán cả đối với một số lâm sản quý giá cướp đoạt của đồng bào miền núi, đặt thuế nặng vào các mặt hàng quan trọng đến đời sống nhân dân Ngoại thương cũng bị triều đình nắm độc quyền Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, triều đình chỉ mở nhỏ giọt một số cửa biển cho tàu nước ngoài lui tới buôn bán Chỉ được nhập vào những hàng hóa triều đình cần
Tóm lại nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kỷ XIX đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt nông, công, thương nghiệp Do chính sách phản động của triều đình các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế đang trên đà phát triển của xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đó đều bị bóp nghẹt Nền kinh tế hàng hóa vì vậy bị
co hẹp lại, trên cơ sở đó nền tài chính quốc gia ngày càng kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ
Đối nội: Nhà Nguyễn ra sức đàn áp, khủng bố các phong trào của quần chúng, huy động những lực lượng quân sự mạnh vào việc dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu Các cuộc hành quân liên miên
Trang 11một mặt đã làm cho chính lực lượng quân sự to lớn của triều đình cũng suy yếu dần, mặt khác làm hủy hoại khả năng kháng chiến lớn lao của dân tộc, càng tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản Pháp thôn tính nước ta Ban hành
bộ luật Gia Long năm 1815 dưới ý niệm trấn áp nhân dân và giữ trật tự phong kiến tuyệt đối
Đối ngoại: Nhà nguyễn ra sức đẩy mạnh xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia tài lực nhân dân bị khánh kiệt Còn đối với các nước phương Tây thì lại thi hành ngày càng một thêm gắt gao chính sách “bế quan tỏa cảng” và cấm đạo giết đạo Trước âm mưu xâm lược ngày càng ráo riết của bọn tư bản nước ngoài nhất là của Pháp - phong kiến nhà Nguyễn tưởng làm như vậy là tránh được nạn lớn Cả vua lẫn quan không thấy được muốn bảo vệ độc lập dân tộc, muốn giữ được đất nước trong những điều kiện quốc gia
và quốc tế bấy giờ, biện pháp thích hợp nhất là mở rộng cửa biển giao thương để duy tân xứ sở, đẩy mạnh phát triển công, nông, thương trong nước, trên cơ sở đó nhanh chóng bồi dưỡng sức dân, sức nước để có thể đối phó kịp thời đối với những âm mưu xâm lược ngày càng được đẩy mạnh của tư bản nước ngoài Trái lại càng đóng chặt cửa và càng cấm đạo, giết đạo, lại càng làm lý do cho chúng nổ súng xâm lược sớm hơn
Rõ ràng với những chính sách nói trên, Việt Nam suy yếu về mọi mặt
và trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản phương Tây, đặc biệt đối với tư bản Pháp từ lâu đã có cơ sở bên trong nước ta nhờ sự hoạt động ngấm ngầm và liên tục của bọn gián điệp đội lốp con buôn giáo sĩ
Lịch sử nước ta đang đứng trước bước ngoặt Một là triều Nguyễn bị đánh đổ và thay thế một triều đại khác tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa, có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc Hai là
Trang 12nước Việt Nam bị mất vào tay Pháp để trở thành xứ thuộc địa
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, khi tiếng súng xâm lược của Pháp nổ lên, giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hóa ra hai phía: chủ chiến và chủ hòa Phái chủ hòa gồm phần đông bọn đại phong kiến và quan lớn với Tự Đức đứng đầu đã nhanh chóng cấu kết với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa và bóc lột nhân dân trong nước Đó là tội lớn của bọn phong kiến nhà Nguyễn Trước dân tộc và trước lịch sử
Trong khi triều đình hoang mang dao động, chống cự một cách yếu
ớt, đầu hành từng bước, và cuối cùng cắt đất dâng cho giặc thì nhân dân cả nước sôi nổi chống giặc, ý nghĩ của quần chúng đơn giản nhưng đúng đắn
và sáng suốt: giặc đến cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước, chúng tới thì đánh, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm chúng mà đánh vì thế nhiều cuộc kháng chiến diễn ra Được tin mất bán đảo Sơn Trà, triều đình Huế vội phái nhiều quân tướng tới tăng cường lực lượng phòng thủ Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc Nhưng ông không chủ động tấn công tiêu diệt địch, mà chỉ huy động quân dân đắp lũy chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoài
mé biển, chặn không cho chúng đi sâu vào nội địa Còn đối với nhân dân trong vùng thì ông ra lệnh thực hiện vườn không nhà trống tản cư vào bên trong để khỏi bị giặc bắt đi lính, nộp lương thực hay cung cấp tin tức, chiến thuật này không phải không có hiệu quả Mấy lần liên quân Pháp – Tây tìm cách đánh sâu vào đều bị quan quân triều đình đánh bật trở lại và thiệt hại khá nặng Kết quả là sau 5 tháng chiến tranh, chúng hầu như giẫm chân tại chỗ Trong lúc đó khó khăn cho chúng mỗi ngày một tăng thêm: do không hợp khí hậu nên binh lính địch bị ốm đau và chết khá nhiều trong khi thuốc
Trang 13men lại thiếu; tiếp tế thực phẩm cho quân lính rất khó khăn Tiến lui đều khó, cuối cùng tướng giặc Giơnuiy quyết định chỉ để lại Đà Nẵng một lực lượng quân sự nhỏ bé để cầm chân quân đội triều đình, còn lại thì lợi dụng mùa gió bấc kéo vào đánh Gia Định (2 – 1859)
Ngay khi liên quân Pháp – Tây vừa bắn phá cửa Cần Giờ, rồi nhằm phía Gia Định tiến phát thì Trần Thiện Chính ( trước là tri huyện bị triều đình cách chức ) và Lê Huy ( một võ quan bị thải hồi ) đã cấp tốc chiêu mộ được trên 5.000 dân binh, vận động đồng bào góp tiền lương, kéo nghĩa dũng đến ngăn giặc yểm hộ cho các cánh quân triều đình rút lui khỏi bị tiêu diệt Đồng thời, nhân dân Gia Định còn tự tay thiêu hủy nhà cửa dời đi nơi khác Chính giặc phải thừa nhận “chiều nào ở thành phố cũng có những đám cháy” Cùng với sức chiến đấu của đồng bào Gia Định, khắp lục tỉnh, nhân dân nhiệt liệt ứng nghĩa mộ binh
Ngay đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 7 năm 1860, một đội nghĩa dũng 6.000 người do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh Chợ Rẫy là vị trí quan trọng nhất của địch trên phòng tuyến của chúng từ chùa Cây Mai đến Trường Thi Nghĩa quân đã phục kích đâm chết tên đại úy Bácbê (Barbe) gần Trường Thi, đánh chìm tàu chiến địch Primôghê (Primauguet) đậu trên sông Đồng Nai đầu năm 1861 Giặc Pháp từ Gia Định đánh chiếm rộng ra các tỉnh lân cận, phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam còn phát triển mạnh hơn nhiều, chúng càng đi sâu trong nội địa càng phải trả giá đắt hơn Dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước, nhân dân miền Nam – chủ yếu là nông dân đã khảng khái nổi dậy khắp nơi chống giặc Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông, Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Trà Quý Bình, Trịnh Quang Nghị, Lưu Tấn Thiện, Lê Cao Võng, Nguyễn Thành Ý
Trang 14ở Gò Công, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An từ năm 1860 – 1864; kế đó là Vũ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười năm 1865 – 1866 Ngoài ra, rất nhiều văn thân khác cũng tự động mộ quân chống Pháp như Đỗ Quang, Âu Dương Lân, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị phối hợp tác chiến với nghĩa quân Trương Định
Cuộc nổi dậy Trương Định là phong trào lớn nhất lúc đó Trương Định chiến đấu rất sớm trên mặt trận Gia Định Ngay sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, ông đã đưa đội nghĩa quân là nông dân đồn điền dưới quyền lên đóng tại đồn điền Thuận Kiều phối hợp cùng quân đội chính quy của triều đình xung phong đánh giặc Trong các lần giao tranh với quân thù Trương Định đã chiến đấu rất anh dũng nên được binh lính dưới quyền và nhân dân tin cậy rất đông Giặc Pháp nhận định về ông hồi đó đã phải nói rằng nếu quan lại triều đình không tìm cách hạn chế ông mà để ông hoạt động tự do hơn thì “chúng ta ( chỉ giặc Pháp ) còn bị thiệt hại nhiều hơn nữa và có thể bị thua rồi” Trương Định đã nhanh chóng phát triển thế lực, chiêu mộ thêm binh sĩ dồn lương, đúc súng và đánh thắng nhiều trận Địa bàn hoạt động không chỉ ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho mà bao gồm cả vùng Chợ Lớn, Gia Định, lan rộng ra hai bên nhánh sông Vàm Cỏ từ biển Đông lên tới biên giới nước Cao Miên, kiêm lĩnh hay liên lạc với hầu hết những người cầm đầu các toán nghĩa quân như Đỗ Trinh Thoại, Phan Văn Đạt, Lê Cao Võng, Trần Xuân Hòa, Võ Duy Phương Phối hợp với phong trào chung các nơi cuộc khởi nghĩa Trương Định ngày càng mạnh thêm Trong năm 1862, phong trào dâng cao khắp nơi, gần như tổng khởi nghĩa
Từ hòa ước năm 1862 đến việc thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ thì triều đình buộc Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều động đi nhậm chức lãnh binh ở An Giang rồi Phú Yên nhưng được sự ủng
hộ của quần chúng yêu nước Trương Định đã cương quyết ở lại cùng nghĩa
Trang 15quân sát cánh chiến đấu đến cùng Ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái đã
phất phới tung bay khắp nơi, tăng thêm tin tưởng cho đồng bào
1.2 Cuộc đời Nguyễn Trung Trực:
1.2.1 Quê hương và gia đình:
Quê hương: Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực tỉnh Bình Định
nên ông có võ nghệ cao cường Đó là vốn “di truyền” của cha ông gốc người Bình Định, nơi “sáng tạo” ra võ nghệ cao cường nhất nước Vì thế
có hai câu thơ:
“Ai về Bình Định mà coi, Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền”
Nguyễn Trung Trực thừa hưởng di truyền từ ông cha cho nên ông là người giỏi võ, qua đó ông đã sử dụng tài năng võ thuật của mình trong việc bắt cướp, dạy võ cho nghĩa quân và hơn hết võ của ông dùng để đánh bọn Tây xâm lược
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở Bình Định nhưng ông được sinh ở Bình Nhựt huyện Cửu An, phủ Tân An ( nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), ông sinh năm 1838, lúc mới sinh ra có tên là Nguyễn Văn Nhơn rồi đổi thành Nguyễn Văn Lịch, sau khi đốt cháy tàu Esperance đổi tên thành Nguyễn Trung Trực Ông là người khỏe mạnh cao lớn nước hai mắt to và sáng ông có tướng tinh rất lớn Trong quyển “Bốn
vị anh hùng kháng chiến miền Nam” của ông Thái Bạch, ở phần kể chuyện
“Nguyễn Trung Trực anh hùng dân tộc kháng chiến Rạch Giá” có ghi lời thuật của ông Cả Nhiêu ở làng Bình Trinh, huyện Thủ Thừa tỉnh Tân An như sau: “ Hồi ấy tôi còn nhỏ tôi không được biết rõ lắm về ông Nguyễn
Vả lại ông đóng quân miệt này không lâu Tuy vậy hồi ông già tôi còn sống
Trang 16thỉnh thoảng trong khi nói chuyện với con cháu ông lại nhắc đến ông Nguyễn, theo ông thì ông Nguyễn sau khi thất trận về đây ở lại ấp tôi ít lâu:
“Ông người cao lớn khỏe mạnh nước da bánh ít, gương mặt vuông hai mắt
to và sáng Ông giỏi nghề võ lắm Lúc quân pháp mới sang, tại làng này có nhiều kẻ bất lương nổi lên làm trộm cướp nhưng khi ông tới bọn chúng đều tan hết Ông có oai nên quân sĩ kinh sợ nhiều lắm” Theo ông Paulin Vial:
“ Trực có một diện mạo thông minh và dễ mến”, ông nhận xét: “ Trực tỏ ra rất tự trọng và đầy khí phách”
Gia đình: Cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ
là bà Lê Kim Hồng quê ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Rời Bình Định vào Nam sinh sống tại phủ Tân An, thành Gia Định Ông bà sinh ra tám người con, Nguyễn Trung Trực là con trưởng, Bà thứ Hai, Bà thứ Ba, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Công Luông, Bà Thứ Sáu, Bà thứ Bảy, Nguyễn Văn Thơ Sau này cha mẹ và gia đình dời xuống làng Tân Thuận, Tổng An Xuyên (sau đổi xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Minh Hải) Ông bà, cha mẹ của ông là những người lao động không
đỗ đạt từ chương, khoa bảng, không hề giữ chức vụ gì dù nhỏ nhất của chế
Trang 17Trung Trực đánh chiếm đồn mới giải thoát cho họ
Nếu vợ ông là bà Điều thì tên thật của bà là Thi-ba-đo (theo dân tộc Khơ Me, người nữ thường lấy chữ Thi làm họ) Người ta gọi tắt là Ba Đô hay bà Đỏ Về sau bà có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng là người thân tình của Nguyễn Trung Trực Do sợ kỵ húy nên người ta gọi bà Điều là bà Đỏ (màu điều cũng là màu đỏ nhưng sậm hơn có chút pha màu đen) Như vậy bà Điều hay bà Đỏ cũng chỉ là một người, (có một số tài liệu nói rằng bà Điều bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người)
Vợ tên là Định:
Khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống pháp cho đến ngày hi sinh, người
ta mới biết ông có một vợ và một đứa con trai Cả hai đều chết ở Phú Quốc Hiện nay vẫn còn di tích
Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam (Phú Quốc) đã viết: “Một điều đáng chú ý là: Qua xác minh thì ở cửa cạn có mộ của vợ con cụ Hàng năm nhân dân tổ chức cúng vào ngày 19 tháng 08 âm lịch rất lớn Họ gọi bà là
“BÀ QUAN LỚN TƯỚNG” Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊ KIM ĐỊNH” Đây là giả thuyết có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn Đứa con giữa Nguyễn Trung Trực và Lê Kim Định sinh ra hơn được một tháng thì chết vì lý do khát sữa Trong cuốn “Nguyễn Trung Trực thân thế và sự nghiệp” của bảo tàng Kiên Giang xuất bản 1989 có ghi lời kể của của ông cận vệ Ngô Văn Soạn và người giữ con như sau: “ lúc này đứa bé còn sống, nhân dân lúc đầu còn cho bú Sau khi Pháp ra lệnh tru di tam tộc nếu
ai cho con ông bú sữa Nhân dân vẫn bí mật cho bú được hai lần Lần cuối cùng đích thân cụ lợi dụng đêm tối bồng con ra tận đầu xóm Phước Lộc (Cửa Cạn) để xin sữa trong vòng vây của Pháp Nhân dân bị Pháp khủng
bố bỏ chạy hết vào rừng, không còn ai cho sữa đứa bé khóc lên, Cụ phải
Trang 18quay về căn cứ Nghĩa quân bàn cách lấy gạo giã nhuyễn nấu với đường cho công tử ăn Lúc này ông đã biết con mình sẽ chết nên vào vùng Vồ Trại Lâm để tìm cách dấu con Trong những giây phút cuối cùng nơi rừng sâu một mình cùng với đứa con mới sanh trên một tháng”
1.2.2 Cuộc đời làm dân chài và quản cơ:
Do sinh trưởng trên vùng đất nhiều sông ngòi người nào cũng giỏi bơi lội, nên từ nhỏ Nguyễn Văn Lịch gắn bó với kênh rạch, sông nước Bến Lức, Vàm Cỏ Đông và từ ấy Nguyễn Trung Trực làm nghề chài lưới, Ông thành thạo nghề chài lưới Chuyện ở Long An kể rằng: “Thuở còn là anh chài Lịch, ông đã nổi tiếng bơi giỏi như rái cá, đi chài lưới bao giờ cũng bắt nhiều tôm cá hơn người” Ông thường giúp cha chài lưới ven sông nên người ta gọi Ông là “Anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực”
Đến tuổi tráng niên Nguyễn Văn Lịch tham gia vào phong trào mộ quân đồn điền của triều Nguyễn do kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương lãnh đạo và do có tài võ nghệ mà được thăng chức đội Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đem quân đánh chiếm đồn Chí Hòa Nguyễn Văn Lịch hăng hái chiêu mộ được một số nông dân vào lính và tham gia vào việc phòng thủ, bảo vệ đồn Chí Hòa dưới quyền của lảnh binh Trương Định Tháng 12 năm 1861, trước phong trào nổi dậy của nhân dân 3 tỉnh miền Đông, giặc Pháp rất hoảng sợ và khủng bố dã man các Phong trào yêu nước Các vùng rạch Kỳ Môn (Mỹ Tho), Rạch Gầm, Cai Lậy, Cái Bè, Tân An, Gò Công, Gia Định đều nổi lên, trong khi bọn Pháp phải đối phó với phong trào ở Hóc Môn, Bà Điểm, Tây Ninh, Trảng Bàng, Thủ Dầu Một Nguyễn Trung Trực chiến đấu trong hàng ngũ nghĩa quân phía Tân
An nhằm bảo vệ vùng Gò Công, là vùng nổi tiếng nhiều thóc lúa và là quê hương của bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức Với trách nhiệm chặn giặc phía Tân
Trang 19An Địa bàn chính của Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân là vùng Bến Lức dọc theo sông Vàm Cỏ Đông
Ngày 10 tháng 12 năm 1861 ông lập chiến công vang dội: đốt cháy tàu Esperrance trên vàm Nhật Tảo làm cho địch thiệt hại nhiều Qua chiến thắng này tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Trung Trực vang đi khắp nơi, sau đó ông ra Huế vua Tự Đức phong tặng cho ông làm chức Quản Cơ nên người ta gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch Trong Quốc Sử Quán
triều Nguyễn có ghi “… Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản Cơ
Bình Thuận Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng (Nguyễn Văn Sang và Huỳnh Khí Nhượng) cùng 20 người nữa làm cai đội đều được cho ngân tiền Binh lính tham gia được thưởng chung 1000 quan tiền Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai…” Theo chế độ phẩm trật
quan lại thời Tự Đức thì chức Quản Cơ là bật võ được xếp vào hàng chánh
1.2.3 Vị thủ lĩnh nghĩa quân tài giỏi, cao thượng:
06/1861 Nguyễn Trung Trực cùng Huỳnh Công Tấn chỉ huy phó của Trương Định đi lên Biên Hòa khi Pháp làm chủ tình thế và đóng đồn nổi ở sông Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực xuống lệnh cho hai viên phó quản là Huỳnh Khí Nhượng và Nguyễn Văn Quang chuẩn bị tấn công Pháp, đang
mở nhiều cuộc tàn sát dân lành trong vùng chúng chiếm đóng
22/06/1861 Nguyễn Trung Trực (lúc đó tên Lịch) được Trương Định
Trang 20giao giữ vùng Tân An và nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ chống Pháp, Nguyễn Trung Trực rất thông minh và tài năng Theo nhận xét của Vial “ Nguyễn Trung Trực có gương mặt thông minh, dễ gây thiện cảm” nhờ tài năng và chí thông minh của Nguyễn Trung Trực tập hợp đông đảo nghĩa quân Trong số nghĩa quân có Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng, Lâm Văn Ky là những người tài giỏi có đóng góp to lớn giúp ông trong việc đánh Pháp Nguyễn Trung Trực thống lãnh nghĩa quân chống pháp lập nhiều chiến công, gây cho Pháp nhiều thiệt hại như đốt cháy tàu Ésperrance trên vàm Nhật Tảo (1861), đánh đồn Rạch Giá (1868) Sau những ngày chiến đấu gian khổ ở Phú Quốc, Nguyễn Trung Trực quyết định ra “nộp mình” để giải quyết vấn đề cấp thiết Trước khi ra “nộp mình” Ông viết thư cho Huỳnh Công Tấn phải chấp thuận 3 điều kiện:
Một là, bãi bỏ lệnh bao vây phong tỏa toàn đảo
Hai là, phải thả hết nghĩa quân bị bắt, cho họ được trở về nguyên quán yên ổn và tự do làm ăn sinh sống
Ba là, phải thả ngay mẹ Ông ra và đưa đến căn cứ để gặp Ông
Dĩ nhiên được tin Ông chịu hàng, Pháp chấp thuận ngay nhưng chúng chỉ thực hiện hai điều trên
Viên quan Pháp Piquet khi lấy khẩu cung Nguyễn Trung Trực cũng ghi nhận xét một cách trung thực rằng: “Trực rất tự trọng và đầy khí phách” Viên thống soái Nam Kỳ muốn biết tường tận ông như thế nào nên vào khám gặp ông Trước tiên hắn dùng lời lẽ ngọt ngào khuyến dụ nhưng không được hắn mới xẵng giọng nói: “Ông Trực nè! Dù ông có sống hay chết thì binh lực của Pháp đã tận diệt hết quân phiến loạn của xứ sở này rồi…”
Trang 21Nguyễn Trung Trực mỉm cười, liền đưa tay ra ngoài sân cỏ và ôn tồn nói với tên chánh soái rằng: “Thưa Pháp soái: chúng tôi tin chắc rằng, chừng nào ngài trừ hết cỏ trên mặt đất này thì chừng đó ngày mới mong trừ hết những người ái quốc trên xứ sở này mà ngài giân giữ gọi họ là quân phiến loạn” Câu nói “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây” làm sáng ngời khí phách hào hùng của ông
Trang 22CHƯƠNG 2 NHỮNG CHIẾN CÔNG RỰC RỠ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC
2.1 Trận Nhật Tảo:
Trận Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực tổ chức tấn công, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 1861 tại vàm Nhật Tảo (hay còn gọi Nhựt Tảo),
là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhật Tảo, nay thuộc xã
An Nhật Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Chiến thắng này cùng với trận đồn Kiên Giang, cũng do ông Trực tổ chức tấn công
2.1.1 Tình hình chiến sự trước trận đánh:
18/02/1859 Quân Pháp xua quân đánh chiếm Gia Định Hai năm sau (25/02/1861) Pháp đánh chiếm đồn Chí Hòa, thừa thắng chúng đánh chiếm Định Tường-Mỹ Tho(14/02/1861) Quân triều đình rút về Vĩnh Long Lúc bấy giờ Pháp lợi dụng vũ khí như tàu chiến đại bác hiện đại, lại thêm triều đình nhu nhược, chúng chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam bộ, nơi nào chúng chiếm được thì lập xã tề và xây dựng đồn bót Dưới sông chúng cho tàu thủy lớn nhỏ tuần tra ghe thuyền qua lại Chúng lấy cớ ngăn chặn nghĩa quân làm loạn để thu gom tiền bạc, lúa thóc của nhân dân
Đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Trung Trực rút quân về Tân An tiếp tục chiêu mộ nghĩa dũng, sắm sửa khí giới với mục đích chống lại Pháp lâu dài Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực trong gần ba năm 1860 đến 1862 là vùng Tân An, Định Tường, Biên Hòa
Theo một số nguồn sử liệu dân gian thì làng Nhật Tảo nằm trên một vùng đồng ruộng bao la, mới sáng tinh sương đã nhìn thấy ánh mặt trời nên gọi là Nhật Tảo, nghĩa là “mặt trời mọc sớm” Giữa thế kỷ thứ XIX Nhật Tảo là vùng được ông Hồ Văn Chương đến khai phá lập nghiệp theo
Trang 23chương trình khai hoang của nhà Nguyễn Nhờ quy tụ được đông dân cư lập thành thôn ấp, ông Hồ Văn Chương được triều đình Nguyễn phong chức Suất đội trưởng con cháu kế truyền làm chủ chợ qua việc thu thuế chợ lấy tiền làm ngân sách địa phương Dòng dõi họ Hồ thống lãnh cả vùng và đều là hương chức địa phương Lúc bấy giờ, ông Hồ Quang Minh làm cai tổng, tuy hợp tác với Pháp ngoài mặt nhưng vẫn căm thù giặc Cảm khái tấm lòng ái quốc của Nguyễn Trung Trực, gia đình ông đã mạnh dạn hợp tác với nghĩa quân, lập kế đồ đánh phá lực lượng quân Pháp
Tại ngã ba, đầu sông Nhật Tảo và sông Vàm Cỏ Đông Pháp đặt chiếc tiểu hạm tên là Ésperance (Hy vọng) nằm án ngữ nơi đó để đón ghe thuyền qua lại tra xét Tiểu hạm Esperance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn Đây là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ Quyền quản
cơ Nguyễn Văn Lịch liền ra lệnh cho Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng cùng Võ Văn Quangchuẩn bị kế hoạch tấn công chiếc tiểu hạm này
- Lực lượng đôi bên:
Bên quân Pháp :
Chỉ huy tàu là trung úy hải quân tên là Parfait, còn tên phó là một thiếu úy nhưng không rõ tên Dưới tàu có trang bị một khẩu đại bác với 25 lính Pháp và lê dương đầy đủ súng ống đạn dược Trên bờ sông có đóng một cái đồn với 20 lính mã tà canh gác bảo vệ Chiến thuyền Ésperance được coi là một “căn cứ nổi” rất lợi hại trên nhiều mặt: đóng vai trò một thành lũy bố phòng; một pháo đài để tấn công và yểm trợ một phương tiện
di động để điều động và vận chuyển binh lính, quân nhu, lại được sử dụng như một đơn vị “dưỡng quân” Chiến thuyền này đã giữ vai trò “chiếm đóng” và “bình định” cả một vùng địa phương rộng lớn
Trang 24Bên quân Việt:
Khoảng 150 nghĩa quân tham gia trận này dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Văn Lịch cùng các thành viên khác là: Võ Văn Quang, Huỳnh Khắc Nhượng, Nguyễn Học, Nguyễn Văn Điền (hay Điều) và hương thôn
Hồ Quang Chiêu Vì tầm quan trọng về mặt chiến thuật, chiến lược của tiểu hạm Ésperance cho nên quản binh Lịch bằng mọi cách tiêu diệt con tàu này
2.1.2 Diễn biến trận đánh và kết quả:
Trận đánh hỏa công đốt tàu chiến Pháp Espérance trên sông Nhật Tảo khiến đất trời cũng muốn nổ tung: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa” Trận Nhật Tảo có hai ý kiến khác nhau: thứ nhất là Nguyễn Trung Trực cho giả làm thuyền buôn lúa để đánh chìm tàu; thứ hai Nguyễn Trung Trực cho giả thuyền đám cưới qua sông, thừa lúc áp sát rồi đánh úp
Giả thiết thứ nhất về đám ghe buôn:
Qua nhiều ngày tìm hiểu tình hình địch khá chính xác, ông liền chuẩn
bị kế hoạch thực hiện, ông chia nghĩa quân làm hai toán: toán thứ nhất ông cho 30 người nằm phục kích bao vây đồn mã tà Nếu nghe hiệu lệnh thì tấn công ngay không để chúng ra tiếp viện; toán thứ hai gồm 59 người bố trí cho 5 ghe và nằm chờ sẵn trong khoang ghe có đầy đủ cúi rơm, khi nghe hiệu lệnh thì phi nhanh qua tàu, phóng hỏa và tìm diệt địch
Ngoài ra ông còn vận động một số dân chúng quanh vùng tham gia cuộc chiến, ông trang bị cho họ một số chiêng, mõ, tù và để làm thành tiếng động chọc tức quân Pháp, buộc chúng phải chia lực lượng dưới tàu ra
để nghĩa quân hoạt động dễ bề thắng lợi
Đúng ngọ ngày 10 tháng12 năm 1861, Quản binh Lịch cho toán dân
Trang 25chúng đánh chiêng, mõ, thổi tù và làm vang động một góc trời, tên trung
úy dưới tàu nghe tiếng động, tức tối liền xua nửa toán lính dưới tàu xuống ca-nô tiến thẳng vào bờ vừa đi vừa bắn loạn xạ để thị uy Tuy vậy đoàn người vẫn gây tiếng động, làm Parfait càng thêm tức giận xua lính truy đuổi theo mãi, càng lúc càng xa tàu
Lúc này ngoài sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe buôn bập bềnh chèo trên mặt nước Lính canh trên tàu thấy liền gọi lại để trình giấy Năm chiếc ghe cặp sát hông tàu, chiếc ghe đầu trình giấy tên thiếu úy với tay xuống lấy bất thình lình bị Quản Lịch đâm chết sau đó ông phát lệnh tấn công, tất cả nghĩa quân nằm dưới ghe đều bật dậy phóng nhanh qua tàu tìm địch diệt, đồng thời mang cúi rơm phóng hỏa đốt tàu Bọn lính thấy tàu phát hỏa thì hoảng kinh hồn vía, một số thì bị nghĩa quân giết tại chỗ, một
số nhảy xuống sông lội vào bờ chay thoát thân nhưng cũng bị dân chúng đoán bắt giết chết Còn tên Parfait thấy tàu bị đốt cũng tìm đường trốn thoát thân
Trong quyển Đại Nam Thực Lục, đệ tứ kỷ năm Tự Đức thứ 15 (1862)
chép: “Khi ấy quân Tây dương đưa tàu bọc đồng đậu ở thôn Nhật Tảo
Quyền sung quản binh đạo là Nguyễn Văn Lịch sai sung phó quản binh đạo là Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang đều đem binh quyền dọc theo ven sông, tới chỗ tàu Tây dương đậu, chia quân phòng bị và đặt quân phục kích, đem 59 quân chiến tân chia làm hai đạo, giả làm thuyền buôn, thẳng tới tàu Tây dương, nhảy lên trước, đâm chết 4 tên Tây dương Những người cùng đi đều nhảy lên tàu một lượt giết bừa đi Quân Tây dương nhảy xuống sông hoặc chết, hoặc thoát thân, còn thì chui xuống khoang thuyền bắn chống trả Quang (Võ Văn Quang) hô 30 tên phục binh nổi dậy tiếp chiến Bọn quản toán là Nguyễn Học, lương thần là Hồ Quang lấy búa sắt
Trang 26phá tàu Tây dương không vỡ, thế thì phóng hỏa đốt cháy hết”
Giả thiết thứ hai về đám cưới giả:
Lấy lòng quân Pháp, cai tổng Hồ Quang Minh tỏ ra sự “cúc cung tận tụy” ra mặt tích cực cộng tác với Pháp Được thuyền trưởng trung úy Parfait tin cẩn, một ngày nọ cai tổng Hồ Quang Minh cùng Hương lý Nhật Tảo đến “bái kiến” trung úy Parfait và thăm chiến thuyền Ông nêu ý kiến, tàu quá lớn và cao, lại thêm bọc sắt, trời miền Nam quá nóng nực, dễ gây bệnh thời khí nên làm mái lá dừa che cho mát “Chúa tàu” khen phải cho thực hiện công tác ngay Cai tổng Hồ Quang Minh xin lãnh công việc này
và giới thiệu “ông Năm thợ mộc” lên tàu dựng cột, lợp mái Ông thợ mộc này chính là Nguyễn Văn Lịch Em trai cai tổng là Hồ Quang Chiêu thì hợp tác cùng Nguyễn Văn Lịch nghiên cứu kế hoạch và chuẩn bị trận đồ
“chiếm và đốt tàu” Nhờ nhưng ngày đóng vai thợ mộc trên tàu, ông Năm
đã am tường tình hình: quân số, vũ khí, cách bố phòng, thói quen của vị thuyền trưởng và các sĩ quan, cũng như giờ giấc đổi ca và đi càng các vùng lân cận Bọn quân Pháp rất thích thú với mái nhà lợp bằng lá dừa trên tàu, vừa “ngồ ngộ” vừa “khỏe người”, ban ngày nắng chang chang khỏi phải xuống hầm tàu
Giờ lịch sử đã điểm, sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861 (tháng 11/năm Tân Dậu), một toán nghĩa quân làm kế nghi binh kéo về Kênh Hóng thuộc
xã Bình Lăng giống trống, khua chiêng để nhử bọn thủy binh Pháp Viên sĩ quan chỉ huy hôm đó quả mắc mưu, bèn cắt cử một bộ phận binh lính rời tàu để càng quét nghĩa quân gây loạn, vào lúc gần trưa, lính pháp trên tàu chỉ còn lại một số nhỏ Phía nghĩa quân được điều đi phá tàu dưới quyền chỉ huy của ông, cả nam lẫn nữ đi trên hai chiếc ghe giả danh và ngụy trang
là “đám cưới quê đi rước dâu” Hai ghe ghé sát tàu xin pẹc mi (giấy phép)
Trang 27để đi sang bên kia địa phương để rước dâu Đóng vai chú rể là Nguyễn Văn Lịch, trong người thủ sẵn một chiếc búa thầu nặng năm cân ta (khoảng 3 kg) Nhân lúc bất ngờ, ông rút búa nện chết tên lính gác tàu mà “chú rể” vừa “múa tay, múa chân” năn nỉ xin giấy đi “cưới vợ” Bọn lính Pháp trở tay không kịp, không thể sử dụng súng để bắn trả nên bị tiêu diệt gần hết Ông Hồ Quang Chiêu thì phục sẵn trên bờ với toán nghĩa quân và dân làng Nhật Tảo, diệt gần trọn hết bọn lính Pháp đóng trên vàm đối diện với chiến thuyền đậu thả neo
Vừa chiếm xong tàu, Nguyễn Văn Lịch hạ lệnh nổi lửa đốt tàu, có nhiều bà con, gia đình nhà cửa cất gần nơi tàu thả neo đã tháo cả phên, vách lá làm “mồi lửa” đốt tàu cho mau Hơn nữa tàu có lá lợp “ngồ ngộ”
do ông Năm thợ mộc cất sẵn đó, trời lại nóng bức nên lửa bắt rất bén Chẳng mấy chóc toàn bộ lực lượng Pháp, tàu chiến Espérance đã bị xóa sổ Giả thiết này được nhiều người chấp nhận hơn, trong đó có sự đồng tình của một số tác giả người Pháp như Paulin Vial, Alfred Schreiner
Trận đốt tàu toàn thắng, nghĩa quân dìm tiểu hạm Espérance chìm sâu dưới lòng sông Vàm cỏ mang theo 17 tên giặc xâm lăng cùng với Bên quân Việt toàn thắng, nhưng có 4 nghĩa quân hy sinh Sau khi tin tức báo tới tên chỉ huy Parfait hắn chạy đến tàu Garôn xin viện binh, nhưng đến nơi thì không còn bóng dáng nghĩa quân nào, chúng báo thù bằng cách đốt hết nhà cửa và giết sạch trẻ già, trai gái vùng này (hơn 600 người)
Sau chiến thắng Nhật Tảo vua Tự Đức hạ chiếu cho Nguyễn Trung Trực làm Quản Cơ, Nguyễn Văn Sang và Hoàng Khắc Nhượng cùng 20 người làm cai đội đều được thưởng tiền Binh lính tham gia được thưởng chung 1000 quan tiền Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất và chuẩn cấp cho những nhà trong thôn Nhật Tảo bị Pháp đốt
Trang 282.1.3 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa:
Để giành được thắng lợi Nguyễn Văn Lịch nghiên cứu trận thế tường tận và chuẩn bị rất chu đáo Nguyễn Văn Lịch nghiên cứu lúc nào địch hơ hỏng phòng bị, thời gian đó là lúc giữa trưa Tàu Espérance đậu ngang một cái đồn trên bờ để có thể hộ trợ cho nhau vì thế phải làm thế nào để cách ly
sự tiếp ứng trên bờ và dưới nước Vì vậy ông đã cho một toán quân bao vây và tấn công đồn lính mã tà đồng thời tấn công tàu Espérance
Ngoài ra ông áp dụng chiến thuật rất táo bạo mà Binh thư Tôn Tử cho
là “Xua quân vào chỗ chết quân sẽ sống” Để làm được điều này đòi hỏi quân sĩ phải là người tài giỏi về võ thuật, can đảm, sử dụng khí giới trên xuồng ghe thành thạo như đứng trên đất liền, ngoài việc biết bơi lội còn phải rành địa thế vùng đó, phải theo dõi nước lớn nước ròng Sau khi được tập luyện các dũng sĩ này được tung vào trận chiến đấu một là giết giặc hai
là bị giặc giết Trong khi đánh giáp chiến các dũng sĩ phối hợp với nhau và
la hét để đàn áp tinh thần của giặc Cho nên ngoài Nguyễn Văn Lịch là một tay võ nghệ cao cường của đất Bình Định ra khó có người nào sử dụng thành công chiến thuật này Ông còn phối hợp thế hỏa công để đánh đắm tàu sau khi tiêu diệt địch trong khoảnh khắc
Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc đòi hỏi: nắm vững tình hình địch, hiểu thực lực của ta, rõ địa thế và trận địa, phải tạo yếu tố bất ngờ, quân sĩ phải can đảm và giỏi đánh giáp chiến
Chiến thắng Nhật Tảo có một tiếng vang rất lớn trong thời kháng Pháp, bởi lẽ đây là lần đầu tiên quân ta chủ động tấn công và giành thắng lợi trong trận thủy chiến Nâng cao thanh danh của Quản binh Lịch trong
cả nước, làm bừng sáng lòng yêu nước của nhân dân Đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy sức tiến công chống xâm lăng khắp mọi nơi ở miền Tây
Trang 29Nam Bộ Chiến thắng này làm cho nhân dân và nghĩa quân phấn khởi còn
kẻ thù thì bàng hoàng khiếp sợ, Paulin Vial đã xác nhận đây là “Một sự kiện đau đớn làm cho người An Nam phấn trấn và gây xúc động sâu sắc trong lòng người Pháp” Chiến công của ông là “khúc nhạc mở đầu cho một cuộc công kích hầu như toàn bộ các đồn lũy của Pháp”
Thừa thắng xông lên, 4 ngày sau (14 tháng 12 năm 1861) nghĩa quân các nơi đánh úp Đồn Cần Giuộc, Cái Bè và Rạch Rầm ở phía Tây Ninh ta dùng súng đồng bắn vào một chiếc tàu kiểu Espérance gọi là chiếc Lorcha
số 3 Ngày 16 tháng 12 nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đánh tiếp tàu Pháp trên dòng sông Bến Lức
2.2 Trân diệt Đồn Kiên Giang:
Ngày 3/061862 triều đình Huế ký hòa ước cắt nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông trù phú, nhưng thực dân Pháp vẫn còn phải đối phó với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công, nghĩa quân của Thiên Hộ Dương ở Cái Bè và ở Gò Tháp (Đồng Tháp Mười) Chúng quy trách nhiệm cho triều đình Huế về các vụ khởi binh vùng chúng kiểm soát Triều đình phong cho Trương Định làm lảnh binh ở An Giang để Trương Định thôi hoạt động ở vùng địch chiếm Nhưng nghĩa quân bất khuất đón đường, cản ngựa của Trương Định lại Trước quyết tâm sắt đá của quân sĩ Trương Định đã quyết định ở lại cùng nghĩa quân chiến đấu đến cùng, được nghĩa quân phong cho là Bình Tây Đại Nguyên Soái
Sau trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo Nguyễn Văn Lịch được triều đình gọi về Huế, phong chức Quản Cơ, sau đó phong chức Thành Thủ Úy (chức quan giữ thành ở tỉnh lỵ Hà Tiên) cũng nằm trong ý đồ của triều đình Nhưng Hà Tiên không thuộc quyền cai trị của triều đình nữa vì sáng sớm ngày 20/06/1867 quân pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, đòi quan
Trang 30lại triều đình phải nộp thành không điều kiện Ngày 22/06/1867, Pháp chiếm Châu Đốc, tỉnh thành của An Giang, liền đó lại chiếm Hà Tiên không mất một phát súng Sau khi đã chiếm xong ba tỉnh miền Tây, chúng tăng cường đàn áp, truy lung, bắt bớ nghĩa quân hòng tiêu diệt lực lượng của Nguyễn Trung Trực Chúng thành lập chính quyền xã tề và xây dựng đồn bót khắp nơi Mặt biển ở Rạch Giá chúng thiết lập Ty Thương Chánh
để thu gom tiền bạc của các thương thuyên ngoại quốc vào đây buôn bán Trong sông rạch chúng cho pháo thuyền tuần tra ngang dọc đón ghe thuyền xét tra thu thuế và truy tầm tung tích nghĩa quân
Việc mất ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Bộ là kết quả tất yếu của triều đình nhà Nguyễn, từ hành động kháng cự yếu ớt đến thái
độ từng bước nhượng bộ và sau đó bó tay đầu hàng, cam chịu mất nước
2.2.1 Chuẩn bị:
Sau khi thành Hà Tiên bị mất, Nguyễn Trung Trực từ Sân Chim lui
về Hòn Chông (cách Hà Tiên độ 20 km) lâp căn cứ, xây dựng lực lượng chờ thời cơ chống Pháp Lúc bấy giờ dân cư còn thưa thớt, số người Khơme xấp xỉ số người Việt Hoa kiều đến mua bán khai thác không thông qua thủ tục nhập cảnh cư trú, tổ chức ra từng bang sau dần dần hợp thức hóa Người Khơme sống biệt lập trên đất vườn, do một viên tổng quan chịu trách nhiệm thuế khóa với quan lại địa phương Người việc canh tác khai khẩn ruộng đất trong điều kiện thiếu nước ngọt, quần tụ theo bờ rạch trên những giồng, gò Kênh Thoại Hà đưa nước ngọt từ sông Hậu qua Rạch Giá trên bờ kinh qui tụ nhiều gia đình người Việt
Diện tích Hà Tiên – Rạch Giá rất rộng, bao phủ toàn rừng tràm đưa lại nguồn lớn là sáp và mật ong có giá trị cao Rừng cũng là nơi hình thành những sân chim Cái Nước, Hốc Hoa, Thầy Quơn, Chắc Băng thời Nguyễn
Trang 31Trung Trực là những sân chim, cũng là nguồn lợi đáng kể Lúc Bấy giờ chưa có kênh Xà No, kênh Giồng Riềng qua Thốt Nốt, kênh cái sắn ( Ô Môn), kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Xẻo Rô Từ Hà Tiên đi Rạch Giá phải dùng đường biển Vào mùa mưa lũ chưa có kênh tẻ rút nước ra biển, chổ Rạch Giá nước bao quanh nổi lên như hòn cù lao Rạch Vàm Trư phía sau dinh chủ tỉnh còn lau sậy, nơi heo rừng còn sống từng bầy
Trong sinh hoạt kinh tế vùng Rạch Giá, nguồn lợi tự nhiên chiếm phần đáng kể Trừ một số làng mạc nhỏ đòi sống tương đối ổn định, đa số người Việt chưa định canh định cư Bọn Pháp đến vùng đất còn hoang vu, hẻo lánh này, thiếu tiện nghi sợ sốt rét, thời khí Chúng tin rằng địa vị ông chủ của chúng là không bao giờ thay đổi và chúng khinh thường kỳ thị những người địa phương nghèo khổ, với những phong tục xa lạ: thanh niên nam nữ ăn trầu bới tóc, chân đất quần áo lam lũ
Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân đến Hòn Chông sau khi thành Hà Tiên mất Hòn Chông lúc bấy giờ dân cư thưa thớt phần lớn là người Khơme, địa thế rừng núi hiểm trở Bao bọc bởi rừng tràm Phong trào được nhân dân xa gần ủng hộ, số người tham gia nghĩa quân đông dần Nghĩa quân bấy giờ được trang bị rất bình dân, họ búi tóc, khăn bịt đầu cho búi tóc khỏi xổ tung, áo ngắn tay, vạt dài phủ mông, lưng thắt sợi dây vải hoặc dây gai bó vạt áo vào người Vải thường dùng là vải ta, nhuộm vỏ đà, vỏ ối rồi nhúng bùn để cầm máu, họ ăn trầu hút thuốc luôn miệng Nghĩa quân ngoài thanh niên trai tráng còn có phụ nữ tham gia Nguyễn Trung Trực liên hệ với các lãnh tụ nghĩa quân nghĩa quân địa phương thành lập lực lượng kháng chiến lâu dài Ở Minh Lương có Xã Lý, ở Phú Quốc có Quản Thứ, Tổng Điền, Xã Ngợi…
Lúc bấy giờ ông đã đổi tên là Nguyễn Trung Trực địa bàn hoạt động
Trang 32của nghĩa quân do ông lãnh đạo rất rộng lớn từ Cà Mau đến Hà Tiên, Phú Quốc và vùng núi Sập (An Giang) Nghĩa quân có ba căn cứ chính là Tà Niên (Rạch Giá), Hòn Chông (Hà Tiên) và Sân Chim (Cà Mau) Từ những căn cứ này, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực thường xuyên tiến hành du kích chiến khắp ba tỉnh Nguyễn Trung Trực cũng thường đi khắp nơi như Cái Nước, Chắc Băng, Thầy Ngươn, Tân Hội, Vĩnh Trạch… Để vận động những người có cùng chí hướng tham gia đánh đuổi xâm lăng, giành lại quê hương đất nước Đến đâu ông cũng được nhân dân mến yêu và kính phục
Một lần, Nguyễn Trung Trực theo đường biển đến chợ Rạch Giá, đưa
mẹ ở tạm nhà ông Dương Công Thuyên, rồi mang thư giới thiệu của ông Dương Công Thuyên vào Tà Niên gặp Lâm Văn Ky Qua tiếp xúc, Nguyễn Trung Trực nhận thấy ông Lâm Văn Ky là một thanh niên khẳng khái và yêu nước, còn Lâm Văn Ky vô cùng cảm phục vị anh hùng Nhật Tảo mà ông đang đối diện Hai tâm hồn đồng điệu yêu nước thương dân đã gặp nhau và cùng nuôi chí lớn đánh Pháp yên dân Ông Lâm Văn Ky còn tiến
cử thêm bốn người bạn thân thiết của mình cho Nguyễn Trung Trực, đó là Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên
Sau khi quan sát xong vùng Tà Niên, Nguyên Trung Trực chọn nơi này làm địa điểm xuất phát trận tấn công thành Kiên Giang Nguyễn Trung Trực ở nhà Lâm Văn Ky được năm hôm, ông đã dùng thời gian này để nghiên cứu kỹ địa hình và thực lực quân Pháp ở thành Kiên Giang Ông còn đích thân cải trang thành dân thường ra tận chợ Rạch Giá để nắm tình hình Đêm thứ năm, định sang hôm sau trở về Sân Chim chuyển quân đến
Tà Niên thì có bà Điều đến thăm Bàn về việc tấn công thành Kiên Giang,
bà nhận việc thuyết phục Quản Cầu chỉ huy đồn lính mã tà làm nội ứng
Trang 33Nguyễn Trung Trực giao cho bốn vị Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên ở Tà Niên phụ bà, tiền bạc tốn kém trong các hoạt động này do bà đảm nhận Gần đến ngày tấn công Quản Cầu bằng lòng làm nội ứng cho nghĩa quân
Sau đó ít lâu, Nguyễn Trung Trực triệu tập các vị chỉ huy lại để bàn
kể hoạch đánh đồn Kiên Giang Nhưng thật đáng tiếc, trong nghĩa quân có những kẻ phản bội như Đội Lượm, Xã Ngươn ở Tân Hội ra đầu hàng Pháp, báo cho tên chủ tỉnh biết Tên chủ tỉnh ra lệnh bắt ngay Quản Cầu, Xã Lý
và cô Ba Đỏ nhốt vào khám lớn Làm như vậy chúng tin rằng Nguyễn Trung Trực không còn cơ hội đánh đồn được Nhưng tương kế tựu kế,Nguyễn Trung Trực vẫn thực hiện được, trước khi tiến công hai ngày, ông cho lực lượng nghĩa quân ở Hòn Chông kéo về Tà Niên để cùng phối hợp hành động
2.2.2 Diễn biến:
Ở phía Tà Niên, Nguyễn trung Trực quyết định khởi sự, trong lúc giặc còn chủ quan, lơ là canh phòng Theo lệnh ông, khoảng nửa đêm ngày 16/06/1968 nghĩa quân tập trung từ hai ngày trước ở Tà Niên, lặng lẽ vượt vàm sông cái lớn rồi đổ bộ lên bờ rạch Láng Ông gươm đao chờ sẵn Nghĩa quân ém xung quanh thành Kiên Giang chờ hành động
Đến 4 giờ sáng, nghĩa quân bò sát thành bố trí, hai tên lính canh trốn mưa ngồi co ro trong chòi canh, Nguyễn Trung Trực bò lại gần chỉ loáng một nhát kiếm hai tên này bị giết chết, sau khẩu lệnh của ông nghĩa quân bắt đầu công thành, kẻ phá cửa xông vào, người trèo lên thành thi nhau chém giết, quân Pháp không kịp phản ứng bị giết ngay trên giường ngủ, vài tên tỉnh táo cầm súng bắn trả nhưng không kịp nạp đạn lần thứ hai Trại lính mã tà do nhận làm nội ứng nên im lìm không nổ súng để cho nghĩa
Trang 34quân mặc sức tung hoành Tiếng gào thét, tiếng súng nổ, tiếng gươm giáo, tiếng rượt đuổi vang động trong đêm tối
Có ba tên lính chạy thoát nhờ bóng đêm nhưng sáng bị đồng bào phát hiện hai tên trốn dưới đầm sen kéo lên đập chết Tên thứ ba trốn vào nhà một người Miên, người này thương hại không nỡ đi tố cáo, giấu trong nhà
và cho ăn, khi Pháp tái chiếm thành Kiên Giang, người này dẫn tên Pháp tị nạn ra nạp
2.2.3 Kết quả
Sáng 17/06/1868, ngọn cờ nghĩa quân bay phấp phới trên thành lính Tây, hương chức sở tại do Huyện hiến cầm đầu, đến trình diện với Nguyễn Trung Trực, tất cả điều được khoan hồng vì trước kia họ tỏ ra có cảm tình hoặc ít nhiều đã giúp đỡ đưa tin cho nghĩa quân Dân chúng hân hoan kéo đến chào mừng Nguyễn Trung Trực và thiết đãi nghĩa quân
Trận đánh thành Kiên Giang của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã
hạ sát được tên Chánh Phèn đây là tên trung úy quân Pháp làm chánh tỉnh đầu tiên ở Rạch Giá và 5 võ quan, 67 lính Tây và Việt gian, 6 tên bị bắt sống, đoạt trên 100 khẩu súng và một kho đạn
“Đài chiến sĩ” trước khuôn viên dinh tỉnh trưởng cũ có ghi: “Aux morts de la grande guerre 1914-1918” (tử sĩ trận thế chiến 1914-1918), “et
la surprise de 1868” (tử sĩ trận đột kích 1868), thì đủ biết trận đánh thành Kiên Giang thật là ác liệt
Đây là lần đầu tiên lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh Nhận tin chủ tỉnh Rạch Giá cùng viên trung úy Gamard bị giết ngay tại trận, George Dirwell gọi “đây là một sự kiện bi thảm”
Trang 35Sau khi làm chủ thành Kiên Giang, nghĩa quân bêu đầu những viên sĩ quan và lính Pháp cắm dọc theo kênh Rạch Giá-Long Xuyên để cảnh cáo
Để phòng quân Pháp trở lại tấn công, Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân hợp cùng dân chúng cắm cọc thả chà, đắp đập dọc theo con kênh trên
từ Rạch Giá đến núi Sập Có hai cái cảng lớn: một là tại Tà Keo và một tại Lục Dục và đã bố trí những khẩu đại bác bắn đá tại đây Nguyễn Trung Trực giao cho Lâm Văn Ky ở lại giữ thành Kiên Giang còn mình đón giặc tại cảng Lục Dục (núi Sập)
Ngày 18/06/1868 bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mới được tin thành Kiên Giang đã mất, lập tức cho quân phản công Quân Pháp do thiếu tá Ausart chỉ huy từ Vĩnh Long đưa qua Kiên Giang, dưới quyền có đại úy Dismuratin chỉ huy một phân đội lính thủy đánh bộ, trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà và trung úy hải quân Richard đi ca-nô chạy bằng hơi nước, cùng theo có Trần Bá Lộc và tổng đốc Phương
Qua nhiều trận kịch chiến gian nan, ngày 26/06/1868 quân Pháp đến Sọc Suông (thuộc xã Tân Hội huyện Tân Hiệp) Nguyễn Trung Trực rút quân về cố thủ thành Kiên Giang, nhưng trước thế giặc quá mạnh ông cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, một số nghĩa quân theo không kịp, ở tản mác tại Rạch Giông Còn Lâm Văn Ky và số nghĩa quân rút về rạch Kim Quy Quân Pháp chiếm lại thành Kiên Giang, một số nghĩa quân bị bắt một
số nghĩa quân hi sinh
2.3 Những ngày chiến đấu ở Phú Quốc:
Quân Pháp chặn các con đường tiếp tế dẫn đến Hòn Chông và siết chặt vòng vây, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân dùng ghe, xuồng ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ kháng chiến
Trang 36Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, hình dạng giống như hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, chiều dài 52
km, chu vi 120 km Cách Mũi Nai Hà Tiên 25 hải lý cách Rạch Giá 62 hải
lý Trên đảo ¾ là rừng núi, có 99 ngọn núi rải rác bao phủ khắp nơi Phú Quốc từ trước đã nổi lên phong trào chống Pháp của Quản Thủ và Xã Ngài, gồm đa số dân lưu tán, còn trong tình trạng du canh du cư Phú Quốc có địa hình thuận lợi cho nghĩa quân, nhưng vì là đảo nên có nguy cơ bị chiến thuyền giặc phong tỏa, dễ bị cô lập nếu không có tiếp viện từ các nơi khác
Ở Phú Quốc Nguyễn Trung Trực lên kế hoạch phòng thủ và chủ động tấn công Pháp Ông cho xây dựng căn cứ chính ở Rạch Cửa Cạn, toàn bộ vùng đóng quân rộng khoảng 100 km2 Đầu sớm Cửa Cạn là nơi của đội trinh sát, thông tin Từ ngã ba sông kéo dài hai bên bờ là các đội tiền tiêu ở Rạch Bà Cửu, bến Cây Còng, Kẻ Sức, bến Ghe Lương, báng Ghe Lương Tại trại ngoài là cụm quân chiến đấu lớn nhất bảo vệ tư dinh, rồi từ đó là một cánh đồng dài hơn 500m là nơi làm ruộng, vùng làm ruộng thứ hai là đồng của Ông Út và Bàu Ruộng Tiếp đến là những miếng rẫy Cây Sơn, Cây Quéo, đồng chú Mười Tổng dinh của Nguyễn Trung Trực đóng tại Ba Trại Trong Nơi Trại Lâm, Ụ Ghe và Năm Căn là ba cụm quân giữ mặt hậu Từ đây có đường qua Rạch Vẹm và Cầu Sơn, đường xuyên rừng nhưng dễ đi
Vùng rạch Vũng Bầu là cánh quân do Đội Ba chỉ huy, phòng thủ mặt biển Ở rạch Cửa Lấp là nơi đóng tàu thuyền, tại Ụ Tàu, vàm rạch Dương Đông có một đồn cảng ở tại Cầu Đồn, đi sâu vào khoảng 6 km là kho lương thực và trại súng nằm tại Kho Lương Từ Hòn Một đến Hàm Ninh là
bố trí đánh nghi binh do Quản Cầu chỉ huy, nơi đây có phòng tuyến đậu sát
bờ biển rộng khoảng 3m, sâu ngang đầu người, dài 500m làm tuyến phòng
Trang 37thủ Đội quân của Quản Diệu về ở núi Chảo và Giành Dầu để giữ mặt Bắc
và liên lạc với đất liền (Hòn Chông và Hà Tiên)
Gần 100 ngày đêm chiến đấu ác liệt nơi đây, nhiều cánh quân của Nguyễn Trung Trực đụng độ rất dữ dội với địch, nhiều trận chiến dũng cảm, sáng tạo đã diễn ra Như trận Hàm Ninh dụ quân Pháp vào để đánh, cách đánh là đánh nghi binh làm hao mòn sinh lực địch rồi cuối cùng là đánh cận chiến Khi chiến hạm Pháp Goeland do Bouchet Rivière chỉ huy đến đảo đậu ngoài xa, Ông cho nghĩa quân đi vòng ra bãi rồi trở về chiến hào Nghĩa quân thì luôn thay đổi trang phục, thay áo đỏ, áo đen rồi áo xanh để làm ít hóa nhiều Pháp ở ngoài khơi bắn vào, sau đó cho quân đổ
bộ Nghĩa quân tràn ra khỏi chiến hào bắt đầu đánh cận chiến, quân Pháp buộc phải rút ra tàu và tiếp tục bắn vào bờ Cứ nhiều đợt như thế quân Pháp bắn hết đạn phải rút chạy Không đổ lên Hàm Ninh được, Bouchet Rivière trở về Hà Tiên gọi thêm viện binh, chúng chở thêm 125 lính mã tà
ở Gò Công và Huỳnh Công Tấn (đã từng kháng Pháp với Nguyễn Trung Trực ở Gò Công dưới trướng của Trương Định sau này Pháp mua chuộc nên phản bội lại nghĩa quân) sang tấn công Dương Đông, Phú Đông, An Thái, Phước Lộc…
Ở Phú Đông, Dương Đông từ ngoài khơi Pháp đánh vào cầu Đồn là khu dân cư Rạch Ông Trì là nơi nhân dân ẩn núp tránh đạn Ở Phước Lộc, Pháp cũng bắt đầu tấn công và đổ bộ vào, cuối cùng quân Pháp cũng đổ bộ được vào bờ Lúc này có tên tay sai Phan Văn Bèn thông thạo địa hình dẫn
50 lính mã tà đi xuyên rừng núi Hàm Ninh đánh vào trạm tiền tiêu ở ngã ba sông Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở cánh đồng tràm đến vào căn cứ Sau khi Pháp chiếm được Đông Dương, liền tập trung toàn bộ lực lượng đánh vào căn cứ Phước Lộc nhưng không tiến vào được Không vào được chúng