Những ngày chiến đấ uở Phú Quốc

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 35 - 40)

5. Bố cục luận văn

2.3. Những ngày chiến đấ uở Phú Quốc

Quân Pháp chặn các con đường tiếp tế dẫn đến Hòn Chông và siết chặt vòng vây, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân dùng ghe, xuồng ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ kháng chiến.

Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, hình dạng giống như hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, chiều dài 52 km, chu vi 120 km. Cách Mũi Nai Hà Tiên 25 hải lý cách Rạch Giá 62 hải lý. Trên đảo ¾ là rừng núi, có 99 ngọn núi rải rác bao phủ khắp nơi. Phú Quốc từ trước đã nổi lên phong trào chống Pháp của Quản Thủ và Xã Ngài, gồm đa số dân lưu tán, còn trong tình trạng du canh du cư. Phú Quốc có địa hình thuận lợi cho nghĩa quân, nhưng vì là đảo nên có nguy cơ bị chiến thuyền giặc phong tỏa, dễ bị cô lập nếu không có tiếp viện từ các nơi khác.

Ở Phú Quốc Nguyễn Trung Trực lên kế hoạch phòng thủ và chủ động tấn công Pháp. Ông cho xây dựng căn cứ chính ở Rạch Cửa Cạn, toàn bộ vùng đóng quân rộng khoảng 100 km2. Đầu sớm Cửa Cạn là nơi của đội trinh sát, thông tin. Từ ngã ba sông kéo dài hai bên bờ là các đội tiền tiêu ở Rạch Bà Cửu, bến Cây Còng, Kẻ Sức, bến Ghe Lương, báng Ghe Lương Tại trại ngoài là cụm quân chiến đấu lớn nhất bảo vệ tư dinh, rồi từ đó là một cánh đồng dài hơn 500m là nơi làm ruộng, vùng làm ruộng thứ hai là đồng của Ông Út và Bàu Ruộng. Tiếp đến là những miếng rẫy Cây Sơn, Cây Quéo, đồng chú Mười. Tổng dinh của Nguyễn Trung Trực đóng tại Ba Trại Trong. Nơi Trại Lâm, Ụ Ghe và Năm Căn là ba cụm quân giữ mặt hậu. Từ đây có đường qua Rạch Vẹm và Cầu Sơn, đường xuyên rừng nhưng dễ đi.

Vùng rạch Vũng Bầu là cánh quân do Đội Ba chỉ huy, phòng thủ mặt biển. Ở rạch Cửa Lấp là nơi đóng tàu thuyền, tại Ụ Tàu, vàm rạch Dương Đông có một đồn cảng ở tại Cầu Đồn, đi sâu vào khoảng 6 km là kho lương thực và trại súng nằm tại Kho Lương. Từ Hòn Một đến Hàm Ninh là bố trí đánh nghi binh do Quản Cầu chỉ huy, nơi đây có phòng tuyến đậu sát bờ biển rộng khoảng 3m, sâu ngang đầu người, dài 500m làm tuyến phòng

thủ Đội quân của Quản Diệu về ở núi Chảo và Giành Dầu để giữ mặt Bắc và liên lạc với đất liền (Hòn Chông và Hà Tiên).

Gần 100 ngày đêm chiến đấu ác liệt nơi đây, nhiều cánh quân của Nguyễn Trung Trực đụng độ rất dữ dội với địch, nhiều trận chiến dũng cảm, sáng tạo đã diễn ra. Như trận Hàm Ninh dụ quân Pháp vào để đánh, cách đánh là đánh nghi binh làm hao mòn sinh lực địch rồi cuối cùng là đánh cận chiến. Khi chiến hạm Pháp Goeland do Bouchet Rivière chỉ huy đến đảo đậu ngoài xa, Ông cho nghĩa quân đi vòng ra bãi rồi trở về chiến hào. Nghĩa quân thì luôn thay đổi trang phục, thay áo đỏ, áo đen rồi áo xanh để làm ít hóa nhiều. Pháp ở ngoài khơi bắn vào, sau đó cho quân đổ bộ. Nghĩa quân tràn ra khỏi chiến hào bắt đầu đánh cận chiến, quân Pháp buộc phải rút ra tàu và tiếp tục bắn vào bờ. Cứ nhiều đợt như thế quân Pháp bắn hết đạn phải rút chạy. Không đổ lên Hàm Ninh được, Bouchet Rivière trở về Hà Tiên gọi thêm viện binh, chúng chở thêm 125 lính mã tà ở Gò Công và Huỳnh Công Tấn (đã từng kháng Pháp với Nguyễn Trung Trực ở Gò Công dưới trướng của Trương Định sau này Pháp mua chuộc nên phản bội lại nghĩa quân) sang tấn công Dương Đông, Phú Đông, An Thái, Phước Lộc…

Ở Phú Đông, Dương Đông từ ngoài khơi Pháp đánh vào cầu Đồn là khu dân cư. Rạch Ông Trì là nơi nhân dân ẩn núp tránh đạn. Ở Phước Lộc, Pháp cũng bắt đầu tấn công và đổ bộ vào, cuối cùng quân Pháp cũng đổ bộ được vào bờ. Lúc này có tên tay sai Phan Văn Bèn thông thạo địa hình dẫn 50 lính mã tà đi xuyên rừng núi Hàm Ninh đánh vào trạm tiền tiêu ở ngã ba sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở cánh đồng tràm đến vào căn cứ. Sau khi Pháp chiếm được Đông Dương, liền tập trung toàn bộ lực lượng đánh vào căn cứ Phước Lộc nhưng không tiến vào được. Không vào được chúng

dùng thủ đoạn vây bắt dân lại tra khảo, tàn sát và dụ hàng.

Pháp phong tỏa đảo Phú Quốc chặn tất cả các ghe xuồng qua lại vì nghi là tiếp tế gạo cho nghĩa quân. Huỳnh Công Tấn lại bài kế với Pháp bắt tất cả dân trên đảo tập trung vào một nơi phơi mưa phơi nắng và không cho ăn uống, cùng với việc rao truyền: nếu Nguyễn Trung Trực không ra đầu hàng sẽ hành hạ dân trên đảo đến khi chết vì họ cố tình tiếp tay và che giấu cho nghĩa quân. Mặt khác tại chợ Rạch Giá, Pháp treo giải thưởng: ai bày mưu bắt được Nguyễn Trung Trực được thưởng 200 quan tiền. Ai bắt sống hay hạ sát được Nguyễn Trung Trực, đem nộp thủ cấp sẽ được thưởng 500 quan tiền.

Bấy giờ tình hình nghĩa quân bi đát khi mùa mưa tầm tã đã đến: lương thực dần dần cạn nghĩa quân ăn trái cây độn, súng đạn cũng không còn, dân chúng toàn đảo bị ảnh hưởng vì chúng bao vây không cho đất liền cung cấp lương thực. Tin tức và mọi sự chi viện điều không thấy, quân sĩ có hiện tượng chán nản mệt mỏi. Mặt khác cha mẹ, vợ con của nghĩa quân lúc này bị Huỳnh Công Tấn đàn áp giết chóc dã man, hiện tượng bỏ ngũ tăng dần, việc canh phòng trở nên khó khăn vì bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị địch phát hiện, đánh úp bất ngờ. Trong thư gửi Nguyễn Trung Trực Tấn đã báo là bắt mẹ ông làm con tin.

Nguyễn Trung Trực suy nghĩ cân nhắc lợi hại khi tình hình ngày càng trở nên xấu đi, dân chúng chịu cảnh đói khác cùng cực, mẹ bị chúng bắt giam chốn lao tù, quân sĩ mệt mỏi thiếu lương thực… tình hình như vậy không thể kéo dài được nữa, cuối cùng Nguyễn Trung Trực quyết định ra “nộp mình” để giải quyết vấn đề cấp thiết. Trước khi ra “nộp mình” Ông viết thư cho Huỳnh Công Tấn phải chấp thuận 3 điều kiện:

Hai là, phải thả hết nghĩa quân bị bắt, cho họ được trở về nguyên quán yên ổn và tự do làm ăn sinh sống.

Ba là, phải thả ngay mẹ Ông ra và đưa đến căn cứ để gặp Ông.

Dĩ nhiên được tin Ông chịu hàng, Pháp chấp thuận ngay nhưng chúng chỉ thực hiện hai điều trên. Còn điều kiện thứ ba, chúng nói rằng bà bị bệnh nặng không thể đưa đến gặp Ông không được, khi nào ra hàng chúng cho gặp mặt (có truyền thuyết cho rằng mẹ Ông không bị Pháp bắt. Việc Pháp nói bắt bà là do bịa chuyện để buộc Ông vì chữ hiếu mà ra hàng chúng. Sự thật thì khi chúng tấn công vào Hòn Chông tìm bắt Nguyễn Trung Trực thì bà đã đi lánh nạn. Nhưng sau đó bà về Tân Thuận - Cà Mau rồi mất ở đó).

Tương truyền, trước khi ra hàng Ông cho gọi tất cả nghĩa quân lại, đại ý khuyên dạy: “Khi tôi ra nạp mình cho quân Pháp, tất cả chúng sẽ rút khỏi đảo này để đồng bào được yên thân vì giặc chỉ muốn bắt cho được tôi. Vả lại tôi không ra hàng quân Pháp kéo dài cuộc vây tỏa. Chúng ta sẽ lâm vào thế bế tắc vì cạn lương”. “ Anh em trót theo tôi, có người từ vùng Nhật Tảo tới, có người từ Rạch Giá tới, nay vận nước đến hồi suy vi. Vậy anh em hãy về sum họp với gia đình, tìm phương kế làm ăn chờ thời cơ”.

Nguyễn Trung Trực vừa dứt lời tất cả nghĩa quân đều khóc, có người quỳ xuống ôm lấy chân ông xin chết có nhau. Nguyễn Trung Trực khuyên mọi người đừng làm ông bịn rịn một khi ông đã quyết. Đến ngày hẹn, ông ăn mặc đàng hoàng như một vị tướng ngoài trận địa: áo thắt lưng, quần chẽn ống, đầu chít khăn đen với dáng vấp hiên ngang một mình đi gặp bọn Pháp. Chúng đón tiếp ông một cách rất kính trọng, rồi vội vàng đưa ông về Kiên Giang. Lãnh binh Tấn thấy Nguyễn Trung Trực ra hàng thì rất đỗi vui mừng, lấy tình bạn xưa đối đãi rất ân cần, tử tế.

không ngớt lời khuyên dụ ông ra hàng sẽ được đối đãi trọng hậu. Nguyễn Trung Trực chỉ cười nhạt và nói: “Tôi với anh trước là đồng tâm đồng chí nay anh theo Pháp còn tôi chống Pháp. Bây giờ tôi là kẻ thất thế, tôi chỉ muốn được chết. Nếu anh còn nghĩ tình xưa cũ anh nói Pháp giết tôi càng

sớm càng tốt”. Chiến hạm tới Hà Tiên, Pháp cho ghe bầu chở Nguyễn

Trung Trực vào chợ Hà Tiên nghỉ lại một đêm, sáng hôm sau đưa ông về Rạch Giá. Nhưng cũng có tài liệu nói rằng Nguyễn Trung Trực chiến đấu đến phút cuối cùng.

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)