Ảnh hưởng lan tỏa từ lễ hội đến đời sống xã hội

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 55 - 74)

5. Bố cục luận văn

3.2.3. Ảnh hưởng lan tỏa từ lễ hội đến đời sống xã hội

Tại đình thờ Nguyễn Trung Trực có Phòng thuốc nam miễn phí: Địa chỉ của lòng nhân ái. Từ vài chục năm nay người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã biết và tìm đến chiêm bái khu di tích lịch sử văn hóa đền thần thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Thành Phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang để cầu cho sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, cuộc sống ngày một khá hơn….

Vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã trở thành vị thần trong tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng. Hơn 17 năm nay khu di tích lịch sử văn hóa này còn là nơi điều trị bệnh hoàn toàn miễn phí cho người nghèo. Đó là nhà tấm lòng của những người hảo tâm thương yêu người bệnh và tôn trọng những giá trị truyền thống, trong đó có tín ngưỡng dân gian.

Ngày nào cũng thế, trong khuôn viên tổng hơn 2.400 mét vuông của Khu Du Tích Lịch Sử Văn Hóa đình thần Nguyễn Trung Trực luôn có hàng trăm người ra vào. Khách thập phương vào lễ bái, thắp hương cho Cụ Nguyễn, người bệnh đến để bắt mạch bốc thuốc, châm cứu miễn phí, có người lại đến để làm từ thiện, làm công đức. Có những bệnh nhân ở tận các tỉnh xa như Khánh Hòa, Long An cũng tới đây khám bệnh, xin thuốc vì lương y ở đây rất tận tình, điều trị lại có kết quả.

Tiếng lành đồn xa, giờ thì khách đến Phòng thuốc Nam miễn phí của Đình ngày càng đông. Đình hiện có 4 lương y và 7 phụ y xem mạch bốc thuốc, 3 lương y khác phụ trách bộ phận châm cứu và vật lý trị liệu, 70 người khác tham gia vào việc tìm thuốc, chặt, phơi và bảo quản thuốc.Tất cả mọi người hàng ngày đều tự nguyện đến đây làm việc miễn phí. Để có đúng và đủ thuốc cho tất cả các bệnh nhân đến khám, Đình có mạng lưới

tình nguyện viên ở khắp nơi trong tỉnh, nhất là vùng núi, biên giới, hải đảo, chuyên đi sưu tầm thuốc Nam với trên 100 vị thuốc. Mỗi tháng đình còn trích từ 3-4 triệu đồng tiền cúng của khách thập phương để mua hàng trăm kilogam các vị thuốc mà bệnh nhân cần . Có bà cụ cả chục năm nay, ngày nào cũng đến đình để chặt và phơi thuốc, xem như làm công đức cho chính gia đình mình mà lại giúp được nhiều người khác.

Trong điều trị bệnh, xem bệnh và bốc thuốc đúng có tính quyết định, nhưng tâm lý và sự tin tưởng của người bệnh cũng rất quan trọng. Người bệnh đến Đình có được cả hai điều đó, họ có tín ngưỡng đối với cụ Nguyễn và được các lương y tận tình chăm sóc.

Từ khi thành lập năm 1989 đến nay, Phòng thuốc Nam miễn phí đã điều trị cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân ở khắp các tỉnh, nhiều nhất là các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khu di tích lịch sử văn hóa đình thần Nguyễn Trung Trực thực sự trở thành địa điểm để người dân bày tỏ tín ngưỡng của mình, để người bệnh nghèo được sự giúp đỡ thiết thực từ những tấm lòng nhân ái.

Hoạt động từ thiện của đình cũng đóng góp nhiều vào phong trào của địa phương, đưa tín ngưỡng gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong chuyến về thăm và làm việc tại Kiên Giang đã đến viếng khu di tích và gửi thư khen cách tổ chức phòng thuốc nam từ thiện tại đây, năm 2006 được Bộ Văn Hóa – Thông Tin tặng bằng khen.

Về các hoạt động từ thiện xã hội khác: Ông Đỗ Văn Minh – Ban Bảo

vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực cho biết: Tháng 3 năm 2007, Ban Bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực đã tổ chức vận động các nhà hảo tâm và nhân viên Ban Bảo vệ đình đi cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng của bão số

2 tại tỉnh Bến Tre gồm tiền mặt, hiện vật như quần áo, mì gói, nước mắm với tổng số tiền là 105 triệu đồng.

Tháng 5 năm 2007, Ban Bảo vệ đình cũng ủng hộ đồng bào ở huyện An Minh (Kiên Giang) bị lốc làm sập nhà, hoặc tốc mái với tổng số tiền 700 triệu đồng. Hàng năm, khi kết thúc lễ hội, Ban Bảo vệ di tích đình còn ủng hộ cho bà con nghèo trong tỉnh khoảng 20 tấn gạo.

Từ ngày 11/10 đến 14/10/2012 (nhằm ngày 26/8 – 29/8 âm lịch) Kiên Giang tổ chức lễ hội kỷ niệm lần thứ 144 năm ngày hi sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2012 sẽ chính thức diễn ra tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố Rạch Giá.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đình anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đến thời điểm này đã xây dựng được một số hạng mục khang trang để kịp cho mùa lễ hội 2012. Ông Bùi Văn Thành - Ủy viên Ban Bảo vệ đình Nguyễn Trung Trực cho biết: “Dự án tu bổ, tôn tạo di tích mộ và đình Nguyễn Trung Trực gồm các hạng mục: giai đoạn I: tu bổ mộ, xây mới nhà trưng bày, cột cờ, tôn tạo sân vườn tường rào; giai đoạn II: di dời các hộ dân mở rộng mặt bằng di tích, xây mới nhà khám và điều trị bệnh, nhà kho và cấp phát thuốc, nhà bếp và cải tạo sân vườn. Dự án là hoạt động mang ý nghĩa hết sức to lớn nhằm nuôi dưỡng những chiến tích, kỷ vật, hiện vật về thân thế sự nghiệp, chiến công lừng lẫy của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đồng thời, đây cũng là điều kiện tốt trong việc giáo dục lịch sử lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về anh hùng yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”.

Điều đặc biệt ở lễ hội là tất cả bà con xa gần đến tham gia lễ hội đều được phục vụ miễn phí, từ bữa ăn, nước uống, bệnh tật… Theo đó, trước vài tháng lễ hội diễn ra, đại diện ban lãnh đạo đình - nơi thờ tự cụ Nguyễn

đứng ra vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, thực phẩm… phục vụ nhu cầu ăn uống miễn phí cho người dân trong những ngày lễ hội.

Theo thống kê năm 2010, lễ hội đã thu hút khoảng 700 ngàn khách tham gia và năm 2011 số lượng khách là 800 ngàn lượt. Phần đông du khách từ tỉnh Bình Định (quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực) và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dù tiếp đón một lượng khách khổng lồ nhưng Ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo để phục vụ tốt nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của người dân.

Hằng năm, cứ đến ngày 27 đến 29/8 âm lịch, người dân ở khắp mọi nơi lại hành hương về đình để dâng Cụ nén hương và thưởng thức các món ăn bình dị nhưng giàu lòng nhân ái. Người dân khắp nơi hay gọi là “ăn lấy lộc”. Tới lễ hội sẽ có cơ hội thưởng thức chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa phương Nam. Những ngày này, không khí chuẩn bị cho Lễ hội kỷ niệm lần thứ 144 năm ngày hi sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã tràn ngập khắp thành phố Rạch Giá. Theo báo cáo của Ban Tổ chức tại cuộc họp kiểm tra các công việc chuẩn bị phục vụ lễ hội diễn ra vào ngày 02/10/2012, cho đến thời điểm này mọi công tác chuẩn bị phục vụ lễ hội cơ bản hoàn tất, đảm bảo đúng tiến độ. Theo kế hoạch của Ban tổ chức mùa lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2012 gồm hai phần, phần lễ đảm bảo đúng nghi thức truyền thống, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh công lao của Cụ Nguyễn và các bậc tiền nhân với các nghi lễ với Thượng đài kỳ, tế đàn cả, hậu phối... được tổ chức tại đình Nguyễn Trung Trực do Ban Bảo vệ đình Nguyễn Trung Trực chịu trách nhiệm. Lễ thỉnh sắc thần và dâng hương, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo cơ quan trung ương, địa phương, đoàn thể và nhân dân trong và ngoài tỉnh tham dự. Phần hội là một chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thể hiện đậm

nét bản sắc văn hóa dân tộc, tính quần chúng phong phú, sáng tạo, độc đáo như: Hội chợ triển lãm; triển lãm ảnh với chủ đề “Thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực”, “Thành tựu kinh tế - văn hóa – xã hội tỉnh Kiên Giang”, “Tranh cổ động tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam”; các hoạt động liên hoan đờn ca tài tử; biểu diễn của các đội văn nghệ quần chúng trong và ngoài tỉnh; tổ chức biểu diễn Lân – Sư – Rồng, thi cộ hoa dân gian; ngày hội văn hóa ẩm thực; giải Vovinam tỉnh Kiên Giang... Lễ hội chính thức khai mạc vào ngày 11/10/2012 (nhằm 26/8 âm lịch) sẽ do Trung tâm Văn hóa tỉnh phối hợp với Đoàn cải lương Nhân dân thực hiện. Lễ hội năm 2011 đã thu hút khoảng 800.000 người dân khắp nơi về tham dự, theo dự đoán của Ban tổ chức lễ hội thì số người về tham dự năm nay bằng hoặc hơn năm trước vì lễ hội năm 2012 mới là năm chẵn tổ chức quy mô hơn. Lễ hội Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trong các thế hệ người Việt Nam; đồng thời còn tạo điều kiện thu hút khách du lịch, nhà đầu tư đến tham quan, tìm hiểu tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kiên Giang.

Nhiều hoạt động trong Lễ hội kỷ niệm 144 năm ngày hi sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Điểm nhấn của lễ hội năm nay chính là hội chợ triển lãm “Hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam” năm 2012 tại Công viên Văn hóa An Hòa, từ 9/10 – 15/10/2012 với các hoạt động chính: Hội chợ triển lãm và giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với quy mô 400 gian hàng tiêu chuẩn do Công ty Hội chợ - Triển lãm Bông Sen Vàng tổ chức; Hội nghị khuyến công vùng khu vực phía Nam; Hội thảo xúc tiến thương mại giới thiệu một số thị trường tại các khu vực Châu Mỹ, Châu Phi, Tây Á và Nam Á; Tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và các hoạt động phụ trợ khác. Lễ khai mạc và lễ tôn vinh các sản phẩm đạt danh hiệu

sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Kiên Giang).

Trước đó là hoạt động triển lãm ảnh ngoài trời 150 ảnh pano khổ lớn (2m x 3m và 1m5 x 2m) tại công viên Nguyễn Trung Trực, từ ngày 8/10 - 15/10/2012 với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội nổi bật của Kiên Giang năm 2011 – 2012” và tranh cổ động tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các hoạt động diễn ra nối tiếp, đan xen xuyên suốt trong lễ hội gồm: Liên hoan đờn ca tài tử; biểu diễn nghệ thuật quần chúng, các trò chơi dân gian tại Trung tâm Văn hóa tỉnh; biểu diễn Lân – Sư - Rồng, thi cộ hoa, thi đấu giải Vovinam tỉnh Kiên Giang năm 2012 tại Trung Tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Rạch Giá; chương trình văn hóa nghệ thuật, trò chơi dành cho thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi tỉnh; hoạt động văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, triển lãm, quảng bá và tổ chức các tour du lịch do Công ty Cổ phần Du lịch Kiên Giang tổ chức; chợ phiên mua sắm tại khu vực 16ha với các gian hàng trưng bày, triển lãm, giới thiệu và mua sắm các sản phẩm hàng hóa, ẩm thực và chương trình hoạt động văn hóa – văn nghệ diễn ra hàng đêm.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Từ một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, có công lớn trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, hình tượng Nguyễn Trung Trực đã được nghệ thuật hóa, và được quần chúng tiếp nhận, tạo nên dấu ấn văn hóa lịch sử trong tâm hồn mỗi thế hệ người Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua vào năm 1802 đã thiết lập một nhà nước phong kiến mới, đất nước có tiến bộ một số mặt nhưng nhìn chung vẫn còn nằm trong tình trạng lạc hậu, nhân dân khổ cực, nhà nước đưa ra nhiều chính sách kiềm hãm sự phát triển đất nước: đối nội đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đối ngoại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. Những việc làm đó làm cho đất nước ngày càng khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược nước ta. Thực tế chứng minh vào năm 1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng và tiến hành cuộc xâm lược nước ta, cuối cùng nhân dân Việt Nam chịu ách đô hộ gần trăm năm của thực dân Pháp, mãi đến 1954 nhân dân Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của Pháp. Trong thực dân Pháp xâm lược nước ta có nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp như Trương Định, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực... cuộc đấu tranh của Nguyễn Trung Trực chống Pháp diễn ra trên qui mô lớn và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia chống Pháp. Nguyễn Trung Trực chiến đấu chống Pháp và lập được nhiều chiến công lớn làm nức lòng nhân dân. Trận đốt tàu, trận đồn Kiên Giang và trận chiến đấu cuối cùng ở Phú Quốc và kết thúc cuộc đời của ông là cái chết hiên ngang với câu nói “khi nào nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” làm cho nhân dân vô cùng thương xót làm tăng thêm sự quý mến ông và căm thù giặc sâu sắc.

Thất thủ đồn Chí Hòa Nguyễn Trung Trực tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh chiến đấu chống Pháp. Trận Nhật Tảo diễn ra vào năm 1861, trên sông Nhật Tảo và sông Vàm cỏ Đông Pháp đặt chiếc tiểu hạm Espérance để tra xét người qua lại, chiếc tiểu hạm này được xem là loại tiên tiến bậc nhất lúc bấy giờ, chiến này giữ vai trò chiếm đóng và bình định. Có nhiều

giả thuyết về trận đánh Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực tổ chức nhưng những giả thuyết điều nói lên chiến thắng oanh liệt của Nguyễn Trung Trực, với tài trí thông minh của ông đã tổ chức trận đánh rất thành công, dùng lửa thiêu hủy chiến tàu được xem là loại bật nhất lúc bấy giờ của Pháp. Trong trận Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực dìm sâu tiểu hạm Espérance cùng với 17 tên giặc. qua trận nhật Tảo ta thấy sự mưu trí và dũng cảm hơn người của ông, để thắng trận này Nguyễn Trung Trực nghiên cứu địa thế vùng Nhật Tảo, nghiên cứu tình hình địch đồng thời lựa chọn người giỏi theo ông chiến đấu. Chiến thắng Nhật Tảo có ý nghĩa lớn lao, lần đầu tiên quân ta chủ động tấn công và giành thắng lợi trong thủy chiến, chiến thắng này làm cho nghĩa quân và nhân dân vô cùng phấn khởi, ngược lại làm cho kẻ thù khiếp sợ.

Sau trận Nhật Tảo Nguyễn Trung Trực được triều đình nhà Nguyễn phong chức thành Thủ Quý Hà Tiên nhưng chưa đến Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm thành, Nguyễn Trung Trực tiếp tục rèn luyện vũ khí, binh sĩ tiếp tục chiến đấu. Trận đồn Kiên Giang được tổ chức vào ngày 16/06/1868, theo lệnh ông 4 giờ sáng sẽ tấn công thành, lúc này thực dân Pháp canh phòng lơ là nên ông ra lệnh tấn công, nghĩa quân được tập luyện nên chiến đấu rất dũng cảm làm cho quân Pháp trở tay không kịp và phải chịu thất bại. Trận đánh này Nguyễn Trung Trực giết chết tên chủ tỉnh và nhiều tên giặc thu nhiều vũ khí.

Nguyễn Trung Trực làm chủ tỉnh không lâu thì Pháp tập trung lực lượng tấn công nghĩa quân, do lực lượng và vũ khí hiện đại nên Nguyễn Trung Trực không thể giữ thành và phải rút quân ra Phú Quốc xây dựng căn cứ tiếp tục chiến đấu. Phú Quốc là đảo ngoài khơi nên Pháp bao vây cô lập Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân trên đảo, cắt đường tiếp tế lương

Một phần của tài liệu nguyễn trung trực những chiến công rực rỡ và sự tôn vinh ông của nhân dân nam bộ (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)