5. Bố cục luận văn
2.4. Sự hi sinh oanh liệt
Nguyễn Trung Trực ra “nạp mình” vì nhân dân trên đảo, vì số nghĩa quân còn lại, vì mẹ già là thứ yếu. Hơn nữa xếp giáp quy hàng cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau như ra hàng vì tham sống sợ chết, vì sự giàu sang, vì trá hình để mưu đồ về sau. Riêng Nguyễn Trung Trực ra “nạp mình”, ông kiên quyết từ chối quyền cao chức trọng, ông lúc nào cũng hiên ngang. Đến cả thực dân Piquet khi lấy khẩu cung Nguyễn Trung Trực cũng ghi nhận xét một cách trung thực rằng: “Trực rất tự trọng và đầy khí phách”. Trong khi bị giam giữ ở Rạch Giá ông luôn miệng yêu cầu Pháp kết liễu đời mình. Như vậy Nguyễn Trung Trực ra nạp mình không để mất khí tiết của một lãnh tụ nghĩa quân, nạp mình không phải vì tham sanh quý tử, vì hưởng lạc vinh hoa. Ông chấp nhận cái chết để bảo vệ khí tiết anh hùng đó là chết vinh hơn sống nhục.
Thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực lên Sài Gòn lấy khẩu cung Pháp biết ông là người tài giỏi chúng muốn dụ ông quy thuận để lợi dụng vào công cuộc bình định, viên thống soái Nam Kỳ muốn biết tường tận ông như thế nào nên vào khám gặp ông. Trước tiên hắn dùng lời lẽ ngọt ngào khuyên dụ nhưng không được hắn mới xẵng giọng nói: “Ông trực nè! Dù
ông có sống hay chết thì binh lực của Pháp đã tận diệt hết quân phiến loạn của sứ sở này rồi…”.
Nguyễn Trung Trực mỉm cười, liền đưa tay ra ngoài sân cỏ và ôn tồn nói với tên chánh soái rằng: “Thưa Pháp soái: chúng tôi tin chắc rằng, chừng nào ngài trừ hết cỏ trên mặt đất này thì chừng đó ngày mới mong trừ hết những người ái quốc trên xứ sở này mà ngài giận dữ gọi họ là quân phiến loạn”. Với câu nói ngắn gọn hơn của Nguyễn Trung Trực “ Tôi chỉ muốn có một chức thôi, chức gì mà tôi chặt đầu tất cả bọn Tây” cùng với câu nói “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây” làm sáng ngời khí phách hào hùng của ông.
Đô đốc Nam kỳ bấy giờ là Ohier thấy chẳng tài nào thuyết phục được Nguyễn Trung Trực theo Pháp quay lại đàn áp nghĩa quân như Huỳnh Công Tấn nên tuyên án xử tử ông và cho đưa về Rạch Giá thi hành bản án. Bấy giờ gọi là tôn trọng luật lệ xưa của triều đình giặc cho phép đồng bào Rạch Giá đến tỏ lòng tôn kính đối với Nguyễn Trung Trực. Biết tin Pháp xử chém ông dân chúng các nơi trong tỉnh, kẻ đi bộ người đi xuồng đến xem buổi hành quyết Nguyễn Trung Trực rất đông, cũng là dịp để họ vĩnh biệt vị anh hùng tài đức mà họ vô cùng cảm mến. Đồng bào Tà Niên kéo đến chợ trải chiếu bông – đặc sản của quê hương, dọn bữa cơm ngon, kính dâng Cụ coi như tế sống tạ ơn lần chót.
Ngày 27/10/1868 thực dân Pháp chọn nơi bây giờ là bưu điện Rạch Giá làm pháp trường, đao phủ là người Khơme dân chúng gọi là Bòn Tưa, làm nghề đao phủ độ thân, chém mỗi cái đầu nhận một quan tiền. Trước khi chém tên Tưa bỏ gươm xuống đất quỳ lạy Nguyễn Trung Trực tỏ lời xin lỗi. Nguyễn Trung Trực nghiêm mặt bảo “mày có tội gì mà xin lỗi, mày thi hành theo lệnh của Tây, chém tao thì chém cho thật tốt nếu không
tao vặn họng mày”.
Tương truyền trước khi hành quyết, Pháp hỏi ông có cần gì không, Nguyễn Trung Trực xin uống một trái dừa. Uống xong ông ngâm bài thơ tuyệt mạng sau đây:
“Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên, Yên gian đảm khí hữu long tuyền Anh hùng nhược độ vô dung địa Bảo hận thâm thù bất đái thiên.”
Nguyễn Trung Trực ra đi ở độ tuổi khoảng 30 nhưng nhân dân vô cùng tôn kính. Sau khi chém đầu xong giặc lén đem chôn thi hài của ông gần tòa bố, cách đồn gần 50 mét về hướng Tây đề phòng nghĩa quân lấy lại để dấy lên lòng căm thù, phát động cuộc khởi nghĩa khác. Chúng tưởng bằng cách đó có thể xóa sạch dấu vết của ông trên mặt đất này, nhưng việc làm đê hèn ngay cả với người chết càng khắc sâu trong tâm trí của nhân dân những chiến công, nghĩa cử cao đẹp của Nguyễn Trung Trực. Nhân dân Kiên Giang vô cùng xúc động, nhiều người kín đáo lập bàn thờ ông, để tang ông, làm giỗ cho ông.
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TRẠNG VÀ SỰ TRI ÂN NGUYỄN TRUNG TRỰC 3.1. Sự đánh giá công trạng và tri ân của người đương thời:
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa và một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Nam kỳ nói riêng, nhân dân cả nước nói chung. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ khi thực dân Pháp đã chiếm được Nam kỳ lục tỉnh. Với chiến công Nhật Tảo, lần đầu tiên trong lịch sử chống Pháp ta đã đốt cháy một tàu chiến của địch. Với chiến công đánh đồn Kiên Giang, lần đầu tiên ta đã đánh thắng vào đồn giặc ở ngay trung tâm đầu não của chúng, kiểm soát và làm chủ tỉnh lị trong nhiều ngày. Cả hai trường hợp đều nói lên sự mưu trí, dũng cảm, táo bạo, quyết tâm cao của nghĩa quân. Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận việc Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân hạ đồn Kiên Giang là một “biến cố bi thảm” mà hậu quả có thể làm tổn thương đến uy tín người Pháp ở Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa cũng nổi bật tính chất nhân dân đậm nét. Lãnh tụ Nguyễn Trung Trực xuất thân từ thành phần dân chài, có lẽ nhờ thế mà dễ thu hút nghĩa quân hầu hết là những người lao động. Trong quá trình xây dựng lực lượng và chiến đấu ở Hòn Chông, Phú Quốc, cuộc khởi nghĩa phát động được lực lượng nông dân và gia nhập nghĩa quân, đóng góp lương thực xây dựng doanh trại, đào đắp công sự, mốc nối với những người làm nội ứng trong hàng ngũ địch…Quần chúng nhân dân dưới sự chỉ huy của ông tỏ rõ tấm lòng yêu nước nồng nàn không nề gian khổ hi sinh, quyết một mất một còn với giặc.
Chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình Huế, từ chối ngoại giao với Tây Phương sứ thần và đại diện các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ nhiều lần
đến nước ta dâng quốc thư và tặng phẩm để xin mua bán bị các vua từ chối, Do phát triển cơ khí, các nước Tây Phương tìm thị trường ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó triều đình Huế thiển cận không có chính sách ngoại giao hợp thời canh tân nước nhà, đã dẫn đến việc Pháp lấy cớ giết hại các giáo sĩ và tín đồ thiên chúa để xâm lược nước ta. Năm 1847, hải quân Pháp đến Đà Nẵng gởi lên triều đình Huế bức thư xin bãi bỏ việc cấm đạo. Trong khi đó hai bên đang thương thuyết quân sĩ ta chuẩn bị đề phòng bất trắc thì các tàu Pháp bắn vào cả hai đồn rồi bỏ đi.
Năm 1858, hải quân Pháp với một lực lượng hùng hậu, tấn công Đà Nẵng quân ta chống trả quyết liệt. Pháp thấy không thể tấn công triều đình Huế là đầu não của cả nước hòng bức bách nhà Vua để dễ dàng thôn tính đất nước ta nên chúng để lại một số tàu chiến còn bao nhiêu thì chuyển xuống tấn công Nam Kỳ. Nam Kỳ đất rộng phì nhiêu dân cư thưa thớt lại nhiều sông rộng thuận tiện cho tàu chiến tiến sâu vào nội địa. Quân Pháp hạ nhiều thành lũy ở miền Nam, Vua Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào Gia Định đắp đồn Kỳ Hòa để chống giữ quân Pháp, khi chiến tranh Trung Hoa kết thúc Pháp tập trung tàu chiến đánh ta. Ngày 1/9/1861 Charner đem 2200 quân, 600 phu, 2 chiến hạm, 4 tàu chiến, 16 thông báo hạm, 17 tàu vận tải cùng với 900 thủy binh và 200 lính khác tấn công đồn Kỳ Hoà. Sau hai ngày chiến đấu thì đồn vỡ, thừa thắng Pháp chiếm luôn tỉnh Định Tường. Thuở ấy thế giặc rất hung hăng đi đến đâu bắn phá đến đó, cảnh tượng quân giặc tàn phá trên đất nước ta được thể hiện trong bài thơ chạy giặc của cụ Đồ Chiểu:
“Bỏ nhà lũ nhỏ lăng xăng chạy. Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”. Và:
“Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang, kéo trên bờ ma ní mã tà đạn bắn như mưa vãi”.
“Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.”
(Văn tế Trương Công Định)
Những cảnh tàn hại này đã nhóm ngọn lửa căm thù trong lòng Nguyễn Trung Trực. Cụ Nguyễn Trung Trực là người mưu trí tinh thông võ nghệ nhất là lòng quả cảm nên được dân chúng vô cùng cảm mến. Cụ tập hợp trai tráng và ra sức ngày đêm luyện tập vì lúc bấy giờ Pháp đã chiếm xong tỉnh Định Tường, nhờ tài thao lược nhiều thanh niên vùng lân cận theo cụ rất đông lại được dân địa phương ủng hộ và tiếp lương thực. Cụ đưa nghĩa quân tấn công các đồn giặc, vì khí thế thô sơ nên các lãnh tụ phong trào kháng chiến áp dụng chiến thuật du kích để ít có thể đánh được nhiều, lấy tầm vông mã tấu mà chống với vũ khí tinh nhuệ, tấn công thần tốc, quân giỏi luôn ở trong tư thế bị động còn ta trong thế chủ động. Lúc mạnh mà rõ tình hình địch thì tấn công bất thần tiêu diệt địch, yếu thế thì lui về nơi an toàn dưỡng quân.
Ngay sau khi Nguyễn Trung Trực bị hành hình hay tin Đức Cố Quản Trần Văn Thành đang dấy binh chống Pháp ở Bảy Thưa, Châu đốc “ bùi ngùi vô hạn, cố truyền cho quân sĩ phải lặng lẽ ba ngày để tưởng niệm vị anh hùng vừa quá cố, lại sai người làm riêng một linh vị, khắc tên họ Nguyễn để lên thờ trên án tướng sĩ trận vong mà cố đặt ra ở một bên doanh.
Ông Huỳnh Mẫn Đạt khóc cụ Nguyễn bằng một bài thơ chữ hán: “Thẳng phụ nhưng trường bất túc luân
Đồi ba đế trụ ức ngư dân
Hỏa Hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khiếp quỉ thần. Nhất đáng phi thường tiêu tiết nghĩa Lưỡng toàn vô úy bào quân thân
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ Tu sát đê đầu vị tử nhân”.
Triệu Dương dịch nghĩa:
“ Thua được ở chiến trường không cần bàn đến,
Chỉ nhớ người dân chài đã làm cột đa trong lúc sông lở. Lửa đỏ Vàm Nhựt Tảo vang động trời đất,
Gươm vung lên ở đồn Kiên Giang làm quỷ thần phải khóc. Một buổi sang phi thường nâng cao khí tiết nghĩa,
Không sợ báo đền Vua và cha mẹ không vẹn toàn. Anh hùng cứng cổ tiếng thơm dài lâu,
Làm cho bọn chưa chết chịu sống cúi đầu thẹn chết được.”
Nguyễn Thông biểu dương Nguyễn Trung Trực đã “nêu cao tấm gương chói lọi”, “người thâm trầm, nghiêm nghị, can đảm, giết được nhiều Tây”.
trân trọng nhắc đến Nguyễn Trung Trực, trong số những người mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Năm 1908, Trần Chánh Chiếu, người Rạch Giá từng tích cực tham gia phong trào Duy Tân, chủ bút báo Lục tỉnh tân văn đã công khai viết bài nhắc nhở và ca ngợi Nguyễn Trung Trực khiến bọn mật thám giật mình, bực tức. Nhà Thơ Đông Hồ ở Hà Tiên, ca ngợi Nguyễn Trung Trực, nhắc lại hình bóng oai hùng của người chiến sĩ trên cảnh vật.
3.2. Lễ hội tưởng nhớ Anh hùng Nguyễn Trung Trực – sự tri ân của lòng dân Nam Bộ lòng dân Nam Bộ
3.2.1. Đền thờ Nguyễn Trung Trực
Nhân dân Rạch Giá gọi Nguyễn Trung Trực là “Ông Nguyễn”, cữ tên. Để tỏ lòng biết ơn và tôn sùng vị anh hùng dân tộc của quê hương, đồng bào nhiều địa phương lập đền lập miếu thờ ông. Ở Rạch Giá, năm 1909 chưa có đình làng mà chỉ có miếu thờ “Cá Ông” do ngư dân dựng ở ngay vàm rạch. Từ năm 1874, triều đình Huế chính thức nhận Nam Bộ là thuộc địa của Pháp nên không thể nào sắc phong cho người chống Pháp làm Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đồng bào Rạch Giá mặc nhiên xem miếu thờ “Cá Ông” là nơi thờ Nguyễn Trung Trực. Hằng năm, đến kỳ thi cử hành lễ bái, tưởng niệm và cúng tế. Với thời gian, miếu “Cá Ông” nhiều lần được trùng tu, có đủ bộ theo lễ nghi thức thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh.
Năm 1920, bọn cầm quyền Pháp muốn can thiệp, ngăn cấm, nhưng hương chức làng sở tại là Vĩnh Thanh Vân thì lờ đi, lại đưa ra lý lẽ: “Nguyễn Trung Trực trung với vua, với nước, dân thờ ông Nguyễn là thờ chữ trung”, tên chủ tỉnh phải đành chịu. Do mẫu thuẫn nội bộ, để chọc tức tên chủ tỉnh cầm quyền, một người Pháp tên là Le Nestour tự ý cất thêm một đình làng thờ Nguyễn Trung Trực ở Tân Điều – cũng là một cách mị
dân vậy.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thành phố Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ, mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100 m. Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi). Mỗi năm đến ngày mất của Nguyễn Trung Trực, nhân dân các nơi tề tụ về đây tổ chức lễ hội tưởng niệm ông, qua nhiều lần sửa chữa và mở rộng vào các năm 1881, 1864, 1970, ngôi đền khang trang hơn. Đến năm 1988, Bộ Văn Hóa đã ra quyết định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử văn hóa.
Ngôi đền hiện nay được khởi công xây dựng vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp. Năm1988, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Sở Văn hóa- Thông tin ký quyết định số 191/QĐ-VH công nhận di tích lịch sử văn hóa đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá là di tích cấp quốc gia. Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chính diện, đông lang và tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Cổng đền ba cửa (dạng cổng tam quan). Trước cửa chính diện có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh “lưỡng long tranh châu”, các góc mái đắp hình lá cúc cách điêu và hình rồng. Tất cả mảng phù điêu trên được làm bằng xi măng gắng với mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cây cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột biểu tượng cho sự uy quyền và sức mạnh. Trong đền có 10 cây cột bằng bê tông mỗi cột có chân hình bát giác, phía trên bát giác có đắp nối hai lớp cánh sen. Trong chính điện có rất nhiều bài thờ vị, phía ngoài là bài vị chánh soái, di ảnh Nguyễn Trung Trực, thờ tiền hiền, những
nghĩa quân liệt sĩ, phía trong có ba ngai thờ chính của đền: chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực bên trái là ngai thờ cụ phó Nguyễn Hiền Điều, phó lãnh binh Lâm Quang Ky: bên phải là ngai thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Trên nóc đền có bức hoành phi ghi 4 chữ “Ánh khí như hồng”, nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực như cầu vòng bảy sắc. Trước ngai thờ cụ Nguyễn là hai chú hạc cưỡi rùa, mỗi con cao khoảng 2,5m miệng ngậm chuỗi hạt. Trước cửa đình là khoảng sân khá rộng gồm có hòn non bộ bên gốc đa cổ thụ tỏa bóng xum xuê, hai bên Đông lang và Tây lang nơi làm việc Ban Bảo vệ di tích và phòng mạch thuốc Nam miễn phí. Kế đó là phòng trưng bày giới thiệu những di ảnh, tài liệu, hiện vật về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực.
Nằm ở phía tây đền là ngôi mộ Nguyễn Trung Trực. Mộ được xây hình chữ nhật, đặt xuôi theo đền, phía sau mộ là bức tường hình chữ nhật cao khoảng 2 mét, rộng hơn 1 mét, trên tấm bia khắc: “ANH HÙNG