Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP - AN nói chung và nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12, THPT là rất quan trọng vì công tác Phòn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chiến tranh nhân dân Bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai (nếu xảy ra) sẽ ác liệt hơn gấp nhiều lần cuộc chiến tranh giải phóng trước kia Trong thế kỷ XXI có thể dự báo lợi ích và mâu thuẫn giữa các nước lớn có trình độ phát triển cao sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các quốc gia và các giai cấp xã hội khác nhau tạo tiền đề để châm ngòi chiến tranh Đó
là cuộc chiến tranh hiện đại, trong đó địch sử dụng vũ khí công nghệ cao mức
độ tàn phá hết sức khốc liệt Do đó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do
sự đánh phá bằng đường không của địch chúng ta cần nhận thức rõ về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, tính chất phức tạp, ác liệt của chiến tranh hiện đại
Để thực hiện tốt công tác phòng không nhân dân trong điều kiện chiến tranh hiện đại, yêu cầu trước hết là phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của công tác phòng không nhân dân Tại khoản 1 Điều 13 chương II của Nghị định số 65/2002/NĐ - CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về công tác phòng không nhân dân đã quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức đưa nội dung kiến thức phổ thông về công tác Phòng không nhân dân vào trong chương trình giáo dục quốc phòng của các cấp học, bậc học
Để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh GDQP - AN có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và GDQP-AN cho học sinh, sinh viên Môn học GDQP
- AN được các văn bản của Đảng, Chính phủ quyết định là môn học chính khóa trong hệ thống các nhà trường Thông qua môn học góp phần giáo dục
Trang 2nhân cách, trang bị kiến thức GDQP - AN, sẵn sàng đáp ứng và thực hiện nhiệm vụ chiến lược “xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa”
Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP - AN nói chung và nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12, THPT là rất quan trọng vì công tác Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân Xuất phát từ vấn đề trên, yêu cầu là tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” từ đó giúp các em học sinh hiểu được mục đích của công tác phòng không nhân dân là phòng tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động đột nhập, tiến công đường không của địch, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về công tác phòng không nhân dân
Thực tế hiện nay cho thấy trong các nhà trường THPT khi giới thiệu cho học sinh bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT vẫn chưa thật sự chú trọng, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng Vấn đề đặt ra là làm thế nào để môn học GDQP - AN nói chung và bài “Công tác phòng không nhân dân”cho học sinh lớp 12 trong quá trình dạy học đạt được kết quả cao nhất Từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12, THPT
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân” trong chương trình lớp 12, THPT, từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” đối với học sinh lớp 12, THPT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:Những biện nâng cao chất lượng dạy học bài
“Công tác phòng không nhân dân” trong chương trình lớp 12, THPT
* Phạm vi nghiên cứu:
- Trường THPT Xuân Hòa - Phúc Yên,
- Trường THPT Giao Thủy - Nam Định
- Những biện nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” trong chương trình lớp 12, THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức tổ chức dạy học bài
“Công tác phòng không nhân dân” trong chương trình lớp 12, THPT Thực nghiệm khảo sát thực trạng việc dạy, học bài “Công tác phòng không nhân dân” ở một số trường phổ thông hiện nay, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu giáo trình sách giáo khoa, nghiên cứu phương pháp dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT từ đó xác định được cơ sở lý luận để tổ chức quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Nghiên cứu vị trí tính chất nội dung của công tác phòng không nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng dạy học môn học GDQP -
AN ở các trường THPT hiện nay, việc sử dụng các phương tiện trực quan đặc biệt là ứng dụng CNTT vào dạy học
Trang 4Điều tra khả năng tiếp thu, hứng thú học tập của học sinh lớp 12 qua bài “Công tác phòng không nhân dân”căn cứ vào kết quả thu được có thể điều tra chung hoặc điều tra đi sâu vào một khía cạnh nào đó trong bài
* Phương pháp quan sát: Quan sát theo dõi thu thập các dữ liệu các diễn biến tâm lý khác nhau của học sinh lớp 12 khi tham gia học tập nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân” Tìm hiểu phương pháp dạy học của giáo viên để tìm ra và lựa chọn các phương pháp phù hợp
* Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo giảng dạy lâu năm môn học GDQP - AN và các nhà chuyên môn về quốc phòng để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Các vấn đề nghiên cứu chỉ có thông qua thực tiễn kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm mới đủ tin cậy để giải quyết việc xác định vấn đề có tính khả thi hay không, sử dụng hình thức
tổ chức và phương pháp luyện tập tính tích cực cũng như thực nghiệm Để đánh giá chất lượng cần tiến hành kiểm tra trên cơ sở đó so sánh kết quả điều tra của nhóm đối chứng và thực nghiệm để từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài: “Công tác phòng không nhân dân”
6 Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài:
“Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT nhằm cung cấp những thông tin, những tài liệu về GDQP - AN và về nội dung công tác phòng không nhân dân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn học GDQP – AN
Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần tạo hứng thú học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy của bài học giúp học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức của bài, và làm tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên
Trang 5NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1 Những quan điểm, văn bản, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về môn học GDQP – AN
- Ngày 28/4/1981 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 107/CT/TW về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ Bảo vệ Tổ quốc
- Nghị định số 02 - NĐ/TW ngày 30/7/1987 của Bộ Chính trị đã quyết định đưa nội dung đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ quốc phòng vào chương trình học tập chính thức trong các trường đào tạo, bổ túc cán bộ của Đảng và Nhà nước các trường trung phổ thông học đến đại học
- Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, đã chỉ rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng -
an ninh là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, phải được tổ chức thực hiện chặt chẽ thống nhất từ Trung ương đến địa phương Bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng, chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử truyền thống của Đảng và dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật
- Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh quy định rõ GDQP - AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục đào tạo THPT đến đại học và các trường chính trị hành chính, đoàn thể
Trang 6Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng nó góp phần phát triển con người toàn diện có đạo đức, sức khỏe, kiến thức quốc phòng, an ninh để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và củng
cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
1.1.2 Phân tích đặc điểm, nội dung chương trình GDQP - AN lớp 12, trung học phổ thông
* Đặc điểm:
Chương trình GDQP - AN lớp 12,THPT kết thúc việc dạy và học môn học GDQP - AN cấp Trung học phổ thông, trên cơ sở chương trình toàn cấp, chương trình môn học GDQP - AN lớp 12, THPT là những kiến thức cơ bản cần thiết về quốc phòng - an ninh và một số nội dung kỹ thuật, chiến thuật quân sự cũng như những hiểu biết về phòng không nhân dân, phục vụ trực tiếp cho việc sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc, nội dung chương trình đã được lựa chọn phù hợp với năng lực tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
Giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường phổ thông nhằm giúp học sinh:
- Có những hiểu biết nhất định về nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân
- Hiểu được ý nghĩa về điều lệnh đội ngũ, ý nghĩa tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của cá nhân và tư thế lợi dụng địa hình, địa vật
- Hiểu rõ hơn về luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Công an nhân dân, tổ chức Quân đội, Công an, nhà trường tuyển sinh Quân đội, Công an Từ đó, xác định được trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Có kiến thức tối thiểu về công tác phòng không nhân dân
Trang 7- Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung
cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
sẽ được trang bị kiến thức tương đối cơ bản về quốc phòng - an ninh
Nội dung chương trình được cấu trúc như sau:
+ Bài 1 Đội ngũ đơn vị (2 tiết thực hành)
+ Bài 2 Một số hiểu biết về nền quốc phòng
+ Bài 3 Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam (3 tiết lý thuyết)
+ Bài 4 Nhà trường Quân đội, Công an và tuyển sinh đào tạo (2 tiết lý thuyết)
+ Bài 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (4 tiết lý thuyết)
+ Bài 6 Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường (6 tiết thực hành)
+ Bài 7 Lợi dụng địa hình, địa vật (2 tiết: 1 tiết lí thuyết 1 tiết thực hành)
+ Bài 8 Công tác phòng không nhân dân (4 tiết lí thuyết)
+ Bài 9 Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc (3 tiết lí thuyết)
+ Kiểm tra (4 tiết: 2 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành)
Trang 81.1.3 Phân tích đặc điểm nội dung bài: “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, trung học phổ thông
* Đặc điểm:
Hiểu được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung cơ bản ban đầu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không
Nhận thức được trách nhiệm của học sinh đối với công tác phòng không nhân dân
là một yêu cầu hết sức cấp bách trong chính sách đổi mới toàn diện của Đảng
và Nhà nước ta Trong gần 20 năm qua nền giáo dục của chúng ta đã có những bước chuyển biến tích cực, đã đạt được những thành tựu nổi bật không thể phủ nhận Đổi mới giáo dục là cả một quá trình bao gồm nhiều nội dung, giải pháp theo một lộ trình hợp lý phù hợp với thực tiễn, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một khâu đột phá và đồng thời là bước đi quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu của thời đại
GDQP - AN là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng, thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng - quân sự của Đảng và các kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Do vậy việc nâng
Trang 9cao chất lượng dạy học trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học môn học GDQP - AN là đổi mới cách thức dạy phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế cho phép của các cơ sở đào tạo Việc đổi mới phương pháp dạy học GDQP - AN không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn PPDH cũ bằng phương pháp cách dạy hoàn toàn mới mà là sự vận dụng linh hoạt những PPDH truyền thống trong đó
có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại nhằm đạt được mục đích đề ra với kết quả cao nhất
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng GDQP
- AN là yêu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay Đổi mới PPDH phải trên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, ứng dụng phần mềm tin học
Thuật ngữ Phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức Trong lý luận dạy học, phương pháp dạy học có thể được hiểu là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp, thống nhất của người dạy và người học trong quá trình truyền đạt và tiếp thu tri thức, và thông qua đó, sự học tập của người học cuối cùng đạt tới mục đích dạy học
Trang 10Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới phương pháp thể hiện với các mức độ sau đây:
+ Là sự cải tiến, hoàn thiện các phương pháp dạy học đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học
+ Là việc bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của các phương pháp dạy học đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra; từ đó hình thành nên các “kiểu” Dạy - Học mới nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
Như vậy, ta có thể hiểu phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học
Theo định nghĩa trên ta thấy phương pháp dạy học đặc trưng bởi tính chất hai mặt nghĩa là bao gồm hai hoạt động của thầy (tổ chức điều khiển) và của trò đóng vai trò chủ động tích cực (tự tổ chức, điều khiển)
* Biện pháp dạy học
Theo địa từ điển tiếng việt: Biện pháp là cách tiến hành, cách giải quyết vấn đề cụ thể Biện pháp dạy học là một trong những thành tố của quá trình dạy học có quan hệ mật thiết và biện chứng với các thành tố khác biệt là phương pháp dạy học Trong thực tiễn dạy học “phương pháp dạy học” và
“biện pháp dạy học” có quan hệ mật thiết với nhau đến nỗi khó phân biệt được ranh giới giữa chúng Trong từng tình hình cụ thể phương pháp dạy học
và biện pháp dạy học có thể chuyển hóa lẫn nhau Có lúc phương pháp là con đường độc lập để giải quyết nhiệm vụ dạy học, có lúc phương pháp chỉ là biện pháp có tác dụng riêng biệt Vì vậy việc xác định bản chất của khái niệm
“biện pháp dạy học” có thể dựa vào việc phân tích khái niệm phương pháp dạy học Cũng như phương pháp dạy học thì biện pháp dạy học cũng tuân theo những quy luật tổ chức quá trình dạy học như có tính mục đích, gắn liền
Trang 11với các nội dung và các thành tố của quá trình dạy học như hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học…
Vì vậy, biện pháp dạy học là cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh của giáo viên nhằm đạt được mục đích dạy học
* Chất lượng giáo dục:
Chất lượng là toàn bộ sản phẩm đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra Chất lượng giáo dục là sản phẩm của người dạy và người học, nó đánh giá thông qua kết quả học tập mà người học đạt được
1.2.2 Vai trò đổi mới phương pháp dạy học
Đất nước ta đang bước vào sự hội nhập toàn cầu bối cảnh trong nước
và quốc tế có nhiều thay đổi Những thay đổi đó tạo ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức và nguy cơ Vì vậy bên cạnh việc học tập và kế thừa những thành quả khoa học của nhân loại chúng ta cần đi tắt đón đầu, đổi mới
tư duy phương pháp làm việc học tập
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và cũng đã đạt được hiệu quả cao Mặt khác sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho nội dung sách giáo khoa phải đổi mới, trình bày theo một hệ thống logic hơn, khoa học hơn Đổi mới nội dung tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp Đặc biệt trong đó có môn học GDQP - AN
Đổi mới phương pháp dạy học môn học GDQP - AN có vai trò vô cùng quan trọng:
Một là: Nhằm nâng cao khả năng nhận thức, khả năng tư duy về quốc phòng cho học sinh
Hai là: Chuyển từ quan điểm phương pháp dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” sang quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”
Ba là: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy
Trang 12khả năng của người học Hình thành cho người học phương pháp tự học, tăng cường sự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống
Bốn là: Đổi mới phương pháp dạy học sẽ kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học khác nhau, phương pháp hiện đại và truyền thống để đạt được mục tiêu cao trong dạy học
Năm là: Đổi mới phương pháp dạy học sẽ hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh để học sinh có khả năng vận dụng những lý thuyết đã học vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống
Sáu là: Đổi mới phương pháp dạy học có sử dụng phương pháp hiện đại vào dạy học, sử dụng phương tiện đa dạng, hợp lý trong quá trình dạy học giúp cho phương pháp dạy học trở lên sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh
và đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học luôn được xác định trong văn kiện của Đảng, mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chỉ đạo, triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục trong thời đại hiện nay, trong đó người dạy luôn là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp học nói chung
và THPT nói riêng là vấn đề cấp bách, thời sự đòi hỏi lớn của thực tiễn giáo dục chẳng những ở nước ta mà còn trên cả thế giới Đổi mới phương pháp dạy
Trang 13học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh “dạy học lấy người học làm trung tâm” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem là giải pháp
cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục khơi dậy khả năng tự học hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo đem lại hứng thú học tập
Ở các trường THPT hiện nay thì hầu hết đã thực hiện đổi mới PPDH và ứng dụng phần mềm tin học vào trong giảng dạy Môn học GDQP - AN đã được đưa vào chương trình học chính khóa tuy nhiên nó vẫn coi là môn học phụ, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy Vì vậy cần có những nhận thức mới về môn học GDQP - AN và không được coi nhẹ môn học này
Đổi mới PPDH môn học GDQP - AN có ứng dụng công nghệ thông tin
là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả môn học Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ giáo viên phải coi đổi mới PPDH ứng dụng CNTT vào dạy học môn học GDQP - AN là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay, từ đó công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện để đạt kết quả tốt hơn
1.3.2 Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đối với bài
“Công tác phòng không nhân dân” lớp, 12 trung học phổ thông
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ cùng với xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thế giới Ngày nay, tri thức đóng vai trò
là nguồn lực quyết định đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Từ đó đặt
ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo một mục tiêu chiến lược đó là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện Trong đó GDQP - AN cho học sinh THPT nói chung và đổi mới phương pháp dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo dục và thực tiễn của ngành giáo dục đề ra
Trang 14Hiện nay hầu hết các trường đã thực hiện dạy nội dung này trong chương trình GDQP - AN lớp 12, THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Giảng dạy nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân” có tác dụng giúp các em hiểu thế nào là công tác phòng không, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung cơ bản của công tác phòng không, nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với công tác phòng không nhân dân hiện nay như thế nào và mình cần phải làm gì Nhưng thực tế việc dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chất lượng học của bài còn chưa cao, học sinh coi là môn học phụ, gộp các lớp lại cùng học Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình không gây hứng thú học tập cho học sinh Nên nó chưa giải quyết được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo và phát triển con người toàn diện
Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học đối với bài “Công tác phòng không nhân dân” đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết góp phần phát huy hứng thú học tập, tính chủ động tích cực, nhằm đạt kết quả cao trong học tập của học sinh
1.3.3 Cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng
Hiện nay việc đánh giá bài giảng trong một tiết học được xem là một yếu
tố quan trọng để góp phần đành giá năng lực toàn diện của người giáo viên cũng như quá trình tiếp thu bài học, hứng thú học tập của học sinh Việc đánh giá chất lượng của bài giảng không thể xem nhẹ vì chúng góp phần thay đổi điều chỉnh định hướng PPDH của người giáo viên Đặc biệt trong giai đoạn triển khai việc đổi mới sách giáo khoa thì xây dựng cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng một cách khoa học chặt chẽ và có hệ thống sẽ góp phần đổi mới PPDH cho phù hợp với xu thế tích cực hóa hoạt động học tập của người học
- Để đánh giá chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” phải dựa vào các tiêu chí sau:
Trang 15+ Mục tiêu bài học rõ ràng đầy đủ, truyền tải đủ nội dung làm nổi bật trọng tâm của bài
+ Phân bố thời gian hợp lý, hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh
+ Bài giảng có tính vượt trội hơn so với bài giảng truyền thống, dễ dàng trở về trang trước các phần đã học khi cần thiết
+ Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin
- Lấy kết quả hoạt động của học sinh để đánh giá năng lực của giáo viên
+ Học sinh có hứng thú với tiết học không? (chăm chỉ tập chung hăng hái )
+ Học sinh có lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài học không
+ Học sinh có nêu nhiều câu hỏi thắc mắc không
+ Học sinh có tham gia trao đổi, hoạt động nhằm đánh giá lẫn nhau không (thảo luận, tranh luận, bàn bạc)
Như vậy với cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng trên đã đáp ứng PPDH tích cực trong đó lấy kết quả của học sinh để đánh giá khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên Với cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng trên người giáo viên sẽ tự động chuyển đổi và điều chỉnh PPDH trong môn học giáo dục quốc phòng - an ninh lấy hoạt động của học sinh làm nền tảng của mọi quá trình dạy học biến quá trình học tập thụ động của học sinh thành quá trình học tập chủ động
Trang 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC BÀI “CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN” CHƯƠNG TRÌNH GDQP -
AN LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Hình thức tổ chức giảng dạy của bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, trung học phổ thông
Ở các trường THPT hiện nay đã và đang tiếp tục thực hiện nội dung giảng dạy và học tập môn học GDQP - AN cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên việc tổ chức giảng dạy nội dung này cho học sinh vẫn còn nhiều bất cập Môn học GDQP - AN ở trường THPT thường diễn ra tập trung vào đầu năm học hoặc đầu học kì II, cũng có trường tổ chức học rải, thời gian học tập trong 35 tiết/1 năm nên kết quả và chất lượng của môn học vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao
Thực tế việc tổ chức giảng dạy môn học GDQP - AN ở trường THPT Giao Thủy, trường THPT Xuân Hòa đã tổ chức học rải môn học GDQP - AN cho học sinh theo chương trình 35tiết/1 năm và 1 tuần học một tiết bài “Công tác phòng không nhân dân” là bài lý thuyết học trong 4 tiết Cũng có trường
tổ chức học GDQP-AN vào tuần đầu tiên của kỳ học hay giữa khóa học nên học sinh học lý thuyết tập trung với số lượng học sinh rất lớn gộp 2 - 3 lớp lại hoặc là tập trung toàn khối để học lý thuyết Vì số lượng đông, giáo viên giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình nên trong quá trình dạy học giáo viên không bao quát được lớp học, học sinh không muốn học nên biến buổi học lý thuyết thành nói chuyện phiếm
Bài: “Công tác phòng không nhân dân” giáo viên chỉ lên lớp giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình giản đơn, không sử dụng các hình ảnh minh họa cũng như không ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy nên không thu được kết quả
Trang 172.2 Phương pháp giảng dạy của bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, trung học phổ thông
Môn học GDQP - AN được đưa vào giảng dạy trong những năm gần đây, nhưng giáo viên được đào tạo chuyên môn vẫn còn thiếu chủ yếu là giáo viên không chuyên hoặc qua lớp đào tạo ngắn hạn nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tính chất của môn học
Trong những năm qua việc giảng dạy môn học GDQP - AN trong trường THPT đặc biệt là các bài lý thuyết vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, phương pháp thuyết trình.Thuyết trình là phương pháp dùng lời nói, đây là phương pháp cổ điển, truyền thống đã được sử dụng hàng nghìn năm nay ở nước ta và trên thế giới
Giáo viên dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình độc thoại truyền thụ một chiều dựa vào giáo
án có sẵn.Trong bài giảng giáo viên hoàn thành đúng nội dung môn học theo đúng chương mục và theo từng tiết giảng Số giờ giảng của thầy giáo chiếm
đa số không có thời gian dành cho học sinh tự học, học nhóm hay thảo luận Khi giảng bài “Công tác phòng không nhân dân” giáo viên thường ghi những
đề mục lớn lên bảng giáo viên dựa vào phương pháp thuyết trình độc thoại, giáo án và học sinh ghi những ý chính Học sinh chỉ nghe, nghi nhớ thụ động, ghi chép đầy đủ cẩn thận bài giảng của giáo viên trên lớp và đó cũng là tài liệu ôn tập, học và kiểm tra Phương pháp truyền thống này có nhược điểm lớn là học sinh tham gia học tập thiếu sáng tạo, kém năng động, thụ động trong quá trình học tập cũng như không nắm bắt được nội dung của bài do vậy nhận thức của học sinh về bài học còn ở mức độ thấp
2.3 Cơ sở vật chất bảo đảm
Môn học GDQP - AN đã được các văn bản của Đảng, Chính phủ quyết định là môn học chính khóa trong hệ thống các nhà trường và phổ biến cho
Trang 18các Sở Giáo dục thực hiện Tuy nhiên mỗi Sở Giáo dục lại có những nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của môn học này vì thế môn học GDQP -
AN ở mỗi trường cũng thực hiện khác nhau và không thống nhất Có Sở coi đây là môn học quan trọng nên đã đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ về GDQP -
AN Hơn nữa nhà trường cũng có nhiều chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực về chuyên môn GDQP - AN và
có tâm huyết với nghề Cũng có Sở Giáo dục coi đây là môn học phụ nên không đầu tư cơ sở vật chất cho trường, đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng không được đào tạo chuyên môn, chủ yếu lấy giáo viên dạy môn học khác sang dạy, nhà trường không có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy, thu nhập thấp không tạo được sự phấn đấu của giáo viên
Cũng chính vì sự nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của môn học như vậy nên thái độ học tập môn GDQP - AN của học sinh cũng khác Những trường đầu tư cho môn học thì học sinh chăm chỉ, chú ý học tập hơn, học sinh
có SGK và có tài liệu phục vụ cho môn học Những trường coi đây là môn học phụ thì học sinh thường không học có học cũng chẳng qua là học chống đối nên không có những kiến thức cơ bản về GDQP - AN cũng như những kiến thức về nội dung của bài học
Trong dạy học GDQP - AN do chưa thự sự được các nhà trường quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy thì vẫn còn thiếu Những nội dung giảng dạy thuộc phần lý thuyết trong quá trình dạy học phải có tranh ảnh mô hình, vật chất chuyên dùng thì còn rất thiếu Những nội dung thuộc phần thực hành ngoài thao trường thì vật chất đảm bảo cho bài học chủ yếu dựa vào sự chuẩn bị của giáo viên và giáo viên phổ biến cho học sinh tự chuẩn bị, ví dụ như lựu đạn bằng gỗ, súng bằng gậy tre
Trang 19Bài “Công tác phòng không nhân dân” tổ chức học trên lớp nên vật chất bảo đảm của giáo viên chủ yếu là sách giáo khoa, giáo án, của học sinh chỉ là sách giáo khoa và vở ghi bài
Như vậy đối với lớp học đông và điều kiện vật chất bảo đảm như trên thì học sinh không thể đạt được yêu cầu cũng như tiếp thu nội dung của bài học được đặt ra
2.4 Đánh giá chất lƣợng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, trung học phổ thông
Trong những năm qua các sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng
kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tích cực để nâng cao chất lượng học tập môn học môn học GDQP - AN, trong đó có bài “Công tác phòng không nhân dân” Tuy nhiên qúa trình giảng dạy môn học GDQP - AN trong các trường THTP hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, không quan tâm đầu tư cho môn học nên ở các trường việc dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” vẫn chưa đạt được kết quả như đã đề ra
Qua thực tế dạy học môn học GDQP - AN ở các trường THPT đạt kết quả chưa cao, học sinh có tư tưởng không muốn học và không thích học môn học này Đa số các em cảm thấy đây là một môn học khó, môn phụ Bài “Công tác phòng không nhân dân” thuộc nội dung lý thuyết nên nhà trường chưa đầu
tư cơ sở vật chất cho môn học, không có hình ảnh minh họa, giáo viên không được đào tạo chuyên môn nên trong quá trình giảng dạy không liên hệ được với thực tiễn, không lấy được các ví dụ minh họa liên quan đến bài học, không gây được hứng thú học tập cho học sinh
Từ thực trạng trên thì việc đổi mới PPDH môn học GDQP - AN là rất cần thiết để tạo không khí và hứng thú học tập cho học sinh
Trang 20* Thực trạng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” ở trường THPT Xuân Hòa, Trường THPT Giao Thủy
Theo chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường THPT Xuân Hòa, trường THPT Giao Thủy đã thực hiện nội dung môn học GDQP - AN Môn học GDQP - AN được phân bố học rải như các môn học khác trong suốt kỳ học Tuy nhiên môn học GDQP - AN vẫn coi là môn học phụ, nhà trường chưa quan tâm đầu tư, tình trạng dạy chay, học chay vẫn diễn ra một cách phổ biến
Khi giảng bài “Công tác phòng không nhân dân” giáo viên của trường THPT Xuân Hòa, trường THPT Giao Thủy vẫn sử dụng phương pháp truyền thống để lên lớp Bên cạnh đó giáo viên không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy môn học GDQP - AN nên trong quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh còn nhiều hạn chế, giáo viên không tự tin cũng như nắm chắc dẫn chứng và hình ảnh minh họa làm cho bài giảng khô cứng không có tính thuyết phục, giáo viên chỉ dạy dựa vào sách giáo khoa và dạy đủ nội dung của bài là được nên trong tiết học như vậy không tạo được động cơ và hứng thú học tập cho học sinh Trong giảng dạy giáo viên chưa bám sát vào tình hình thực tiễn, đối tượng giảng dạy nên đã làm cho chất lượng của bài giảng kém không mang lại hiệu quả Với phương pháp giảng dạy như vậy học sinh bị thụ động theo khuôn mẫu sẵn có của giáo viên, làm cho khả năng sáng tạo bị bó buộc gây cho học sinh trạng thái chán nản không muốn học
Do đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường còn thiếu và không được đào tạo chuyên môn nên trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới PPDH Sau khi dạy xong bài “Công tác phòng không nhân dân” theo phương pháp truyền thống và tiến hành kiểm tra thu được kết quả
như sau:
Bảng 1: Kết quả học tập theo phương pháp truyền thống
Trang 2117 (34%)
5 (10%)
28 (62,2%)
3 (6.7%)
Bảng kết quả học tập theo phương pháp truyền thống trên cho thấy giảng dạy bài “Công tác phòng không nhân dân”theo phương pháp truyền thồng vẫn còn thấp Tại các trường trên tỉ lệ học sinh giỏi chiếm ít, chủ yếu là học sinh xếp loại khá và trung bình, còn có một số học sinh xếp loại kém Từ thực tế trên cần phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” để đạt được kết quả cao nhất
Trang 22
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI “CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN” CHO HỌC SINH LỚP 12, TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
3.1 Nghiên cứu đối tượng nội dung chương trình môn học
3.1.1 Nghiên cứu đối tượng
Đối tượng học tập ở đây là học sinh THPT người giáo viên phải đi nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm, tâm lí của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng Đây là độ tuổi đang phát triển có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp ham hiểu biết và có nhiều hoài bão tuy nhiên mỗi học sinh lại có những đặc điểm khác nhau, có học sinh ở lớp chuyên ban, có học sinh ở lớp không chuyên ban, có học sinh có sức khỏe tốt nhưng cũng lại có những học sinh sức khỏe không tốt……vì vậy mà trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của các em cũng khác nhau Chính vì thế khi tiến hành dạy học giáo viên cần xác định từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể của học sinh để có công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp Đây là yếu tố quan trọng để giúp học sinh dễ tiếp thu và nhận thức nhanh chóng nội dung bài học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập đặc biệt là việc lĩnh hội và tiếp thu tri thức trong bài “Công tác phòng không nhân dân”
3.1.2 Nghiên cứu nội dung chương trình môn học
Theo Quyết định số 79/2007/QĐ – BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình GDQP - AN cấp THPT có 105 tiết Trong
đó chương trình GDQP - AN lớp 12 THPT là 35 tiết với thời lượng 1 tiết/tuần, cả nội dung về quốc phòng và an ninh
Bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT có 4 tiết
Trang 233.2 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học môn học GDQP - AN có tác động trực tiếp đến kết quả học tập Tổ chức lớp học ít hay nhiều, theo từng cấp biên chế hoặc tổ chức lớp học trên lớp hay ngoài thao trường là công việc đòi hỏi mỗi giáo viên phải tính toán, phải căn cứ vào điều kiện cho phép để quyết định một hình thức tổ chức giảng dạy học tập cho phù hợp Thông thường ở THPT
tổ chức ghép lớp với số lượng học sinh đông nên hình thức tổ chức giảng dạy mang lại hiệu quả thấp thậm chí không có tác dụng giáo dục Do vậy cần phải đổi mới kịp thời hình thức tổ chức dạy học môn học GDQP - AN ở bậc THPT nói chung và trong bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT Mỗi lớp học nên bố trí một giáo viên giảng dạy như thế vừa phù hợp với việc học tập trên lớp học, địa hình học thực hành, vật chất bảo đảm để đáp ứng trong quá trình dạy học cũng như học sinh tiếp thu bài học
Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách thức sắp xếp tổ chức tiến hành các buổi học theo một trật tự, chế độ nhất định nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đặt ra Dạy học môn giáo dục quốc phòng được tiến hành dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau
Thứ nhất: Diễn giảng:
- Là hình thức giáo viên trình bày trực tiếp một tài liệu học tập, một
vấn đề khoa học, một đề tài nghiên cứu hay một phương pháp khoa học nào
đó theo một hệ thống, một trình tự nhất định cho đông đảo học sinh, sinh viên Diễn giảng là một trong những hình thức dạy học cơ bản, có thể được tiến hành trong một môi trường lớn với số đông người học nên hiệu quả đào tạo cao, tiết kiệm thời gian và sức lực của giáo viên
- Những yêu cầu đối với diễn giảng:
+ Về nội dung, diễn giảng phản ánh được những tri thức khoa học cơ bản, những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của khoa học kĩ thuật ở trong