6. Giả thuyết khoa học
3.4.1. Phân tích định tính
Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm học sinh học tương đối năng động, năng nổ đóng góp xây dựng bài, tích cực hỏi và trả lời ý kiến do giáo viên đưa ra và tiếp thu bài tốt hơn trước. Khả năng làm bài của học sinh lớp thực nghiệm luôn tốt hơn. Còn đối với lớp đối chứng, lớp học còn thụ động tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt. Quá trình đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm chính xác, tin cậy và hiệu quả cao hơn nhiều so với thời gian trước và so với lớp đối chứng. Giáo viên dạy lớp thực nghiệm đánh giá
chính xác hơn mức độ thiếp thu và khả năng của từng học sinh, trên cơ sở đó có hướng điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học.
Mặt dù là sách giáo khoa có giới thiệu các câu hỏi trắc nghiệm, nhưng do đặc điểm của trường THCS – THPT Hậu Thạnh Đông trong thời gian trước các lần kiểm tra đều dưới hình thức tự luận, nên học sinh và kể cả giáo viên rất ít quan tâm đến, khi được đề nghị kiểm tra dưới hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan hoặc hình thức trắc nghiệm hoàn toàn, các em tỏ ra lo lắng, bỡ ngỡ, tuy nhiên đa số các em dồng ý.Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh lớp thực nghiệm về việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra, thu được kết quả:
Tổng số học sinh
Ý kiến của học sinh Đồng ý Không đồng ý
33 29 4
Sau gần hai tuần thực hiện thực nghiệm chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến lại đối với học sinh lớp thực nghiệm thì 100% học sinh đồng ý hình thức kiểm tra có sử dụng trắc nghiệm và tỏ ra thích thú hơn đối với các hình thức kiểm tra này, ý thức học tập của các em được nâng cao hơn, giáo viên kiểm tra được một dải khá rộng kiến thức đã được học của học sinh, tránh được tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh, qua đó góp phần nâng cao dần chất lượng giảng dạy.
Về việc sử dụng phiếu quan sát và phiếu hỏi trong dạy học nói chung và trong đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng, chúng tôi thấy rằng: nó đòi hỏi chúng tôi phải thật sự kĩ lưỡng nhưng nó đã giúp chúng tôi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, xác định được mức độ tiếp thu kiến thức cũng như năng lực và
kết quả học tập của học sinh chính xác hơn, kịp thời có biện pháp khắc phục hạn chế, từ đó góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy.
Việc thực hiện hồ sơ học tập là hoàn toàn mới đối với Trường THCS – THPT Hậu Thạnh Đông và tất cả các Trường ở khu vực lân cận, ban đầu chúng tôi rất lo ngại, có thể không thực hiện được vì đa số học sinh của Trường THCS – THPT Hậu Thạnh Đông thuộc vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện học tập, cũng có học sinh rất ham học nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng cho em đi học, các em phải vừa đi học vừa đi làm thuê kiếm tiềm đi học, thực tế trong những năm qua, học sinh của trường phần lớn là học sinh trung bình và yếu. Chúng tôi đã tiến hành phân tích, giải thích hướng dẫn cẩn thận, tỉ mĩ, chi tiết cho học sinh hiểu về hồ sơ học tập và sau đó thực hiện điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh lớp thực nghiệm về việc thực hiện hồ sơ học tập, thu được kết quả:
Tổng số học sinh
Ý kiến của học sinh Đồng ý Không đồng ý
33 28 5
Sau thời gian thực nghiệm, việc thực hiện hồ sơ học tập giúp học sinh chủ động, sáng tạo hơn, giúp các em phát huy và chứng minh được năng lực của mình, đa số học sinh phát triển được khả năng tự đánh giá của mình, các em nhận thấy mối liên hệ giữa nỗ lực của bản thân và kết quả học tập, từ đó có kế hoạch học tập hợp lí hơn, do đó nhiều học sinh nâng cao dần kết quả học tập của mình. Chúng tôi thấy rằng việc sử dụng hồ sơ học tập trong đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm bước đầu cũng đạt hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên kết quả còn chưa cao, còn nhiều học sinh thực hiện hồ sơ học tập còn hình thức
hoặc để đối phó theo yêu cầu của giáo viên. Chúng tôi cho rằng việc thực hiện hồ sơ học tập trong giảng dạy ở những trường, những vùng có điều kiện tốt hơn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Việc sử dụng phiếu tự đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng được đa số học sinh đồng tình, kết quả khảo sát có 31/33 học sinh đồng ý và 2/33 học sinh không đồng ý. Qua quá trình thực nghiệm, học sinh có ý thức học tập tốt hơn, chủ động hơn trong học tập vì các em tự nhận ra được mức độ tiếp thu kiến thức và khả năng của bản thân, từ đó vạch được kế hoạch học tập cho thời gian sau để đạt kết quả ngày càng tốt hơn, ngoài ra các em còn có khả năng đánh giá bạn học của mình.
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng: Lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng: học sinh học tập tích cực hơn, hứng thú hơn trong giờ học Toán, khả năng tự đánh giá và đánh giá cao hơn, các em nhìn ra được những thiếu sót và hạn chế của mình, tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn, khả năng diễn đạt của các em tốt hơn, Ngoài ra kết quả học tập của lớp thực nghiệm được đánh giá chính xác hơn, độ tin cậy cao hơn lớp đối chứng, số lượng học sinh yếu và kém cũng giảm đáng kể. Do đó góp phần mang lại kết quả học tập cao hơn cho học sinh.