Nghiên cứu quy trình chiết xuất và tác dụng giải lo âu trên thực nghiệm của cao chiết từ cây ban di thực hypericum perforatum l

49 644 0
Nghiên cứu quy trình chiết xuất và tác dụng giải lo âu trên thực nghiệm của cao chiết từ cây ban di thực hypericum perforatum l

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRẦN ANH HỒNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY BAN DI THỰC HYPERICUM PERFORATUM L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRẦN ANH HOÀNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY BAN DI THỰC HYPERICUM PERFORATUM L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: TS Đào Thị Thanh Hiền TS Phạm Thị Nguyệt Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn dược học cổ truyền Viện dược liệu HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Để có thành cơng khóa luận này, lời em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Thị Nguyệt Hằng- Viện Dược liệu, người cô, người chị bên cạnh bảo cho em, hướng dẫn em trình thực đề tài Em xin chân thành cảm ơn đến TS Đào Thị Thanh Hiền ThS Phạm Thái Hà Văn- Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội, người người thầy ln hết lịng giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp q báu để em hồn thành tốt khóa luận Em xin chân thành cảm ơn đến chị Nguyễn Thu Trang, chị Tạ Thị Thủy- Khoa hóa thực vật anh chị Khoa Dược lý Sinh hóa – Viện Dược liệu động viên giúp đỡ em vật chất lẫn tinh thần để em hồn thành tốt khóa luận Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Đảng ủy nhà trường toàn thể thầy cô giáo Trường đại học Dược Hà Nội trang bị đầy đủ kiến thức động viên, giúp đỡ em suốt trình học tập nghiên cứu trường Cuối em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình bạn bè chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên to lớn em ttrong sống học tập Hà Nội, tháng năm 2015 Sinh viên Trần Anh Hoàng MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ Chƣơng TỔNG QUAN 1.1 Lịch sử sử dụng Ban Âu 1.2 Thành phần hóa học 1.3 Tác dụng dược lý 1.4 Các quy trình chiết xuất Ban Âu ngồi nước 12 Chƣơng ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị 15 2.1.1 Nguyên liệu 15 2.1.2 Động vật thí nghiệm 15 2.1.3 Dung mơi, hóa chất 15 2.1.4 Máy móc dụng cụ 15 2.2 Nội dung nghiên cứu 16 2.3 Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1 Phương pháp định lượng hypericin 16 2.3.2 Nghiên cứu hồn thiện quy trình chiết xuất bán thành phẩm quy mơ 17 phịng thí nghiệm 2.3.3 Nghiên cứu tác dụng giải lo âu chuột 19 Chƣơng THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 21 3.1 Xây dựng đường chuẩn định lượng hypericin 21 3.2 Khảo sát quy trình chiết cao Ban di thực 22 3.2.1 Khảo sát dung môi chiết 22 3.2.2 Khảo sát tỷ lệ dược liệu/dung môi chiết xuất 23 3.2.3 Khảo sát lượng Vitamin C cho vào quy trình chiết 25 3.2.4 Khảo sát nhiệt độ chiết 26 3.2.5 Khảo sát thời gian chiết 27 3.3 Đánh giá tác dụng giải lo âu chuột 31 3.4 Bàn luận 32 3.4.1 Về nghiên cứu quy trình chiết xuất 32 3.4.2 Về thử tác dụng dược lý 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADN Acid Deoxyribo Nucleic AIDS Acquired immunodeficiency syndrome (Hội chứng suy giảm miến dịch mắc phải) ARN Acid ribonucleic EtOAc Ethylacetat EtOH Ethanol Glc Glucosyl HIV Human immunodeficiency virus (virus gây suy giảm miễn dịch người) HPLC High-Performance Liquid Chromatography (sắc ký lỏng hiệu cao) IC50 nồng độ ức chế mức 50% LT Light therapy ( liệu pháp ánh sáng) Rha Rhamnosyl SAD Seasonal affective disorder (trầm cảm theo mùa) SSRI Selective serotonin reuptake inhibitor (nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin) USP United States Pharmacopoeia (Dược điển Hoa Kỳ) DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1 Diện tích pic sắc ký hypericin nồng độ khác 21 Bảng 3.2 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết cồn 23 nồng độ khác Bảng 3.3 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết tỷ 24 lệ dược liệu/dung môi khác Bảng 3.4 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết cho 25 vào lượng vtamin C khác Bảng 3.5 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết 26 nhiệt độ khác Bảng 3.6 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết với thời 27 gian chiết khác Bảng 3.7 So sánh quy trình chiết xuất Ban âu ngồi nước 30 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình Trang Hình 1.1 Cấu trúc hóa học số chất thuộc nhóm naphthodianthron Hình 1.2 Cấu trúc hóa học số chất thuộc nhóm phloroglucinol Hình 1.3 Cấu trúc hóa học số chất nhóm flavonoid Hình 1.4 Cấu trúc hóa học số chất nhóm biflavonoid Hình 1.5 Cấu trúc hóa học số chất nhóm phenylpropanoid Hình 1.6 Sơ đồ quy trình chiết xuất cao chứa hypericin từ dược liệu 14 Ban Âu Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn phụ thuộc tuyến tính nồng độ diện 21 tích pic sắc ký hypericin Hình 3.2 Sơ đồ quy trình chiết xuất với điều kiện khảo sát 29 Hình 3.3 Biểu đồ hình cột biểu diễn thời gian chuột vùng trung tâm 31 (giây) ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Ban Âu thuốc quý sử dụng Châu Âu từ cách 2000 năm Trên giới có nhiều nghiên cứu Ban Âu với thành phần hypericin, hypeforin, flavonoid, [20][45][49][52][59] có tác dụng giải lo âu qua làm tình trạng u sầu, buồn chán, thất vọng lấy lại thăng sống, Ban Âu sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm thể nhẹ [15][30][37][40][42][54] Ngoài Ban Âu cịn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus [9][21] Hiện Châu Âu, có nhiều sản phẩm từ Ban Âu phép lưu hành thị trường nhiều dạng bào chế khác thuốc mỡ, viên nén, viên nang Cây Ban Âu di thực Việt Nam với tên gọi Ban di thực Viện Dược liệu trồng thử nghiệm trạm nghiên cứu Sa Pa, Tam Đảo, Hà Nội Tân Lạc - Hịa Bình cho thấy phát triển tốt, cho hàm lượng hypericin cao [1] Đã có nghiên cứu quy trình chiết xuất cao Ban di thực Việt Nam nhiên chưa nghiên cứu sâu chưa có nghiên cứu tác dụng giải lo âu cao chiết Ban di thực Vì vậy, việc nghiên cứu Ban di thực Việt Nam vấn đề cần quan tâm có ý nghĩa thực tiễn Do đó, chúng tơi thực đề tài “Nghiên cứu quy trình chiết xuất tác dụng giải lo âu thực nghiệm cao chiết từ Ban di thực Hypericum perforatum L.” Với mục tiêu: - Nghiên cứu quy trình chiết xuất Ban di thực để thu sản phẩm có hàm lượng hypericin cao - Đánh giá tác dụng giải lo âu cao chiết chuột nhắt trắng Chƣơng TỔNG QUAN Cây Ban Âu hay cỏ Thánh John (St John’s Wort) có tên khoa học Hypericum perforatum L thuộc họ Ban (Hypericaceae) Cây có nguồn gốc tự nhiên Châu Âu, Tây Á, Bắc Phi phân bố rộng rãi Bắc Mỹ Australia Cây Ban Âu thuốc cổ truyền nước châu Âu thuốc có tiếng điều trị trầm cảm giới Bộ phận dùng: Phần mặt đất 1.1 Lịch sử sử dụng Ban Âu [24] Ban Âu sử dụng để điều trị chứng suy nhược thể, làm lành vết thương từ 2400 năm trước Bác sỹ người Hy Lạp kỷ thứ Galen Dioscorides giới thiệu loại thuốc lợi tiểu, chữa lành vết thương điều hòa kinh nguyệt Vào kỷ thứ 16, Paracelsus sử dụng Ban Âu để điều trị vết thương da làm dịu đau Nó coi lồi thảo dược đặc biệt có đặc điểm bí ẩn Line người phát đặt tên cho Hypericum perforatum L thường biết đến qua tên St John’s Wort loại nở hoa màu vàng đẹp vào ngày kỷ niệm sinh nhật Thánh John, 24 tháng Sáu năm Tên chi Hypericum bắt nguồn từ từ Hy Lạp – Hyper eikon ảnh nói đến truyền thống sử dụng để phòng trừ quỷ cách treo nhà ngày lễ Thánh John Tên lồi có mặt tuyến dầu nhỏ lá, mà giữ ánh sáng nhìn giống ô cửa sổ Vào thời Trung cổ, Ban Âu dùng để trừ ma qủy, làm khơng khí Từ nhiều kỷ trước, coi chữa bệnh u sầu, nhiễm trùng đường tiểu, diệt vi trùng, làm lành vết thương da Vào kỷ 19, King (1876) viết American Dispensatory việc dùng Ban Âu để chữa ỉa chảy, bệnh vàng da, trầm cảm u sầu Một dạng cồn thuốc từ Ban Âu thức đưa vào sử dụng chữa đau cột sống, choáng, sốc, chứng kích động 27 3.2.5 Kh o sát thời gian chi t u t Khi bắt đầu chiết, chất có phân tử lượng nhỏ ( hoạt chất) hịa tan, khuếch tán vào dung mơi trước, sau đến chất có phân tử lượng lớn ( tạp nhựa, keo ) Do đó, thời gian chiết suất ngắn không chiết hết hoạt chất, kéo dài thời gian chiết xuất, tạp chất khuếch tán vào dịch chiết làm tăng tạp chất dịch chiết Vì vậy, cần khảo sát thời gian chiết xuất phù hợp Sau khảo sát dung mơi chiết suất thích hợp cồn 70º, tỷ lệ dược liệu/dung môi 1/10;1/7;1/7, lượng vitamin C cho vào lần chiết 0,1g, nhiệt độ chiết thích hợp 60ºC Ta tiến hành khảo sát thời gian chiết Mẫu 1: Lấy 10g bột dược liệu, thêm 100ml cồn 70% 0,1g vitamin C, chiết nhiệt độ 60ºC vòng 2h Gạn, lọc dịch chiết qua giấy lọc Bã dược liệu lại chiết thêm lần, lần 70ml cồn 70% 0,1g vitamin C, tiến hành 1,5h Gộp dịch chiết đem cô áp suất giảm Cân cao định lượng hàm lượng hypericin cao phương pháp HPLC Mẫu 2: làm thí nghiệm giống mẫu thay đổi thời gian chiết lần 1h Mẫu 3: làm thí nghiệm giống mẫu thay đổi thời gian chiết lần 1h; 30 phút; 30 phút Kết trình bày bảng 3.6: B ng 3.6 Khối lượng hàm lượng hypericin cao chiết với thời gian chiết khác Thời gian Lượng Lượng Hàm lượng Lượng chiết (h) dược liệu cao chiết hypericin hypericin thu (g) STT (g) cao (%) (mg) 1; 0,5; 0,5 10 2,49 0,60 14,94 1; 1;1 10 2,63 0,59 15,517 2; 1,5; 1,5 10 2,71 0,51 13,821 28 Nhận xét: Hàm lượng hypericin cao (%) mẫu số số xấp xĩ (0,60 0,59) cao mẫu số (0,51) Tuy nhiên, lượng hypericin thu (mg) mẫu (15,517mg) cao mẫu (14,94mg) Vì vậy, thời gian thích hợp để chiết xuất 1h cho lần chiết Qua khảo sát thông số chiết xuất, quy trình chiết xuất cao Ban di thực chứa hypericin đƣợc thực nhƣ sau: - Dược liệu xay thô - Dung môi chiết xuất dược liệu cồn 70º - Lượng vitamin C cho vào lần chiết 0,1g - Số lần chiết xuất với tỷ lệ dược liệu/dung môi 1/10; 1/7; 1/7 - Thời gian cho lần chiết 1h - Nhiệt độ chiết xuất 60ºC - Dịch chiết lần gộp lại, đem cô áp suất giảm - Cân cao định lượng hypericin phương pháp HPLC Quy trình mơ tả hình 3.2: 29 Bột dược liệu thô -EtOH 70º -Tỷ lệ dược liệu/dung môi 1/10;1/7;1/7 -Chiết lần, lần 1h -Thêm 0,1g vitamin C vào lần chiết -Nhiệt độ chiết 60ºC -Gạn, lọc lấy dịch chiết Bã dược liệu Dịch chiết Cất thu hồi dung môi áp suất giảm Cao Ban di thực Hình 3.2 Sơ đồ quy trình chiết xuất với điều kiện khảo sát Áp dụng cho quy mô 1,5kg/mẻ thu đƣợc kết quả: - Khối lượng cắn thu được: 339 (g) - Hiệu suất chiết cao: Hcao% = mcắn 339 × 100% = × 100% = 22,6% mdược liệu 1500 - Hàm lượng hypericin cao (%) = 0,57% Nhận xét: Áp dụng với quy mơ 1,5 kg dược liệu/mẻ với quy trình chiết cao Ban di thực thu sản phẩm chứa 0,57% hypericin Hiệu suất chiết cao 22,6% So sánh với quy trình ngồi nƣớc: Kết thể bảng 3.7 30 B ng 3.7 So sánh quy trình chiết xuất Ban âu ngồi nước Dung mơi Hiệu suất chiết cao Khóa luận Cồn 70% 22,6% Viện dược liệu Cồn 60-70% - Erdelmeier et al (2001) Cồn 70% 44% - N-heptan 5,25% - CO2 2,6% - Bombardelli et al (2002) MeOH or Aceton Koch et al (2007) Làm giàu hypericin % hypericin 0,57% Aceton > 0,7% EtOAc or BtOAc, acid citric 0,9% Dianion: EtOH 92% aceton 100% 0,5% Nhận xét: - Phương pháp chiết xuất cồn 70º khóa luận cho hiệu xuất chiết (22,6%) chưa cao Erdelmeier et al (2001) cho thấy cao sử dụng dung mơi N- heptan CO2 siêu tới hạn Vì thế, cồn 70º cho thấy dung mơi thích hợp để chiết xuất - Hàm lượng hypericin cao chiết chiết chưa sử dụng phương pháp làm giàu hypericin để nâng cao hàm lượng hypericin cao cho thấy cao Koch et al (2007) 31 3.3 Đánh giá tác dụng giải lo âu chuột nhắt trắng Tiến hành đánh giá tác dụng giải lo âu chuột nhắt trắng theo mục 2.3.3 Kết tập hành vi khám phá trình bày biểu đồ hình 3.3: Hình 3.3 Biểu đồ hình cột biểu diễn thời gian chuột vùng trung tâm (giây) Nhận xét: Khơng có khác biệt thời gian qua vùng trung tâm đạt ý nghĩa thống kê nhóm chuột lập uống cao Ban di thực 240mg/Kg nhóm chuột lập uống nước Tuy nhiên, thời gian qua vùng trung tâm tăng lên hai nhóm chuột lập sử dụng cao Ban di thực 480mg/Kg Laif 240mg/Kg có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05) Như vậy, Cao chiết Ban di thực liều 480mg/kg có tác dụng giải lo âu chuột cô lập 32 3.4 Bàn luận 3.4.1 Về nghiên cứu quy trình chi t u t Nghiên cứu quy trình chiết xuất lựa chọn phương pháp chiết hồi lưu cách thủy với dung mơi thích hợp EtOH 70º Đây phương pháp chiết đơn giản, dung môi thông dụng, dễ kiếm, độc hại, dễ dàng tiến hành quy mô lớn Kết nghiên cứu so sánh với chiết xuất dung môi khác cho thấy cồn 70º dung môi tốt để chiết xuất Đồng thời lựa chọn thông số tỷ lệ dược liệu/dung môi, nhiệt độ, thời gian, lượng chất chống oxy hóa giúp tối ưu hóa q trình chiết xuất Phương pháp cho kết cao Ban di thực có hàm lượng hypericin cao chiếm 0,57% Khi so sánh với phương pháp chiết xuất Viện dược liệu cho thấy kết thấp ( kết Viện Dược liệu > 0,7%) Nguyên nhân Viện dược liệu sau chiết xuất sử dụng phương pháp loại tạp để làm giàu hypericin aceton hàm lượng hypericin cao Ban di thực Viên Dược liệu cao hẳn so với kết chúng tơi Ngồi ra, phương pháp chúng tơi có nhiều ưu điểm so với phương pháp Viện Dược liệu: - Viện Dược liệu sử dụng phương pháp loại tạp nâng cao hàm lượng hypericin cao chiết Tuy nhiên, thành phần cao chiết, hypericin cịn có nhiều thành phần khác có tác dụng dược lý quan trọng hypeforin, flavonoid, amentoflavon, Như vậy, Viện Dược liệu quan tâm đến hypericin mà khơng quan tâm đến thành phần có tác dụng Trong phương pháp giữ lại thành phần quan trọng - Phương pháp định lượng hàm lượng hypericin cao dược liệu sử dụng phương pháp HPLC Đây phương pháp có tính đặc hiệu cao, hoàn toàn khắc phục nhược điểm phương pháp định lượng hypericin UV-VIS Viện dược liệu Do đó, phương pháp chiết xuất cho thấy có ưu việt phương pháp chiết trước Viện dược liệu 33 3.4.2 Về thử tác d ng dược lý Nghiên cứu đánh giá tác dụng giải lo âu chúng tơi sử dụng mơ hình hành vi khám phá khơng gian Mơ hình mơ hình sử dụng rộng rãi đánh giá sợ hãi, lo lắng chuột Kết thực nghiệm cho thấy cao chiết cồn Ban di thực liều 480mg/kg có tác dụng giải lo âu chuột bị stress Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu tác dụng giải lo âu cao Ban di thực.Vì vậy, kết chúng tơi hồn tồn Việc sử dụng mơ hình để đánh giá chưa nói hết lên được tác dụng giải lo âu cao chiết Vì kết ban đầu tiền đề cho nghiên cứu rộng 34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, triển khai thực nghiệm thu kết sau: - Đã xây dựng đường chuẩn định lượng hypericin phương pháp HPLC Đường chuẩn y = 5.107x + 15760, hệ số tương quan R2 = 0,9998 tuyến tính khoảng nồng độ 0,005mg/ml – 0,2mg/ml - Đã xây dựng quy trình chiết cao Ban di thực quy mơ phịng thí nghiệm với điều kiện sau: + Dung môi chiết suất: EtOH 70% + Tỷ lệ dược liệu/dung môi lần chiết 1/10; 1/7; 1/7 + Lượng vitamin C cho vào quy trình chiết : 0,1g + Thời gian chiết lần 1h + Nhiệt độ chiết 60ºC + Cô dịch chiết áp suất giảm để thu cao khơ Đã áp dụng quy trình với khối lượng dược liệu 1,5kg, cao thu có hàm lượng hypericin 0,57%, hiệu suất chiết 22,6% so với dược liệu - Cao chiết cồn Ban di thực liều 480mg/kg có tác dụng giải lo âu chuột bị stress thử nghiệm không gian mở Đề xuất Để mở rộng phạm vi ứng dụng nghiên cứu này, đề xuất: - Đánh giá tính ổn định quy trình chiết xuất - Thử nghiệm độc tính cấp bán trường diễn cao Ban di thực TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Nguyễn Thượng Dong, Nguyễn Văn Thuận cs (2011), Đề tài cấp Bộ Y tế, Nghiên cứu di thực quy trình trồng trọt ban Hypericum perforatum làm nguyên liệu để chiết xuất sản phẩm chứa hypericin,Viện Dược liệu Trần Bạch Dương cs (2010), đề tài cấp Bộ,Nghiên cứu công nghệ chiết xuất hypericin hợp chất flavonoid từ loài Ban – hypericum Việt Nam làm thuốc chống virus cúm typ cho gia c m, Bộ Công Thương, Viện hóa học cơng nghiệp Việt Nam TIẾNG ANH Agostinis, Patrizia, Vantieghem, Annelies, Merlevede, Wilfried, Peter A.M de Witte (2002),”hypericin in cancer treatment more light on the way”, The international journal of biochemistry and cell biology, pp.221-224 Akhbari, M., Batooli, H (2009), “Composition of Hypericum perforatum L volatile oil”, American–Eurasian Journal of Sustainable Agriculture 3, 107– 110 Alecu M, Ursaciuc C, Hãlãlãu F, Coman G, Merlevede W, Waelkens E, de Witte P (1998), “Photodynamic treatment of basal cell carcinoma and squamous cell carcinoma with hypericin”, 18(6B) servan voda clinical research center for dermatology bucharest, Romania, pp.4651-4 Anastasia Karioti and Anna Rita Bilia (2010), “Hypericins as Potential Leads for New Therapeutics”, Int J Mol Sci 2010, 11, 562-594 Baede-van Dijk PA, van Galen E, Lekkerkerker JF (2000),“Drug interactions of Hypericum perforatum (St John's wort) are potentially hazardous”, Ned Tijdschr Geneeskd.;144:811–812 Baureithel, K.H., Buter, K.B., Engesser, A., Burkard,W., Schaffner,W (1997), “Inhibition of benzodiazepine binding in vitro by amentoflavone, a constituent of various species of Hypericum”, Pharmaceutica Acta Helvetiae 72, 153–157 Birt DF, Widrlechner MP, Hammer KD, Hillwig ML, Wei J, Kraus GA, Murphy PA, McCoy J, Wurtele ES, Neighbors JD, Wiemer DF, Maury WJ, Price JP (2009), “Hypericum in infection: Identification of anti-viral and anti-inflammatory constituents”, Pharm Biol.;47(8):774-782 10 Bladt S, Wagner H (1993), “MAO inhibition by fractions and constituents of Hypericum extract”, Nervenheilkunde.;12:349–352 11 Blank M1, Mandel M, Hazan S, Keisari Y, Lavie G (2001), “Anti-cancer activities of hypericin in the dark”, Photochem Photobiol 2001 Aug;74(2):120-5 12 Bombardelli, Ezio et al (2002), “Extracts of Hypericum perforatum and formulations containing them”, United States Patent 6428820 13 Brockmöller J, Reum T, Bauer S, Kerb R, Hübner WD, Roots I (1997), “Hypericin and pseudohypericin: pharmacokinetics and effects on photosensitivity in humans” Pharmacopsychiatry 30 Suppl 2:94-101 14 Brolis, M., Gabetta, B., Fuzatti, N., Page, R., Panzeri, F, (1998), “Identification by high performance liquid chromatography-diode array detection-mass spectrometry and quantification by high-performance liquid chromatography-UV absorbance detecrion active constituents of Hypericum perforatum L”, Journal of Chromatography A, pp 9-16 15 Butterweck V, Schmidt M, (2007), “St John’s wort: role of active compounds for its mechanism of action and efficacy”, Wien Med Wochenschr;157:356–361 16 Butterweck, V., Jurgenliemk, G., Nahrstedt, A.,Winterhoff, H., (2000), “Flavonoids from Hypericum perforatum show antidepressant activity in the forced swimming test”, Planta Medica 66, 3–6 17 Castor et al (2001), “Methods for making Hypericum fractions and St John's Wort products”, United States Patent 6291241 18 Chatterjee, S.S., Noldner, M., Koch, E., Erdelmeier, C (1998), “Antidepressant activity of Hypericum perforatum and hyperforin: the neglected possibility” Pharmacopsychiatry 31 (Suppl 1), 7–15 19 Erdelmeier, et al (2001), “Stable extract of Hypericum perforatum L., process for preparing the same and pharmaceutical compositions”, United States Patent 6241988 20 Evangelos et al (2007), “Identification of the major constituents of Hypericum perforatum by LC/SPE/NMR and/or LC/MS”, Phytochemistry 68(3):383-93 21 Hammer KD , Hillwig ML , Solco AK , Dixon PM , tố giác K , Murphy PA , Wurtele ES , Birt DF (2007), “Inhibition of prostaglandin E(2) production by anti-inflammatory hypericum perforatum extracts and constituents in RAW264.7 Mouse Macrophage Cells”, J Agric Food Chem 2007 Sep 5;55(18):7323-31 Epub 2007 Aug 15 22 Harrer G, Hubner WD, Podzuweit H (1993), “Effectiveness and tolerance of the hypericum preparation LI 160 compared to maprotiline Multicentre double-blind study with 102 outpatients” Nervenheilkunde 12:297–301 23 He YY, Chignell CF, Miller DS, Andley UP, Roberts JE (2004), “Phototoxicity in human lens epithelial cells promoted by St John's Wort”, Photochem Photobiol 2004 Nov-Dec;80(3):583-6 24 Hobbs, C., (1989), “St John’s wort”, Herbal Gram 18/19, 24–33 25 Hostanska K1, Reichling J, Bommer S, Weber M, Saller R (2002), “Aqueous ethanolic extract of St John's wort (Hypericum perforatum L.) induces growth inhibition and apoptosis in human malignant cells in vitro”, Pharmazie 2002 May;57(5):323-31 26 Hu Z, Yang X, Ho PC, et al (2005), “Herb-drug interactions: a literature review”, Drugs.;65:1239–1282 27 Kim, H.K., Son, K.H., Chang, H.W., Kang, S.S., Kim, H.P (1998), “Amentoflavone, a plant biflavone: a new potential anti-inflammatory agent”, Archives of Pharmacal Research 21, 406–410 28 Koch et al (2007), “Stable extract from Hypericum perforatum L., method for the production thereof and it’s use as a topical medicament”, United States Patent 7166310 29 Kurkin, V.A., Pravdivtseva, O.E (2007), “Flavonoids from the aerial parts of Hypericum perfortum”, Chemistry of Natural Compounds 43 (5), 620–621 30 Laakmann G, Schule C, Baghai T, et al (1998), “St John's Wort in mild to moderate depression: the relevance of hyperforin for the clinical efficacy”, Pharmacopsychiatry.;31(Suppl 1):54–59 31 Lane-Brown MM (2000), “Photosensitivity associated with herbal preparations of St John's wort (Hypericum perforatum)” Med J Aust 172:302 32 Liu F, Pan C, Drumm P, Ang CY (2005), “Liquid chromatography-mass spectrometry studies of St John's wort methanol extraction: active constituents and their transformation”, J Pharm Biomed Anal Feb 23;37(2):303-12 33 Maisenbacher, P., Kovar, K.A (1992), “Adhyperforin: a homologue of hyperforin from Hypericum perforatum”, Planta Medica 58, 291–293 34 Martinez B, Kasper S, Ruhrmann B, et al (1993), “Hypericum in the treatment of seasonal affective disorders”, Nervenheilkunde 1993;12:302– 307 35 Miller LG (1998), “Herbal medicinals: selected clinical considerations focusing on known or potential drug-herb interactions”, Arch Intern Med.;158:2200–2211 36 Moore LB, Goodwin B, Jones SA, et al (2000), “St John's wort induces hepatic drug metabolism through activation of the pregnane X receptor”, Proc Natl Acad Sci U S A.;97:7500–7502 37 Müller W, Rossol R (1993), “Effects of hypericum extract on the expression of serotonin receptors”, Nervenheilkunde.;12:357–358 38 Naeem, I., Saddiqe, Z., Patel, A.V., Hellio, C (2010), “Flavonoid analysis and antibacterial activity of extracts of Hypericum perforatum”, Asian Journal of Chemistry 22, 3596–3600 39 Nahrstedt, A., Butterweck, V (1997), “Biologically active and other chemical constituents of the herb of Hypericum perforatum L”, Pharmacopsychiatry 30, 129–134 40 National Institute of Mental Health “Depression” U.S DEPARTMENT OF HEALTH & HUMAN SERVICES; National Institutes of Health; NIH Publication No 11-3561;Revised 2011 41 Nielsen, M., Frokjaer, S., Braestrup, C., (1988), “High affinity of the naturally-occurring biflavonoid, amentoflavone, to brain benzodiazepine receptors in vitro”, Biochemical Pharmacology 37, 3285–3287 42 Nierenberg AA, Lund HG, Mischoulon D (2008), “St John's wort: a critical evaluation of the evidence for antidepressant effects”, In: Mischoulon D, Rosenbaum J, editors Natural medications for psychiatric disorders: considering the alternatives 2nd edition Lippincott Williams & Wilkins; Philadelphia, pp 27–38 43 Orth HC, Rentel C, Schmidt PC, (1999), “Isolation, purity analysis and stability of hyperforin as a standard material from Hypericum perforatum L”, J Pharm Pharmacol.;51(2):193–200 44 Overstreet DH, Keung WM, Rezvani AH, Massi M, Lee DY., (2003), “Herbal remedies for alcoholism: promises and possible pitfalls”, Alcohol Clin Exp Res 27: 177-185 45 Pierluigi Mauri; Piergiorgio Pietta (2000), “High performance liquid chromatography/electrospray mass spectrometry of Hypericum perforatum extracts”, Rapid Commun in Mass Spectrom 14, 95–99 (2000) 46 Pietta, P., Gardana, C., Pietta, A (2001), “Comparative evaluation of St John’swort from different Italian regions”, Farmaco 56, 491–496 47 Saddiqe Z, Naeem I, Maimoona A (2010), “A review of the antibacterial activity of Hypericum perforatum L”, J Ethnopharmacol 131(3):511-21 48 Schempp, C.M., Kiss, J., Kirkin, V., Averbeck, M., Simon-Haarhaus, B., Kremer, B.,Termeer, C.C., Sleeman, J., Simon, J.C (2005), “Hyperforin acts as an angiogenesis inhibitor”, Planta Medica 71, 999–1004 49 Schey, K.L., Patat, S., Chignell, C.F., Datillo, M., Wang, R.H., Roberts, J.E (2000), “Photooxidation of lens alpha-crystallin by hypericin (active ingredient in St John’s Wort)”, Journal of Photochemistry and Photobiology 72, 200–203 50 Schrader E (2000), “Equivalence of St John's wort extract (Ze 117) and fluoxetine: a randomized, controlled study in mild-moderate depression”, Int Clin Psychopharmacol;15(2):61–68 51 Schulz V (2006), “Safety of St John's Wort extract compared to synthetic antidepressants”, Phytomedicine.;13:199–204 52 Shan, M.D., Hu, L.H., Chen, Z.L (2001), “Three new hyperforin analogues from Hypericum perforatum”, Journal of Natural Products 64, 127–130 53 Tekelova, D., Repcak, M., Zemkova, E., Toth, J (2000), “Quantitative changes of dianthrones, hyperforin and flavonoids content in the flower ontogenesis of Hypericum perforatum”, Planta Medica 66, 778–780 54 Teufel-Mayer R, Gleitz J (1997), “Effects of long-term administration of hypericum extracts on the affinity and density of the central serotonergic 5HT1 A and 5-HT2 A receptors”, Pharmacopsychiatry.;30(Suppl 2):113–116 55 Thiele B, Ploch M, Brink I (1993), “Modulation of cytokine expression by hypericum extract”, Nevenheilkunde.;12:353–356 56 Thomas C, Pardini RS (1992), “Oxygen dependence of hypericin-induced phototoxicity to EMT6 mouse mammary carcinoma cells”, Photochem Photobiol 55: 831-837 57 United State Pharmacopoeia (USP 28), (2005), vol.II p.2124, 2125, 2126 58 Verotta, L., Appendino, G., Bombardelli, E., Brun, R (2007), “In vitro antimalarial activity of hyperforin, a prenylated acylphloroglucinol A structure–activity study”, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 17, 1544–1548 59 Xu L1, Wei CE, Zhao MB, Wang JN, Tu PF, Liu JX (2005), “Experimental study of the total flavonoid in Hypericum perforatum on depression”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 2005 Aug;30(15):1184-8 60 Wheatley D LI 160 (1997), “an extract of St John's wort, versus amitriptyline in mildly to moderately depressed outpatients–a controlled 6week clinical trial”, Pharmacopsychiatry 1997;30(Suppl 2):77–80 ... thực đề tài ? ?Nghiên cứu quy trình chiết xuất tác dụng giải lo âu thực nghiệm cao chiết từ Ban di thực Hypericum perforatum L. ” Với mục tiêu: - Nghiên cứu quy trình chiết xuất Ban di thực để thu... HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRẦN ANH HỒNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ TÁC DỤNG GIẢI LO ÂU TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY BAN DI THỰC HYPERICUM PERFORATUM L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời... vậy, Cao chiết Ban di thực liều 480mg/kg có tác dụng giải lo âu chuột l? ??p 32 3.4 Bàn luận 3.4.1 Về nghiên cứu quy trình chi t u t Nghiên cứu quy trình chiết xuất l? ??a chọn phương pháp chiết hồi l? ?u

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan