6. Đóng góp của đề tài
3.4.5. Bài giảng cụ thể
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
Hiểu được những nội dung cơ bản ban đầu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không.
2. Về kĩ năng.
Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng đường không.
3. Về thái độ.
Xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với công tác phòng không nhân dân.
Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân.
II. Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian.
1. Cấu trúc nội dung: Bài “Công tác phòng không nhân dân có cấu trúc nội dung gồm 2 phần.
Phần 1: Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân. * Nội dung trọng tâm.
Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.
2. Thời gian.
Tổng số thời gian: 4 tiết. Phân bố thời gian:
Tiết 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân.
Tiết 2, 3, 4: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.
III. Phƣơng pháp.
Phương pháp của giáo viên: Sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực có sử dụng CNTT vào trong quá trình dạy học.
Học sinh: Theo dõi bài giảng các hình ảnh của bài giảng để nắm bắt nội dung của bài, thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
V. Vật chất bảo đảm.
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, máy tính, máy trình chiếu. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút…
Bảng 4: Kết quả học tập khi ứng dụng phần mềm tin học. STT Trƣờng Học sinh lớp 12 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Kém 1 THPT
Xuân Hòa 12A1 50
8 (16%) 38 (76%) 4 (8%) 0 (0%) 2 THPT Giao Thủy 12A2 45 7 (15,6%) 33 (73,3%) 5 (11,1%) 0 (0%) 3.4.6. So sánh kết quả và nhận xét.
Sau khi kết thúc chương trình dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” bằng các phương pháp dạy học khác nhau và qua quá trình khảo sát việc ứng dụng CNTT và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy tiên tiến trong quá trình dạy học cho thấy có tác dụng rất tốt cho người học. Hầu như học sinh đều hứng thú với PPDH mới này nó giúp cho học sinh thấy được các hình ảnh cụ thể từng vấn đề trong nội dung của bài giảng. Giờ học trở nên sôi nổi hơn thu hút được học sinh vào bài giảng. Tạo điều kiện cho giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh và học sinh dễ dàng tiếp thu được nội dung của bài học.
Qua các phương pháp dạy học khác nhau cũng cho thấy sự khác biệt về kết quả học tập giữa PPDH truyền thống,PPDH trực quan, PPDH nêu vấn đề và PPDH ứng dụng CNTT. Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả cao, thể hiện rõ trong biểu đồ học sinh xuất sắc, giỏi, khá chiếm tỉ lệ lớn và tăng lên rõ rệt hơn so với PPDH truyền thống. Qua đó chứng tỏ việc nâng cao chất lượng dạy học trong bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12, THPT là rất cần thiết để đạt được kết quả cao trong dạy học.
Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Xuân Hòa
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Giỏi Khá Trung bình Kém Truyền Thống Trực quan Gợi mở vấn đáp Ứng dụng tin học
Biểu đồ 2: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá Trung bình Kém Truyền Thống Trực quan Gợi mở vấn đáp Ứng dụng tin học
- Về công tác chuẩn bị: So với PPDH truyền thống thì giáo viên khi lên lớp chuẩn bị giáo án, tranh ảnh. Còn đối với cách dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì giáo viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị rất chu đáo cẩn thận như: Soạn giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu, bên cạnh đó giáo viên phải tự tranh bị cho mình những kiến thức tương đối về tin học để đáp ứng được một tiết dạy bằng giáo án điện tử.
- Về phương pháp giảng dạy: Giáo viên có thể tùy theo từng bài giảng, từng kiến thức hoặc từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể vận dụng một cách sáng tạo công nghệ thông tin trong từng giờ học, từng bài lên lớp.
- Về chất lượng bài giảng: ngoài việc đảm bảo về lượng thời gian và kiến thức, thì công nghệ thông tin giúp cho bài giảng được sinh động và hấp dẫn hơn gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Như vậy, hầu hết các giáo viên đều cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học GDQP - AN và bài “Công tác phòng không nhân dân” là một hướng đi đúng đắn và nó có ưu điểm nổi trội hơn so với cách dạy học bằng phương pháp truyền thống.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Sau một thời gian nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn tôi đã hoàn thành đề tài và được kết quả như sau:
Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân”.
Qua thực tế nghiên cứu đề tài GDQP trong những năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy GDQP - AN nói chung và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” nói riêng còn nhiều bất cập vì các phương tiện giảng dạy hiện đại giá thành rất cao, nó chỉ mới được trang bị ở các trường có thế lực kinh tế mạnh.
Từ thực trạng của việc dạy học trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học có ứng dụng CNTT vào trong bài giảng là vô cùng cần thiết.
Nâng cao chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” theo phương pháp tích cực có sự hỗ trợ của CNTT vào trong soạn thảo bài giảng đã đạt được chất lượng cao và có nhiều ưu điểm. Trước hết là nó vẫn duy trì được ưu điểm của phương pháp truyền thống, đó là phát huy được vai trò chủ đạo của người thầy. Ngoài ra bài giảng điện tử có những thế mạnh mà phương pháp truyền thống không có như: Sử dụng hình ảnh, video clip,… làm cho học sinh tham gia học tập tích cực hơn tạo hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn các em vào trong bài giảng. Như vậy bài
giảng sẽ đạt được kết quả cao, giúp học sinh nắm vững kiến thức về GDQP - AN. Hơn nữa bài giảng điện tử được sự hỗ trợ của máy tính sẽ tiết kiệm được thời gian trình bày bảng. Vì vậy giáo viên sẽ có nhiều thời gian để làm việc trực tiếp với học sinh nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Hơn nữa cũng chính việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi nắm vững hơn kiến thức về GDQP và trang bị cho mình những tri thức phong phú đầy đủ hơn.
2. Kiến nghị.
Cần phải có giáo viên đào tạo chuyên ngành GDQP để thực hiện công tác giảng dạy.
Giáo viên cần chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP - AN nói chung và bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT.
Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí theo yêu cầu môn học, tập chung tối đa cơ sở vật chất sẵn có.
Không nên tố chức một lớp học quá đông học sinh làm ảnh hưởng tới quá trình dạy học của giáo viên cũng như tiếp thu hiến thức của học sinh.
Môn GDQP - AN cần phải học rải như các môn học khác và lấy điểm trong quá trình học tập để nâng cao tầm quan trọng của môn học cũng như quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
Cần tăng cường đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học và tăng cường bổ sung nguồn tài liệu tham khảo về GDQP - AN trong hệ thống thư viện của các trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 12 - CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về công tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
2. Đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, Nxb Quân đội nhân dân, 2006.
3. Giáo trình GDQP Đại học, Cao đẳng tập 4, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2005.
4. Lê Văn Nghệ, Đồng Xuân Quách, Đặng Đức Thắng (2005), phương pháp giảng dạy môn GDQP, Nxb quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Lê Văn Nghệ (2006), nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên giai đoạn hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
6. Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10/07/2007 của Chính phủ về GDQP - AN.
7. Quyết định số 79/2007/QĐ – BGD - ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GDQP - AN cấp THPT.
8. Quyết định số 69/2007/QĐ - BGD - ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định tổ chức dạy học đánh giá kết quả môn học GDQP -AN, Luật Giáo dục năm 2005.
9. Tạp chí quốc phòng toàn dân ra tháng 3, tháng 4 năm 2010. 10. Sách giáo khoa GDQP - AN lớp 12, NXB Giáo dục năm 2010. 11. Sách giáo viên GDQP - AN lớp 12, NXB Giáo dục năm 2010.
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khóa luận cho em là Đại tá Đào Văn Chung – Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 đã dành nhiều thời gian hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian em làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong trung tâm GDQP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THPT Xuân Hòa, trường THPT Giao Thuỷ đã tạo điều kiện để đề tài này được hoàn thành.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài mới, khả năng còn có hạn, chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những lời nhận xét đóng góp của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung của đề tài là công trình nghiên cứu của bản thân. Những số liệu và kết quả trong khóa luận hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào.
Nếu có gì không trung thực em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Sinh viên
Dương Thị Ngà
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CT : Chỉ thị
GDQP : Giáo dục quốc phòng
GDQP – AN : Giáo dục quốc phòng – an ninh NĐ – CP : Nghị định Chính phủ
PKND : Phòng không nhân dân PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông SGK : Sách giáo khoa
MỤC LỤC
Mở đầu ... 1
1.Lý do chọn đề tài ... 1
2.Mục đích nghiên cứu ... 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3
4.Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3
5.Phương pháp nghiên cứu ... 3
6.Đóng góp của đề tài... 4
Nội dung và kết quả nghiên cứu. ... 5
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ... 5
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu ... 5
1.1.1. Những quan điểm, văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về môn học GDQP – AN ... 5
1.1.2. Đặc điểm nội dung chương trình GDQP-AN lớp 12 THPT ... 6
1.1.3. Phân tích đặc điểm, nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân… 7 1.1.4. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận trong đổi mới PPDH ... 8
1.2. Cơ sở lý luận ... 9
1.2.1. Một số khái niệm ... 9
1.2.2. Vai trò đổi mới PPDH ... 11
1.3. Cơ sở thực tiễn ... 12
1.3.1. Đổi mới PPDH môn GDQP - AN tại các trường THPT ... 12
1.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới PPDH bài “công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT ... 13
1.3.3. Cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng ... 14
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” chƣơng trình GDQP - AN lớp 12 THPT ... 16
2.1. Hình thức tổ chức giảng dạy của bài “Công tác phòng không nhân dân”
lớp 12 THPT ... 16
2.2. Phương pháp giảng dạy của bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT ... 17
2.3. Cơ sở vật chất bảo đảm ... 18
2.4. Đánh giá chất lượng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT ... 19
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 THPT ... 22
3.1. Nghiên cứu đối tượng và nội dung chương trình ... 22
3.1.1. Nghiên cứu đối tượng ... 22
3.1.2. Nghiên cứu nội dung ... 22
3.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học ... 23
3.3. Đổi mới PPDH ... 25
3.3.1. Phương pháp trực quan ... 25
3.3.2. Phương pháp gợi mở vấn đáp ... 27
3.4. Thực hành bài giảng ... 29
3.4.1. Giới thiệu chung về phần mềm powerpoint ... 29
3.4.2. Qui trình soạn thảo bài giảng ... 30
3.4.3. Yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử sử dụng phần mềm powerpoint 32 3.4.4. Nguyên tắc khi thiết kế bài giảng điện tử sử dụng phần mềm powerpoint ... 33
3.4.5. Bài giảng cụ thể ... 33
3.4.6. So sánh kết quả và nhận xét ... 35
Kết luận và kiến nghị ... 38
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bài giảng có đĩa đính kèm theo
Phụ lục 2: Câu hỏi củng cố bài học
Câu 1 : Thế nào là công tác phòng không nhân dân?
Câu 2 : Trình bày sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ?
Câu 3 : Nêu đặc điểm – yêu cầu của công tác phòng không nhân dân trong thời kỳ hiện nay?
Câu 4 : Phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân?
Câu 5 : Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ thực hiện công tác phòng không nhân dân?
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả học tập theo phương pháp truyền thống vào dạy bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, trường THPT Xuân Hòa ... 21
Bảng 2: Kết quả học tập theo phương pháp trực quan vào dạy bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, trường THPT Xuân Hòa... 27
Bảng 3: Kết quả học tập theo phương pháp gợi mở - vấn đáp vào dạy bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, trường THPT Xuân Hòa ... 29
Bảng 4: Kết quả học tập theo phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bài “Công tác phòng không nhân dân” cho học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, trường THPT Xuân Hòa ... 35
Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp và ứng dụng công nghệ thông