Một số nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ của chóc máu trên thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tác dụng HGM của sagydi trên đv TN (Trang 29 - 30)

thực nghiệm

- Năm 2003, nghiên cứu củaYoshikawa đánh giá ảnh hưởng trên glucose máu và tác dụng trên α – glucosidase của cắn dịch chiết methanol của cây chóc máu thu hái tại Thái Lan đã kết luận: cắn dịch chiết methanol của rễ cây chóc máu có tác dụng HGM và ức chế α – glucosidase [55].

- Nghiên cứu của Anitha S. và cộng sự (2013) về đánh giá tác dụng HGM của các bộ phận khác nhau của S. chinensis kết quả cho thấy rằng chất chiết xuất từ methanolic của rễ, thân và lá cây đều có tác dụng HGM. Trong đó, chất chiết xuất từ rễ cây có tác dụng mạnh hơn so với dịch chiết từ thân và lá cây [56].

- Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyệt Quế (2013) về tác dụng hạ glucose huyết của rễ cây chóc máu nam trên thực nghiệm đã cho thấy: trên chuột cống trắng gây tăng glucose máu bằng STZ, dịch chiết toàn phần (690mg/kg và 3500mg/kg cân nặng), phân đoạn n – hexan, phân đoạn ethylacetat có tác dụng làm HGM. Trên chuột cống gây ĐTĐ

dạng typ 2 bằng HFD và STZ, dịch chiết toàn phần và phân đoạn n- hexan có tác dụng hạ glucose máu, hạ cholesterol toàn phần, không làm thay đổi nồng độ insulin huyết thanh. Nghiên cứu in vitro cho kết quả dịch chiết toàn phần của rễ cây chóc máu có tác dụng kích thích đảo tụy cô lập của chuột cống tiết insulin [13].

Như vậy: hai thành phần có trong chế phẩm Sagydi là GCL và chóc

máu đã được chứng minh có tác dụng điều trị ĐTĐ trên thực nghiệm. Tuy nhiên khi phối hợp dược liệu nói trên với nhau trong cùng một chế phẩm thì có hiệu quả điều trị ĐTĐ hay không? Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời câu hỏi trên đây. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác dụng điều trị ĐTĐ của chế phẩm Sagydi trên chuột nhắt trắng được gây ĐTĐ typ 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tác dụng HGM của sagydi trên đv TN (Trang 29 - 30)