Xây dựng phiếu quan sát và phiếu hỏi

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 92 - 115)

6. Giả thuyết khoa học

2.2. Xây dựng phiếu quan sát và phiếu hỏi

2.2.1. Phiếu quan sát.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong quá trình dạy học của người giáo viên là phải liên tục theo dõi để tìm hiểu mức độ hiểu bài và thực hành những kỹ năng cần đạt của học sinh, phản ứng của học sinh ra sao, các em có tập trung theo dõi không, sau mỗi tiết dạy chúng ta cũng nên cần suy ngẫm và nhận định được là mình đã nhìn thấy được gì, nghe thấy được gì về quá trình học của học sinh, từ đó giáo viên có hướng hiệu chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp, nên tăng hay giảm mức độ giảng bài, có nên thêm các ví dụ hay bài tập vận dụng hay không, có cần điều chỉnh phương pháp giảng dạy không?...

Strickland trong cuốn sách của mình đã chỉ ra rằng “Người giáo viên dạy giỏi luôn tìm kiếm các mô thức, khuyến khích học sinh mạnh dạn học tập để tiến bộ, theo dõi để tạo thuận lợi cho học tập của học sinh… và hết sức cố gắng nắm bắt mức độ tiến bộ của từng học sinh” (dẫn theo [28]). Ông còn cho rằng có hai phương pháp cơ bản để đánh giá học sinh trong lúc dạy là quan sát và đặt câu hỏi. Trong đó phương pháp quan sát diễn ra liên tục, thường xuyên hằng ngày trong quá trình dạy học, là một loại hình đánh giá không chính thức, nó mang tính linh hoạt và có đặc trưng riêng. Như vậy ngoài việc đánh giá chính thức định kì vào cuối một đơn vị học tập dưới dạng bài kiểm tra kết thúc chương, kết thúc học kì nhằm xác định kết quả học tập của học sinh, chúng ta còn có loại hình đánh giá không chính thức diễn ra thường ngày trong quá trình dạy học như

quan sát, đặt câu hỏi, bảng theo dõi học tập…Tuy hai loại hình đánh giá này đều nhằm xác định kết quả của quá trình học tập của học sinh nhưng chúng lại có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn:

Đánh giá không chính thức Đánh giá chính thức

Mục đích

Theo dõi và cải tiến quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh

Lưu lại kết quả học tập của học sinh sau một đơn vị học tập Thời gian

đánh giá Trong khi dạy Sau khi dạy xong Phương pháp

đánh giá Quan sát thường ngày

Kiểm tra theo chương, cuối bài, cuối học kì

Sử dụng thông tin

Để cải tiến quy trình đang vận hành

Để đánh giá hiệu quả dạy và học, xác định những sai lầm trong nhận thức và các lỗi có hệ thống của học sinh.

Cấu trúc Linh hoạt, không chính thức. Ấn định, chính thức, tiêu chuẩn hóa cho tất cả học sinh.

Trong quá trình dạy học, việc quan sát hành vi thường ngày của học sinh là hoạt động có vai trò và vị trí hết sức quan trọng, giáo viên phải liên tục quan sát học sinh và lắng nghe những gì đang diễn ra trong lớp. Những quan sát này nhằm xác định các yếu tố như: Sự tham gia của học sinh vào thảo luận nhóm; Sự tham gia đóng góp xây dựng bài của từng học sinh; Mức độ hiểu biết của học sinh thông qua các câu trả lời của học sinh; Những kỹ năng đạt được của từng học sinh; Mức độ chuẩn xác của các câu trả lời của học sinh; Cách thức phản ứng của học sinh đối với một bài tập cụ thể, đối với kết quả điểm số của bài kiểm tra; Nhịp độ của bài học; Sự điều chỉnh quá trình dạy khi cần thiết; Mức độ hứng thú của học sinh; Đối tượng học sinh trả lời các câu hỏi…

Giáo viên cần dựa vào cử chỉ, biểu hiện nét mặt và ánh mắt để quan sát chính xác hơn, đôi khi nó quan trọng hơn những gì mà học sinh nói ra, những thông điệp không lời này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp giáo viên nhận định về mức độ hiểu bài và năng thực của học sinh. Chẳng hạn, khi học sinh thật sự hiểu bài thì các em sẽ có câu trả lời đúng, đồng thời nếu chúng ta quan sát kĩ sẽ thấy mắt các em ngước lên, câu trả lời tương đối sôi nổi và to, rõ, ngược lại nếu học sinh trả lời với giọng chậm, thấp hoặc ngập ngừng, ánh mắt đôi khi không dám nhìn thẳng mà thường nhìn đi chỗ khác, có thể các em chưa nắm được bài, thậm chí nếu câu trả lời là đúng, các cử chỉ có thể cho ta thấy điều gì đó về mức độ tin cậy của câu trả lời của học sinh, do đó rất cần giáo viên quan sát kĩ để nắm bắt tình hình lớp dạy, có nhận định chính xác về tình hình lớp mà có phản ứng kịp thời, muốn vậy, giáo viên phải có sự am hiểu nhất định về các biểu hiện tâm lí của học sinh. Sau đây là một vài tình huống giáo viên thường gặp khi quan sát lớp trong tiết dạy và cách giải quyết của giáo viên:

Hành vi của học sinh Lí giải Phản ứng của giáo viên Học sinh bắt đầu nhìn quanh lớp và nhìn nhau Một số học sinh không hiểu, một số có thể chán học

Yêu cầu học sinh tập trung, dạy lại bài, phân lại nhóm học sinh

Lớp học im lặng, học sinh đang chép bài vào vở

Học sinh chăm học và đang tập trung

Tiếp tục, có thể không kéo dài

Nhiều học sinh hăng hái dơ tay

Học sinh hiểu bài, tự tin với câu trả lời của mình

Nên gọi các học sinh yếu kém để các em có thể tham gia

Học sinh ngồi im, nhìn xuống và tránh giáo viên khi câu hỏi được đưa ra

Học sinh có thể không muốn trả lời hoặc không hiểu

Khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi.

Một số học sinh ngủ trong lớp

Học sinh không hiểu, đôi khi chán học

Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không hiểu, giảng lại cho học sinh Lớp học trầm, thụ động,

nhiều học sinh mệt mõi

Các em không hiểu bài hoặc vừa trãi qua các tiết học hoặc kiểm tra căn thẳng

Kể một câu chuyện vui hoặc thực hiện một hoạt động nhỏ nào đó giúp học sinh bớt căn thẳng

Tuy nhiên quá trình quan sát không chính thức này, giáo viên thường sai lằm do yếu tố chủ quan, đôi khi học sinh giả vờ đang chú ý hay hứng thú học tập nhưng thật chất không phải vậy, và cũng dễ mắc phải một số sai sót khác cho nên giáo viên cần biết rõ các sai sót mà mình có thể mắc phải. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến trong quá trình quan sát:

Ấn tượng ban đầu Ấn tượng ban đầu của giáo viên có thể tác động sai lệch trong các quan sát tiếp theo

Ấn tượng mới Nhận định của giáo viên bị ảnh hưởng sai bởi quan sát mới nhất. Ví dụ một học sinh trước giờ học yếu, không có ý thức học tập, hôm nay bỗng nhiên xưng phong làm bài tập, giáo viên nhận định học sinh đã thấy được hạn chế của mình, đã quyết tâm học tập nhưng thật ra đây là hành vi nhất thời do một tác động khách quan nào đó.

Sự giả tạo của học sinh Có thể giáo viên không nhận ra sự giả tạo của học sinh. Nhiều khi học sinh giả vờ chú ý bài, hiểu bài nhưng thật ra không phải vậy.

Không quan sát được hành động khác do diễn biến quá nhanh

Giáo viên có thể bỏ qua các hành vi quan trọng do diễn biến nhanh ở lớp

Ngoài ra giáo viên còn gặp phải khó khăn do việc quan sát thường không có qui trình cụ thể nhưng không thể tùy tiện, và cũng cần được chuẩn bị chu đáo. Để quá trình quan sát đạt hiệu quả cao, cũng như nhằm ghi nhận các kết quả quan sát được, giáo viên nên ghi lại các kết quả quan sát được hằng ngày, những lí giải và việc đã làm, ghi lại chính xác những gì đã diễn ra trong lớp nó sẽ giúp giáo viên quan sát chính xác hơn, sau đó dành ít thời gian để tổng hợp lại các quan sát thường ngày đáng lưu ý, thường xuyên đối chiếu các ghi chép tìm ra các mẫu thức và những điểm cần chú ý đến hơn, do đó cần thiết việc thiết kế những phiếu quan sát để ghi lại các yếu tố mà mình nhận thấy được.

Mục đích của việc xây dựng phiếu quan sát: Các loại phiếu quan sát dùng để thu thập thông tin (dưới dạng những minh chứng) nhầm bổ sung, hỗ trợ cho

những quyết định đánh giá của giáo viên. Chất lượng giáo dục phổ thông biểu hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như động cơ, thái độ và trình độ nhận thức của người học, các điều kiện liên quan đến người học (hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội…). Có sự khác nhau giữa các học sinh về những yếu tố và những điều kiện tác động ấy, do đó nguồn thông tin thu được qua các phiếu quan sát là cơ sở để giúp người đánh giá có những phán xét, nhận xét chính xác tới từng đối tượng, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy học, giáo dục cho phù hợp với đối tượng. Thông tin thu được từ các phiếu quan sát có vai trò bổ sung, hỗ trợ nhằm góp phần làm tăng tính khách quan và độ tin cậy của đánh giá, xếp loại học sinh. Phiếu quan sát là công cụ thu thập và cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là đối với những thông tin về động cơ, thái độ học tập, đạo đức, hạnh kiểm hoặc đánh giá quá trình hình thành các kỹ năng cần thiết, các năng lực của học sinh. Cần căn cứ vào mục đích, nội dung, phương pháp và đối tượng quan sát mà đưa ra những loại phiếu quan sát cho phù hợp.

* Xây dựng phiếu quan sát: Việc xây dựng các phiếu quan sát có thể

được tiến hành qua các bước cơ bản sau (Dẫn theo [11])

Bước 1: Chuẩn bị. Xác định mục đích, nội dung, phương pháp quan sát (ngẫu nhiên hay có chủ định), đối tượng cần quan sát, thời gian và thời điểm quan sát.

Bước 2: Xây dựng phiếu bao gồm các nội dung quan sát, các thang điểm hoặc các tiêu chí cần thu thập thông tin. Phiếu quan sát phải đảm bảo một số yêu cầu sao cho có thể quản lý, ghi chép một cách thuận lợi, chính xác, các thông tin thu thập được có thể xử lý theo những mục đích đã đặt ra.

Bước 3: Xác định hình thức và vị trí quan sát để học sinh không đối phó với sự quan sát của giáo viên.

Để có một phiếu quan sát tốt, dễ sử dụng và những thông tin thu được đảm bảo tính hữu ích trong việc đánh giá học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:

Lựa chọn phương pháp thích hợp;

Xác định được trọng tâm quan sát (những vấn đề cần quan sát; đối tượng quan sát; vị trí quan sát…);

Xây dựng thang đánh giá đảm bảo tính khách quan (mức độ cần đo lường trong từng lĩnh vực; trọng số cho từng lĩnh vực đó; mức xếp loại thành tích chung…);

Vai trò của giáo viên (tham dự hay không tham dự);

Cách ghi chép quan sát và miêu tả (đánh giá, gạch chéo hay viết…).

Ví dụ 2.25: Phiếu quan sát trong giờ học “Phương trình đường tròn” môn Toán hình học lớp 10.

Mục đích quan sát: thu thập thông tin để đánh giá ý thức học tập của học sinh, mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng của học sinh.

Nội dung quan sát: Sự chú ý nghe giảng của học sinh, kết quả trả lời câu hỏi của học sinh, nhận dạng phương trình đường tròn, viết phương trình đường tròn, viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn, kết quả đạt được.

Phương pháp quan sát: quan sát có chủ định.

Đối tượng quan sát: những học sinh học yếu kém hoặc không thích môn Toán.

Phiếu quan sát

( Dùng để quan sát trong giờ học “Phương trình đường tròn” môn Toán) Người quan sát:………. Ngày…..tháng…năm….

Họ và tên học sinh:……… Lớp:……….

Nôi dung quan sát Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1.Sự chú ý nghe giảng của học sinh

2. Kết quả trả lời câu hỏi của học sinh 3. Nhận dạng phương trình đường tròn 4.Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn

5. Kết quả đạt được

Trong đó thang điểm được qui định như bảng 2.16 Bảng 2.16 Nội dung quan sát Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Nôi dung 1 Hoàn toàn không chú ý nghe giảng Thường xuyên nói chuyện hoặc làm việc riêng Thỉnh thoảng nói chuyện hoặc làm việc riêng Hoàn toàn tập trung chú ý nghe giảng Nôi dung 2 Hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi Chỉ trả lời được khoảng 1/3 số câu hỏi Trả lời được khoảng 1/2 số câu hỏi Trả lời được tất cả các câu hỏi Nôi dung 3 Hoàn toàn không làm được Đạt khoảng 1/3 yêu cầu Đạt 1/2 yêu cầu Đạt yêu cầu(nhận dạng được) Nôi dung 4 Hoàn toàn không làm được Đạt khoảng 1/3 yêu cầu Đạt 1/2 yêu cầu Đạt yêu cầu(nhận dạng được)

5

Từ kết quả quan sát được, giáo viên tiến hành phân tích và đánh giá để đưa ra những biện pháp thích hợp giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.

* Sử dụng phiếu quan sát

Đối tượng sử dụng các phiếu quan sát là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác Đoàn thanh niên hoặc Đội Thiếu niên. Ngoài ra có thể sử dụng cho các em học sinh để theo dõi, nhận xét đánh giá về các bạn của mình đặc biệt là các em làm cán bộ Đoàn, Đội, Sao đỏ. Ưu điểm nổi bậc của phiếu quan sát là có thể thu được những thông tin tin cậy, trực tiếp về đối tượng cần được đánh giá. Khi sử dụng công cụ này cần chú ý một số mặt: Qui trình đánh giá thông qua phương pháp quan sát (gồm 3 bước: Chuẩn bị, quan sát, đánh giá); Thu thập chứng cứ để hỗ trợ đánh giá của giáo viên; Xây dựng hệ thống ghi chép có thể quản lý được.

2.2.2. Phiếu hỏi.

Mục đích của việc xây dựng phiếu hỏi: Bộ phiếu hỏi là phương tiện thu thập thông tin trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của học sinh theo một trình tự các câu hỏi đã được sắp xếp theo một trật tự của suy luận logic (diễn dịch, qui nạp hoặc loại suy) nhằm tìm hiểu nhận thức và hành vi của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.

Xây dựng bộ phiếu hỏi cần tập trung vào hai vấn đề chính: Hình thức câu hỏi và đảm bảo trật tự logic của câu hỏi, giống như các phiếu điều tra trong lĩnh vực xã hội, có hai hình thức được sử dụng trong bộ phiếu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là loại câu hỏi đã liệt kê sẵn các phương án trả lời, với 3 dạng: Câu hỏi kèm theo hai phương án trả lời có/không; Câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn cho người trả lời; Câu hỏi

kèm theo những phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ nhận thức của người trả lời. Câu hỏi mở là loại câu hỏi mà người được hỏi phải tự biểu đạt câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra, câu hỏi đóng có ưu điểm là dễ xử lý kết quả, thông tin, dữ liệu thu được chỉ đóng khung trong giới hạn các câu trả lời cho trước. Loại câu hỏi mở giúp thu dữ liệu đầy đủ, phong phú hơn, nhưng khó xử lý kết quả vì câu trả lời thường rất đa dạng. Tuy nhiên cả hai loại đều có mức độ tin cậy không thực sự cao vì thường khó đảm bảo sự tương ứng giữa câu trả lời với suy nghĩ, đánh giá thực của người được hỏi, do đó, những thông tin thu được từ các phiếu hỏi chủ yếu sử dụng trong việc đánh giá một nhóm người, một tập thể hay một mẫu điều tra nào đó để thăm dò, chuẩn đoán và định hướng cho hoạt động cải thiện giáo dục tiếp theo. Phải kết hợp thêm các hình thức khác như quan sát, theo dõi hoặc nghiên cứu sâu...

Để thiết kế phiếu hỏi, chúng ta có thể thực hiện theo quy trình sau: (Dẫn theo [11])

Bước 1: Xác định các tiêu chí cần thu thập thông tin. Bước 2: Xác định các hình thức câu hỏi

Bước 3: Viết các câu hỏi

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 92 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w