VÕ THỊ THẬTXÂY DỰNG MỘT SỐ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2013.
Trang 1VÕ THỊ THẬT
XÂY DỰNG MỘT SỐ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
Trang 2VÕ THỊ THẬT
XÂY DỰNG MỘT SỐ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM XUÂN CHUNG
NGHỆ AN - 2013
Trang 3Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sĩPhạm Xuân Chung Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy.
Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lý luận vàPhương pháp giảng dạy bộ môn Toán, trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình giảngdạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn
Trong quá trình làm luận văn tác giả còn được sự giúp đỡ của các thầy côgiáo trường THCS – THPT Hậu Thạnh Đông Nhân dịp này tác giả xin chânthành cảm ơn
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn là nguồn động viên giúp đỡ tác giả cóthêm nghị lực, tinh thần để hoàn thành luận văn này
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhậnđược và biết ơn các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn
Cuối cùng, xin được cảm ơn mọi tấm lòng ưu ái đã dành cho tác giả
Nghệ An, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Trang 42 Mục đích nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Giả thuyết khoa học 6
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Đánh giá 7
1.1.2 Kết quả học tập 9
1.1.3 Đánh giá kết quả học tập môn Toán 10
1.1.4 Một số khái niệm liên quan đến đánh giá 11
1.1.5 Công cụ đánh giá 13
1.2 Vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh 14
1.2.1 Vai trò 14
1.2.2 Chức năng 19
1.3 Qui trình đánh giá kết quả học tập của học sinh 20
1.4 Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông 21
1.5 Một số định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh 24
1.5.1 Đổi mới mục đích đánh giá 25
1.5.2 Đổi mới nội dung đánh giá 25
1.5.3 Đổi mới hình thức đánh giá 26
Trang 51.7.1 Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 10 30
1.7.2 Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Toán 10 31
1.7.2.1 Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Toán 10 (Chương trình cơ bản) 31
1.7.2.2 Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Toán 10 (Chương trình nâng cao) 35
1.7.3 Những nét đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Toán 10 35
Kết luận chương 1 40
Chương 2: Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn Toán lớp 10 41
2.1 Xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 41
2.1.1 Các hình thức câu hỏi trong các bài kiểm tra 41
2.1.1.1 Bài kiểm tra tự luận 41
2.1.1.2 Bài kiểm tra trắc nghiệm 42
2.1.2 Qui trình xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 53
2.1.3 Các hình thức cho điểm bài kiểm tra đánh giá 70
2.1.4 Một số chú ý khi xây dựng các bài kiểm tra môn Toán lớp 10 71
2.1.5 Ví dụ về xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 73
2.2 Xây dựng phiếu quan sát và phiếu hỏi 87
Trang 62.4 Xây dựng phiếu tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh 110
Kết luận chương 2 116
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 117
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 117
3.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 117
3.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 117
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 117
3.3.2 Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm 118
3.4 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 118
3.4.1 Phân tích định tính 118
3.4.2 Phân tích định lượng 121
Kết luận chương 3 123
Kết luận 124
Tài liệu tham khảo 125
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, muốn biết được hiệu quả
thực hiện một công việc có đạt được mục đích đề ra hay không, thì nhất thiếtphải có sự kiểm tra - đánh giá kết quả của công việc đó Đánh giá là quá trìnhhình thành những nhận định, những phán đoán về kết quả công việc dựa vào sựphân tích thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra Đánh giáđược xem là một khâu quan trọng, đan xen với các khâu lập kế hoạch và triểnkhai công việc tiếp theo Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra - đánh giá có vaitrò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình dạy học, có ảnh hưởngtrực tiếp tới cách dạy, cách học Qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên biết được khảnăng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh, từ đó có định hướng điềuchỉnh hoạt động dạy của bản thân, đồng thời điều khiển hoạt động học của họcsinh một cách phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học Hơn nữa, xuhướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay đòi hỏi một nền giáo dục có chất lượngcao và chất lượng ấy phải được đánh giá theo quan điểm và cách làm phù hợp.Trong những năm gần đây, việc đổi mới đánh giá giáo dục được xã hội và ngànhgiáo dục rất quan tâm Nhà giáo dục G.K Miller cho rằng: “Thay đổi chươngtrình hoặc phương pháp giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá thì chưachắc đã thay đổi được chất lượng dạy học” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định:
“Từ năm học 2009 – 2010, tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩyđổi mới phương pháp dạy học các môn học và hoạt động giáo dục” Như vậyđổi mới giáo dục đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện, đánh giá…Trong đó, đổi mới đánh giá phải tiến hànhmột cách khoa học mới phát huy được tác dụng của nó Điều 29, Luật giáo dục
Trang 8quy định: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổthông; qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dụcphổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thứcđánh giá kết quả giáo dục, ” Trong đó, đổi mới đánh giá kết quả học tập củahọc sinh góp phần quan trọng vào đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định“Giáo dục và
đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhântài, góp phần quan trọng phát triển đất nước Phát triển giáo dục và đào tạo cùngvới phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục
và đào tạo là đầu tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đàotạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập” Như vậy, vaitrò của kiểm tra đánh giá trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng caochất lượng đào tạo đã được khẳng định như một chiến lược, một chính sách giáodục quốc gia Tuy nhiên, thực tế việc đánh giá hiện nay thực sự chưa được coitrọng đúng mức, còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém và lạc hậu, còn thiên về kinhnghiệm và thói quen, cần quan tâm hơn tới việc xây dựng cơ sở lí luận về đánhgiá, thiết kế bộ công cụ đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đổi mới
1.2 Trong thời gian qua, hệ thống kiểm tra đánh giá ở nhà trường phổ
thông đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục Tuy nhiên, theonhận định của nhiều nhà khoa học và nhà giáo, việc kiểm tra đánh giá hiện tạicòn nhiều nhược điểm như:
Việc kiểm tra đánh giá chưa thực sự khách quan và khoa học, độ tin cậychưa cao, đôi khi còn bị chi phối của bệnh thành tích và các biểu hiện tiêu cựctrong giáo dục Các đề kiểm tra và đề thi chủ yếu là những bài kiểm tra viết
Trang 9thường gồm một số câu hỏi tự luận nên chưa bao quát đủ kiến thức, kỉ năng cơbản của từng giai đoạn học tập, chưa góp phần phân loại đối tượng học sinh.Phương thức đánh giá còn lạc hậu, chưa phù hợp với mục đích đào tạo conngười lao động mới năng động, sáng tạo, chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số
mà thiếu nhận xét cụ thể, ít đánh giá từng cá thể học sinh, đối tượng học sinh khágiỏi ít có cơ hội thể hiện khả năng của mình
Nội dung đánh giá nhiều khi không phù hợp với mục tiêu và nội dung đàotạo, đề bài kiểm tra, đề thi thường chú trọng nhiều đến lí thuyết, ít đòi hỏi sựsáng tạo, thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, chưa thực sựquan tâm đúng mức đến việc đánh giá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức củahọc sinh
Hình thức kiểm tra, đánh giá còn nghèo nàn, đơn điệu Đánh giá kết quảchủ yếu dựa vào điểm số, ít chú ý đến các hình thức khác như quan sát, theodõi… Còn ít các phương tiện hiện đại về đánh giá kết quả học tập của học sinh,giáo viên trung học phổ thông tuy được tập huấn về đổi mới phương pháp kiểmtra đánh giá nhưng hiệu quả chưa cao, đa số giáo viên chưa có nhận thức đúngđắn về công tác đánh giá, phần lớn còn quan niệm rằng kiểm tra chỉ để cho điểm
và xếp hạng học sinh, đôi khi giáo viên giữ độc quyền về đánh giá Do đó ít chú
ý đến việc xây dựng công cụ đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới,chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm tra viết tự luận, ít quan tâm đến hình thứccâu hỏi trắc nghiệm, phiếu quan sát, phiếu tự đánh giá…
Những hạn chế đó đã cản trở rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường Do đó việc cải tiến công tác kiểm tra đánh giá nói chung vàphương pháp, phương tiện, kĩ thuật đánh giá nói riêng đang là một đòi hỏi cấp
Trang 10thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học nóichung và dạy học môn Toán nói riêng.
1.3 Trong chương trình môn Toán cấp Trung học phổ thông, chương trình
Toán lớp 10 – lớp đầu cấp Trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng, họcsinh phải lĩnh hội một khối lượng kiến thức nhiều hơn so với kiến thức Trunghọc cơ sở, bước đầu tiếp cận với cách học mới và phương thức đánh giá mới,thông thường nhiều học sinh không thích nghi được dẫn đến kết quả học tậpthấp Và trong quá trình giảng dạy, bản thân chúng tôi nhận thấy chương trìnhmôn Toán lớp 10 có nhiều lợi thế trong việc đổi mới đánh giá kết quả học tậpcũng như xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.4 Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài, bài báo
về đánh giá kết quả học tập của học sinh như đề tài “Một số biện pháp nâng caohiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân ở Trung họcphổ thông”;
“Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểmtra, đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 12”…Tuy nhiên, vấn đề đổi mớicông tác đánh giá là vấn đề lớn, có ảnh hưởng sâu, rộng, lâu dài và toàn diện đếnquá trình dạy học và giáo dục học sinh nên cần được tiếp tục nghiên cứu Ngoài
ra chưa có một công trình nào nghiên cứu việc xây dựng các bộ công cụ đánh giákết quả học tập môn Toán của học sinh trong dạy học môn Toán lớp 10
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là: “Xâydựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trunghọc phổ thông trong dạy học môn Toán lớp 10”
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập của họcsinh, trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả họctập môn Toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn Toán lớp 10nhằm nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trunghọc phổ thông
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hoá tài liệu về đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh, về công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.2 Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng công cụ đánh giá kếtquả học tập của học sinh Trung học phổ thông
3.3 Đề xuất một số định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của họcsinh; Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn Toán của họcsinh trung học phổ thông trong dạy học môn Toán lớp 10
3.4 Tổ chứa thực nghiệm sư phạm để kiểm định giả thuyết khoa học vàđánh giá tính cần thiết, khả thi của việc xây dựng các bộ công cụ đánh giá kếtquả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học mônToán lớp 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số khái niệm và định nghĩa liên quan đến kiểmtra, đánh giá, công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh; Vai trò, chức năng
và qui trình đánh giá kết quả học tập của học sinh; Thực trạng đánh giá kết quảhọc tập của học sinh ở Trường trung học phổ thông; Một số định hướng đổi mớiđánh giá kết quả học tập của học sinh; Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kếtquả học tập của học sinh
Trang 12Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thực tế ở một vài Trường Trung học phổthông trên địa bàn tỉnh Long An.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, bài báo, giáotrình về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn
5.2 Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thăm dò, phát phiếu điều tra để khảosát thực trạng về vấn đề xây dựng các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập củahọc sinh ở Trường Trung học phổ thông bằng cách tiến hành: dạy và thử nghiệmcác công cụ đã xây dựng ở một số giáo viên khác nhau, sử dụng phiếu điều tra,quan sát, phỏng vấn trực tiếp
5.3 Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệp, củabản thân trong quá trình dạy học Toán, đặc biệt là của các chuyên gia và nhữnggiáo viên có kinh nghiệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh
5.4 Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm tại các Trường Trunghọc phổ thông ở tỉnh Long An Phân tích kết quả thực nghiệm bằng định tính vàđịnh lượng
6 Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở chương trình và nội dung sách giáo khoa Toán 10, Nếu xây dựng thành công một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trườngtrung học phổ thông, đồng thời tạo nền tảng cho học sinh phát huy khả năng tựđánh giá kết quả học tập của bản thân
Trang 13“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quảcông việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với nhữngmục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cảithiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” (dẫntheo [4])
Ralph Tyler cho rằng: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức
độ thực hiện được của các mục tiêu trong các chương trình giáo dục” (dẫn theo [4])
Kevin Laws định nghĩa: “Đánh giá là tiến trình thu thập và phân tích bằngchứng, từ đó đưa đến kết luận về một vấn đề, một phẩm chất, giá trị, ý nghĩahoặc chất lượng của một chương trình, một sản phẩm, một người, một chính sáchhay một kế hoạch nào đó” (dẫn theo [4])
Theo Wikipedia thì: “Đánh giá là sự phán quyết có hệ thống, có phươngpháp về giá trị, tính hữu ích, và ý nghĩa của cái gì hay của một người nào đó,đánh giá thường được sử dụng để mô tả đặc điểm và định giá các vấn đề, chủ đềquan tâm ở một phạm vi rộng”
Jean Marie Deketele (1989) cho rằng: “Đánh giá có nghĩa là thu thập mộttập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đủ tin cậy; và xem xét mức độ phùhợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu
Trang 14định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra mộtquyết định” (dẫn theo [4])
“Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá
và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa
ra trong các chuẩn hay kết quả học tập”(mô hình ARC)
Theo quan điểm hiện nay: “Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xácđịnh năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực
để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đàotạo con người theo mục tiêu giáo dục Đánh giá là một quá trình, theo một quátrình, đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục, từng mônhọc và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục”
“Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, lý giải và xử lí kịp thời, có
hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng vàhiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở chonhững chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kếtquả, sửa chữa thiếu sót” (dẫn theo [4])
Rowntree (1977) cho rằng: “Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi bất cứmột người nào dưới hình thức tương tác nào đó, trực tiếp hay gián tiếp với mộtngười khác, thu nhận và diễn giải một cách có ý thức thông tin về kiến thức và
sự hiểu biết, hay khả năng và thái độ của người kia” (dẫn theo [4])
Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng “Đánh giá trong dạy học bao gồmviệc thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó trong dạy học; nhận xét và phánxét đối tượng đó, trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêuđược xác định ban đầu
Trang 15Từ các định nghĩa khác nhau nói trên, chúng ta có thể xem xét đánh giátrong giáo dục trên những đặc điểm chủ yếu sau:
+) Là một quá trình thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng chất lượng,hiệu quả, nguyên nhân và khả năng của học sinh;
+) Gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu, chuẩn giáo dục;
+) Tạo cơ sở đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục;
+) Đánh giá là một quá trình quan trọng không thể thiếu được của quátrình giáo dục
Những đặc điểm trên cho thấy đánh giá khác với phán xét hoặc nhận xét,theo Xavier Roegiers, việc phán xét, nhận xét một con người, hoặc một hànhđộng thường dựa trên một quá trình tự phát (có khi bản năng) và dựa trên nhữngcảm tưởng hoặc những tiêu chí không tường minh Cũng theo tác giả, ngược với
sự phán xét, đánh giá là một quá trình có chủ đích, có hệ thống, dựa trên nhữngtiêu chí tường minh và hướng về việc ra quyết định
1.1.2 Kết quả học tập
Kết quả học tập là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệmkhác nhau:
+) Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xéttrong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định
+) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn họckhác
Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh về kiến thức, kĩnăng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục (dẫn theo [4])
Trang 16Từ đó, chúng ta có thể quan niệm rằng: kết quả học tập môn học là mức độđạt được mục tiêu học tập môn học đó của học sinh, trong đó bao gồm ba mụctiêu lớn là nhận thức, hành động, cảm xúc, đối với từng môn học, các mục tiêutrên được cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức, kỷ năng và thái độ màngười học cần phải và có thể đạt sau một chủ đề, một lớp học nhất định Do đó
có thể coi đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác định mức độ đạt được vềkiến thức, kỹ năng, và thái độ của người học đối chiếu với mục tiêu của chươngtrình môn học
1.1.3 Đánh giá kết quả học tập môn Toán
Từ những đặc điểm của đánh giá trong giáo dục, quan niệm về kết quả họctập của học sinh, chúng ta có thể nói rằng: “đánh giá kết quả học tập môn Toáncủa học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng kết quả học tậpmôn Toán của học sinh, về tác động và nguyên nhân của hiện trạng đó nhằm làm
cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thânhọc sinh để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường phổ thông”
Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ dừng lại ởviệc thu thập kết quả và xếp loại học sinh, mà đòi hỏi người giáo viên phải tiếnhành đánh giá kết quả học tập của học sinh, vạch ra những điểm yếu cần khắcphục, những thiếu sót cần phải bổ sung, những sai lầm cần phải sửa chữa; trên cơ
sở đó giáo viên quyết định học sinh phải làm gì, giáo viên phải làm gì, thời điểmnào để khắc phục những thiếu sót đó, tức là thầy đã đánh giá kết quả học tập củahọc sinh
Trang 171.1.4 Một số khái niệm liên quan đến đánh giá
Theo Trần Bá Hoành, quá trình kiểm tra cung cấp những dữ kiện, nhữngthông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá Theo Peter W Airasian thì:
“Kiểm tra là quá trình dùng giấy bút có hệ thống và hình thức được sử dụng để thuthập thông tin về sự thể hiện khái niệm của học sinh” (dẫn theo [4])
Trong giáo dục: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáoviên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ củahọc sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá; Kiểmtra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thểđược hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các
+) Kiểm tra gắn bó chặt chẽ với các tiêu chí đã định ra;
+) Kiểm tra không quan tâm tới quyết định cần đề ra;
Trang 18+) Kiểm tra có vai trò là phương tiện của hoạt động đánh giá.
1.1.4.2 Đo lường
“Đo lường là quá trình xác định số lượng hoặc gán một con số cho việc thểhiện khái niệm” (dẫn theo [4])
Ví dụ: Ví dụ phổ biến nhất của đo lường trong lớp học là khi giáo viên
chấm điểm bài kiểm tra, việc chấm điểm đưa ra mô tả bằng số cho sự thể hiệnkhái niệm Chẳng hạn học sinh A làm đúng 12 câu trên 20 câu môn Lý; học sinh
B đạt 14,5 điểm trên tổng điểm 20 của bài kiểm tra học sinh giỏi cấp tỉnh mônToán
1.1.4.3 Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá:
Quá trình đánh giá bao gồm 4 khâu:
- Lượng hoá: tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng: "Lượng hoá một đặc điểm chung của những đối tượng mà ta muốn so sánh là biểu thị mức độ của đặc điểm này ở mỗi đối tượng đó"
Trong dạy học, lượng hoá được thực hiện dưới những hình thức khác nhaunhư: xếp loại, sắp thứ tự hoặc cho điểm
- Lượng giá: "Lượng giá được hiểu là sự giải thích thông tin về trình độ kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của học sinh"
Tuỳ thuộc vào căn cứ dùng để giải thích, người ta phân biệt hai cách lượnggiá:
Lượng giá theo tiêu chuẩn: Là sự giải thích về trình độ, kiến thức, kỹ nănghoặc thái độ của học sinh được so sánh tương đối trong một tập thể, một tập hợpnào đó
Lượng hoá Lượng giá Đánh giá Ra quyết định
Trang 19Lượng giá theo tiêu chí: Là sự giải thích thông tin về trình độ, kiến thức, kỹnăng hoặc thái độ của học sinh đối chiếu với một tiêu chí nhất định nào đó.
- Đánh giá: Là khâu trọng yếu trong quá trình đánh giá, nó không dừng lại
ở sự giải thích thông tin về trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh mà
còn gợi ra những hướng "bổ khuyết sai sót hoặc phát huy kết quả" Có hai loại
đánh giá: Đánh giá từng phần và đánh giá tổng kết
- Ra quyết định: Những thông tin thu thập từ việc đánh giá sẽ làm căn cứcho việc ra quyết định, đó là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá: "Thôngthường, những quyết định này cho ta biết thầy giáo định làm gì, quyết định đó là
hệ quả của việc lượng hoá, lượng giá và đánh giá việc học tập của học sinh"
1.1.5 Công cụ đánh giá
Theo tác giả Hoàng Phê, công cụ là “Cái dùng để tiến hành một việc nào
đó, để đạt đến một mục đích nào đó”, trong đánh giá chất lượng giáo dục phổthông, công cụ được hiểu là các phương pháp, phương tiện và kỉ thuật được sửdụng nhằm đạt được các mục đích đánh giá Chức năng cơ bản của công cụ đánhgiá là thu thập thông tin để cung cấp cho giáo viên và học sinh trong quá trìnhđánh giá và tự đánh giá, nội dung đánh giá được thể hiện trong các bộ công cụ(dẫn theo [11])
Có rất nhiều loại công cụ đang được sử dụng để đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh Phổ thông như các bài liểm tra, các loại phiếu quan sát, phiếu họctập, phiếu hỏi, hồ sơ học tập Tùy vào mục tiêu và đặc điểm của từng quá trìnhdạy học mà giáo viên lựa chọn các loại công cụ đánh giá khác nhau, cho đến nay,
đa số giáo viên phổ thông vẫn chỉ quen sử dụng công cụ đánh giá là hình thứckiểm tra miệng và các bài kiểm tra viết là chủ yếu, còn ít quan tâm đến việc xâydựng và sử dụng các loại công cụ khác
Trang 201.2 Vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.2.1.Vai trò
Trong quá trình dạy học, Đánh giá không phải là một hoạt động riêng lẻsau bài giảng mà đánh giá được thực hiện liên tục trong quá trình dạy học Đánhgiá kết quả học tập của học sinh cũng không phải chỉ mục đích xem xét và kiểmtra, cũng không phải chỉ dừng lại ở chấm bài rồi ghi điểm mà quan trọng là sửdụng kết quả đó để: chỉ đạo kịp thời tới các cơ sở, đơn vị giáo dục thực hiện tốtmục tiêu giáo dục; tìm và tiến hành các giải pháp nhằm cải tiến việc giảng dạycủa giáo viên và nâng cao thành tích học tập của học sinh Tác giả Nguyễn ThếThạch khẳng định: “Đổi mới đánh giá học sinh, vấn đề trọng tâm, căn bản để cảithiện chất lượng giáo dục trung học phổ thông, bao gồm việc định ra những mụctiêu học tập phù hợp với học sinh, chú trọng xây dựng phát triển đội ngũ giáoviên, khuyến khích thực hiện chuẩn chương trình, nâng cao chất lượng giảngdạy” Như vậy, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáoviên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí Cụ thể:
(i) Đối với học sinh
- Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời nhữngthông tin “liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạt động học cho phù hợp,tức là chỉ cho mỗi học sinh thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học được đếnmức độ nào, đã làm tốt cái gì, còn mắc những sai sót nào và phải làm như thếnào để bổ khuyết những lỗ hổng còn tồn tại
- Việc đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, khách quan, côngbằng, công khai sẽ kích thích hoạt động học tập của học sinh tích cực hơn, kíchthích ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tự tin vàokhả năng của mình, biết khắc phục tính chủ quan của mình, nâng cao ý thức tự
Trang 21giác của mình, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập cũng như trong côngviệc.
- Việc đánh giá kết quả học tập còn có tác dụng phát triển năng lực nhậnthức cho học sinh, giúp các em có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ nhưghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điềukiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giảiquyết các tình huống thực tế
- Giúp học sinh bước đầu biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, mộtnăng lực quan trọng đối với việc học tập không chỉ khi học sinh còn ngồi trênghế nhà trường mà còn cần thiết cho việc học tập suốt đời
(ii) Đối với giáo viên
Việc đánh giá học sinh cung cấp những thông tin cần thiết giúp người thầyxác định được điểm xuất phát và các điểm kế tiếp của quá trình dạy học, phânnhóm học sinh, nắm được trình độ và kết quả học tập của lớp cũng như của từnghọc sinh đối chiếu với những mục tiêu học tập về nhận thức, kỹ năng, thái độ,thấy được những sai sót điển hình của học sinh và nguồn gốc của những sai sót
đó, nhận ra những điểm mạnh và những điểm yếu của bản thân giáo viên, hiệuquả của những phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mà mình
đã và đang thực hiện Từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học cho các giaiđoạn tiếp theo
Trước khi giảng dạy, việc đánh giá giúp cho giáo viên xác định mục tiêuhọc tập; điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng; dựkiến lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp
Một câu hỏi mà bất kỳ một giáo viên nào trước khi dạy học trên lớp đều
phải đặt ra và tìm cách trả lời là “sẽ dạy cái gì?” Bàn về vấn đề này M Hunter –
Trang 22giáo sư đại học Califonia, Los Angeles cho rằng: “Cho dù nội dung môn học ở
mức độ nào thì câu trả lời cho câu hỏi: sẽ dạy cái gì? phải phản ánh được sự hiểu
biết của bạn về những kiến thức học sinh đã biết và nội dung tiếp theo để dạy làgì? Nói cho cùng chính học sinh chứ chẳng phải ai khác, là người quyết định cho
việc trả lời câu hỏi: hôm nay dạy cho học sinh nội dung gì?” Như vậy, theo tác
giả để xác định nội dung sẽ dạy cái gì cho học sinh, trên cơ sở giáo viên nắmđược nội dung và khối lượng tri thức, kỷ năng cần thiết như những tiền đề xuấtphát của bài học, giáo viên cần biết những tri thức và kỷ năng cần thiết đã có sẵn
ở học sinh ở mức độ nào Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, điều này có thể thựchiện được nhờ quá trình theo dõi từ trước hoặc bằng biện pháp kiểm tra, trên cơ
sở đó, người giáo viên quyết định có cần thiết tái hiện những tri thức và tái tạonhững kỷ năng cần thiết đó không để đảm bảo trình độ xuất phát cho học sinhnhằm đạt được mục đích đề ra
Ví dụ: Dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian, Hình học
12
Đây là một trong những chương được đánh giá là quan trọng hàng đầu, đa
số các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học đều có bài toán mà nộidung kiến thức nằm ở chương này Hầu hết kiến thức và công thức của chươngnày là tương tự và mở rộng của kiến thức trong chương phương pháp tọa độtrong mặt phẳng mà học sinh đã học ở lớp 10 Để học tốt phương pháp tọa dộtrong không gian đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức của chương phươngpháp tọa độ trong mặt phẳng, chẳng hạn: tính chất hai vectơ bằng nhau; tọa độtrung điểm của đoạn thẳng; tọa độ trọng tâm của tam giác; công thức tính tích vôhướng của hai vectơ, độ dài của vectơ, góc giữa hai vectơ; khoảng cách từ mộtđiểm đến một đường thẳng; phương trình tham số của đường thẳng, phương trình
Trang 23đường tròn Bởi vì các kiến thức này được học ở chương trình Hình học 10, chonên trước khi dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian giáo viên cóthể thông qua bài kiểm tra viết tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan để thu thậpthông tin phản hồi Từ đó quyết định cần bổ sung hay ôn tập lại những kiến thứcgì? Và xây dựng kế hoạch bổ sung trước khi dạy chương hay bổ sung trong quátrình giảng dạy nội dung mới.
Câu hỏi thứ hai phải trả lời là dạy nội dung đó như thế nào? Xuất phát từ
quan điểm, không phải đối tượng học sinh nào cũng có mức độ nhận thức nhưnhau, trong một lớp học vừa có sự giống nhau, vừa có sự khác nhau về trình độphát triển nhân cách, có những học sinh giỏi Toán, cũng có những học sinh yếukém về Toán, mặt bằng nhận thức giữa các lớp cũng khác nhau Do đó, nếu họcsinh dùng cùng một cách thức, một bài giảng để giảng dạy chung cho tất cả cáclớp có thể xảy ra hiện tượng dạy học vượt quá sự cố gắng của học sinh, tạo ra sựcăng thẳng không cần thiết cho số đông học sinh hoặc hiện tượng dạy học dướitầm nhận thức của số đông học sinh, làm cho học sinh mất hứng thú học tập Vìvậy, giáo viên cần phải lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong từng lớplàm nền tảng để lựa chọn giải pháp thích hợp cho từng lớp Để làm được điềunày giáo viên cũng cần dựa vào kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong quá trình giảng dạy, đánh giá giúp giáo viên đưa ra những quyếtđịnh về điều khiển hoạt động học tập của học sinh, về điều chỉnh kế hoạch bàigiảng
Thực tiễn dạy học cho thấy không phải khi nào kế hoạch bài giảng cũngđược thực hiện như mong muốn Từ bài soạn đến quá trình dạy học thật sự còn
có một khoảng cách Đối với mỗi hoạt động cần có những câu hỏi then chốtnhằm vào những mục đích nhận thức xác định ở những phần trọng tâm Trên cơ
Trang 24sở đó, tuỳ theo diễn biến trên lớp, giáo viên thường sử dụng các phương phápđánh giá kết quả học tập cơ bản như phương pháp quan sát, phương pháp phỏngvấn thông qua các câu hỏi và bài tập, phương pháp đánh giá dựa vào sự trìnhdiễn của học sinh (trình bày trước lớp, tranh luận về lời giải của một bài toán, )hoặc kết quả tự đánh giá của học sinh Ngoài ra, để đánh giá năng lực tiếp nhậnbài học của học sinh, có thể cần phát triển thêm các câu hỏi phụ và đôi khi giáoviên phải điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với đối tượng Chẳng hạn,khi dạy học giải các bài toán về xác định hình như: xác định giao điểm giữađường thẳng và mặt phẳng, xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, xác định thiếtdiện của một hình đa diện cắt bởi mặt phẳng (P) nào đó Chúng ta có thể xâydựng cho học sinh quy trình giải các bài toán trên, điều đó giúp cho học sinhbước đầu biết phải làm gì đối với từng dạng toán Tuy nhiên, đối với từng bàitoán cụ thể, bằng cách quan sát thao tác, hình vẽ của học sinh có thể đánh giáđược học sinh giải được, không giải được bài toán hay mắc sai lầm ở đâu Tuỳtheo từng trường hợp mà giáo viên quyết định đưa ra những gợi ý, những câu hỏi
để định hướng cho học sinh tìm và xem xét lại cách giải Thực chất của côngviệc trên là giáo viên đã dựa vào kết quả đánh giá của mình để tạm thời hạ thấpyêu cầu trong trường hợp học sinh gặp khó khăn trong hoạt động, sau khi họ đạtđược mức thấp này, yêu cầu lại được tiếp tục nâng cao hơn
Tầm quan trọng của việc sử dụng đánh giá để đưa ra quyết định giảng dạyđược nhấn mạnh: “Chất lượng của các quyết định về giảng dạy của giáo viên phụthuộc một phần vào chất lượng của các đánh giá và thu thập bằng chứng có chủđích trong lúc dạy” (dẫn theo [4])
Sau khi giảng dạy, giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh để cóđược những thông tin nhằm xác định mức độ mà học sinh đạt được các mục tiêu
Trang 25học tập Giáo viên dựa vào các thông tin phản hồi để tự đánh giá hiệu quả giảngdạy của chính mình, điều chỉnh kịp thời hoạt động giảng dạy cho phù hợp vớimục đích, yêu cầu đặt ra và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
(iii) Đối với cán bộ quản lý giáo dục
Đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin về thựctrạng dạy và học trong đơn vị của mình, từ đó có những chỉ đạo kịp thời, ranhững quyết định phù hợp để điều chỉnh chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy
và học tập cũng như ra các quyết định về đánh giá kết quả học tập của học sinhđạt kết quả cao hơn, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ nhữngsáng kiến hay, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
Ngoài ra đánh giá kết quả học tập còn cung cấp những thông tin cho cácđối tượng khác Chẳng hạn: giúp phụ huynh ra những quyết định về giáo dục,nghề nghiệp cho con cái, giúp cho các cán bộ trong một số lĩnh vực khác thiếtlập chuẩn, xây dựng chính sách,
1.2.2 Chức năng
Vai trò của đánh giá cho thấy trong dạy học đánh giá có ba chức năng:a) Chức năng sư phạm: làm sáng tỏ thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạtđộng học và dạy Chức năng này của đánh giá kết quả học tập có thể chia làm haichức năng thành phần:
- Chức năng xác nhận: Giúp người học và người dạy xác định được mức
độ mà người học đạt được mục tiêu học tập, những điểm đạt được cũng nhưnhững điểm yếu và những khó khăn của học sinh khi kết thúc một giai đoạn họctập
Trang 26- Chức năng điều khiển: Thông qua đánh giá kết quả học tập giúp giáoviên và học sinh xác định được những gì đã làm được, khó khăn, vướng mắc gặpphải và xác định nguyên nhân của hiện trạng Đây chính là cơ sở để:
+ Giúp giáo viên đưa ra biện pháp dạy học phù hợp với các đối tượngtrong lớp; điều chỉnh phương pháp dạy học của bản thân;
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu củachương trình, biết mặt mạnh, mặt yếu để từ đó điều chỉnh phương pháp học;
+ Giúp các nhà quản lý giáo dục các cấp thấy được mức độ đạt được cácmục tiêu, xác định được các điểm mạnh, những hạn chế của chương trình, trên
cơ sở đó lập kế hoạch và cải thiện chương trình, đưa ra được các giải pháp quản
lý phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học
b) Chức năng xã hội: công khai hóa kết quả học tập của mỗi học sinhtrong tập thể lớp, trường, báo cáo kết quả học tập, giảng dạy trước phụ huynhhọc sinh, trước các cấp quản lí giáo dục
c) Chức năng khoa học: nhận định chính xác về một mặt nào đó trong thựctrạng dạy và học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào đó trongdạy học
1.3 Qui trình đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình hết sức phức tạp vàkhó khăn vì nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố, vì vậy để đánh giá chính xácmột học sinh, một lớp học, hay một khóa học, điều đầu tiên người giáo viên phảilàm là xây dựng qui trình, đồng thời phải coi trọng tất cả các khâu của qui trìnhđánh giá có liên quan đến đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ, điều kiện,phương pháp và xử lý kết quả đánh giá Chúng ta có thể tiến hành đánh giá kếtquả học tập của học sinh theo qui trình sau:
Trang 27Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá căn cứ vào mục đích học tập và cácmục tiêu dạy học.
Bước 2: Lượng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần thiết vềkiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá
Bước 3: Chuẩn bị về mặt tổ chức, lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợpvới mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc điểm của đối tượng được đolường, thẩm định và trên cơ sở hoàn cảnh xã hội
Bước 4: Chọn mẫu; xây dựng bộ công cụ đánh giá: soạn câu hỏi, xây dựngbài toán… dựa trên mục tiêu đề ra và nội dung cần đánh giá; đánh giá độ tin cậy,
độ giá trị của công cụ, bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện công cụ đánh giá; sắpxếp các câu hỏi, bài toán đó theo thứ tự từ dễ đến khó, chú ý tính tương đươngcủa các đề (nếu có nhiều đề)
Bước 5: Tiến hành đánh giá
Bước 6: Xử lí số liệu, kết quả đánh giá, viết báo cáo
Bước 7: Nhận xét, kết luận theo nhiệm vụ, mục đích đã vạch ra, dự kiếnbiện pháp cải tiến
Tuy nhiên, khi xây dựng và thực hiện các bước của qui trình đánh giá cầnphải có sự linh hoạt vì cùng một lúc chúng ta phải xem xét nhiều yếu tố như: đặcđiểm của đối tượng, mục đích, cấp độ đánh giá, khách thể đánh giá, điều kiện,phương tiện đánh giá Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải được đào tạo ngay từthời sinh viên về năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.4 Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông
Nhìn chung, hầu hết các trường trung học phổ thông và đội ngũ giáo viênđều thực hiện việc đánh giá theo qui chế đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 28Giáo viên thường tiến hành các hình thức đánh giá quen thuộc như: kiểm tramiệng trước và sau giờ học, kiểm tra viết 15 phút, một tiết sau các bài học vàcuối chương, bài tập thực hành, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học…Ngoài ra,giáo viên còn đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên kết quả của việctheo dõi và quan sát sự tiến bộ của học sinh thông qua các giờ dạy, nội dungđánh giá đã chú ý tới cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, một số giáo viên có tâmhuyết với nghề đã chú ý nhận xét từng bài làm của học sinh bên cạnh việc chođiểm Thực tế, kết quả học tập từng bộ môn của học sinh trung học phổ thôngđược đánh giá thông qua hệ thống điểm số với thang điểm 10 mà người học đạtđược qua các hình thức kiểm tra sau mỗi giai đoạn (kết quả một số kì thi họcsinh giỏi đôi khi được tính theo thang điểm 20) Căn cứ vào số điểm đạt đượcsau các lần kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài thực hành, các cột điểm này đượcnhân với hệ số tương ứng và điểm trung bình cho mỗi môn học sẽ tính theo côngthức được qui định trong qui chế (Ngoại trừ môn thể dục được đánh giá theo haimức là đạt và không đạt) Hệ thống các điểm số được tính như trên là cơ sở choviệc đánh giá và xếp loại kết quả học tập của học sinh dựa trên qui định của BộGiáo dục và Đào tạo, riêng đối với học sinh cuối cấp lớp 12, kết quả học tập cònđược đánh giá và phân loại nhờ vào kết quả của kì thi tốt nghiệp trung học phổthông, ngoài ra còn có các kì thi đánh giá rất quan trọng nữa là các kì thi tuyểnsinh, thi học sinh giỏi.
Chúng ta không nên phủ nhận hiệu quả và giá trị của các hình thức và biệnpháp đánh giá truyền thống này, chúng đã trở thành những cách thức quen thuộc,
dễ thực hiện đối với giáo viên và cũng là những nguồn cung cấp thông tin đángtin cậy về kết quả học tập của học sinh Tuy nhiên những hình thức và biện phápđánh giá này đã bộc lộ những hạn chế sau đây:
Trang 29- Nội dung đánh giá còn thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiệnkiến thức, quá coi trọng đến lí thuyết kinh viện và chưa quan tâm đúng mức đếnviệc đánh giá sự thông hiểu, vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề và thựchành.
- Cách đánh giá chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụthể, chưa chú trọng đánh giá từng cá thể cụ thể; thông thường đề kiểm tra chỉdựa trên trình độ học tập tối thiểu, do đó học sinh có học lực khá giỏi không có
cơ hội thể hiện khả năng của mình; thực hiện chưa đủ các yêu cầu sư phạm gồmkhách quan, toàn diện, hệ thống và công khai
- Các đề kiểm tra và đề thi hiện nay chủ yếu là những đề kiểm tra viết Đa
số bài kiểm tra chủ yếu gồm một số câu hỏi tự luận, do đó thiếu khách quan,đánh giá còn phụ thuộc nhiều vào người chấm, không bao quát đủ kiến thức, kỷnăng cơ bản của từng giai đoạn học tập, đôi khi các đề kiểm tra ít góp phần phânloại học lực của học sinh một cách rõ rệt
- Công tác đánh giá của một số trường trung học phổ thông chưa thật sự làmột hoạt động thường xuyên của giáo viên, người đánh giá thường giữ độcquyền về đánh giá, chưa phát huy khả năng tự đánh giá kết quả học tập của họcsinh - một năng lực quan trọng của người học, chưa lôi kéo được chính bản thâncác đối tượng đánh giá
- Việc sử dụng kết quả đánh giá còn hạn chế, hầu hết các trường chỉ dùngkết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh và để thi đua
- Các trường còn nghèo nàn về các hình thức đánh giá Giáo viên dườngnhư chỉ dựa vào nguồn chứng cứ duy nhất là các bài kiểm tra mà không có ýthức tạo ra các nguồn chứng cứ khác nhau để chúng cùng hỗ trợ và phối hợp đưa
ra những thông tin đáng tin cậy hơn về chất lượng học cuả học sinh Hơn nữa,
Trang 30các trường trung học phổ thông hiện nay thiếu một hệ thống Test và đề kiểm trađược xây dựng một cách đồng bộ, có chỉ đạo, có ý đồ sư phạm rõ rệt và có căn
cứ khoa học chính xác để đảm bảo đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng vàđáng tin cậy cho công tác đánh giá Do đó, mỗi trường trung học phổ thông nênthành lập một ngân hàng đề kiểm tra phong phú, tin cậy, bao quát chương trìnhmôn học; cần thay đổi cách thức đánh giá kết quả học tập học sinh không chỉ quađiểm số mà kết hợp đánh giá qua hành vi, thái độ, kỹ năng; cần đa dạng hóa cáchình thức kiểm tra, đánh giá; các nhà quản lí nên giảm áp lực cho giáo viên, triệt
để chống bệnh thành tích, giáo viên sẽ đánh giá chính xác, nghiêm túc, kháchquan
1.5 Một số định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đổi mới giáo dục cần phải được thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực: mụctiêu, hoạt động, nội dung, phương pháp và đánh giá giáo dục Những đổi mới vềmục tiêu, nội dung trong chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy họcnhằm phát huy tính tích cực của học sinh; những đổi mới hoạt động đánh giátrong dạy và học với hình thức tương tác và thân thiện là những yếu tố không thểthiếu được trong đổi mới giáo dục; ngoài những đánh giá về những lựa chọn vàhiệu quả của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, chúng ta cầnphải đánh giá và thẩm định thành tích học tập của học sinh
Để đáp ứng được mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục trunghọc phổ thông nói riêng là đào tạo ra những con người tích cực, chủ động, sángtạo, thích ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập laođộng khu vực và thế giới, việc đánh giá cần phải được đổi mới một cách toàndiện và đồng bộ trên tất cả các mặt Nói về tầm quan trọng của đổi mới kiểm trađánh giá, tác giả Miller đã khẳng định: “Thay đổi chương trình hoặc phương
Trang 31pháp giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá thì chưa chắc đã thay đổiđược chất lượng giảng dạy Nhưng khi thay đổi hệ thống đánh giá mà không thayđổi chương trình giảng dạy thì lại có thể tạo nên sự thay đổi theo chiều hướng tốtcủa chất lượng giảng dạy”.
1.5.1 Đổi mới mục đích đánh giá
Trong chương trình giáo dục hiện nay, mục tiêu của trường phổ thông đã
có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là tập trung vào việc hình thành năng lực, do
đó mục đích đánh giá không chỉ nhằm vào đánh giá kiến thức mà cần chú ý hơnvào đánh giá kỷ năng, năng lực và thái độ của học sinh trong điều kiện có thểđược Ngoài ra, việc xác định mục đích đánh giá là hết sức cần thiết vì nó có vaitrò quyết định nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập củahọc sinh Tùy vào loại hình đánh giá định hình hay đánh giá tổng kết mà chúng
ta có các mục đích đánh giá cụ thể khác nhau Nhưng nhìn chung, việc đánh giákết quả học tập của học sinh hiện này nhằn vào hai mục tiêu cơ bản sau:
Xác nhận kết quả học tập các phân môn ở từng thời kì, từng giai đoạn củaquá trình học tập của học sinh trong những năm học ở Bậc trung học phổ thôngtheo từng lĩnh vực nội dung học tập đã được quy định trong chương trình mônhọc và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học
Cung cấp những thông tin quan trọng và chính xác về quá trình học tậpmôn học của học sinh, cũng như quá trình dạy môn học trong trường trung họcphổ thông cho giáo viên, ban giám hiệu và cán bộ quản lí môn học các cấp, từ đórút ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động đến việc dạy và họcnhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
1.5.2 Đổi mới nội dung đánh giá
Trang 32Do mục tiêu, nội dung chương trình, mục tiêu đánh giá môn học đã thayđổi nên nội dung đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp Nội dung đánh giáphải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trongchương trình và trong quy định về trình độ chuẩn của môn học, chương trình cóbao nhiêu học phần kiến thức và kỹ năng thì cần phải đánh giá đủ những kiếnthức và kỹ năng đó, nội dung môn học không chỉ gồm những tri thức khoa học
mà còn có cả những kiến thức về phương pháp Đề kiểm tra và đề thi không chỉthể hiện đủ các kiến thức, kỹ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ, bảo đảm
sự phân hóa trình độ của học sinh qua các kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập màtrình độ chuẩn quy định và tương thích với thời lượng, thời điểm và mục tiêuđánh giá Ngoài ra công tác đánh giá cần chú ý hơn việc đánh giá kỹ năng vậndụng kiến thức, đánh giá khả năng tìm tòi, khai thác thông tin, khả năng xử lí vàvận dụng tri thức đã học vào giải quyết vấn đề của bài toán mới, năng lực hoạtđộng trí tuệ, tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài toánthực tiễn của học sinh, đánh giá về sự phát triển tư duy với những phẩm chất cầnthiết của người lao động
1.5.3 Đổi mới hình thức đánh giá
Ngoài việc duy trì và tiếp tục hoàn thiện các hình thức đánh giá truyềnthống như: kiểm tra viết, nói, có thể bước đầu sử dụng các hình thức như phiếuhỏi, phiếu quan sát, bài tập theo chủ đề, hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá kết quảhọc tập của học sinh; kết hợp đánh giá bằng điểm số với đánh giá qua lời nhậnxét cụ thể, khắc phục thói quen chấm bài ít cho những lời phê chỉ rõ ưu khuyếtđiểm của học sinh khi làm bài; coi trọng hơn việc hướng dẫn học sinh phát triểnkhả năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân; quan tâm hình thức đánh giáqua đối thoại thầy trò, trò với trò cả ở trên lớp và trong các hội thi, trong quá
Trang 33trình trình bày bài toán của học sinh; Kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giácủa học sinh, đánh giá kiểm tra bài cũ đầu giờ và đánh giá hoạt động của họcsinh trong giờ học, đặc biệt là trong quá trình xây dựng kiến thức mới, trong đó,việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết thực hiện đầu giờ mà có thể tiến hành kiểmtra đánh giá trong khi xây dựng kiến thức mới; Kết hợp việc kiểm tra kiến thức
đã được học với việc vận dụng giải các bài toán thực tế
1.5.4 Đổi mới công cụ đánh giá
Có nhiều loại công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh Mỗiloại công cụ có ưu thế khác nhau trong việc đánh giá từng lĩnh vực nội dung họctập Môn Toán trung học phổ thông sử dụng chủ yếu các loại công cụ: đề kiểmtra viết trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, vở bàitập, sơ đồ, biểu bảng, mô hình, thực hành giải toán trên máy tính bỏ túi, thựchành đo đạt ngoài trời… một cách thường xuyên hoặc định kì
Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá cầnbảo đảm các yêu cầu sau: phù hợp với chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng,sát với trình độ học sinh, vừa đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giáđược kĩ năng vận dụng, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng phát triển tư duysáng tạo của học sinh; người giáo viên phải phát biểu một cách chính xác, rõràng, ngắn gọn, đơn trị, cần có cả câu hỏi bài tập đào sâu vận dụng kiến thứctổng hợp, đòi hỏi tư duy bậc cao để phân hóa học sinh
Để xây dựng bộ công cụ đánh giá đạt các yêu cầu nêu trên cần tuân theocác qui trình chặt chẽ với sự tham gia của một đội ngũ chuyên gia giỏi; sách giáokhoa, sách bài tập cần được hoàn thiện hơn; quan trọng hơn cả là đội ngũ giáoviên phải được bồi dưỡng một cách nghiêm túc, công phu và hiệu quả về côngtác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 341.6 Các nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh
Việc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai tròhết sức quan trọng trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, lựachọn và xây dựng công cụ đánh giá phù hợp sẽ góp phần nâng cao tính kháchquan, độ tin cậy, độ giá trị của kết quả đánh giá Khi xây dựng bộ công cụ đánhgiá cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc cơ bàn sau:
Đảm bảo tính tin cậy (mức độ chính xác): Đây là một nguyên tắc rất quantrọng, các thông tin thu thập được thông qua việc sử dụng bộ công cụ đánh giá
có chính xác mới đảm bảo có được kết quả đánh giá chính xác, muốn vậy, bộcông cụ khi sử dụng để đánh giá phải đảm bảo thống nhất các yêu cầu cần đạtđối với mọi các nhân trong cùng một lớp đối tượng được đánh giá
Đảm bảo độ giá trị (Đo được đúng cái cần đo): Các công cụ đánh giá phảiđảm bảo đánh giá được đúng theo mục tiêu cần đánh giá Căn cứ vào đặc thù vàchuẩn kiến thức kỹ năng của từng bộ môn mà lực chọn công cụ đánh giá cho phùhợp trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về nội dung
Đảm bảo tính đầy đủ và toàn diện: Nội dung của bài kiểm tra đánh giáphải có phổ đủ rộng để có thể kiểm tra được đầy đủ các vấn đề, các nội dung màmục tiêu dạy học đã đặt ra trong những thời điểm và những điều kiện cụ thể.Cách ra đề của giáo viên nhiều khi làm cho học sinh có thái độ học đối phó, học
tủ, hoặc học thiên về một số kiểu, loại bài nào đó, do đó bỏ qua nhiều nội dung
cơ bản cần phải có đối với học sinh
Đảm bảo sự tương quan hợp lí giữa các yếu tố: dung lượng kiến thức, cácloại kỹ năng cần kiểm tra, thang điểm, thời gian làm bài kiểm tra Nếu giáo viênquá tham lam về mặt nội dung kiến thức thì sẽ làm cho học sinh khó khăn về thời
Trang 35gian, các em sẽ không đạt được mức điểm theo đúng khả năng của mình, hoặctập trung nhiều vào kiểm tra kiến thức sẽ dễ bỏ qua việc đánh giá các kỹ năngcần thiết của môn học.
Đảm bảo tối đa yêu cầu khách quan trong quá trình thu thập thông tin từcác bộ công cụ
Chúng ta không nên lạm dụng hoặc quá thiên về một loại công cụ, một bàikiểm tra, một hình thức câu hỏi nào đó, nên kết hợp sử dụng nhiều loại công cụđánh giá khác nhau, nhằm đạt được các tiêu chí cụ thể Mỗi loại công cụ đánhgiá thường có những ưu điểm và nhược điểm cần được phát huy và hạn chế đếnmức có thể, do đó người giáo viên phải biết rõ ưu điểm và hạn chế của từng loại,
từ đó có sự kết hợp các loại công cụ khác nhau trong đánh giá kết quả học tậphọc sinh một cách phù hợp nhằm tận dụng ưu điểm của các loại công cụ, đồngthời khắc phục những hạn chế của các công cụ đó nhằm đạt được hiệu quả caotrong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
Người giáo viên phải nhận thức được rằng: đánh giá kết quả học tập củahọc sinh chỉ là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân nó không phải làmục đích, mục đích của đánh giá là đưa ra các quyết định đúng đắn, tối ưu nhấtcho hai quá trình dạy và học Ở trường phổ thông, nhiều giáo viên sau khi chấmbài kiểm tra, thống kê kết quả xong, nghỉ rằng mình đã hoàn thành công tác đánhgiá mà quên đi nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đánh giá là phải đề ra cácquyết định cho thời gian tới dựa trên kết quả vừa kiểm tra
Ngoài ra, giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khácnhau nhằm tăng độ tin cậy và độ chính xác, tạo không khí thoải mái, làm họcsinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng; lôi cuốn và khuyến khích các em thamgia vào quá trình đánh giá Trong đánh giá, rất cần thiết việc kèm theo lời nhận
Trang 36xét, nhờ đó học sinh có thể nhận ra những sai sót của mình về kiến thức, kỹnăng, phương pháp, giáo viên cũng nhận thấy những sai sót trong quá trình dạy
và đánh giá của mình, từ đó rút được kinh nghiệm cho việc đánh giá các giaiđoạn sau và thay đổi cách dạy cho phù hợp; giáo viên phải thông báo rõ các loạihình câu hỏi kiểm tra đánh giá để giúp học sinh định hướng khi trả lời, giáo viênkhông nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cáchchắc chắn
1.7 Đặc điểm của chương trình và nội dung sách giáo khoa môn Toán lớp 10
1.7.1 Mục tiêu dạy học môn Toán lớp 10
Về kiến thức: Cung cấp kiến thức và phương pháp nghiên cứu một số hàm
số sơ cấp như hàm bậc nhất và hàm bậc hai, giải các phương trình, bất phươngtrình; cung cấp các kiến thức có hệ thống và cơ bản về các hình phẳng; cung cấpcác kiến thức ban đầu về thống kê, lượng giác, vectơ và các phép toán trên vectơ,phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Về kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải các bài toán đơngiản và một số bài toán thực tiễn; rèn luyện kỹ năng suy luận hợp lí, hợp lôgic
Trang 37trong những tình huống cụ thể, khả năng tiếp nhận và biểu đạt các vấn đề mộtcách chính xác.
Về thái độ: Rèn luyện đức tính ham hiểu biết, cẩn thận, chính xác, nghiêmtúc, năng động, sáng tạo, cần cù vượt khó cho học sinh
1.7.2 Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Toán 10
1.7.2.1 Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Toán 10 (Chương trình cơ bản): Chương trình Toán 10 (Cơ bản) được quy định theo khung
chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định theo Sách giáo khoa gồm haiphần: Đại số và hình học, Nội dung cụ thể như sau:
* Phần Đại số: Gồm có 6 chương:
Chương I: Mệnh đề -Tập hợp Bao gồm các nội dung:
Mệnh đề: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của một mệnh đề, mệnh
đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, điều kiện cần, điều kiện
đủ, điều kiện cần và đủ
Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: Khái niện tập hợp, hai tập hợpbằng nhau, tập con, tập rỗng, hợp giao của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp,phần bù của một tập con
Các tập hợp số: tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thập phân vôhạn (số thực)
Số gần đúng và sai số, số qui tròn, độ chính xác của số gần đúng
Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai Bao gồm các nội dung: Đại
cương về hàm số: định nghĩa, cách cho hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồngbiến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ; Ôn tập và bổ sung về hàm số
y = ax + b và đồ thị của nó Đồ thị hàm số y = |x|; Hàm số bậc hai và đồ thị củanó
Trang 38Chương III: Phương trình và hệ phương trình Bao gồm các nội dung:
Đại cương về phương trình: khái niệm phương trình, nghiệm của phươngtrình, nghiệm gần đúng của phương trình, phương trình tương đương, một sốphép biến đổi tương đương phương trình, phương trình hệ quả
Phương trình quy về bậc nhất và bậc hai: giải và biện luận phương trình
ax + b; Công thức nghiệm phương trình bậc hai; Ứng dụng định lí Viet; Phươngtrình quy về bậc nhất và bậc hai
Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn:
Chương IV: Bất đẳng thức và bất phương trình Bao gồm các nội dung:
Bất đẳng thức: Tính chất của bất đẳng thức, Bất đẳng thức chứa dấu trịtuyệt đối, Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân
Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn: khái niệm bấtphương trình, nghiệm của bất phương trình, hệ bất phương trình, bất phươngtrình tương đương, phép biến đổi tương đương các bất phương trình
Dấu của nhị thức bậc nhất, minh họa bằng đồ thị, bất phương trình bậcnhất và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.Dấu của tam thức bậc hai Bất phương trình bậc hai
Chương V: Thống kê Bao gồm các nội dung:
Trang 39Bảng phân bố tần số và tần xuất, bảng phân bố tần số và tần xuất ghép lớp.Biểu đồ: biểu đồ tần số, tần suất hình cột; đường gấp khúc tần số, tần suất;biểu đồ tần suất hình quạt.
Số trung bình cộng Số trung vị Mốt
Phương sai và độ lệch chuẩn
Chương VI: Góc lượng giác và công thức lượng giác Bao gồm các nội
Công thức lượng giác: Công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức biếnđổi tích thành tổng, công thức biến đổi tổng thành tích
* Phần Hình học: Gồm có 3 chương:
Chương I: Vectơ Bao gồm các nội dung:
Các định nghĩa: Vectơ, độ dài của vectơ, hai vectơ cùng phương, cùnghướng, hai vectơ bằng nhau, vectơ không
Tổng và hiệu hai vectơ: tổng hai vectơ, qui tắc ba điểm, qui tắc hình bìnhhành, tính chất của phép cộng vectơ, vectơ đối, hiệu của hai vectơ
Tích của một vectơ và một số: định nghĩa tích của vectơ và một số, cáctính chất của phép nhân vectơ với một số, điều kiện để hai vectơ cùng phương,điều kiện để ba điểm thẳng hàng
Trục tọa độ: định nghĩa trục tọa độ, tọa độ của điểm trên trục tọa độ, độdài đại số của một vectơ trên một trục
Trang 40Hệ trục tọa độ trong mặt phẳng: Tọa độ của vectơ, biểu thức tọa độ củacác phép toán vectơ, tọa độ của điểm, tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa
độ trọng tâm của tam giác
Chương II: tích vô hướng của hai vec tơ và ứng dụng Bao gồm các nội
dung:
Tích vô hướng: giá trị lượng giác của một góc bất kì (từ 00 đến 1800), giátrị lượng giác của một góc đặc biệt, góc giữa hai vectơ, tích vô hướng của haivectơ, tính chất của tích vô hướng, biểu thức tọa độ của tích vô hướng, độ dàicủa vectơ và khoảng cách giữa hai điểm
Các hệ thức lượng trong tam giác: định lí Côsin, định lí Sin, độ dài đườngtrung tuyến trong tam giác, diện tích tam giác, giải tam giác
Chương III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Bao gồm các nội
dung: Phương trình đường thẳng: vectơ pháp tuyến của đường thẳng, phươngtrình tổng quát của đường thẳng, vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, vec tơ chỉphương của đường thẳng, phương trình tham số của đường thẳng, điều kiện đểhai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau, khoảngcách từ một điểm đến một đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng
Phương trình đường tròn: Phương trình đường tròn với tâm cho trước vàbán kính cho trước, nhận dạng phương trình đường tròn, phương trình tiếp tuyếncủa đường tròn
Phương trình đường Elip: định nghĩa Elip, phương trình chính tắc củaElip, mô tả hình dạng của Elip