Để cung cấp thêm bằng chứng khoa học, chứng minh hiệu quả điều trị ĐTĐ typ 2 của chế phẩm Sagydi, đề tài “ Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm Sagydi trên mô hình gây ĐTĐ typ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được bản khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc của nhà trường, thầy cô, bệnh viện, gia đình và bạn bè Nhân dịp hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến:
Ban giám hiệu, các phòng ban, bộ môn Dược lý trường đại học Y hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập, nghiên cứu, và hoàn thành khóa luận.
Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ths Đậu Thùy Dương – Bộ môn Dược lý trường đại học Y
Hà Nội, người đã luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian làm khóa luận Qua đó, đã truyền dạy cho em không chỉ những kiến thức khoa học mà còn là phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên của bộ môn Dược lý đã hết sức tạo điều kiện, góp ý, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin được trân trọng cảm ơn Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn luôn bên cạnh giúp đỡ, ủng hộ, là chỗ dựa cho em những lúc khó khăn, động viên em trong suốt quá trình học tập dưới mái trường đại học Y Hà Nội
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm
2014
Đỗ Thị Thu Hướng
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em là Đỗ Thị Thu Hướng, sinh viên tổ 8, lớp Y6B, Trường Đại học Y Hà Nội Em xin cam đoan khóa luận này đã được thực hiện một cách trung thực và nghiêm túc Các kết quả, số liệu, thông tin được sử dụng trong khóa luận này là đúng sự thật
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2014
Đỗ Thị Thu Hướng
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA : American Diabetes Association
ALX : Alloxan
AMP : Adenosin monophosphat
AMKP : AMP active protein kinase
CM : Chóc máu
DPP-4 : Dipeptidyl peptidase – 4
ĐTĐ : Đái tháo đường
EASD : European Association for the study of Diabetes
(Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu)
FDA : Food and Drug Administration
GLUT : Glucose transporter (Chất vận chuyển glucose)
GLP-1 : Glucagon like peptid - 1
GIP : Glucose dependent insulinotropic polypedtid
(Polypeptid kích thích tiết insulin phụ thuộc glucose)HGM : Hạ glucose máu
HDL : High density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)
HFD : High fat diet (Chế độ ăn giàu chất béo)
HLA : Human leukocyte antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)IDF : International Diabetes Federation
(Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới)
IL : Interleukin
Trang 4IRS : Insulin receptor substrate (Cơ chất của receptor insulin)LDL : Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)NADPH : Nicotinamid adenin dinucleotid phosphate oxidaseNFD : Normal fat diet (Chế độ ăn thường)
NST : Nhiễm sắc thể
PI3-Kinase : Phosphoinositide 3 kinase
RNA : Ribonucleotid acid
Trang 5DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi sự tăng glucose máu do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối [1], [2] Vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước đang phát triển Bệnh cũng được xem là
“đại dịch” ở các nước phát triển Hiện nay, bệnh ĐTĐ đang là một trong số những chủ đề chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng các công trình nghiên cứu, tạp chí, sách báo chuyên ngành [1] Sự bùng nổ ĐTĐ typ 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn đối với cộng đồng [1] Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ, ước tính đến năm 2025, sẽ có 330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 5,4% dân số thế giới [1], [3] Theo báo cáo năm 2011 của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (International Diabetes Federation) ước tính trên toàn cầu năm 2011 có khoảng 366 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự báo năm 2030 con số này sẽ là 552 triệu người, tăng trên 51% [2] Điều này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên thực tế cao hơn rất nhiều so với con số được dự báo Điều đáng lo ngại chính là các biến chứng của bệnh gây nên [1] Mỗi năm trên thế giới có 3,2 triệu người chết vì ĐTĐ, tương đương với số người chết do mắc bệnh HIV [4] Hằng năm, có 1,7 triệu người tử vong do biến chứng bệnh tim mạch và đột qụy do ĐTĐ, 1 triệu người phải lọc máu do biến chứng suy thận của bệnh ĐTĐ, cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi Trung bình người mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi
40 mất đi 10 năm sống lý tưởng Ngân sách cho ngành y tế của các quốc gia mất trung bình 5-10% cho điều trị trực tiếp bệnh ĐTĐ [1] Ở Việt Nam, năm 2002-2003 điều tra quốc gia về tình hình ĐTĐ trên cả nước, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chiếm 2,7% Trong đó vùng đô thị và khu công nghiệp chiếm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 4,4% [1], [5] Gánh nặng bệnh đối với sự phát triển của nền kinh
tế, xã hội ngày càng lớn [3], [6]
Trang 7Các nhóm thuốc, nhóm thuốc điều trị ĐTĐ hiện nay như insulin, metformin, sulfonylurea…có hiệu quả cao, nhưng lại có nhiều tác dụng không mong muốn hoặc một số khác có giá thành cao [7] Mặt khác, bệnh nhân ĐTĐ thường có thêm bệnh lý về huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu… nên khi điều trị phải kết hợp nhiều thuốc và thời gian điều trị kéo dài suốt cuộc đời, gây ra nhiều tác dụng không mong muốn do tương tác thuốc, đồng thời gây khó khăn về kinh tế và tuân thủ điều trị [1], [3] Vì vậy các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới có xu hướng tìm kiếm các loại thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc dược liệu, có nhiều ưu điểm và thích hợp với điều trị kéo dài Một số dược liệu hạ glucose máu tốt đã được nghiên
cứu như: bông ối (Lantana camara L), giảo cổ lam hay còn gọi là cổ yếm (Gynostemma pentaphyllum), chóc máu (Salacia cochinchinensis), thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa L.) [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16]…
Ở Việt Nam, với nguồn thảo dược phong phú, việc tìm kiếm những cây thuốc, bài thuốc có tác dụng tốt điều trị ĐTĐ đang là một hướng nghiên cứu
mới, hứa hẹn nhiều thành công Chóc máu (Salacia cochinchinensis), giảo cổ lam hay còn gọi là thất diệp đởm, cổ yếm… (Gynostemma pentaphyllum) là
hai loại dược liệu đã được các nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ glucose máu trên thực nghiệm [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [17] Chế phẩm Sagydi do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuệ Linh sản xuất, có thành phần là sự kết hợp giữa giảo cổ lam và chóc máu Tuy nhiên, hiện nay chưa
có nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá tác dụng điều trị ĐTĐ khi phối hợp hai dược liệu nói trên Để cung cấp thêm bằng chứng khoa học, chứng minh
hiệu quả điều trị ĐTĐ typ 2 của chế phẩm Sagydi, đề tài “ Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm Sagydi trên mô hình gây ĐTĐ typ 2 ở động vật thực nghiệm ” được tiến hành với mục tiêu sau:
Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm Sagydi trên chuột nhắt trắng được gây ĐTĐ dạng typ 2
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
Danh từ bệnh ĐTĐ (diabetes mellitus) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (diabetes: nước chảy trong ống) và tiếng La Tinh (mellitus: ngọt), do vậy mà danh từ y dược Việt Nam dịch diabetes mellitus là ĐTĐ [16] Từ này đã đi vào lịch sử mặc dù ngày nay đã có nhiều tiến bộ về bệnh, bản chất của căn bệnh nổi tiếng này đã được sáng tỏ nhưng người ta vẫn quen gọi là ĐTĐ Theo WHO, “ĐTĐ là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuỵ không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin được sản xuất ra Tình trạng tăng glucose máu là hậu quả phổ biến của bệnh ĐTĐ không được kiểm soát và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho nhiều hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh” [18]
1.1.2 Dịch tễ học
Bệnh đái tháo đường được coi là “cơn ác mộng của dịch tễ học” vì tốc
độ gia tăng nhanh chóng của bệnh trong một khoảng thời gian ngắn và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển bởi chính những biến chứng của bệnh [1]
Theo báo cáo mới đây của WHO vào tháng 5 năm 2004 ước tính số người ĐTĐ năm 2000 là khoảng 171 triệu người, chiếm 2,8 % dân số thế giới, vượt 13% so với dự báo năm 1998, báo cáo này cũng dự đoán đến năm
2030 con số này sẽ lên tới 366 triệu người (chiếm 4.4% dân số thế giới) [16]
và theo Hiệp hội Đái tháo đường thế giới ước tính trên toàn cầu năm 2011 có khoảng 366 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự báo năm 2030 con số này sẽ là
552 triệu người tăng trên 51% [2] Mỗi năm, trên thế giới, ước tính có 3,2 triệu người đái tháo đường tử vong do biến chứng ĐTĐ, tương đương 6 trường hợp/phút [1]
Trang 9Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kì cho biết, số bệnh nhân bị ĐTĐ đã tăng 14% trong vòng 2 năm, từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005), ước tính 24 triệu người vào năm 2007 Như vậy, trong năm 2007 tổn thất kinh tế do ĐTĐ vào khoảng 174 tỷ USD bao gồm chi phí y tế cho ĐTĐ
và thiệt hại về lực lượng sản xuất [4]
Trong các trưường hợp bị ĐTĐ phần lớn là ĐTĐ typ 2 (chiếm 85% số
ca ĐTĐ) Do vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, theo
đó là sự thay đổi về lối sống, thói quen ăn uống, ít vận động thể lực dẫn đến
sự gia tăng nhanh chóng của bệnh Đặc biệt là các nước đang phát triển, mà
cụ thể là trong các khu vực đô thị, tỷ lệ ĐTĐ typ 2 cao hơn hẳn so với khu vưc nông thôn [1], [3], [5]
Là một trong các nước đang phát triển, Việt Nam cũng là nước có sự gia tăng ĐTĐ rất nhanh Trên phạm vi cả nước, theo điều tra của PGS.TS Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2003, tỉ lệ ĐTĐ cao nhất ở khu vực thành phố là 4,4% và tỉ lệ ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7% [1]
Rõ ràng, trong thời gian tới đây, dịch tễ của bệnh ĐTĐ sẽ có nhiều biến đổi và còn tiếp tục tăng cao Các biến chứng của ĐTĐ cũng sẽ tăng lên như một hậu quả tất yếu không thể tránh được, trở thành mối đe dọa chính cho nền y tế trong tương lai Do vậy, việc phát minh các thuốc tân dược, cũng như tìm kiếm và sử dụng các nguồn dược liệu có tác dụng chữa trị bệnh ĐTĐ
đã trở thành mục tiêu của các nhà nghiên cứu y học
1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Trước đây, tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào xét nghiệm glucose máu lúc đói hoặc sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu [3], [6], [19] Từ tháng 3 năm 2010, WHO đưa ra thêm tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo HbA1c [20]
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO [3], [6], [19], [20]
Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi người bệnh có 1 trong các tiêu chuẩn sau:HbA1c ≥ 6,5%;
Trang 10Glucose máu lúc đói trên 7 mmol/l (126mg/dl) xét nghiệm lúc người bệnh đã nhịn đói hơn 10 giờ;
Glucose máu sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu với 75g glucose sau 2 giờ trên 11,1 mmol/l (200mg/dl)
Không rõ nguyên nhân
- ĐTĐ typ2 (có thể thay đổi từ tình trạng kháng insulin là chính với thiếu insulin tương đối tới tình trạng giảm bài tiết insulin là chính và kháng insulin nhẹ)
- ĐTĐ thai kì: ĐTĐ liên quan đến vai trò kháng thể kháng insulin và sự biến đổi hormone trong thời kì thai nghén
- Các typ ĐTĐ đặc hiệu khác:
Khiếm khuyết chức năng tế bào beta
Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen
Bệnh lý của tụy ngoại tiết: viêm tụy mạn, sỏi tụy…
Do các bệnh nội tiết khác
Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác: hormon, lợi tiểu…
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn
Các thể ít gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch
Trong bảng phân loại này thì 2 thể ĐTĐ chính là ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 Do vây, sẽ đi sâu vào cơ chế bệnh sinh của 2 thể này
Trang 111.1.5 Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ
1.1.5.1 Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 1:
ĐTĐ typ 1 là tình trạng thiếu insulin tuyệt đối do tế bào beta đảo tụy bị tổn thương gây nên [19] Bệnh xuất hiện như một kết quả của tác dụng hiệp đồng giữa các yếu tố gen, môi trường, miễn dịch làm cho các tế bào β đảo tụy
bị phá hủy dẫn đến thiếu hụt insulin Quá trình phá hủy này hầu hết là do cơ chế tự miễn [21] Bằng chứng là đã tìm thấy một số kháng thể kháng tế bào β tụy xuất hiện trong huyết thanh người bệnh như: kháng thể kháng glutamic acid decarboxylase nằm trong bào tương tế bào beta (GAD65), kháng thể kháng insulin (IAA) [21], [22] Yếu tố môi trường đóng vai trò khởi động quá trình bệnh lý Những tác nhân môi trường thường được đề cập nhiều nhất đó
là virus (Coxsackie B, Cytomegalovirus, Echo, Esptein-Bar virus…), sau đó
là thức ăn (sữa bò, cafein…) và điều kiện sống (stress, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc…) [23] Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ typ 1 và các yếu tố kháng nguyên liên kết tế bào lympho (HLA) Trong đó, hai tập hợp gen quan trọng là DR4-DQ8 và DR3-DQ2 được tìm thấy ở 90% người bệnh ĐTĐ typ1 [21]
Một số ít các trường hợp ĐTĐ không tìm thấy nguyên nhân, không liên quan tới HLA nhưng có yếu tố di truyền rất rõ [21]
1.1.5.2 Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2
ĐTĐ typ 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp và chiếm tỉ lệ cao (trên 85%) trong số bệnh nhân ĐTĐ [18], [19] Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng và có liên hệ mật thiết với nhau trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 là tình trạng kháng insulin ở mô ngoại vi và tình trạng rối loạn bài tiết insulin [6] Mặc dù có rất nhiều tranh cãi nhưng hầu hết đều ủng hộ quan điểm kháng insulin xuất hiện trước sự thiếu hụt insulin Các yếu tố gen và môi trường đóng vai trò thúc đẩy làm phát sinh và phát triển bệnh
Trang 12Hình 1.1 Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2
Trong thực tế khi glucose máu đã ở mức cao (>10mmol/l) thì cả quá trình bài tiết của insulin của tế bào và khả năng hoạt động của insulin đều bị suy giảm nặng
Sinh lý bệnh học của ĐTĐ diễn biến qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn tăng sản xuất insulin bù trừ hiện tượng kháng insulin
+ Giai đoạn 2: tăng insulin nhưng không bù trừ được hiện tượng kháng insulin, glucose máu tăng
+ Giai đoạn 3: tế bào β suy yếu, bài tiết insulin giảm sút, glucose máu tăng cao, ĐTĐ biểu hiện
Yếu tố gen và môi trường:
Trong ĐTĐ typ 2 đây là hai yếu tố không giữ vai trò quan trọng, song
có nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan [24]
Tỉ lệ đồng mắc bệnh ở các cặp sinh đôi cùng trứng lên tới 70-90%.Bệnh có tính chất gia đình rõ rệt Nếu bố hoặc mẹ bị ĐTĐ typ 2 thì con
có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, nếu có cả bố và mẹ bị ĐTĐ typ 2 thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn 40% [24]
Tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 khác nhau giữa các dân tộc
Trang 13Ở các cá thể mang kiểu gen mẫn cảm, không phải lúc nào cũng mắc bệnh ĐTĐ, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy có sự liên quan giữa việc xem tivi thường xuyên, ít vận động thể lực, chế độ ăn nhiều calo, béo phì, những người cao tuổi nguy cơ bị ĐTĐ typ 2 rất cao [24].
Rối loạn bài tiết insulin: rối loạn sản xuất insulin cả về chất lượng và số
lượng:
+ Mất pha sớm: rối loạn nhịp tiết
+ Bất thường về số lượng insulin: ban đầu là tăng tiết insulin, sau dẫn đến suy kiệt, giảm tiết
+ Bất thường về chất lượng insulin: tăng proinsulin trong máu
Kháng insulin:
Biểu hiện kháng insulin là một trong những dấu hiệu sớm của ĐTĐ Sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các receptor và hậu receptor của tế bào với insulin dẫn đến tình trạng kháng insulin Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin, được coi là những khiếm khuyết ban đầu hoặc khiếm khuyết chính trong cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 2
Kháng insulin có thể được khởi phát bởi rất nhiều điều kiện khác nhau như béo phì, thai nghén, nhiễm trùng, tuổi tác Trong đó, béo phì là yếu tố nguy cơ chính Béo phì làm làm tăng lượng acid béo tự do vào tuần hoàn, tăng lượng acid béo tự do vào gan Nếu nồng độ insulin máu tăng cao sẽ tăng cường sản xuất ra các VLDL (very low density lipoprotein) và triglycerid Các VLDL và triglycerid có thể lắng đọng ở gan gây thoái hoá mỡ, lắng đọng
ở cơ gây kháng insulin, lắng đọng ở tế bào beta của tuỵ làm giảm khả năng bài tiết insulin Giảm cân ở người béo phì sẽ làm giảm tình trạng kháng insulin và kiểm soát tốt glucose máu, có thể phòng và làm chậm xuất hiện ĐTĐ typ 2
Trang 14+ Insulin ban đầu được tổng hợp dưới dạng tiền insulin là proinsulin gồm chuỗi A nối với chuỗi B bởi một đoạn peptid gồm 30 acid amin Sau đó proinsulin bị thủy phân bởi trypsin giải phóng insulin
và một đoạn peptid C
+ Insulin, proinsulin và peptid C có trong huyết tương dưới dạng tự
do Insulin được thoái hóa chủ yếu ở gan và thận do các protease
Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của Insulin [ 25 ]
- Cơ chế và tác dụng hạ glucose máu của insulin:
+ Tất cả các tế bào của người và động vật đều mang receptor đặc hiệu gắn với insulin [26] Receptor của insulin là một glycoprotein gồm hai dưới đơn vị α nằm ở mặt ngoài tế bào và hai dưới đơn vị β nằm
Trang 15ở mặt trong của tế bào Bốn đơn vị này gắn đối xứng nhau qua cầu nối disulfid Thông qua receptor này, insulin gắn vào dưới đơn vị α gây kích thích tyrosine kinase của dưới đơn vị β làm hoạt hóa hệ thống vận chuyển glucose ở màng tế bào (glucose transposter: GLUT) làm glucose được vận chuyển vào trong tế bào một cách dễ dàng, đặc biệt là tế bào cơ, gan, mỡ [7], [26] Hiện nay người ta đã phát hiện ra 13 thành viên của chất vận chuyển glucose phân bố ở những tế bào khác nhau: GLUT 1 có ở mọi mô, đặc biệt là hồng cầu và não, GLUT 2 có ở tế bào β của tụy, ở gan, thận, ruột, GLUT
3 có ở não, thận, rau thai, GLUT 4 có ở cơ và mô mỡ, GLUT 5 có ở ruột và thận… [7], [25]
+ Ngoài ra, insulin làm tăng hoạt tính của glucokinase, glycogensynthetase, thúc đẩy sự tiêu thụ glucose và tăng tổng hợp glycogen ở gan; làm giảm sự thuỷ phân lipid, protid và glycogen, đồng thời làm tăng sự tổng hợp lipid và protid từ glucid Kết quả làm hạ glucose máu [26]
+ Insulin tác dụng trung gian: NPH
+ Insulin tác dụng dài: Insulin Detemir, Insulin Glargin
+ Insulin hỗn hợp: 75% protamin Lispro + 25% Lispro hoặc 70% protamin Aspart + 30 % Aspart
- Chỉ định insulin [7], [26], [27]
+ Chỉ định tuyệt đối trên bệnh nhân ĐTĐ typ 1
+ Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị bằng thay đổi chế độ ăn, vận động hợp lý và dùng các thuốc chống tăng glucose máu khác không có tác dụng
+ Cấp cứu hôn mê tăng glucose máu
+ Tăng glucose máu sau cắt bỏ tụy tạng
+ Tăng glucose máu có ceton máu và niệu cao
Trang 161.2.1.2 Các thuốc kích thích bài tiết insulin:
- Dẫn xuất của sulfonylure (sulfamid hạ đường huyết)
Trong trạng thái sinh lý, glucose máu tăng cao sẽ có hiện tượng khoá kênh K+-ATPase, dẫn tới K+ trong tế bào tăng đột ngột sẽ kích thích hoạt động của kênh Ca2+ dưới tác dụng của AMP vòng, Ca2+ vào tế bào tăng, kích thích quá trình phosphoryl hoá và giải phóng insulin từ nang tiết vào máu Các sulfonylure tác dụng như một “cái khoá” hoạt động trên kênh K+-ATPase và
vì vậy có tác dụng kích thích bài tiết insulin [27]
+ Cơ chế tác dụng:
• Tác dụng trên receptor bề mặt K+-ATPase của tế bào beta ở đảo Langerhans làm chẹn kênh K+ nhạy cảm với ATP (ATP – sensitive potassium channels), làm giảm K+ đi vào trong tế bào gây nên sự khử cực màng dẫn đến mở kênh Ca2+ làm tăng lượng
Ca2+ từ ngoại bào đi vào trong tế bào, kích thích giải phóng insulin [7], [27]
• Tăng số lượng và tính nhạy cảm của receptor của insulin ở bạch cầu đơn nhân to, tế bào mỡ, hồng cầu [7]
• Ức chế insulinase, ức chế sự kết hợp insulin với kháng thể kháng insulin và sự gắn với protein huyết tương [7]
• Kích thích giải phóng somatostatin có tác dụng ức chế giải phóng glucagon gây hạ glucose máu [26], [27]
+ Chỉ định: ĐTĐ typ 2 không phụ thuộc insulin và người béo bệu trên 40 tuổi có insulin máu dưới 40UI/ ngày
+ Một số thuốc :
• Thế hệ 1: tolbutamid, carbutamid, clopropamid
• Thế hệ 2: gliclazid, glipizid, glibenclamid…tác dụng mạnh gấp khoảng 100 lần thế hệ 1, thời gian tác dụng kéo dài nên chỉ cần dùng một lần trong ngày
• Thế hệ 3: Glimepirid
Trang 17- Nhóm meglitinid
- Nateglinid:
Là dẫn xuất của D-phenylalanin có tác dụng kiểm soát sự tăng đường huyết sau bữa ăn, do vậy sẽ cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Trong cơ thể, nateglinid gắn vào receptor đặc hiệu (SUR 1) ở tế bào β của tụy làm chẹn kênh K+ nhậy cảm với ATP, gây khử cực màng tế bào làm mở kênh calci Calci kích thích giải phóng insulin Do thuốc có đặc điểm gắn nhanh và tách ra nhanh khỏi receptor đặc hiệu nên kích thích bài tiết insulin nhanh, nhanh chóng kiểm soát đường huyết sau khi ăn Nhưng cũng do thuốc tách ra khỏi receptor đặc hiệu nhanh làm rút ngắn giai đoạn kích thích bài tiết insulin, làm giảm nguy cơ tăng cao insulin trong máu nên tránh được tình trạng hạ glucose máu và
sự suy kiệt tế bào β của tụy [22]
- Repaglinid:
Cũng có tác dụng kiểm soát glucose máu nhanh sau khi ăn, cách dùng giống nhau với liều khởi đầu 500µg , sau đó điều chỉnh liều phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân nhưng không vượt quá 16mg/ngày [22]
1.2.1.3 Thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin:
- Dẫn xuất biguanid:
Các dẫn xuất của biguanid có cấu trúc hoàn toàn khác với dẫn xuất sulfonylure Hiện nay metformin được sử dụng phổ biến nhất (Glucophage 500mg, 850mg, 1000mg…) [22]
+ Cơ chế tác dụng: thông qua sự tăng dung nạp glucose, ức chế tân tạo glucose, tăng tổng hợp glycogen ở gan do tăng hoạt tính của glycogensynthetase và làm tăng tác dụng của insulin ở tế bào mô ngoại
vi Ngoài ra thuốc còn hạn chế hấp thụ glucose ở ruột Thuốc tác dụng
Trang 18chủ yếu ngoài tụy khi có mặt của insulin nội sinh, nên được chỉ định ở bệnh nhân tụy còn khả năng bài tiết insulin.
+ Chỉ định: dùng riêng rẽ hoặc kết hợp với các thuốc khác cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sau khi điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập không thành công [22]
- Các thuốc thuộc nhóm thiazolidinedion (TZD)
Hiện nay các nhóm thuốc này không còn được sử dụng
1.2.1.4 Thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột: acarbose ( Glucobay ® )
- Cơ chế tác dụng của thuốc không liên quan đến sự bài tiết insulin ở tế bào β của tụy mà thông qua sự ức chế α - glucosidase ở diềm bàn chải niêm mạc ruột non Ngoài ra, thuốc còn ức chế glucoamylase, maltase
ở ruột Cuối cùng, làm giảm hấp thu glucose gây hạ glucose máu [22]
- Chỉ định: thuốc dùng trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có béo phì
- Chế phẩm: acarbose (Glucobay 50, 100 mg)
1.2.1.5 Thuốc có tác dụng giống incretin:
Gần đây người ta tìm ra 2 hormon peptid: GLP1 và GIP gọi chung là incretin có nguồn gốc tại niêm mạc ruột, có tác dụng điều hòa glucose máu sau ăn thông qua sự kích thích bài tiết insulin và làm chậm sự tháo rỗng dạ dày nhưng lại mất tác dụng nhanh do bị enzym DPP-4 phá huỷ nên có thời gian bán hủy dưới 2 phút [22], [26]
Exenatid là thuốc đầu tiên được tổng hợp thuộc nhóm này được đưa ra thị trường để điều trị ĐTĐ typ 2 theo cơ chế giống như GLP 1 và bền vững với tác dụng phá hủy của DPP 4 Exenatid là một polypeptid cấu tạo bởi 39 acid amin, có cấu trúc tương tự GLP1 (53%) Thuốc không chỉ có tác dụng cải thiện sự bài tiết insulin, giảm tốc độ rỗng dạ dày mà còn làm giảm sự bài tiết glucogon sau khi ăn, kích thích tế bào beta đảo tụy gây giảm glucose máu, giảm cân, giảm nồng độ HbA1c [3], [22]
Hiện nay thuốc thường được dùng kết hợp với metformin hoặc sulfonylurea (ở giai đoạn phải kết hợp 2 thuốc) hoặc với cả 2 (ở giai đoạn phải kết hợp 3 thuốc)
Trang 191.2.1.6 Thuốc ức chế enzym phân hủy incretin : DPP 4
- Thuốc đầu tiên trong nhóm này được sử dụng là sitagliptin, sau đó là các thuốc: Vildagliptin, saxagliptin, alogliptin… các thuốc này có tác dụng ức chế enzyme phân hủy GLP1 (DPP4) nên kéo dài thời gian sống của hormon này giúp hạ glucose máu Do vậy điều kiện sử dụng thuốc này là niêm mạc đường tiêu hóa còn tiết ra GLP1 Ưu điểm của thuốc là dùng dạng viên uống và không gây HGM quá mức [22], [28]
- Hiện nay thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc hạ glucose máu khác như metformin hoặc sulfonylurea Một số thuốc kết hợp sẵn thuốc ức chế DPP4 với metformin được đưa ra trên thị trường như: sitagliptin/metformin (Janumet), vildagliptin/metformin (Galvumet), saxagliptin / metformin (Kombiglyze) [28]
1.2.1.7 Thuốc ức chế sodium – glucose cotransporter 2 (SGLT2)
SGLT là một protein đồng vận chuyển natri – glucose qua màng tế bào Trong đó quan trọng nhất là SGLT2 SGLT2 phân bố chủ yếu ở thận, tái hấp thu khoảng 90% glucose đào thải qua thận góp phần lớn vào duy trì glucose máu Nhóm thuốc ức chế SGLT2 ngăn cản sự tái hấp thu glucose làm tăng lượng glucose đào thải qua nước tiểu vì vậy có tác dụng làm giảm glucose máu Ưu điểm là thuốc ít khi gây hạ glucose máu quá mức nhưng do lượng đường trong nước tiểu tăng nên hay gây đa niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục và giá thành cao [29] Thuốc được chỉ định chủ yếu trong ĐTĐ typ 2
1.2.1.8 Các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị ĐTĐ:
- Insulin: tụt glucose máu (hay gặp nhất), dị ứng, rối loạn chuyển hóa
mỡ tại nơi tiêm,… [7], [22]
- Thuốc không phải insulin: hạ glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, độc với tế bào gan, tan máu, thoái hóa bạch cầu hạt… [7], [22]
Trang 201.2.2 ĐTĐ và Y học cổ truyền
1.2.2.1 Quan niệm của YHCT về bệnh ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ trong YHCT gọi là chứng tiêu khát với 3 triệu chứng chính là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều các chất cay nóng, béo, ngọt, do sang chấn về tinh thần làm mất sự thăng bằng âm dương của cơ thể tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của phủ tạng trong cơ thể bị hao tổn Hỏa nhiệt tạo thành phế hư gây ra chứng tiêu khát Xuất phát từ quan niệm trên, phương thức chữa trị chung là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở để lập lại thăng bằng âm dương này [9], [30], [31]
1.2.2.2 Các thuốc điều trị ĐTĐ trong YHCT
Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ trong YHCT chủ yếu là các thuốc có nguồn gốc dược liệu như sinh địa, cỏ ngọt, mướp đắng, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo đất, câu kỷ … [8], [30]
- Sinh địa (Rehmannia glutinosa) [8], [32], [33]
Bộ phận thường được sử dụng là củ được sấy khô sắc thuốc uống.Sinh địa có tác dụng thúc đẩy sự ngưng kết của huyết dịch, cầm máu,
hạ đường máu tốt và thường được sử dụng phối hợp với huyền sâm, cát cân, hoài sơn, tang diệp trong sắc thuốc uống
- Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) [8], [34]
Bộ phận thường được dùng là lá sắc nước uống
Thành phần trong lá cỏ ngọt có chứa steviosid , một chất có độ ngọt gấp 150-180 lần so với đường saccharose Được sử dụng thay thế đường và điều trị ĐTĐ
- Mướp đắng (Momordica charantia L.) [8], [35]
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua được trồng khắp nơi ở nước ta Quả được dùng làm thực phẩm chế biến thức ăn
Mướp đắng có tính hàn, lúc còn xanh có tính giải niệt, tiêu đờm, bổ thận, chống đau xương khớp Khi chín có tác dụng kiện tỳ, bổ huyết
Trang 21Hiện nay cả quả và thân mướp đắng đều được sử dụng làm thuốc điều trị ĐTĐ.
- Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) [8]
Trước đây phải nhập từ Trung Quốc, hện nay đã được di thực và trồng nhiều ở Việt Nam
Bộ phận được sử dụng là rễ, sấy khô, sắc nước uống, có tác dụng điều trị ĐTĐ và các chứng phù thũng
- Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) [8]
Hiện nay, ở nước ta cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc
Bộ phận thường dùng là củ phơi khô sắc nước uống để điều trị ĐTĐ
- Bạch truật (Atractylodes macrocephal Koidz) [8], [30], [35]
Bạch truật có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây ÐTÐ thực nghiệm Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng phối hợp với một số dược thảo khác để trị ÐTÐ Các hoạt chất gây hạ đường máu là các atractan A, B và C
Bài thuốc: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g Sắc uống ngày 1 thang Mỗi đợt điều trị 2 tháng
- Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa) [9], [36]
Dịch chiết lá bằng lăng nước có tác dụng hạ glucose máu trên chuột bình thường và chuột tiêm STZ; trong các phân đoạn dịch chiết lá bằng lăng nước, phân đoạn n-hexan gây hạ glucose máu trên chuột thường
và chuột tiêm STZ
- Thổ phục linh (Smilax Glabra) [8], [16]
Dịch chiết ethanol thân, rễ thổ phục linh có tác dụng glucose máu trên chuột bình thường, chuột tiêm STZ, adrenalin và chuột ĐTĐ type 2 chủng GK
Trang 221.3 MÔ HÌNH GÂY ĐTĐ THỰC NGHIỆM
Mô hình ĐTĐ thực nghiệm trên động vật thí nghiệm chính là cơ sở để nghiên cứu bệnh ĐTĐ ở người ĐTĐ ở người được chia làm 2 typ chính do vậy, trên thực nghiệm các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tạo ra các mô hình
mô phỏng ĐTĐ typ 1 và typ 2 như ở người để tìm hiểu sâu hơn về bệnh ĐTĐ đồng thời để nghiên cứu, đánh giá tác dụng của các thuốc mới điều trị ĐTĐ
1.3.1 Mô hình gây ĐTĐ typ 1
Dựa vào nghiên cứu mô hình bệnh sinh của ĐTĐ typ 1, các nhà khoa học sử dụng thuốc hoặc hóa chất để phá hủy tế bào beta đảo tụy gây ĐTĐ typ
1 Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là alloxan (ALX) và streptozocin (STZ)
- Alloxan: là dẫn xuất của acid uric, được sử dụng sớm vào năm 1943 [16], [37], [38] Hoạt tính gây ĐTĐ của STZ được Rakieten và các cộng sự báo cáo lần đầu tiên vào năm 1963 Hai phương pháp này về
cơ bản đều giống nhau: đều phá hủy tế bào beta gây tăng glucose máu phụ thuộc liều dùng Tuy nhiên cơ chế gây độc tế bào beta của alloxan
và STZ không giống nhau Nghiên cứu trên in vitro cho thấy: alloxan
và STZ ảnh hưởng đến hai khâu khác nhau trong quá trình tổng hợp GLUT2 (protein vận chuyển glucose vào tế bào beta) và GK (glucokinase: enzym chuyển hóa glucose)
+ Alloxan làm giảm mRNA của gen tổng hợp GLUT2 và GK Trong khi
đó STZ làm giảm GLUT2
+ Do hoạt tính của alloxan không ổn định, hiệu quả gây ĐTĐ thực nghiệm không cao (chỉ khoảng 70% số động vật thực nghiệm có tăng glucose máu, số còn lại chết hoặc tăng glucose máu tạm thời) và ngoài
ra còn có một số loài kháng lại alloxan như chuột lang nên gần đây các tác giả trên thế giới thường sử dụng STZ để gây ĐTĐ trên động vật thực nghiệm [38]
- STZ: 2 deoxy- 2(3 methyl- 3 nitrosoueido)- D glucopiranose được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960 [38], [39] Đây là kháng sinh có khả
Trang 23năng tiêu diệt khối u, được dùng trong lâm sàng để điều trị ung thư tế bào beta đảo tụy, trên động vật thực nghiệm STZ được sử dụng để gây ĐTĐ do thuốc có khả năng phá hủy chọn lọc tế bào beta tuyến tụy.+ Nhóm D-glucosamin có trong thành phần của STZ đã thúc đẩy sự tích lũy rất nhanh của thuốc trong các tiểu đảo Langerhans, gây độc cho tế bào beta.
Ngoài ra còn có một số mô hình gây ĐTĐ typ 1 khác như cắt bỏ tuyến tụy của động vật thí nghiệm Tuy nhiên phương pháp không thuận tiện do đó không được dùng nhiều trong nghiên cứu sàng lọc ĐTĐ cũng xuất hiện ở một số loài động vật được tạo ra bằng phương pháp lai tạo, di truyền như chuột nhắt ĐTĐ không béo phì, chuột cống BB (biobreeding) [39]
1.3.2 Mô hình gây ĐTĐ typ 2
- Ở một số loại động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm xuất hiện ĐTĐ tự phát trên cơ sở di truyền do mang những đột biến gen có liên quan đến rối loạn kháng insulin và béo phì như: chuột cống ĐTĐ Gotokakizaki (GK), Zucker- fatty, chuột nhắt KK- Ay, db/db, ob/ob…, các chủng này không chỉ mang những đặc tính chuyển hóa giống với ĐTĐ typ 2 ở người mà còn có những biến chứng đặc trưng của ĐTĐ typ 2 gây nên như biến chứng tim mạch, huyết áp, thận, mắt… Cho đến nay, thông qua chọn lọc và lai tạo đã xuất hiện khá nhiều loại mô hình động vật ĐTĐ do gen Đây là những mô hình ĐTĐ thực nghiệm rất có giá trị trong nghiên cứu Tuy nhiên, do mang đột biến di truyền nên các mô hình này khó nhân rộng và phổ biến trên thế giới [37], [38], [40]
- Bên cạnh đó, các nhà khoa học đang phát triển những mô hình ĐTĐ typ 2 gây bởi tác nhân hóa học để thuận tiện và có thể áp dụng rộng rãi hơn.+ Mô hình phổ biến để gây ĐTĐ typ 2 chủ động là tiêm STZ liều thấp cho chuột ngay từ lúc mới sinh (n-STZ) với liều 90mg/kg tiêm cho chuột nhắt hai ngày tuổi, STZ đã gây tăng mức glucose máu tương đối, tăng insulin và rối loạn dung nạp glucose [41], [42]
+ Một mô hình khác là tiêm STZ liều 60mg/kg cho chuột cống SD để phá hủy tụy, sau đó bổ sung yếu tố nicotinamid Phương pháp này cũng
Trang 24gây tăng glucose máu do tụy bị phá hủy một phần Các thông số insulin máu, các protein truyền tín hiệu của insulin cũng có đặc điểm giống với ĐTĐ typ 2 ở người [42]
+ Một mô hình khác gây ĐTĐ typ 2 mô phỏng theo cơ chế bệnh sinh của bệnh là gây kháng insulin bởi chế độ ăn giàu chất béo, sau đó gây thiếu hụt insulin bằng cách dùng STZ liều thấp để gây tổn thương tụy [40]
Mô hình đã tạo ra sự kháng insulin với những biểu hiện tương tự ở người ĐTĐ typ 2 như: tăng lipid máu, insulin máu lúc đầu tăng sau đó giảm dần, glucose máu tăng cao, thay đổi biểu thị một số gen quan trọng trong chuyển hóa : adiponectin, leptin, PPARγ, UCP2 Đồng thời phù hợp với điều kiện ở các nước đang phát triển Do vậy, để đánh giá tác dụng của chế phẩm Sagydi trên mô hình ĐTĐ dạng typ 2 ở động vật thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng mô hình này
Chế phẩm Sagydi có thành phần gồm có giảo cổ lam và chóc máu:
1.4 GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum)
1.4.1 Đặc điểm hình thái:
Giảo cổ lam hay còn gọi là cam trà vạn, thất diệp đởm, cây trường sinh, một số nơi còn gọi là cây cổ yếm, ngũ diệp sâm…Tên khoa học là
Gynostemma pentaphyllum thuộc họ Bầu bí ( Cucurbitaceae) [43], [44]
Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá Cây đực và cây cái riêng biệt Lá kép hình chân vịt Cụm hoa hình chùm mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính hình đĩa, bầu có
3 vòi nhụy Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen Mùa hoa tháng 7, 8, mùa quả tháng 9, 10, [44], [45]
Trang 25Hình 1.3 Cây giảo cổ lam
xác nhận đúng là loại Gynostemma pentaphyllum Ngoài ra, cây còn được tìm
thấy ở một số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc như ở Sapa, Hòa Bình…
1.4.3 Bộ phận dùng
Bộ phận dùng chủ yếu là thân, rễ, lá của GCL
1.4.4 Thành phần hóa học
Chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc tritepen kiểu dammaran, trong đó
có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất (vì vậy còn gọi là ngũ diệp sâm)
Ngoài ra cây còn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa và các acid amin tan trong nước, vitamin và các yếu tố vi lượng [43]
Trang 261.4.5 Tác dụng
GCL là cây thuốc đã được dùng từ rất lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc Giảo cổ lam có tính hàn, vị ngọt đắng, vò các kinh Tỳ, Phế, Tâm, và thận Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, dưỡng tâm an thần, chủ trị khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị tổn thương)… Do vây, từ lâu, người Trung Quốc xem GCL như một loại thuốc trường sinh
Trong nghiên cứu, thực hành lâm sàng, giảo cổ lam được chứng minh
có tác dụng hỗ trị điều trị bệnh ĐTĐ, sử dụng giúp hạ áp, hạ mỡ máu [9], [43], [46]
1.4.6 Một số nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ của GCL trên thực nghiệm
- Nghiên cứu sàng lọc của Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Duy Thuần (2003) đã cho thấy dịch chiết GCL có tác dụng HGM trên chuột nhắt trắng bình thường [32]
- Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Hòa và cộng sự (2004) cho kết quả hợp chất phanosid chiết xuất từ GCL có tác dụng kích thích đảo tụy chuột cống cô lập tăng sản xuất insulin [12]
- Nghiên cứu của Norberg A và các cộng sự (2004) cũng đã chứng minh dịch chiết ethanol của GCL có tác dụng HGM trên chuột Wistar gây tăng glucose máu bằng test dung nạp glucose thông qua khả năng kích thích mạnh mẽ tế bào beta đảo tụy tiết insulin của phosphanosid có trong dịch chiết GCL [12]
- Nghiên cứu của Samer M và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của GCL trên nồng độ glucose máu và lipid máu ở chuột Zucker béo phì, kết quả cho thấy GCL ở liều 250mg/kg cân nặng có tác dụng HGM, hạ lipid máu rõ rệt [47]
Trang 27- Nghiên cứu của Haiyun W và cộng sự (2009) về tác dụng chống tăng lipid máu của 9 loại thảo dược cổ truyền trong đó có GCL đã chứng minh gypenosid được chiết xuất từ GCL với liều 250mg/kg
có tác dụng làm giảm đáng kể TC, TG trong máu chuột được gây
mô hình tăng lipid cấp và mạn tính [48]
- Nghiên cứu của Bùi Thị Quỳnh Nhung (2011) về tính an toàn và tác dụng HGM của Vinabetes (gồm 3 loại dược liệu: tri mẫu, bằng lăng nước, GCL) trên chuột cống gây mô hình ĐTĐ typ 2 béo phì cũng cho thấy tác dụng hạ glucose máu tốt [9]
- Nghiên cứu của Waranya K và cộng sự (2011) cũng đã chứng minh dịch chiết GCL ở liều 300mg/kg cân nặng có tác dụng HGM, cải thiện được tình trạng kháng insulin trên chuột Wistar được gây ĐTĐ dạng typ 2 bằng chế độ ăn HFD và STZ liều thấp (35mg/kg) [49]
1.5 CHÓC MÁU (Salacia cochinchinensis)
1.5.1 Đặc điểm hình thái
Chóc máu hay còn gọi chóp máu Tên khoa học là Salacia cochinchinensis L (S prinoides) thuộc họ dây gối (Celastraceae).
Cây bụi (tiểu mộc) cao 1-2m, cành nhỏ có cạnh, sau chuyển dạng tròn,
có màu nâu xám Lá mọc đối, hình bầu dục dài 5 - 11 cm, rộng 3 – 5 cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên có hình răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nâu, 6-7 cặp gân phụ, lá kèm nhỏ Hoa nhỏ, màu vàng sáp có sọc đỏ mọc
ở nách lá Đài hoa có hình tam giác rộng, mép có chất màng Quả mọng, hình quả lê, sau tròn đầu, màu đỏ, chứa 1-3 hạt [50]
Trang 28Hình 1.4 Cây chóc máu
1.5.2 Phân bố
Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và Việt Nam Ở nước ta cây mọc ở các vùng ven rừng, rừng còi (Huế, Đồng Nai, Côn Sơn) [50]
đã phân lập và nhận dạng được 3 chất triterpen từ cặn chiết n-hexan của cây chóc máu [51]
Trang 29Ngoài ra, dịch chiết từ rễ cây còn chưa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao như magiferin, các hợp chất phenolic, glycoside… [52] Dịch chiết phân đoạn n – hexan của rễ cây chóc máu có chứa β-sitosterol, pristimerin [53].
1.5.5 Tác dụng
Trái cây và rễ là những phần hữu ích Quả chín được ăn Rễ cây đã
được sử dụng như một loại thuốc trị đái tháo đường S chinensis đã được sử
dụng ở Ấn Độ và ở một số nước khác như một loại thuốc bổ, lọc máu và điều trị vô kinh, đau bụng kinh Vỏ rễ của nó đã được sử dụng trong bệnh lậu, bệnh thấp khớp và bệnh ngoài da Nước dịch chiết của cây được chứng minh
có tác dụng hạ glucose máu Vỏ rễ cây được sử dụng làm thuốc sắc có tác dụng điều trị thấp thớp, hen suyễn [54]
1.5.6 Một số nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ của chóc máu trên thực nghiệm
- Năm 2003, nghiên cứu củaYoshikawa đánh giá ảnh hưởng trên glucose máu và tác dụng trên α – glucosidase của cắn dịch chiết methanol của cây chóc máu thu hái tại Thái Lan đã kết luận: cắn dịch chiết methanol của rễ cây chóc máu có tác dụng HGM và ức chế α – glucosidase [55]
- Nghiên cứu của Anitha S và cộng sự (2013) về đánh giá tác dụng
HGM của các bộ phận khác nhau của S chinensis kết quả cho thấy
rằng chất chiết xuất từ methanolic của rễ, thân và lá cây đều có tác dụng HGM Trong đó, chất chiết xuất từ rễ cây có tác dụng mạnh hơn
so với dịch chiết từ thân và lá cây [56]
- Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyệt Quế (2013) về tác dụng hạ glucose huyết của rễ cây chóc máu nam trên thực nghiệm đã cho thấy: trên chuột cống trắng gây tăng glucose máu bằng STZ, dịch chiết toàn phần (690mg/kg và 3500mg/kg cân nặng), phân đoạn n – hexan, phân đoạn ethylacetat có tác dụng làm HGM Trên chuột cống gây ĐTĐ
Trang 30dạng typ 2 bằng HFD và STZ, dịch chiết toàn phần và phân đoạn hexan có tác dụng hạ glucose máu, hạ cholesterol toàn phần, không làm
n-thay đổi nồng độ insulin huyết thanh Nghiên cứu in vitro cho kết quả
dịch chiết toàn phần của rễ cây chóc máu có tác dụng kích thích đảo tụy
cô lập của chuột cống tiết insulin [13]
Như vậy: hai thành phần có trong chế phẩm Sagydi là GCL và chóc
máu đã được chứng minh có tác dụng điều trị ĐTĐ trên thực nghiệm Tuy nhiên khi phối hợp dược liệu nói trên với nhau trong cùng một chế phẩm thì
có hiệu quả điều trị ĐTĐ hay không? Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời câu hỏi trên đây Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác dụng điều trị ĐTĐ của chế phẩm Sagydi trên chuột nhắt trắng được gây ĐTĐ typ 2
CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu
Chế phẩm SAGYDI của công ty TNHH Tuệ Linh cung cấp đạt TCCS SĐK: 7953/2012/YT-CNTC
Chế phẩm Sagydi là sự kết hợp giữa:
- Cao khô Giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum) : 250mg
- Cao khô Chóc máu (Salacia conchichinensis L.) : 250mg ( rễ)
Các thành phần trên được bào chế, trộn lẫn dưới dạng viên nang cứng 500mg Các thông tin ghi trên nhãn thuốc thử Sagydi:
- Công dụng:
+ Giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2
Trang 31+ Giúp kéo dài thời gian ổn định đường huyết khi kết hợp với thuốc điều trị đặc hiệu.
+ Giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol và lipid máu, làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường
- Cách dùng:
+ Uống để hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ: ngày uống 6 viên, chia làm 2 lần, uống liên tục trong 30 ngày
+ Để duy trì: uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên
+ Thuốc có thể dùng lâu dài
- Đối tượng sử dụng: người bị bệnh ĐTĐ typ 2
Trong nghiên cứu này, chế phẩm Sagydi được cho động vật thử nghiệm uống nên trước khi uống, thuốc thử được pha trong dung môi là nước
Trang 322.1.2 Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu
2.1.2.1 Hóa chất phục vụ nghiên cứu
- Steptozotocin lọ 1g của hãng Sigma – Aldrich, Singapore
- Diamicron (gliclazid) viên nén 30mg do hãng Seveier (France) sản xuất
- Bộ kit định lượng triglycerid, HDL-C, cholesterol huyết thanh của hãng Hospitex diagnostic (Italy) và hãng DIALAB GmbH (Áo)
- Kit định lượng glucose On Call Plus của hãng ACON Biotech, Mỹ
- Dung dịch đệm citrat pH 4.2
- Nước cất
2.1.2.2 Thiết bị phục vụ nghiên cứu
- Máy thử đường huyết On Call EZII của hãng ACON Biotech, Mỹ
- Máy xét nghiệm sinh hóa máu bán tự động Screen master của hãng Hospitex (Italy)
- Cân điện tử chính xác đến 0,001g
- Bộ dụng cụ mổ chuột
- Các hóa chất, dụng cụ và thiết bị làm tiêu bản mô bệnh học
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, khỏe mạnh, giống đực, trọng lượng trung bình là 25 ± 2 g do Viện Vệ Sinh Dịch tễ trung ương cung cấp
Chuột nhắt trắng được nuôi 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn (do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sản xuất) và uống nước tự do tại phòng thí nghiệm bộ môn Dược lý - trường Đại học Y Hà Nội
Trang 332.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.1 : Sơ đồ nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu theo sơ đồ trên.Theo thông tin của nhà sản xuất,
liều dùng Sagydi ở người khoảng 6 viên/ngày Dựa trên phương pháp tính liều
ngoại suy để tính liều cho động vật thực nghiệm trong nghiên cứu là chuột nhắt
trắng liều 1,5 viên/kg/ngày (liều tương đương với liều dùng trên người) [57]
Nghiên cứu tác dụng của Sagydi trên chuột được gây mô hình ĐTĐ
dạng typ2
- Mục đích thí nghiệm: đánh giá tác dụng hạ glucose máu của thuốc thử
Sagydi ở liều 1,5 viên/kg/ngày (liều tương đương liều dùng trên người)
và liều cao 7,5 viên/kg/ngày (gấp 5 lần liều dùng trên người) khi uống
thuốc thử liên tục trong 2 tuần trên chuột nhắt trắng được gây mô hình
Trang 34Lô 3 (lô chứng dương): Chế độ HFD + tiêm STZ liều 100mg/kg + uống gliclazid liều 80mg/kg/ngày.
Lô 4 (Sagydi liều 1,5 viên/kg): Chế độ HFD + tiêm STZ liều 100mg/kg + uống thuốc Sagydi liều cao 1,5 viên/kg/ngày
Lô 5 (Sagydi liều 7,5 viên/kg): Chế độ HFD + tiêm STZ liều 100mg/kg + uống thuốc Sagydi liều 7,5 viên/ kg/ngày
- Tiến hành:
+ Gây mô hình ĐTĐ typ 2: áp dụng mô hình gây ĐTĐ dạng typ 2 bằng
chế độ ăn HFD kết hợp với STZ liều 100mg/kg tiêm màng bụng, theo phương pháp của Fabiola và Srinivasan [38], [58]
Bảng 2.1 Chế độ ăn NFD và HFD tính trên 100g thức ăn
*Siro fructose 55% được thêm vào trong thức ăn của chuột nhắt có chế độ ăn HFD
Tất cả chuột 5 lô được lấy máu đuôi định lượng glucose máu lần 1 khi bắt đầu tham gia nghiên cứu Trước khi lấy máu, chuột được cho nhịn đói qua đêm (nhịn đói qua đêm – 16h) Chuột lô 1 được nuôi bằng chế độ NFD - normal fat diet (chế độ ăn bình thường), các lô từ 2 đến 5 được nuôi bằng chế
độ HFD - high fat diet (chế độ ăn giàu chất béo) trong 8 tuần liên tục Sau 8 tuần tất cả chuột được lấy máu đuôi để định lượng glucose máu lần 2 (nhịn đói qua đêm – 16h)
Sau đó, tiến hành tiêm STZ liều 100mg/kg cho chuột các lô từ 2 đến 5,
lô 1 tiêm dung dịch đệm citrat pH 4,2 là dung môi pha STZ Sau tiêm STZ và
Trang 35dung dịch đệm 72 giờ, định lượng glucose máu lần 3 Tiếp theo chọn các chuột ở lô tiêm STZ bị ĐTĐ (có mức glucose lúc đói trên 10mmol/l) được tham gia nghiên cứu Các chuột này được chia ngẫu nhiên vào các lô từ 2 đến
5 để đánh giá tác dụng hạ glucose máu của thuốc thử Sagydi
+ Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của thuốc thử Sagydi:
• Chuột lô 1 và 2 đựợc uống nước cất liên tục trong 2 tuần
• Chuột lô 3, 4, 5 uống thuốc thử liên tục trong 2 tuần
• Chuột được uống nước hoặc thuốc thử mỗi ngày một lần vào buổi sáng bằng kim đầu tù với thể tích 0,2 ml/10g chuột
• Sau 2 tuần chuột được nhịn ăn qua đêm, lấy máu đuôi tiến hành định lượng glucose máu tại các thời điểm t0 (chưa uống thuốc), t1 (sau 1 tuần uống thuốc thử liên tục), t2 (sau 2 tuần uống thuốc thử liên tục) Đồng thời, sau 2 tuần uống thuốc thử liên tục, chuột được lấy máu định lượng các thành phần lipid máu gồm TC, TG, HDL-C Từ đó, tính thêm chỉ số LDL-C bằng công thức Friedewald:
LDL-C = TC – (HDL-C) – (TG/2,2) (mmol/L) [59]
Chuột ở các lô được mổ chuột lấy gan, tụy để đánh giá cân nặng, giải phẫu bệnh về mặt đại thể 30% số chuột mỗi lô được làm tiêu bản mô bệnh học gan, tụy
Trang 362.4 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dược lý – trường Đại học Y Hà Nội
- Các tiêu bản mô bệnh học được làm tại Trung tâm phát hiện sớm ung thư, do PGS.TS Lê Đình Roanh đọc kết quả
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được biểu diễn dưới dạng X ± SD hoặc dưới dạng tỉ lệ %
và được xử lý bằng phương pháp và thuật toán thống kê y sinh học trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007 Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 MÔ HÌNH GÂY ĐTĐ DẠNG TYP2 TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
Bảng 3.1 Sự thay đổi trọng lượng chuột giữa lô mô hình và lô chứng sinh
học tại các thời điểm nghiên cứu
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:
- Sau 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần trọng lượng chuột ở tất cả các lô đều tăng so với thời điểm trước nghiên cứu (p < 0,05) Mức tăng cân nặng của lô
mô hình (chế độ ăn 40% năng lượng là lipid + 55% fructose gọi tắt là lô chuột HFD) tại các thời điểm sau 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều cao hơn
so với lô chứng sinh học
Trang 38- Sau 4 tuần trọng lượng của chuột ở lô chuột ăn béo cao hơn trọng lượng chuột ở lô chứng sinh học nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Nhưng tại các thời điểm sau 6 tuần và 8 tuần, trọng lượng của lô
ăn béo đã tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học, đồng thời sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
Bảng 3.2 Sự thay đổi glucose máu của chuột lô mô hình và lô chứng sinh
học sau 8 tuần và sau tiêm STZ 72h
*: p < 0,001 so với thời điểm sau 8 tuần
Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy
- Sau 8 tuần được nuôi bằng chế độ HFD, nồng độ glucose máu của lô
mô hình có tăng so với thời điểm trước nghiên cứu nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
- Sau tiêm STZ 72 giờ, nồng độ glucose máu của lô mô hình đã tăng cao
rõ rệt so với thời điểm trước nghiên cứu (tăng 263,08 %) và so với lô chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001)
Trang 39- Đồng thời, sự tăng glucose máu này còn tiếp tục kéo dài đến thời điểm sau tiêm STZ 2 tuần (tăng 290,58 % so với trước nghiên cứu, p < 0,0001 so với lô chứng sinh học)
- Nồng độ glucose máu của chuột ở lô chứng sinh học ở tất cả các thời điểm trước nghiên cứu, sau 8 tuần, sau tiêm 72h và sau tiêm 2 tuần đều thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
3.2 TÁC DỤNG CỦA THUỐC THỬ SAGYDI TRÊN NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thuốc thử Sagydi trên nồng độ glucose máu của
chuột nhắt trắng ĐTĐ dạng typ 2 sau 1 tuần uống thuốc