Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 28)

5. Bố cục luận văn

2.1.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa

Để giành được thắng lợi Nguyễn Văn Lịch nghiên cứu trận thế tường tận và chuẩn bị rất chu đáo. Nguyễn Văn Lịch nghiên cứu lúc nào địch hơ hỏng phòng bị, thời gian đó là lúc giữa trưa. Tàu Espérance đậu ngang một cái đồn trên bờ để có thể hộ trợ cho nhau vì thế phải làm thế nào để cách ly sự tiếp ứng trên bờ và dưới nước. Vì vậy ông đã cho một toán quân bao vây và tấn công đồn lính mã tà đồng thời tấn công tàu Espérance

Ngoài ra ông áp dụng chiến thuật rất táo bạo mà Binh thư Tôn Tử cho là “Xua quân vào chỗ chết quân sẽ sống”. Để làm được điều này đòi hỏi quân sĩ phải là người tài giỏi về võ thuật, can đảm, sử dụng khí giới trên xuồng ghe thành thạo như đứng trên đất liền, ngoài việc biết bơi lội còn phải rành địa thế vùng đó, phải theo dõi nước lớn nước ròng. Sau khi được tập luyện các dũng sĩ này được tung vào trận chiến đấu một là giết giặc hai là bị giặc giết. Trong khi đánh giáp chiến các dũng sĩ phối hợp với nhau và la hét để đàn áp tinh thần của giặc. Cho nên ngoài Nguyễn Văn Lịch là một tay võ nghệ cao cường của đất Bình Định ra khó có người nào sử dụng thành công chiến thuật này. Ông còn phối hợp thế hỏa công để đánh đắm tàu sau khi tiêu diệt địch trong khoảnh khắc.

Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc đòi hỏi: nắm vững tình hình địch, hiểu thực lực của ta, rõ địa thế và trận địa, phải tạo yếu tố bất ngờ, quân sĩ phải can đảm và giỏi đánh giáp chiến.

Chiến thắng Nhật Tảo có một tiếng vang rất lớn trong thời kháng Pháp, bởi lẽ đây là lần đầu tiên quân ta chủ động tấn công và giành thắng lợi trong trận thủy chiến. Nâng cao thanh danh của Quản binh Lịch trong cả nước, làm bừng sáng lòng yêu nước của nhân dân. Đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy sức tiến công chống xâm lăng khắp mọi nơi ở miền Tây

Nam Bộ. Chiến thắng này làm cho nhân dân và nghĩa quân phấn khởi còn kẻ thù thì bàng hoàng khiếp sợ, Paulin Vial đã xác nhận đây là “Một sự kiện đau đớn làm cho người An Nam phấn trấn và gây xúc động sâu sắc trong lòng người Pháp”. Chiến công của ông là “khúc nhạc mở đầu cho một cuộc công kích hầu như toàn bộ các đồn lũy của Pháp”.

Thừa thắng xông lên, 4 ngày sau (14 tháng 12 năm 1861) nghĩa quân các nơi đánh úp Đồn Cần Giuộc, Cái Bè và Rạch Rầm ở phía Tây Ninh ta dùng súng đồng bắn vào một chiếc tàu kiểu Espérance gọi là chiếc Lorcha số 3. Ngày 16 tháng 12 nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đánh tiếp tàu Pháp trên dòng sông Bến Lức.

2.2. Trân diệt Đồn Kiên Giang:

Ngày 3/061862 triều đình Huế ký hòa ước cắt nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông trù phú, nhưng thực dân Pháp vẫn còn phải đối phó với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công, nghĩa quân của Thiên Hộ Dương ở Cái Bè và ở Gò Tháp (Đồng Tháp Mười). Chúng quy trách nhiệm cho triều đình Huế về các vụ khởi binh vùng chúng kiểm soát. Triều đình phong cho Trương Định làm lảnh binh ở An Giang để Trương Định thôi hoạt động ở vùng địch chiếm. Nhưng nghĩa quân bất khuất đón đường, cản ngựa của Trương Định lại. Trước quyết tâm sắt đá của quân sĩ Trương Định đã quyết định ở lại cùng nghĩa quân chiến đấu đến cùng, được nghĩa quân phong cho là Bình Tây Đại Nguyên Soái.

Sau trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo Nguyễn Văn Lịch được triều đình gọi về Huế, phong chức Quản Cơ, sau đó phong chức Thành Thủ Úy (chức quan giữ thành ở tỉnh lỵ Hà Tiên) cũng nằm trong ý đồ của triều đình. Nhưng Hà Tiên không thuộc quyền cai trị của triều đình nữa vì sáng sớm ngày 20/06/1867 quân pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, đòi quan

lại triều đình phải nộp thành không điều kiện. Ngày 22/06/1867, Pháp chiếm Châu Đốc, tỉnh thành của An Giang, liền đó lại chiếm Hà Tiên không mất một phát súng. Sau khi đã chiếm xong ba tỉnh miền Tây, chúng tăng cường đàn áp, truy lung, bắt bớ nghĩa quân hòng tiêu diệt lực lượng của Nguyễn Trung Trực. Chúng thành lập chính quyền xã tề và xây dựng đồn bót khắp nơi. Mặt biển ở Rạch Giá chúng thiết lập Ty Thương Chánh để thu gom tiền bạc của các thương thuyên ngoại quốc vào đây buôn bán. Trong sông rạch chúng cho pháo thuyền tuần tra ngang dọc đón ghe thuyền xét tra thu thuế và truy tầm tung tích nghĩa quân.

Việc mất ba tỉnh miền Đông rồi ba tỉnh miền Tây Nam Bộ là kết quả tất yếu của triều đình nhà Nguyễn, từ hành động kháng cự yếu ớt đến thái độ từng bước nhượng bộ và sau đó bó tay đầu hàng, cam chịu mất nước.

2.2.1 Chuẩn bị:

Sau khi thành Hà Tiên bị mất, Nguyễn Trung Trực từ Sân Chim lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên độ 20 km) lâp căn cứ, xây dựng lực lượng chờ thời cơ chống Pháp. Lúc bấy giờ dân cư còn thưa thớt, số người Khơme xấp xỉ số người Việt Hoa kiều đến mua bán khai thác không thông qua thủ tục nhập cảnh cư trú, tổ chức ra từng bang sau dần dần hợp thức hóa. Người Khơme sống biệt lập trên đất vườn, do một viên tổng quan chịu trách nhiệm thuế khóa với quan lại địa phương. Người việc canh tác khai khẩn ruộng đất trong điều kiện thiếu nước ngọt, quần tụ theo bờ rạch trên những giồng, gò. Kênh Thoại Hà đưa nước ngọt từ sông Hậu qua Rạch Giá trên bờ kinh qui tụ nhiều gia đình người Việt.

Diện tích Hà Tiên – Rạch Giá rất rộng, bao phủ toàn rừng tràm đưa lại nguồn lớn là sáp và mật ong có giá trị cao. Rừng cũng là nơi hình thành những sân chim. Cái Nước, Hốc Hoa, Thầy Quơn, Chắc Băng thời Nguyễn

Trung Trực là những sân chim, cũng là nguồn lợi đáng kể. Lúc Bấy giờ chưa có kênh Xà No, kênh Giồng Riềng qua Thốt Nốt, kênh cái sắn ( Ô Môn), kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Xẻo Rô. Từ Hà Tiên đi Rạch Giá phải dùng đường biển. Vào mùa mưa lũ chưa có kênh tẻ rút nước ra biển, chổ Rạch Giá nước bao quanh nổi lên như hòn cù lao. Rạch Vàm Trư phía sau dinh chủ tỉnh còn lau sậy, nơi heo rừng còn sống từng bầy.

Trong sinh hoạt kinh tế vùng Rạch Giá, nguồn lợi tự nhiên chiếm phần đáng kể. Trừ một số làng mạc nhỏ đòi sống tương đối ổn định, đa số người Việt chưa định canh định cư. Bọn Pháp đến vùng đất còn hoang vu, hẻo lánh này, thiếu tiện nghi sợ sốt rét, thời khí. Chúng tin rằng địa vị ông chủ của chúng là không bao giờ thay đổi và chúng khinh thường kỳ thị những người địa phương nghèo khổ, với những phong tục xa lạ: thanh niên nam nữ ăn trầu bới tóc, chân đất quần áo lam lũ.

Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân đến Hòn Chông sau khi thành Hà Tiên mất. Hòn Chông lúc bấy giờ dân cư thưa thớt phần lớn là người Khơme, địa thế rừng núi hiểm trở. Bao bọc bởi rừng tràm. Phong trào được nhân dân xa gần ủng hộ, số người tham gia nghĩa quân đông dần. Nghĩa quân bấy giờ được trang bị rất bình dân, họ búi tóc, khăn bịt đầu cho búi tóc khỏi xổ tung, áo ngắn tay, vạt dài phủ mông, lưng thắt sợi dây vải hoặc dây gai bó vạt áo vào người. Vải thường dùng là vải ta, nhuộm vỏ đà, vỏ ối rồi nhúng bùn để cầm máu, họ ăn trầu hút thuốc luôn miệng. Nghĩa quân ngoài thanh niên trai tráng còn có phụ nữ tham gia. Nguyễn Trung Trực liên hệ với các lãnh tụ nghĩa quân nghĩa quân địa phương thành lập lực lượng kháng chiến lâu dài. Ở Minh Lương có Xã Lý, ở Phú Quốc có Quản Thứ, Tổng Điền, Xã Ngợi…

của nghĩa quân do ông lãnh đạo rất rộng lớn từ Cà Mau đến Hà Tiên, Phú Quốc và vùng núi Sập (An Giang). Nghĩa quân có ba căn cứ chính là Tà Niên (Rạch Giá), Hòn Chông (Hà Tiên) và Sân Chim (Cà Mau). Từ những căn cứ này, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực thường xuyên tiến hành du kích chiến khắp ba tỉnh. Nguyễn Trung Trực cũng thường đi khắp nơi như Cái Nước, Chắc Băng, Thầy Ngươn, Tân Hội, Vĩnh Trạch… Để vận động những người có cùng chí hướng tham gia đánh đuổi xâm lăng, giành lại quê hương đất nước. Đến đâu ông cũng được nhân dân mến yêu và kính phục.

Một lần, Nguyễn Trung Trực theo đường biển đến chợ Rạch Giá, đưa mẹ ở tạm nhà ông Dương Công Thuyên, rồi mang thư giới thiệu của ông Dương Công Thuyên vào Tà Niên gặp Lâm Văn Ky. Qua tiếp xúc, Nguyễn Trung Trực nhận thấy ông Lâm Văn Ky là một thanh niên khẳng khái và yêu nước, còn Lâm Văn Ky vô cùng cảm phục vị anh hùng Nhật Tảo mà ông đang đối diện. Hai tâm hồn đồng điệu yêu nước thương dân đã gặp nhau và cùng nuôi chí lớn đánh Pháp yên dân. Ông Lâm Văn Ky còn tiến cử thêm bốn người bạn thân thiết của mình cho Nguyễn Trung Trực, đó là Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên.

Sau khi quan sát xong vùng Tà Niên, Nguyên Trung Trực chọn nơi này làm địa điểm xuất phát trận tấn công thành Kiên Giang. Nguyễn Trung Trực ở nhà Lâm Văn Ky được năm hôm, ông đã dùng thời gian này để nghiên cứu kỹ địa hình và thực lực quân Pháp ở thành Kiên Giang. Ông còn đích thân cải trang thành dân thường ra tận chợ Rạch Giá để nắm tình hình. Đêm thứ năm, định sang hôm sau trở về Sân Chim chuyển quân đến Tà Niên thì có bà Điều đến thăm. Bàn về việc tấn công thành Kiên Giang, bà nhận việc thuyết phục Quản Cầu chỉ huy đồn lính mã tà làm nội ứng.

Nguyễn Trung Trực giao cho bốn vị Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên ở Tà Niên phụ bà, tiền bạc tốn kém trong các hoạt động này do bà đảm nhận. Gần đến ngày tấn công Quản Cầu bằng lòng làm nội ứng cho nghĩa quân.

Sau đó ít lâu, Nguyễn Trung Trực triệu tập các vị chỉ huy lại để bàn kể hoạch đánh đồn Kiên Giang. Nhưng thật đáng tiếc, trong nghĩa quân có những kẻ phản bội như Đội Lượm, Xã Ngươn ở Tân Hội ra đầu hàng Pháp, báo cho tên chủ tỉnh biết. Tên chủ tỉnh ra lệnh bắt ngay Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba Đỏ nhốt vào khám lớn. Làm như vậy chúng tin rằng Nguyễn Trung Trực không còn cơ hội đánh đồn được. Nhưng tương kế tựu kế,Nguyễn Trung Trực vẫn thực hiện được, trước khi tiến công hai ngày, ông cho lực lượng nghĩa quân ở Hòn Chông kéo về Tà Niên để cùng phối hợp hành động.

2.2.2. Diễn biến:

Ở phía Tà Niên, Nguyễn trung Trực quyết định khởi sự, trong lúc giặc còn chủ quan, lơ là canh phòng. Theo lệnh ông, khoảng nửa đêm ngày 16/06/1968 nghĩa quân tập trung từ hai ngày trước ở Tà Niên, lặng lẽ vượt vàm sông cái lớn rồi đổ bộ lên bờ rạch Láng Ông gươm đao chờ sẵn. Nghĩa quân ém xung quanh thành Kiên Giang chờ hành động.

Đến 4 giờ sáng, nghĩa quân bò sát thành bố trí, hai tên lính canh trốn mưa ngồi co ro trong chòi canh, Nguyễn Trung Trực bò lại gần chỉ loáng một nhát kiếm hai tên này bị giết chết, sau khẩu lệnh của ông nghĩa quân bắt đầu công thành, kẻ phá cửa xông vào, người trèo lên thành thi nhau chém giết, quân Pháp không kịp phản ứng bị giết ngay trên giường ngủ, vài tên tỉnh táo cầm súng bắn trả nhưng không kịp nạp đạn lần thứ hai. Trại lính mã tà do nhận làm nội ứng nên im lìm không nổ súng để cho nghĩa

quân mặc sức tung hoành. Tiếng gào thét, tiếng súng nổ, tiếng gươm giáo, tiếng rượt đuổi vang động trong đêm tối.

Có ba tên lính chạy thoát nhờ bóng đêm nhưng sáng bị đồng bào phát hiện hai tên trốn dưới đầm sen kéo lên đập chết. Tên thứ ba trốn vào nhà một người Miên, người này thương hại không nỡ đi tố cáo, giấu trong nhà và cho ăn, khi Pháp tái chiếm thành Kiên Giang, người này dẫn tên Pháp tị nạn ra nạp.

2.2.3 Kết quả

Sáng 17/06/1868, ngọn cờ nghĩa quân bay phấp phới trên thành lính Tây, hương chức sở tại do Huyện hiến cầm đầu, đến trình diện với Nguyễn Trung Trực, tất cả điều được khoan hồng vì trước kia họ tỏ ra có cảm tình hoặc ít nhiều đã giúp đỡ đưa tin cho nghĩa quân. Dân chúng hân hoan kéo đến chào mừng Nguyễn Trung Trực và thiết đãi nghĩa quân.

Trận đánh thành Kiên Giang của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã hạ sát được tên Chánh Phèn đây là tên trung úy quân Pháp làm chánh tỉnh đầu tiên ở Rạch Giá và 5 võ quan, 67 lính Tây và Việt gian, 6 tên bị bắt sống, đoạt trên 100 khẩu súng và một kho đạn.

“Đài chiến sĩ” trước khuôn viên dinh tỉnh trưởng cũ có ghi: “Aux morts de la grande guerre 1914-1918” (tử sĩ trận thế chiến 1914-1918), “et la surprise de 1868” (tử sĩ trận đột kích 1868), thì đủ biết trận đánh thành Kiên Giang thật là ác liệt.

Đây là lần đầu tiên lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin chủ tỉnh Rạch Giá cùng viên trung úy Gamard bị giết ngay tại trận, George Dirwell gọi “đây là một sự kiện bi thảm”.

Sau khi làm chủ thành Kiên Giang, nghĩa quân bêu đầu những viên sĩ quan và lính Pháp cắm dọc theo kênh Rạch Giá-Long Xuyên để cảnh cáo.

Để phòng quân Pháp trở lại tấn công, Nguyễn Trung Trực cho nghĩa quân hợp cùng dân chúng cắm cọc thả chà, đắp đập dọc theo con kênh trên từ Rạch Giá đến núi Sập. Có hai cái cảng lớn: một là tại Tà Keo và một tại Lục Dục và đã bố trí những khẩu đại bác bắn đá tại đây. Nguyễn Trung Trực giao cho Lâm Văn Ky ở lại giữ thành Kiên Giang còn mình đón giặc tại cảng Lục Dục (núi Sập)

Ngày 18/06/1868 bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mới được tin thành Kiên Giang đã mất, lập tức cho quân phản công. Quân Pháp do thiếu tá Ausart chỉ huy từ Vĩnh Long đưa qua Kiên Giang, dưới quyền có đại úy Dismuratin chỉ huy một phân đội lính thủy đánh bộ, trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà và trung úy hải quân Richard đi ca-nô chạy bằng hơi nước, cùng theo có Trần Bá Lộc và tổng đốc Phương.

Qua nhiều trận kịch chiến gian nan, ngày 26/06/1868 quân Pháp đến Sọc Suông (thuộc xã Tân Hội huyện Tân Hiệp). Nguyễn Trung Trực rút quân về cố thủ thành Kiên Giang, nhưng trước thế giặc quá mạnh ông cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, một số nghĩa quân theo không kịp, ở tản mác tại Rạch Giông. Còn Lâm Văn Ky và số nghĩa quân rút về rạch Kim Quy. Quân Pháp chiếm lại thành Kiên Giang, một số nghĩa quân bị bắt một số nghĩa quân hi sinh.

2.3 Những ngày chiến đấu ở Phú Quốc:

Quân Pháp chặn các con đường tiếp tế dẫn đến Hòn Chông và siết chặt vòng vây, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân dùng ghe, xuồng ra đảo Phú Quốc, lập căn cứ kháng chiến.

Phú Quốc là đảo lớn nhất nước ta, hình dạng giống như hình thoi, nằm theo hướng Bắc Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, chiều dài 52 km, chu vi 120 km. Cách Mũi Nai Hà Tiên 25 hải lý cách Rạch Giá 62 hải lý. Trên đảo ¾ là rừng núi, có 99 ngọn núi rải rác bao phủ khắp nơi. Phú Quốc từ trước đã nổi lên phong trào chống Pháp của Quản Thủ và Xã Ngài, gồm đa số dân lưu tán, còn trong tình trạng du canh du cư. Phú Quốc có địa hình thuận lợi cho nghĩa quân, nhưng vì là đảo nên có nguy cơ bị chiến thuyền giặc phong tỏa, dễ bị cô lập nếu không có tiếp viện từ các nơi khác.

Ở Phú Quốc Nguyễn Trung Trực lên kế hoạch phòng thủ và chủ động tấn công Pháp. Ông cho xây dựng căn cứ chính ở Rạch Cửa Cạn, toàn bộ vùng đóng quân rộng khoảng 100 km2. Đầu sớm Cửa Cạn là nơi của đội

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)