TÁC DỤNG CỦA THUỐC THỬ SAGYDI TRÊN NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG

Một phần của tài liệu Tác dụng HGM của sagydi trên đv TN (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.TÁC DỤNG CỦA THUỐC THỬ SAGYDI TRÊN NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG

GLUCOSE MÁU Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Ở thời điểm 1 tuần sau khi uống thuốc thử, nồng độ glucose máu ở lô uống gliclazid liều 80mg/kg và các lô uống Sagydi đều giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm trước khi uống thuốc và so với lô mô hình. Đến thời điểm sau 2 tuần, nồng độ glucose máu ở chuột lô uống thuốc thử Sagydi đã giảm rõ rệt so với lô mô hình (p < 0,05).

- Gliclazid 80mg/kg/ngày làm giảm nồng độ glucose máu 22,99% sau 1 tuần và 22,63% sau 2 tuần so với thời điểm trước uống thuốc, trong khi đó mức giảm này chỉ đạt 7,57% ở lô mô hình. Gliclazid là thuốc kích thích tế bào beta đảo tụy tiết insulin làm giảm nồng độ glucose máu. Do tính chất của mô hình ĐTĐ typ 2 bằng chế độ ăn béo kết hợp với STZ liều 100mg/kg làm tăng nồng độ glucose máu từ từ và kéo dài. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác mức giảm glucose huyết của lô điều trị không chỉ dựa vào việc so sánh với thời điểm trước khi uống thuốc mà còn cần phải so sánh với lô mô hình.

- Chuột ĐTĐ uống thuốc thử Sagydi liều 1,5 viên/kg/ngày và Sagydi liều 7,5 viên/kg/ngày, sau 2 tuần có nồng độ glucose máu giảm rõ rệt so với thời điểm trước nghiên cứu (giảm 27,83% và 25,35%), so với lô mô hình (p < 0,05).

- Tác dụng hạ glucose máu của Sagydi ở cả 2 liều là tương đương khi so sánh với nhau và khi so sánh với gliclazid liều 80mg/kg/ngày (p > 0,05).

Như vậy, thuốc thử Sagydi có tác dụng hạ glucose máu trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ dạng typ 2. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số tác

giả trong và ngoài nướckhi nghiên cứu riêng rẽ tác dụng HGM của GCL và chóc máu:

- Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan, Nguyễn Duy Thuần cho thấy dịch chiết ethanol GCL liều 200 và 300 mg/kg tiêm màng bụng hoặc 1500mg/kg đường uống có tác dụng HGM trên chuột nhắt trắng [32].

- Nghiên cứu của Samer M. và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của GCL trên nồng độ glucose máu và lipid máu ở chuột Zucker béo phì, kết quả cho thấy GCL ở liều 250mg/kg cân nặng có tác dụng HGM rõ rệt [47].

- Nghiên cứu của Bùi Thị Quỳnh Nhung (2011) về tính an toàn và tác dụng HGM của Vinabetes (gồm 3 loại dược liệu: tri mẫu, bằng lăng nước, GCL) trên chuột cống gây mô hình ĐTĐ typ 2 béo phì cũng cho thấy tác dụng hạ glucose máu tốt ở cả 2 liều 4,5g/kg và 9g/kg [9].

- Nghiên cứu của Waranya K. và cộng sự (2011) cũng đã chứng minh dịch chiết GCL ở liều 300mg/kg cân nặng có tác dụng HGM trên chuột Wistar được gây ĐTĐ dạng typ 2 bằng chế độ ăn HFD và STZ liều thấp (35mg/kg) [49].

- Năm 2003, nghiên cứu củaYoshikawa đánh giá ảnh hưởng trên glucose máu và tác dụng trên α – glucosidase của cắn dịch chiết methanol của cây chóc máu thu hái tại Thái Lan đã kết luận: cắn dịch chiết methanol của rễ cây chóc máu có tác dụng HGM và ức chế α – glucosidase [55].

- Nghiên cứu của Anitha S. và cộng sự (2013) về đánh giá tác dụng HGM của các bộ phận khác nhau của S. chinensis kết quả cho thấy rằng chất chiết xuất từ methanolic của rễ, thân và lá cây đều có tác dụng HGM. Trong đó, chất chiết xuất từ rễ cây có tác dụng mạnh hơn so với dịch chiết từ thân và lá cây [56].

- Năm 2012, Periyar Selvam S. và cộng sự khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mangiferin – một hoạt chất thuộc nhóm glucosid santhon tự nhiên đựợc chiết xuất từ cây chóc máu đối với quá trình điều hòa chuyển hóa

carbonhydrat ở thận trên chuột được gây đái tháo đường bằng STZ liều thấp (55mg/kg cân nặng) đã cho thấy: sau 30 ngày uống mangiferin liên tục ở liều 40mg/kg cân nặng có tác dụng hạ glucose máu, đồng thời tăng sản xuất insulin đáng kể ở chuột ĐTĐ uống thuốc so với chuột chứng bệnh (p < 0,05). Tác dụng này của mangiferin liều 40mg/kg tương đương với glibenclamide 60mg/kg [67].

- Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyệt Quế (2013) về tác dụng hạ glucose huyết của rễ cây chóc máu nam trên thực nghiệm đã cho thấy: trên chuột cống trắng gây tăng glucose máu bằng STZ, dịch chiết toàn phần (690mg/kg và 3500mg/kg cân nặng), phân đoạn n – hexan, phân đoạn ethylacetat có tác dụng làm HGM [13].

Về cơ chế hạ glucose máu của thuốc đã được đánh giá qua một số nghiên cứu khi dùng riêng rẽ GCL và rễ cây Chóc máu sau:

- Năm 2004, Norberg A., Nguyễn khánh Hòa và cộng sự đã phân lập được phanosid từ dịch chiết GCL. Phanosid – một loại chất thuộc nhóm chất saponin và bốn đồng phân lập thể khác trong cấu hình tại vị trí 23 và 21. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phanosid có khả năng kích thích tuyến tụy cô lập bài tiết insulin. Sự kích thích bài tiết insulin này phụ thuộc vào nồng độ glucose máu. Phanoside liều 500 µmol, kích thích tăng bài tiết insulin trong ống nghiệm gấp 10 lần tại nồng độ glucose máu là 3,3mmol/l và gấp 4 lần tại tại nồng độ glucose máu 16,7 mmol/l. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra phanosid liều 40mg/kg và liều 80 mg/kg sử dụng đường uống có tác dụng tăng khả năng dung nạp glucose và tăng bài tiết insulin ở chuột Wistar được gây tăng glucose máu bằng test dung nạp glucose (tiêm màng bụng 3g glucose/ kg cân nặng) [12].

- Nghiên cứu của Waranya Keapai và cộng sự năm 2011 về tác dụng hạ glucose máu và lipid máu của dịch chiết GCLtrên chuột được gây ĐTĐ

typ 2 bằng chế độ ăn HFD (60% năng lượng toần phần) và STZ liều thấp ( 35mg/kg trong lượng) cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột Wistar trưởng thành, giống đực trong 20 tuần đã chứng minh dịch chiết GCL liều 300mg/kg cân nặng có tác dụng HGM nhờ cải thiện được tình trạng kháng insulin ở chuột ĐTĐ typ 2 thông qua khả năng tăng số lượng protein GLUT4 trên cơ dép [49]. Kết quả này cũng tương tự như các báo cáo trứớc đó [11]

- Năm 2012, Periyar Selvam S. và cộng sự khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mangiferin chiết xuất từ cây chóc máu đối với quá trình điều hòa chuyển hóa carbonhydrat ở thận trên chuột được gây đái tháo đường bằng STZ liều thấp (55mg/kg cân nặng) đã cho thấy: mangiferin được phân lập ở cây chóc máu có tác dụng thay đổi hoạt động của các enzym chuyển hóa carbonhydrat tại thận ở chuột được gây ĐTĐ như các enzym: glucose phosphatase, fructose -1,6 diphosphatase … [67]

- Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyệt Quế năm 2013 khi đánh giá sơ bộ về cơ chế gây hạ glucose huyết của dịch chiết rễ cây chóc máu, cho thấy: dịch chiết toàn phần (690mg/kg) và phân đoạn n-hexan (liều 6,9mg/kg) đều có tác dụng làm tăng tính nhạy cảm với insulin ở chuột cống được gây kháng insulin bằng chế độ ăn HFD. Đồng thời ức chế hoạt động của enzym α-glucosidase trên in vitro. Ngoài ra, phân đoạn n- hexan (6,9mg/kg, cho chuột cống trắng uống 4h) còn có tác dụng ức chế hấp thu sucrose, cắn dịch chiết toàn phần còn làm tăng tiết insulin ở đảo tụy chuột cống cô lập [13].

Như vậy: Việc phối hợp hai loại dược liệu trên với nhau trong chế

phẩm Sagydi có tác dụng hạ glucose máu sau 2 tuần uống thuốc là hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu đánh giá tác dụng HGM của GCL và chóc máu trước đây của một số tác giả [9], [11], [13], [14], [46], [47], [49]. Cơ chế gây hạ

glucose máu của Sagydi có thể do các cơ chế khác nhau như kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, giảm sự đề kháng insulin ở mô ngoại vi, ức chế enzym α- glucosidase , tăng số lượng GLUT4…Điều này cũng giải thích vì sao thuốc có tác dụng hạ glucose máu nhanh sau 2 tuần điều trị thuốc, có phần sớm hơn so với tác dụng từng thuốc.

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC THỬ SAGYDI TRÊN LIPID MÁU Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2 CHUỘT NHẮT TRẮNG ĐƯỢC GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của thuốc thử Sagydi trên nồng độ lipid máu ở chuột nhắt trắng được gây ĐTĐ dạng typ 2 cho thấy: nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL – C, của chuột ở các lô uống Sagydi liều 1,5 viên/kg và 7,5 viên/kg liên tục trong 2 tuần đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p < 0,05).

Khi so sánh kết quả thu được này với kết quả của các nghiên cứu khác về tác dụng hạ lipid máu của GCL và chóc máu trên thực nghiệm thấy rằng:.

- Nghiên cứu của Samer M. và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của GCL trên nồng độ glucose máu và lipid máu ở chuột Zucker béo phì được gây ĐTĐ, kết quả cho thấy GCL ở liều 250mg/kg cân nặng có tác dụng hạ lipid máu rõ rệt. Sau 3- 5 tuần uống GCL liều 250mg/kg làm giảm TG (33%), TC (13%), LDL (33%). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng dịch chiết GCL có tác dụng hạ lipid máu trên cả chuột Sprague- Dawleyđược gây tăng lipid máu bằng dầu ôliu 10mg/kg [47].

- Tác dụng hạ TC của dịch chiết rễ cây chóc máu cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Đỗ Thị Nguyệt Quế năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân đoạn n – hexan (6,9mg/kg cân nặng), và dịch chiết toàn phần (690mg/kg cân nặng) từ cây chóc máu cho chuột cống trắng ĐTĐ dạng typ 2 uống liên tục trong 7 ngày đều có tác dụng làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm TC (tỉ lệ giảm tương ứng là 50,94% và 55,09 %). Tuy nhiên, cả 2 mẫu thử này đều không có tác dụng hạ TG máu [13].

- Ngoài ra, GCL đã được chứng minh có tác dụng hạ lipid máu trên các mô hình gây tăng lipid khác trên động vật thực nghiệm như:

+ Nghiên cứu của Geng W. năm 1998 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của giảo cổ lam đối với tế bào lympho T và chuyển hóa lipid trên chuột thực nghiệm đã chứng minh dịch chiết toàn phần từ giảo cổ lam có tác dụng hạ cholesterol toàn phần trên chuột thực nghiệm sau 12 tuần điều trị [68].

+ Nghiên cứu của Haiyun W. và cộng sự (2009) về tác dụng chống tăng lipid máu của 9 loại thảo dược cổ truyền trong đó có GCL đã chứng minh gypenosid được chiết xuất từ GCL với liều 250mg/kg có tác dụng làm giảm đáng kể TC, TG trong máu chuột được gây mô hình tăng lipid cấp và mạn tính [48].

- Các hợp chất triterpin, các flavonoid, saponin được chiết xuất từ giảo cổ lam đều được báo cáo có tác dụng hạ TC, TG, LDL – C tốt trong nhiều nghiên cứu, [11], [12],[46], [49].

Như vậy, kết quả này là hoàn hoàn phù hợp với các nghiên cứu đã có trước đây. Điều này cho thấy Sagydi có tác dụng hạ TC, TG, LDL-C trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ dạng typ 2.

4.4. TÁC DỤNG CỦA THUỐC THỬ SAGYDI TRÊN GAN, TỤY CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2 CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY ĐTĐ DẠNG TYP 2

4.4.1. Về gan:

Sau 2 tuần điều trị thuốc thử Sagydi tuy cân nặng của gan không giảm so với mô hình nhưng không thấy tổn thương về mặt đại thể. Trên tiêu bản mô bệnh học gan cho thấy: ở lô chứng dương chuột được uống glyclazid 80mg/kg cân nặng thì 2/3 mẫu bệnh phẩm gan chỉ có tình trạng thoái hóa mỡ nhẹ, ở lô điều trị Sagydi liều 1,5 viên/kg cân nặng có tới 2/3 mẫu bệnh phẩm gan có cấu trúc gần như bình thường, chỉ có 1/3 mẫu bệnh phẩm gan có thoái hóa mỡ mức độ vừa, giảm hơn hẳn lô mô hình với 2/3 mẫu bệnh phẩm gan thoái hóa mức độ vừa; ở lô điều trị Sagydi liều 7,5 viên/kg cân nặng cũng có 1/3 mẫu bệnh phẩm gan có cấu trúc gần như bình thường. Kết quả mô bệnh học đã cho thấy sự biến đổi tích cực về mặt cấu trúc gan, tình trạng nhiễm mỡ đã giảm rõ. Điều này chứng tỏ thuốc thử Sagydi có khả năng phục hồi cấu trúc gan, làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá tác dụng hạ lipid máu của thuốc thử Sagydi trên chuột nhắt trắng gây mô hình ĐTĐ dạng typ 2.

4.4.2. Về tụy:

Bằng quan sát đại thể không phát hiện thấy tổn thương tụy ở các lô chuột. Cân nặng của tụy chuột sau 2 tuần uống thuốc cũng không khác biệt với lô mô hình. Trên tiêu bản mô bệnh học tụy của chuột ở tất cả các lô uống thuốc thử và lô mô hình đều có hiện tượng thoái hóa nhẹ các tế bào đảo tụy hoặc giảm kích thước tiểu đảo tụy hoặc cả hai, đồng thời không có sự khác biệt nhiều giữa tụy chuột ở lô uống thuốc thử và lô mô hình. Điều này có thể giải thích do thời gian điều trị thuốc còn ngắn (2 tuần) nên sự phục hồi về cấu trúc tụy chưa được thể hiện rõ mặc dù tình trạng tăng glucose và rối loạn lipid máu đã được cải thiện rõ rệt.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của chế phẩm Sagydi trên mô hình gây ĐTĐ typ 2 ở động vật thực nghiệm, nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Tác dụng HGM của sagydi trên đv TN (Trang 61 - 68)