nghiệm
- Nghiên cứu sàng lọc của Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn Duy Thuần (2003) đã cho thấy dịch chiết GCL có tác dụng HGM trên chuột nhắt trắng bình thường [32].
- Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Hòa và cộng sự (2004) cho kết quả hợp chất phanosid chiết xuất từ GCL có tác dụng kích thích đảo tụy chuột cống cô lập tăng sản xuất insulin [12].
- Nghiên cứu của Norberg A. và các cộng sự (2004) cũng đã chứng minh dịch chiết ethanol của GCL có tác dụng HGM trên chuột Wistar gây tăng glucose máu bằng test dung nạp glucose thông qua khả năng kích thích mạnh mẽ tế bào beta đảo tụy tiết insulin của phosphanosid có trong dịch chiết GCL [12].
- Nghiên cứu của Samer M. và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của GCL trên nồng độ glucose máu và lipid máu ở chuột Zucker béo phì, kết quả cho thấy GCL ở liều 250mg/kg cân nặng có tác dụng HGM, hạ lipid máu rõ rệt [47]
- Nghiên cứu của Haiyun W. và cộng sự (2009) về tác dụng chống tăng lipid máu của 9 loại thảo dược cổ truyền trong đó có GCL đã chứng minh gypenosid được chiết xuất từ GCL với liều 250mg/kg có tác dụng làm giảm đáng kể TC, TG trong máu chuột được gây mô hình tăng lipid cấp và mạn tính [48].
- Nghiên cứu của Bùi Thị Quỳnh Nhung (2011) về tính an toàn và tác dụng HGM của Vinabetes (gồm 3 loại dược liệu: tri mẫu, bằng lăng nước, GCL) trên chuột cống gây mô hình ĐTĐ typ 2 béo phì cũng cho thấy tác dụng hạ glucose máu tốt [9].
- Nghiên cứu của Waranya K. và cộng sự (2011) cũng đã chứng minh dịch chiết GCL ở liều 300mg/kg cân nặng có tác dụng HGM, cải thiện được tình trạng kháng insulin trên chuột Wistar được gây ĐTĐ dạng typ 2 bằng chế độ ăn HFD và STZ liều thấp (35mg/kg) [49].
1.5. CHÓC MÁU (Salacia cochinchinensis)