1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng cải thiện hội chứng tự kỷ trên thực nghiệm của phân đoạn n butanol từ cao chiết athanol cây rau đắng biển bacopa monnieri (l ) wettst

51 927 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 697,8 KB

Nội dung

------ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN HỘI CHỨNG TỰ KỶ TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA PHÂN ĐOẠN n-BUTANOL TỪ CAO CHIẾT ETHANOL CÂY RAU ĐẮNG BIỂN Bacopa monnieri L... NGH

Trang 1

- -

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN HỘI CHỨNG TỰ KỶ TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA PHÂN ĐOẠN n-BUTANOL TỪ CAO CHIẾT ETHANOL

CÂY RAU ĐẮNG BIỂN

Bacopa monnieri (L.) Wettst

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI- 2015

Trang 2

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN HỘI CHỨNG TỰ KỶ TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA PHÂN ĐOẠN

n- BUTANOL TỪ CAO CHIẾT ETHANOL

CÂY RAU ĐẮNG BIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

1 Ths Phạm Thái Hà Văn

2 Ts Phạm Thị Nguyệt Hằng Nơi thực hiện:

1 Bộ môn Dược cổ truyền – trường Đại học Dược Hà Nội

2 Khoa Dược lý - Sinh hóa - Viện Dược Liệu

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

Trong thời gian nghiên cứu thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình từ các tập thể cá nhân

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới

Ths Phạm Thái Hà Văn- giảng viên bộ môn Dược cổ truyền

Ts Phạm Thị Nguyệt Hằng- phòng Dược lý- Sinh hóa Viện Dược liệu

Những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin cảm ơn các thầy các cô trường Đại học Dược nói chung và các thầy

cô bộ môn Dược cổ truyền nói riêng đã tận tình dạy dỗ, tao điều kiện cho tôi cũng như các bạn sinh viên trong suốt 5 năm học vừa qua

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị phòng Dược lý- Sinh hóa Viện Dược liệu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè những người đã đồng hành, động viên, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Mai Hương

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Hội chứng tự kỷ 3

1.1.1 Khái niệm hội chứng tự kỷ 3

1.1.2 Dịch tễ 3

1.1.3 Phân loại 4

1.1.4 Nguyên nhân 4

1.1.5 Triệu chứng bệnh 5

1.1.6 Thuốc điều trị hội chứng tự kỷ 6

1.2 Cây rau đắng biển 8

1.2.1 Thành phần hóa học 8

1.2.2 Tác dụng dược lý 12

2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu 16

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.2 Nguyên vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu 16

2.2 Nội dung nghiên cứu 17

2.3 Phương pháp nghiên cứu 17

2.3.1 Nghiên cứu thành phần hóa học 17

2.3.2 Nghiên cứu tác dụng dược lý 18

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 21

Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22

3.1 Nghiên cứu thành phần hóa học 22

Trang 5

3.1.1 Định tính saponin bằng các phản ứng hóa học 22

3.1.2 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng 24

3.2 Nghiên cứu tác dụng dược lý 28

3.2.1 Đánh giá tác dụng trên khả năng vận động của chuột bằng máy đếm vận động tự nhiên hồng ngoại 28

3.2.2 Đánh giá tác dụng cải thiện tương tác xã hội bằng bài tập hành vi cộng đồng 30

3.3.Bàn luận 33

3.3.1 Về thành phần hóa học 33

3.3.2 Về tác dụng dược lý 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

1 Kết luận 35

2 Kiến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst

Cao rau đắng biển cao khô phân đoạn n- butanol từ cao chiết ethanol của cây

rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst

DSM- IV Centers for disease control and prevention- 4th Edition

SKLM Sắc ký lớp mỏng

SSRIs Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

3 Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế thử nghiệm 19

4 Hình 3.1 Kết quả phản ứng phân biệt saponin steroid và

saponin triterpenoid

24

5 Hình 3.2 Sắc ký đồ cao rau đắng biển 26

6 Hình 3.3 Kết quả đánh giá khả năng vận động của chuột

bằng máy đếm vận động tự nhiên hồng ngoại

29

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng tự kỷ là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp

đi lặp lại Ngày nay, hội chứng tự kỷ đang phát triển với một tốc độ đáng báo động, với tỷ lệ 1/ 88 trẻ em (CDC, 2012), trong đó tỷ lệ bé trai mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với bé gái Tại Mỹ, số trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ cao hơn

so với tổng số trẻ bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS cộng lại [40]

Hiện nay, y học hiện đại chưa có thuốc đặc hiệu cho hội chứng tự kỷ mà chỉ điều trị các tổn thương não kèm theo như động kinh, tăng động, thiếu tập trung, các hành vi bất thường và dùng thêm một số thuốc dưỡng não Các loại thuốc hay được sử dụng cho điều trị hội chứng tự kỷ hiện nay chủ yếu là thuốc tân dược nhưng cũng chỉ kiểm soát được các triệu chứng và có nhiều tác dụng không mong muốn Vì thế nhu cầu nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu không có tác dụng phụ để hỗ trợ và điều trị hội chứng tự

kỷ là rất cần thiết và đang được thế giới quan tâm

Trên thế giới, từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã dùng rau đắng biển

(Bacopa monnieri (L.) Wettst) như một loại thuốc bổ thần kinh và điều trị các rối

loạn thần kinh như lo lắng, trầm cảm, động kinh, sa sút trí tuệ [15] Ngày nay, nhiều nghiên cứu hiện đại về thành phần hóa học và dược lý đã chứng minh hiệu quả của rau đắng biển trên hệ thần kinh của chuột và người

Ở Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu về tác dụng dược lý của rau đắng biển [5][22] nhưng chưa nhiều, để có thể khẳng định được tác dụng trong hỗ trợ

và điều trị tự kỷ và phát triển thành thuốc chúng tôi thực hiện đề tài:

Trang 10

Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng cải thiện hội chứng tự kỷ trên thực nghiệm của phân đoạn n – butanol từ cao chiết ethanol cây Rau

đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst

Với 2 mục tiêu:

- Nghiên cứu thành phần hóa học của phân đoạn n – butanol từ cao chiết

ethanol cây Rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst

- Nghiên cứu khả năng cải thiện hội chứng tự kỷ trên động vật thực nghiệm

của phân đoạn n – butanol từ cao chiết ethanol cây Rau đắng biển Bacopa

monnieri (L.) Wettst

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Hội chứng tự kỷ

1.1.1 Khái niệm hội chứng tự kỷ

Theo tổ chức Liên hợp quốc, hội chứng tự kỷ được định nghĩa như sau: tự

kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được biểu hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời Tự kỷ do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên chủ yếu ảnh hưởng trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế- xã hội Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề vè giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, có các hành vi, sở thích, hoạt động lặp đi lặp lại và hạn chế [8]

Thuật ngữ rối loạn phổ tự kỷ “ Autism Spectrum Disorders – ASDs” bao gồm:

Rối loạn tự kỷ

Hội chứng Asperger

Rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ

Rối loạn Rett

Rối loạn phát triển lan tỏa

1.1.2 Dịch tễ

Tỷ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8% còn lại là các thể khác Trẻ trai mắc tự

kỷ nhiều hơn trẻ gái 4 lần Theo những số liệu mới nhất cứ một trong 88 trẻ em

Mỹ bị tự kỷ ( theo Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ- CDC,2012) Tại Mỹ,

số trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư,

Trang 12

tiểu đường và AIDS cộng lại [40]

Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu điều tra, thống kê chính thức về trẻ tự kỷ, tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị tự kỷ tại các bệnh viện nhi năm

2007 tăng gấp 33-50 lần so với năm 2000 [6]

- Tự kỷ không điển hình: Tiền sử phát triển bình thường tới 12 - 30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc thoái triển (mất các kỹ năng đã có) và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện

Nếu xét ở góc độ mức độ chủ động trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, chúng ta có thể chia thành ba nhóm trẻ tự kỷ

- Nhóm không phản ứng: hoàn toàn từ chối giao tiếp, kể cả giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ

- Nhóm thụ động: chấp nhận giao tiếp nhưng không bao giờ chủ động

- Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc: có thể chủ động trong giao tiếp nhưng lại giao tiếp một cách hết sức kỳ quặc, lập dị

1.1.4 Nguyên nhân

Từ khi phát hiện năm 1943 cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định

chính xác nguyên nhân của chứng tự kỷ, có một số nguyên nhân được đưa ra:

- Yếu tố di truyền:

Các kết quả nghiên cứu về gia đình và các cặp song sinh cho thấy yếu tố di

Trang 13

truyền đóng một vai trò trong các nguyên nhân của hội chứng tự kỷ[28]

Một nghiên cứu ở Mỹ ( 2002) nhận thấy vùng gen đặc biệt trên cặp nhiễm sắc thể 11 gọi là Neurexin 1 Neurexin 1 thuộc dòng các gen chịu trách nhiệm giúp tế bào thần kinh liên lạc với nhau, do bị lỗi nên quá trình liên lạc, xử lý thông tin của trẻ bị chậm, không chính xác [4]

- Do sự bất thường của não bộ :

Nhiều nghiên cứu đánh giá về giải phẫu thần kinh và hình ảnh hệ thần kinh trên người bệnh tự kỷ nhận thấy có sự bất thường về cấu trúc não bộ đặc biệt ở vùng thùy trán, thùy thái dương và tiểu não Những vùng não này được xem là có liên quan đến chức năng nhận thức xã hội, học hỏi, chức năng cảm xúc Những bất thường này có thể là nguyên nhân cho những thâm hụt trong hội chứng tự kỷ[31]

- Yếu tố môi trường :

+ Trước và sau khi sinh, trẻ bị phơi nhiễm bởi các yếu tố tiền oxy hóa như acid valproic , thủy ngân, chì, virut, ô nhiễm không khí, chất độc, thalidomide, và acid retinoic có thể kích hoạt các yếu tố stress oxy hóa trong bệnh tự kỷ

+ Trẻ ít hoặc không giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh dẫn tới thói quen hạn chế và thiếu hụt kỹ năng giao tiếp

1.1.5 Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của hội chứng tự kỷ là rất khác nhau trên mỗi trẻ mắc chứng

tự kỷ, nhưng các triệu chứng đều thuộc 3 lĩnh vực sau:

- Giảm khả năng tương tác xã hội: Trẻ mất hoặc giảm khả năng sử dụng hành vi không lời, không có khả năng xây dựng các mối quan với bạn bè, thiếu sự chia

sẻ niềm vui, sở thích, các mối quan tâm với người khác, thiếu sự trao đổi qua lại

về tình cảm

Trang 14

- Giảm khả năng giao tiếp: Chậm hoặc hoàn toàn không phất triển kỹ năng nói;

sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn; thiếu cách chơi đa dạng, trò chơi đóng vai, bắt trước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển

- Hành vi lặp đi lặp lại, dập khuôn: Quá bận tâm đến một số thứ: trẻ chỉ thích một số đồ chơi hoặc một bộ phận trên đồ chơi; có các biểu hiện mang tính lặp lại: gõ tay, vặn tay, đi ngón, lắc lư thân thể

Một số các rối loạn mắc kèm: rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển trí tuệ, động kinh,lo lắng, gặp một số vấn đề về tiêu hóa

1.1.6 Thuốc điều trị hội chứng tự kỷ

Hiện nay, vẫn chưa có một phác đồ điều trị chuẩn cho hội chứng tự kỷ Mục tiêu điều trị hội chứng tự kỷ nhằm cải thiện những khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội, phát huy tối đa khả năng, hạn chế các rối loạn hành vi trong hội chứng tự kỷ để người bệnh phát triển và hòa nhập với xã hội tốt hơn, đặc biệt là trẻ em

Hôi chứng tự kỷ không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc Tuy nhiên, nhiều thuốc có hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng hành vi nghiêm trọng trên bệnh nhân rối loạn tự kỷ[37]

Các nhóm thuốc hay sử dụng

1.1.6.1 Thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin( SSRIs)

Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ( FDA) chấp thuận thuốc SSRIs sử dụng để điều trị các triệu chứng của hội chứng tự kỷ có thể được dùng cho trẻ

em trên 7 tuổi bao gồm fluoxetine (Prozac ®), fluvoxamine (Luvox ®), sertraline (Zoloft® ), và clomipramine (Anafranil® )

Trang 15

Nhiều nghiên cứu cho thấy các SSRIs có hiệu quả điều trị các triệu chứng

lo âu, trầm cảm, hành vi gây hấn, tự gây thương tích, tăng động trên trẻ mắc hội chứng tự kỷ Một số tác dụng phụ của các SSRIs đã nhận thấy buồn nôn, chán

ăn, mất ngủ[16] Năm 2005, FDA quyết định đưa ra cảnh báo về một tác dụng phụ nghiêm trong của tất cả các thuốc chống trầm cảm là tăng nguy cơ có suy nghĩ hoặc nỗ lực tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên

1.1.6.2 Thuốc chống loạn thần không điển hình

Các thuốc chống loạn thần không điển hình như risperidone, olanzapine, quetiapine và ziprazidone được chỉ định phổ biến trong điều trị hội chứng tự kỷ

và các thuốc này có hiệu quả giảm thiểu các hành vi hung hăng, gây hấn, tự gây thương tích Tuy nhiên, chỉ có hai thuốc được Cục quản lý Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để chỉ định điều trị cho trẻ tự kỷ từ 5 đến 16 tuổi Risperidone được phê duyệt vào cuối năm 2006, sau đó là aripiprazole trong năm

2009

Một số tác dụng phụ của các thuốc này như: tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết và lipid máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở người cao tuổi

1.1.6.3 Các chất kích thích

Methylphenidate (Ritalin®) là một chất kích thích thường được chỉ định cho trẻ em và trẻ vị thành niên mắc chứng tự kỷ Methylphenidate có hiệu quả cải thiện triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tuy nhiên thuốc có một số tác dụng phụ: chán ăn, gây hấn, mất ngủ [20]

Ngoài ra, một số thuốc khác cũng được chỉ định trong điều trị cho bệnh nhân tự kỷ:

Trang 16

Melatonin là một hormone có vai trò trong hoạt động điều hòa nhịp điệu sinh học của cơ thể, có hiệu quả trong điều khiển các rối loạn giấc ngủ [9]

Thuốc chống co giật: như là carbamazepine (Tegretol®) , lamotrigine (Lamictal®), topiramate (Topamax®), acid valproic (Depakote®) chỉ định điều trị triệu chứng động kinh, co giật

Naltrexone: nó đã được chứng minh là có thể dùng điều trị những hành vi bất thường trên bệnh nhân tự kỷ[13] Nhiều báo cáo về hiệu quả cải thiện các hành vi tự gây thương tích, tăng động, thiếu chú ý, bốc đồng, dễ bị kích động[17]

1.2 Cây rau đắng biển

Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monnieri (L), thuộc họ hoa mõm

Bacosid A và bacosid B

Trong nhóm các saponin, thành phần hóa học có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh, tác dụng hướng thần hoặc chống lại chứng mất trí nhớ là bacosid A, có tên khoa học là 3-( α-Larabinopyranosyl)-O-β-D-glucopyranoside-

Trang 17

10,20-dihydroxy-16-keto-dammar-24-en [30]

Gần đây, các nghiên cứu về bacosid A bằng phương pháp HPLC đã cho thấy bacosid A là hỗn hợp của 4 saponin được đặt tên là bacosid A3, bacosid II, một jujubogenin là đồng phân của bacopasaponin C là 3-O-[α-L-arabinofuronosyl-(1-2)-{β-D-glucopyranosyl-(1-3)-α-L-arabinopyranosyl]

jujubogenin (còn được gọi là bacopasid X ) và bacopasaponin C [21]

Hình1.1 : Bacosid A

Bacosid B được phát hiện cùng lúc với bacosid A, ban đầu được phát hiện chỉ khác với bacosid A ở phần đường thể hiện năng suất quay cực và có thể là một đồng phân với bacosid A Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã xác định bacosid B là một hỗn hợp các saponin có các aglycon là các jujubogenin hoặc pseudojujubogenin như: bacopasid N1, bacopasid N2, bacopasid- IV, bacopasid-

V [18]

Trang 18

Hình1.2 : Bacosid B Các bacopasaponin:

Bằng phương pháp quang phổ và biến đổi hóa học, 3 saponin triterpenoid mới được phân lập và xác định là:

- Bacopasaponin A: 3-O[α-L- arabinopyranosyl-20- O- α-L-arabinopyrasosyl] jujubogenin

- Bacopasaponin B: 3-O[α-L-arabinofuranosyl(1→2)- α-L- arabinopyranosyl] pseudojujudogen

3 Bacopasaponin E: 33 O3 [β3 D3 glucopyranosyl(1→3){α3 L3

3-O-[β-D-glucopyranosyl(1→3){α-L-arabinofuranosyl(1→2)}α-L-arabinopyranosyl]-20-O-(α-L-arabinopyranosyl) jujubogenin

Trang 19

- Bacopasaponin F:

3-O-[β-D-glucopyranosyl(1→3){α-L-arabinofuranosyl(1→2)}β-D-glucopyranosyl]-20-O-α-L-arabinopyranosyl) jujubogenin

- Bacopasaponin G: Hou và cộng sự đã phân lập được một saponin mới năm

2002 đặt tên là bacopasaponin G, một dẫn xuất được Matsutaka đặt tên là (3R)-1- octan- 3yl- ( 6-O-sufonyl) - β-D-glucopyranosid [27]

Một số các bacopasid:

Các bacopasid III, IV, V có tên khoa học lần lượt là : arabinofuranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranosyljujubogenin, 3-O-β-D glucopyranosyl -(1-3)-α-L-arabinofuranosyljujubogenin, 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1-3)- α-L-arabinofuranosyl pseudojujubogenin [19]

3-O-α-L-Một số thành phần khác:

Ngoài các thành phần hoạt chất chính là các saponin đã phân lập và xác định cấu trúc, một số thành phần khác cũng được tìm thấy trong rau đắng biển như: alkaloid brahmi là thành phần đầu tiên được phân lập và xác định trong rau đắng biển [34] Sau đó, các alkaloid tiếp theo cũng được xác định là nicotin, herpestin [12] Tiếp theo, các báo cáo phân lập được D- mannitol và một saponin, hersaponin và các muối kali [14], acid betulinic, acid betunic, Wogonin, Oroxindin, stigmastrol, beta-sitosterol cũng như nhiều loại acid amin như là alpha alinin, acid aspartic, acid glutamic và serin và các ester của nó Các hydrocacbon bão hòa như heptacosan, octacosan, nonacosan, triaconnan, hentacontan và nhiều hợp chất hữu cơ khác như nicotin, acid brahmic, acid ascorbic,acid pectic, acid béo…[18]

Trang 20

1.2.2 Tác dụng dược lý

Rau đắng biển đã có lịch sử được sử dụng trong nền y học cổ truyền Ấn

Độ từ cách đây 3000 năm, loài cây này được dùng để điều trị nhiều chứng rối loạn thần kinh khác nhau và cũng được sử dụng như một loại thuốc bổ não để tăng cường trí nhớ, khả năng học tập , sự tập trung, và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân động kinh hoặc trầm cảm [15]

Hiện nay, nhiều nghiên cứu về dược lý cho thấy rau đắng biển có nhiều tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (tăng cường trí nhớ, chống lo âu, trầm cảm, chống co giật và giảm Parkinson), chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, hiệu quả trong điều trị các bệnh tim mạch, hô hấp, đường tiêu hóa

1.2.1.1 Tác dụng chống lo âu, trầm cảm

Từ thời cổ đại rau đắng biển đã được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần và có thể là một thuốc hướng thần tiềm năng Hiện nay có thêm nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho hiệu quả này

Yun Zhon và cộng sự đã nghiên cứu và chứng minh bacosid I, bacosid II

và bacopasaponin C là ba thành phần có hoạt tính chống trầm cảm trên mô hình chuột bơi cưỡng bức và mô hình treo đuôi chuột [38] Trong một nghiên cứu khác cũng của Yun Zhon và cộng sự, ba saponin được phân lập từ rau đắng biển

là bacopasid XI, bacosid I và bacopasaponin C được cho là có hoạt tính hướng thần (nootrophic) trong thử nghiệm mê lộ Morris và thử nghiệm gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamine trên chuột [39]

Cao chiết rau đắng biển (chứa 25% bacosid A) có tác dụng an thần tương đương với benzodiazepine và lorazepam Hoạt tính này tùy thuộc vào liều lượng

sử dụng và đặc biệt là không gây phản ứng phụ như tạo quên lãng, nhầm lẫn như lorazepam mà còn giúp cải thiện trí nhớ [11]

Trang 21

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, kéo dài 1 tháng tiến hành trên 35 bệnh nhân chẩn đoán bị rối loạn lo lắng (anxiety neurosis) cho dùng sirô rau đắng biển, ngày 2 lần mỗi lần 15ml (tương đương với 12 gram dịch chiết thô rau đắng biển) ghi nhận có những suy giảm rõ rệt về các triệu chứng và mức độ , mệt mỏi tinh thần và tăng được trí nhớ đồng thời giúp bệnh nhân lên cân, giảm thở gấp và giảm huyết áp [33]

Một nghiên cứu gần đây của Manavi và cộng sự ( 2010) cũng đã chứng minh rằng rau đắng biển ở liều dùng 80 mg/kg có tác dụng chống lại rối loạn gồm cả trầm cảm và lo lắng [14]

Những kết quả này gợi ý rằng rau đắng biển có tiềm năng dùng để điều trị rối loạn trầm cảm và đồng thời vừa rối loạn lo lắng vừa trầm cảm

1.2.1.2 Tác dụng chống động kinh

Rau đắng biển cũng được biết đến tác dụng có hiệu quả đối với bệnh động kinh Một số nghiên cứu gần đây đã khẳng định loài thực vật này và hoạt chất bacosid A của nó đóng vai trò kiểm soát cơn động kinh thông qua việc giảm thụ thể GABA ở vùng thể vân và vùng hải mã trong não chuột cống trắng [23]

Các saponin triterpenoid ( bao gồm các bacosid) của rau đắng biển có vai trò quan trọng trong việc tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, các bacosid có tác dụng hỗ trợ sửa chữa các hư hỏng trên tế bào thần kinh bằng cách tăng cường hoạt động enzym kinase, phục hồi và tái sinh các khớp thần kinh Những tác dụng trên làm cho nó như một loại thuốc bổ thần kinh tuyệt vời so với các thuốc an thần giúp điều chỉnh hành vi Vì vậy, rau đắng biển có thể hỗ trợ điều trị bệnh động kinh Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò bảo vệ thần kinh của cao chiết rau đắng biển trong quá trình co giật và tổn thương nhận thức xảy ra có liên quan tới động kinh gây ra bởi pilocarpine [25]

Trang 22

1.2.1.3 Tác dụng trong việc cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức, học hỏi

Một nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của cao chiết rau đắng biển trên việc thay đổi hành vi của chuột Wistar khi uống cao chiết ở các khoảng thời gian khác nhau và liều dùng khác nhau Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về khả năng học tập qua thị giác và cải thiện trí nhớ ở chuột khi điều trị bằng cao chiết rau đắng biển Những kết quả này càng khẳng định một cách rõ rệt về hiệu quả của cao chiết rau đăng biển dùng đường uống giúp cải thiện khả năng học và nhớ

ở chuột [36]

Tác dụng của rau đắng biển trên khả năng học tập đã được kiểm tra trên chuột uống cao cồn của rau đắng biển (liều 40mg/kg trong 3-5 ngày liên tục), bằng cách tạo sốc qua việc rọi ánh sáng gây lóa, sau đó đánh giá phản ứng của chuột: kết quả cho thấy nhóm dùng thuốc giữ được khả năng đã học từ trước đồng thời cải thiện trí nhớ [32]

Ngoài các nghiên cứu trên chuột cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của rau đắng biển trên hệ thần kinh của người Một nghiên cứu của Steven Roodenrys và cộng sự được tiến hành trên 76 người có độ tuổi từ 40 đến 65 đánh giá chức năng của bộ nhớ và mức độ lo lắng Kết quả cho thấy rau đắng biển có ảnh hưởng đáng kể trong việc ghi nhớ các thông tin mới Điều này gợi ý rằng rau đắng biển có tác dụng làm giảm tỷ lệ quên đi các thông tin mới ở người [26] Một nghiên cứu khác của C.Stough và cộng sự cũng cho kết quả cao chiết rau đắng biển (liều 300mg/ngày) đem lại hiệu quả sau 12 tuần giúp cải thiện quá trình xử lý thông tin, học tập bằng lời nói và quá trình ghi nhớ ở người [35]

Các saponin triterpenoid ( bao gồm các bacosid) tạo cho rau đắng biển khả năng cải thiện sự vận chuyển tín hiệu thần kinh Một thử nghiêm trên 36 trẻ em được chẩn đoán là bị rối loạn tăng động giảm chú ý kéo dài trong 16 tuần Kết

Trang 23

quả ghi nhận có những cải thiện rõ rệt ở nhóm dùng rau đắng biển ở tuần thứ 12 trong các khả năng như lặp lại những câu đã nghe, trí nhớ căn bản, và phối hợp được những điều được học (ghép hình từng đôi) Các cải thiện này vẫn được duy trì sau 4 tuần ngưng thuốc, chỉ dùng giả dược trong 2 tuần kế tiếp[24]

1.2.1.4 Tác dụng chống oxy hóa

Rau đắng biển có hoạt tính chống oxy hóa khi thử trên não của chuột thông qua việc thay đổi nồng độ của các enzyme superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPX) Hoạt tính chống oxy hóa có thể

so sánh với deprenyl Tác dụng của rau đắng biển diễn ra mọi khu vực trong não

bộ, trong khi đó tác dụng của deprenyl chỉ giới hạn tại khu vực vỏ não và khu vực trán Tác dụng được xem là do kết quả của việc gia tăng hoạt động thu nhặt các gốc tự do [38]

Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh rau đắng biển có tác dụng cải thiện hội chứng của bệnh tự kỷ [29]

Ở Việt Nam, cây rau đắng biển cũng đã được nghiên cứu rất kỹ về tác dụng ngăn chặn/cải thiên suy giảm trí nhớ và cơ chế tác dụng của nó Nhóm nghiên cứu của PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hương đã chứng minh loài thực vật này có tác dụng chống oxi hóa in vitro, chống stress, cải thiện khả năng học tập

bị gây giảm trí nhớ bằng Scopolamine [5] Rau đắng biển có tác dụng cải thiện trí nhớ / nhận thức theo cơ chế bảo vệ hệ cholinergic và theo con đường tín hiệu liên quan đến tính mềm dẻo của synaptic [22]

Những kết quả nghiên cứu kể trên đã cho thấy rau đắng biển là một loại thực vật quý để điều trị những bệnh rối loạn tâm thần và có thể mang lại hiệu quả trong điều trị hội chứng tự kỷ

Trang 24

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phương tiện nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu: cao khô phân đoạn n- butanol từ cao chiết ethanol của

cây rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst là sản phẩm của đề tài cấp Bộ Y

tế 2012- 2014 do TS Phạm Thị Nguyệt Hằng, Viện Dược liệu làm chủ nhiệm đề tài, do phòng Hóa thực vật – Viện Dược liệu cung cấp

2.1.2 Nguyên vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

 Động vật nghiên cứu

Chuột nhắt trắng Swiss albino trưởng thành, cả đực và cái khỏe mạnh, trọng lượng trung bình 20- 22 g được cung cấp bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Chuột sau khi mua về, được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm, được nuôi bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp, nước uống tự do

 Dung môi, hóa chất

- Valproate ( valproate acid sodium salt độ tinh khiết 98%, Sigma)

- Dung môi: methanol, ethanol tuyệt đối, n- butanol, ethyl acetat, acid acetic, toluene, chloroform…

- Thuốc thử: H2SO4 đặc, dung dịch HCl 0,1N, dung dịch NaOH 0,1N, dung dịch acid sulfuric 10% /ethanol tuyệt đối

- Dung dich NaCl 0,9%

- Bản mỏng Silicagel 60 GF254(Merck)

 Dụng cụ, thiết bị

Trang 25

- Cân kỹ thuật PRESICA

- Đèn UV Camag λ = 254 nm, λ = 366nm

- Tủ sấy SHELLAB

- Máy siêu âm Utrasonic cleaner- MRC

- Máy đếm vận động hồng ngoại ( hãng Ugo Basile)

- Hộp hành vi cộng đồng

- Các dụng cụ: ống nghiệm, bình định mức, bơm kim tiêm, đồng hồ bấm giây, các bộ thiết bị cần dùng cho thử nghiệm của khoa Dược lý- Sinh hóa Viện Dược Việt Nam

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn n-butanol từ cao chiết ethanol cây

Rau đắng biển Bacopa monnieri (L.) Wettst

- Nghiên cứu khả năng cải thiện hội chứng tự kỷ trên động vật thực nghiệm của

phân đoạn n – butanol từ cao chiết ethanol cây Rau đắng biển Bacopa monnieri

(L.) Wettst

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu thành phần hóa học

Định tính saponin trong cao khô phân đoạn n- butanol từ cao chiết ethanol bằng phản ứng hóa học và bằng sắc ký lớp mỏng theo các tài liệu sau:

- Bài giảng Dược liệu tập I, II [1]

- Thực tập Dược liệu – Phần hóa học [2]

- Phương pháp nghiên cứu hoa học cây thuốc [3]

Ngày đăng: 27/07/2015, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Dược liệu- Trường Đại Học Dược Hà Nội ( 2004), Bài giảng Dược liệu Tập I, II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Dược liệu
2. Bộ môn Dược liệu- Trường Đại Học Dược Hà Nội ( 2006), Thực tập Dược liệu – Phần hóa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập Dược liệu
3. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu ( 1980), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
4. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của TTK tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nhận thức của TTK tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Ngô Xuân Điệp
Năm: 2009
5. Nguyễn Thị Thu Hương (2006), Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học và cộng nghệ 2001 – 2005,tr.81- 84, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học và cộng nghệ 2001 – 2005
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2006
7. Viện Dược liệu, cây thuốc và động vật làm thuốc, ( Tập II), Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: cây thuốc và động vật làm thuốc
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
8. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Tự kỷ - những vấn đề lý luận và thực tiễn,Nxb Đại học Sư phạm.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự kỷ - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Yến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm. TIẾNG ANH
Năm: 2012
9. Angley M, Semple S, Hewton C, Paterson F, McKinnon R (2007), “ Children and autism – Part 2 – Management with complementary medicines and dietary interventions”, Aust Fam Physician, 36,827–830 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Children and autism – Part 2 – Management with complementary medicines and dietary interventions”, "Aust Fam Physician
Tác giả: Angley M, Semple S, Hewton C, Paterson F, McKinnon R
Năm: 2007
11. Bhattacharya SK and Ghoshal S (1998), “Anxiolytic activity of a standardized extract of Bacopa monniera- an experimental study”, Phytomedicine ,5, 77-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiolytic activity of a standardized extract of Bacopa monniera- an experimental study”, "Phytomedicine
Tác giả: Bhattacharya SK and Ghoshal S
Năm: 1998
12. Bose KC and Bose NK (1931), “Observations on the actions and uses of Herpestis monniera”, J. Ind. Med. Assoc, 1, 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Observations on the actions and uses of Herpestis monniera”, "J. Ind. Med. Assoc
Tác giả: Bose KC and Bose NK
Năm: 1931
13. Campbell M, Overall JE, Small AM, Sokol MS, Spencer EK, Adams P, Foltz RL et al, (1989), “ Naltrexone in autistic children: an acute open dose range tolerance trial” Journal Am Acad Child Adolesc Psychiatry, 28, 200 - 206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Naltrexone in autistic children: an acute open dose range tolerance trial” "Journal Am Acad Child Adolesc Psychiatry
Tác giả: Campbell M, Overall JE, Small AM, Sokol MS, Spencer EK, Adams P, Foltz RL et al
Năm: 1989
14. Chopra RN, Nayar L and Chopra IC (1956), “Glossary of Indian Medicinal Plants”, Council of Scientific and Industrial Research, vol 32, 421- 424 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Glossary of Indian Medicinal Plants”, "Council of Scientific and Industrial Research
Tác giả: Chopra RN, Nayar L and Chopra IC
Năm: 1956
15. Chopra RN (1958), Indigenous Drugs of India, 2nd ed, Calcutta, India: U.N. Dhur and Sons, 341 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indigenous Drugs of India
Tác giả: Chopra RN
Năm: 1958
16. Elchaar GM, Maisch NM, Augusto LM, Wehring HJ (2006), “ Efficacy and safety of naltrexone use in pediatric patients with autistic disorder”, Ann Pharmacother, 40, 1086–1095 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efficacy and safety of naltrexone use in pediatric patients with autistic disorder”, "Ann Pharmacother
Tác giả: Elchaar GM, Maisch NM, Augusto LM, Wehring HJ
Năm: 2006
17. Findling RL (2005), “Pharmacologic treatment of behavioral symptoms in autism and pervasive developmental disorders”, Journal Clin Psychiatry, 66, 26–31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pharmacologic treatment of behavioral symptoms in autism and pervasive developmental disorders”, "Journal Clin Psychiatry
Tác giả: Findling RL
Năm: 2005
18. Garai S, Mahato SB, Ohtani K, Yamasaki K (1996), “ Dammarane – type triterpenoid saponins from Bacopa monnieri”, Phytochemistry, 42, 815- 820 19. Garai S , Mahato S, Ohtani K, Yamasaki K (1996) , “ Bacopasaponin D-A pseudojujubogenin glycoside from Bacopa monniera”, Phytochemistry, 43, 447- 449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dammarane – type triterpenoid saponins from Bacopa monnieri”, "Phytochemistry", 42, 815- 820 19. Garai S , Mahato S, Ohtani K, Yamasaki K (1996) , “ Bacopasaponin D-A pseudojujubogenin glycoside from Bacopa monniera”, "Phytochemistry
Tác giả: Garai S, Mahato SB, Ohtani K, Yamasaki K
Năm: 1996
20. Handen BL, Johnson CR, Lubetsky M (2000), “ Efficacy of methylphenidate among children with autism and symptoms of attention-deficit hyperactivity disorder”, Journal Autism Dev Disord, 30, 245–255 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efficacy of methylphenidate among children with autism and symptoms of attention-deficit hyperactivity disorder”, "Journal Autism Dev Disord
Tác giả: Handen BL, Johnson CR, Lubetsky M
Năm: 2000
22. Le XT, Pham HT, Do PT, Fujiwara H, Tanaka K, Li F, Van Nguyen T, Nguyen KM, Matsumoto K (2013), “ Bacopa monnieri ameliorates memory deficits in olfactory bulbectomized mice: Possible involvement of glutamatergic and cholinergic systems”, Neurochem Res, 38, 2201-2215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bacopa monnieri" ameliorates memory deficits in olfactory bulbectomized mice: Possible involvement of glutamatergic and cholinergic systems”, "Neurochem Res
Tác giả: Le XT, Pham HT, Do PT, Fujiwara H, Tanaka K, Li F, Van Nguyen T, Nguyen KM, Matsumoto K
Năm: 2013
23. Limpeanchob N, et al. ( 2008), “Neuroprotective effect of Bacopa monnieri on beta-amyloid-induced cell death in primary cortical culture”, Journal of Ethnopharmacology, 112-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neuroprotective effect of "Bacopa monnieri" on beta-amyloid-induced cell death in primary cortical culture”, "Journal of Ethnopharmacology
24. Negi. K. S, et al. (2000) “Clinical evaluation of memory enhancing properties of Memory Plus in children with attention deficit hyperactivity disorder”, Indian Journal of Psychiatry, vol.42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical evaluation of memory enhancing properties of Memory Plus in children with attention deficit hyperactivity disorder”, "Indian Journal of Psychiatry

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w