Phương pháp trực quan

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài công tác phòng không nhân dân lớp 12, trung học phổ thông (Trang 25)

6. Đóng góp của đề tài

3.3.1. Phương pháp trực quan

Trực quan là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan của học sinh nhằm đạt được kết quả cao trong giảng dạy và học tập. Sử dụng tốt phương tiện đồ dùng dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả tiến trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Đồ dùng dạy học để cho học sinh thực hành và khám phá kiến thức mới. Vì vậy tăng cường sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học là một yêu cầu cấp thiết đối với người giáo viên.

Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong môn học GDQP - AN nhưng tùy theo nội dung bài giảng, tính chất của mỗi bài học và tình hình cụ thể của đối tượng học tập, kinh nghiệm của giáo viên mà sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp.

Đối với môn học GDQP - AN thì việc sử dụng phương dạy học trực quan càng cần thiết hơn bao giờ hết. Sử dụng phương tiện trực quan vào bài

“Công tác phòng không nhân dân” là hình thành củng cố con đường nhận thức cho học sinh, giúp họ phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa học. Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong bài “Công tác phòng không nhân dân” lớp 12 THPT bằng các số liệu thống kê, sơ đồ, hình ảnh…để ngày càng nâng cao khả năng nhận thức, tiếp thu bài học cho học sinh.

Khi giảng bài “Công tác phòng không nhân dân” nội dung nói về âm mưu của địch khi tiền hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền bắc (1964 - 1972) cùng với việc sử dụng các thao tác nghiệp vụ sư phạm. Dùng lời nói giảng giải phân tích nội dung đó thì giáo viên có thể kết hợp sử dụng các hình ảnh các tư liệu phim ảnh như: các cuộc tiến công bằng hỏa lực, máy bay pháo hạm của địch, về ý trí chiến đấu của nhân dân ta để học sinh theo dõi. Thông qua quá trình theo dõi của học sinh giáo viên đặt câu hỏi ứng với từng nội dung các hình ảnh tư liệu để học sinh trả lời.

Nó sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức về nội dung của bài học, giúp các em tiếp thu nội dung bài một cách nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó khi nói về vũ khí công nghệ cao thì giáo viên sử dụng các hình ảnh để học sinh tiện theo dõi.

Để phương pháp trực quan phát huy được tối đa hiệu quả trước hết cần đầu tư suy nghĩ trong việc lựa chọn các tài liệu cho phù hợp, nội dung trực quan phục vụ cho bài giảng nắm vững nội dung của bài, thục luyện giáo án. Các phương tiện trực quan có tác dụng minh họa cho bài giảng đồng thời nó còn có tác dụng tới việc hình thành củng cố và phát triển tri thức khoa học cho học sinh. Vì vậy khi sử dụng phương pháp trực quan vào trong quá trình dạy học thì giáo viên cần phải giảng giải, phân tích và hướng dẫn cho học sinh biết rút ra các kết luận cần thiết. Thông qua phương pháp giảng dạy trực quan sẽ rèn luyện kĩ năng , kĩ xảo, phát triển trí tuệ cho học sinh.

Bảng 2: Kết quả học tập theo phương pháp trực quan. STT Trƣờng Học sinh lớp 12 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Kém 1 THPT

Xuân Hòa 12A1 50

5 (10%) 27 (54%) 17 (34%) 1 (2%) 2 THPT Giao Thủy 12A2 45 4 (8,9%) 26 (57,8%) 14 (31,1%) 1 (2,2%) 3.3.2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp.

Là phương pháp không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước đi đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới.

Để giảng dạy nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân” sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp đạt được kết quả cao thì giáo viên phải có sự chuẩn bị cho bài giảng thật kỹ như chuẩn bị giáo án, thục luyện giáo án. Bên cạnh đó giáo viên còn phải xây dựng hệ thống các câu hỏi và đáp án của các câu hỏi đó.

Câu 1: Những chủ trương biện pháp tiến hành công tác phòng không nhân dân của ta trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ được thể hiện như thế nào.

Câu 2: Nêu đặc điểm công tác phòng không nhân dân trong tình hình hiện nay.

Câu 3: Nêu yêu cầu công tác phòng không nhân dân hiện nay.

Câu 4: Trách nhiệm của học sinh làm gì trong việc thực hiện công tác phòng không nhân dân.

Ở câu hỏi: Câu 4: Trách nhiệm của học sinh làm gì trong việc thực hiện công tác phòng không nhân dân? Đó là câu hỏi liên hệ ngay đến bản thân các em học sinh trong tình hình hiện nay của đất nước. Để học sinh trả lời được câu hỏi này giáo viên hướng dẫn gợi mở vấn đề dẫn dắt học sinh như: trong thời chiến công tác phòng không nhân dân nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập tiến công đường không của địch góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thế thì trong thời bình hiện nay học sinh phải làm gì, qua quá trình gợi mở dẫn dắt của giáo viên tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó học sinh trả lời và định hướng cho các em về tư tưởng, nhận thức vai trò của bản thân khi tham gia học tập nội dung bài “Công tác phòng không nhân dân” tạo hứng thú lôi cuốn các em vào trong nội dung bài học.

Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của học sinh, kích thích tư duy phát triển, đồng thời phải tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra mà cả giáo viên và học sinh phải thấy rõ vì sao trả lời được? Vì sao trả lời không được? Câu hỏi quá khó hay không đủ dữ liệu để trả lời.

Hệ thống những câu hỏi mà giáo viên đưa ra là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Giáo viên đặt ra câu hỏi để các em trao đổi thảo luận và trả lời. Bằng cách đó giáo viên lấy ý kiến phát biểu của học sinh không những lớp học sôi nổi hơn mà còn giúp cho học sinh chú tâm hơn vào bài giảng, cả giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng bài học. Với cách học như vậy sẽ giúp các em tiếp thu nhận thức bài học tốt hơn vì các em nhớ bài học và học thuộc ngay trên lớp.

Với phương pháp giảng dạy gợi mở - vấn đáp đưa ra vấn đề giáo viên hướng dẫn học giải quyết vấn đề như vậy đòi hỏi học sinh luôn phải tham gia vào học tập để trả lời những câu hỏi mà giáo viên đặt ra.

Khi lên lớp giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh tự tiếp thu từ đó nhận thức của các em được nâng lên. Những hứng thú trong quá trình học tập sẽ dần được hình thành và các em sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của môn học.

Phương pháp này nếu sử dụng tốt sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh. Lớp học sôi nổi, rèn luyện sự tự tin của học sinh trước đám đông, rèn luyện cho học sinh diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.

Bảng 3: Kết quả học tập theo phương pháp gợi mở vấn đáp.

STT Trƣờng Học sinh lớp 12 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Kém 1 THPT

Xuân Hòa 12A1 50

7 (14%) 28 (56%) 14 (28%) 1 (2%) 2 THPT Giao Thủy 12A2 45 5 (11,1%) 27 (54%) 12 (26,7%) 1 (2,2%) 3.4. Thực hành bài giảng.

3.4.1. Giới thiệu về phần mềm Powerpoint.

Năm 1984 ông Bod Gaskin nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại đại học Berkeley và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mền Powerpoint. Ban đầu của phần mền này là Presenter cho đến khi đăng kí thương hiều thì phần mềm đổi tên là Powerpoint như ngày nay.

Phiên bản đầu tiên bán trên thị trường là Powerpoint 1.0 vào tháng 4 năm 1987 dùng cho các máy MAC. Nó chỉ cho phép soạn các trang wed để in

ra giấy phim và trình chiếu bằng các máy chiếu Over head phiên bản Powerpoint đầu tiên cho trên windows xuất hiện vào năm 1990.

* Mục đích sử dụng và các tính năng chung:

Là một công cụ hỗ trợ giúp để tạo và trình diễn các bài giảng, các bài thuyết trình.

Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Cho phép tạo các bài giảng đa phương tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình vẽ, âm thanh.

* Ưu điểm của Powerpoint so với PPDH truyền thống: Cho phép tiết kiệm thời gian soạn bài.

Tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài giảng.

Cho phép người nghe tiếp cận vấn đề sâu hơn và nhanh hơn.

3.4.2. Soạn thảo bài giảng “Công tác phòng không nhân dân” sử dụng phần mềm MS.Powerpoint.

* Quy trình soạn thảo bài giảng.

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.

Qua quá trình học bài “Công tác phòng không nhân dân” giúp các em hiểu được khái niệm, yêu cầu những nội dung cơ bản ban đầu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không.

Để từ đó giúp các em có ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng không nhân dân và tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân.

Bước 2: Lập kế hoạch bài học, lưạ chọn nội dung. Bài học được cấu trúc nội dung thành hai phần:

Phần 1: Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.

Trọng tâm: Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.

Tổng số thời gian của bài học là 4 tiết.

Bước 3: Xây dựng bài giảng cho việc thiết kế trên máy.

Đây là một khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT. Trong phần xây dựng bài giảng này giáo viên thể hiện nội dung bài giảng cũng như thực hiện toàn bộ ý tưởng của mình trong đó. Dự kiến việc thực hiện nội dung bài giảng bằng các khái niệm, các sự vật hiện tượng, quy luật hay các phần tiểu kết. Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung, một vấn đề khoa học bằng ngôn ngữ hay hình ảnh (chữ, số liệu, hay hình ảnh…..) tiếp nối nhau theo một quy trình chặt chẽ có logic và phù hợp với nội dung khoa học, trình độ nhận thức của học sinh và lý luận dạy học bộ môn.

Như vậy xây dựng bài giảng cần thực hiện công việc sau: Đầu tiên là xây dựng bài giảng văn học và sau đó mới tiến hành xây dựng bài giảng hình ảnh, âm thanh (lời thuyết minh, nhạc đệm). Khi nắm được nội dung kiến thức cơ bản cần truyền đạt và thu thập đủ tài liệu cần thiết cũng như những kiến thức minh họa cho bài dạy. Người giáo viên tiến hành xây dựng bài giảng trong đó thể hiện:

+ Kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Kết hợp được ngôn ngữ máy tính với phương pháp của người giáo viên.

+ Tạo được tính linh hoạt của bản thiết kế thể hiện bài giảng trên máy tính.

Bước 4. Thể hiện bài giảng trên máy tính.

Đây là bước làm ra bài giảng của sản phẩm được viết, thể hiện ý đồ của bài giảng viết ra. Song có một điều đáng lưu ý là bài giảng được thiết kế bằng CNTT cũng là phương tiện dạy học. Do vậy nó phải đảo bảo những tính chất

cơ bản cần có, đó là tính khoa học, tính sự phạm, tính thẩm mỹ như bất cứ một phương tiện dạy học nào khác.

Bước 5. Điều chỉnh bài giảng cho phù hợp với nội dung, thời lượng của bài học.

Bước 6. Viết bản hướng dẫn (kỹ thuật sử dụng và phương pháp giảng dạy cho giáo viên và học sinh), chạy thử chương trình, sửa chữa hoàn thiện.

- Để đạt được mục đích trên cần phải dựa trên cơ sở: + Dựa vào nội dung của bài giảng được thiết kế. + Dựa vào kỹ thuật lập trình.

+ Xác định được thời điểm và thời gian sử dụng. + Xác định được phương tiện hỗ trợ cho giờ học. + Cần chạy thử và hoàn thiện bài giảng.

3.4.3. Yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử sử dụng phần mềm Power Point. Power Point.

Thứ nhất: Về nội dung trang trình chiếu. - Cần đạt được:

+ Đủ nội dung cơ bản của bài học. + Phải được mở rộng cập nhật.

+ Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.

+ Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được cả tính phương pháp. - Cần tránh:

+ Nội dung nghèo nàn chỉ nhằm thay thế bảng đen. + Quá nhiều thông tin làm học sinh bị nhiễu.

+ Sai sót các lỗi văn bản, các lỗi chính tả. Thứ hai: Về hình thức trang trình chiếu. - Cần đạt:

+ Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mỹ để kích thích hứng thú học tập, giáo dục được học sinh.

+ Cỡ chữ phù hợp với không gian lớp học, học sinh cả lớp có thể theo dõi được.

+ Tận dụng kỹ thuật trong phần mềm nhưng không quá cầu kỳ để thể hiện tính sư phạm của bài học.

- Cần tránh:

+ Lạm dụng các hiệu ứng tới mức không cần thiết.

+ Lạm dụng các màu và dùng các màu lòe loẹt chói mắt trong trang.

3.4.4. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử sử dụng Power Point.

Để thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao, khi thiết kế cần đảm bảo yêu cầu sau:

Bài giảng đảo bảo đạt mục tiêu yêu cầu của bài học.

Bố cục của một slide phải hài hòa, có tính thẩm mỹ đảo bảo cung cấp thông tin chính xác ngắn gọn.

Bài giảng phải thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

3.4.5. Bài giảng cụ thể.

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Hiểu được những nội dung cơ bản ban đầu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không.

2. Về kĩ năng.

Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng đường không.

3. Về thái độ.

Xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh đối với công tác phòng không nhân dân.

Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân.

II. Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian.

1. Cấu trúc nội dung: Bài “Công tác phòng không nhân dân có cấu trúc nội dung gồm 2 phần.

Phần 1: Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân. Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân. * Nội dung trọng tâm.

Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.

2. Thời gian.

Tổng số thời gian: 4 tiết. Phân bố thời gian:

Tiết 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân.

Tiết 2, 3, 4: Giới thiệu những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.

III. Phƣơng pháp.

Phương pháp của giáo viên: Sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực có sử dụng CNTT vào trong quá trình dạy học.

Học sinh: Theo dõi bài giảng các hình ảnh của bài giảng để nắm bắt nội dung của bài, thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.

V. Vật chất bảo đảm.

Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, máy tính, máy trình chiếu. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bút…

Một phần của tài liệu Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bài công tác phòng không nhân dân lớp 12, trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)