Bài kiểm tra trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 48 - 58)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.1.2. Bài kiểm tra trắc nghiệm

Xu hướng phổ biến hiện nay trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là sử dụng phương pháp bài kiểm tra trắc nghiệm, phương pháp đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm là phương pháp sử dụng bài trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của học sinh, theo mục tiêu đã được định trước, trong đó đề kiểm tra, đề thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề

cùng với những thông tin cần thiết yêu cầu thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắc đối với từng câu hỏi.

Trong lĩnh vực giáo dục, người ta thường chia trắc nghiệm làm hai loại: trắc nghiệm năng lực và trắc nghiệm kết quả học tập. Trắc nghiệm năng lực là các trắc nghiệm đo năng lực của cá nhân như trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm năng khiếu... Trắc nghiệm kết quả học tập là trắc nghiệm đánh giá tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ của học sinh trong học tập.

Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng kết quả trắc nghiệm, có thể chia trắc nghiệm học tập thành hai loại: trắc nghiệm đối chiếu và trắc nghiệm theo tiêu chí. Trắc nghiệm đối chiếu dùng để so sánh kết quả học tập giữa các học viên trong cùng nhóm học tập, các câu hỏi của trắc nghiệm đối chiếu phải có khả năng phân biệt về kết quả học tập giữa các học sinh, vì vậy thang điểm đánh giá thường phải rộng (điểm 100 chẳng hạn). Còn trắc nghiệm theo tiêu chí dùng để xác định khả năng hay kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu đề ra ban đầu. Nó được coi là công cụ để đo mức độ đạt tới mục tiêu dạy học về phía học sinh.

Dựa vào tính chất của nội dung môn học có thể có trắc nghiệm viết (trắc nghiệm ngôn ngữ), trắc nghiệm phi ngôn ngữ (trắc nghiệm hành động), trắc nghiệm dùng lời (trắc nghiệm nói).

Điểm mạnh và hạn chế của trắc nghiệm:

Điểm mạnh: Bài trắc nghiệm có thể đo được dải khá rộng các mức độ kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá, độ phủ của nội dung kiến thức cần kiểm tra rộng. Nó cũng có thể đo được các mục tiêu cảm xúc của học sinh.Tính khách quan cao, ít phụ thuộc vào trạng thái chủ quan của người đánh giá. Có khả năng bao quát cả chương trình

nội dung môn học. Rất tiện lợi cho việc đánh giá trên diện rộng học sinh do dễ chấm bài, chấm nhanh, nhất là trong điều kiện có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Hạn chế: Hạn chế lớn nhất của trắc nghiệm là khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của học sinh, nhất là đối với những tri thức đòi hỏi phải có sáng tạo của học sinh (về phương diện này, bài trắc nghiệm hạn chế hơn bài tự luận), việc soạn thảo các câu hỏi và hình thành bài trắc nghiệm khó, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ thuật, có kinh nghiệm. Do tính quy chuẩn chặt chẽ, nên quá trình hình thành bài trắc nghiệm tốn nhiều thời gian và công sức, qua nhiều công đoạn phức tạp; tốn kinh phí hơn so với việc đánh giá bằng tự luận.

Yếu tố quyết định của bài kiểm tra trắc nghiệm là các câu hỏi, có nhiều loại câu hỏi trong một bài trắc nghiệm, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là những loại câu hỏi sau:

* Câu hỏi nhiều lựa chọn

Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi gồm có hai phần: Phần mở đầu (phần dẫn) và phần thông tin (trả lời). Phần mở đầu là một câu dẫn, nêu vấn đề và cách thực hiện, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu câu hỏi hoặc câu bỏ lửng, tạo cơ sở cho việc lựa chọn phương án trả lời. Phần thông tin là các phương án có sẵn, trong đó có một phương án đúng nhất theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác dụng gây nhiễu. Thông thường, một bài trắc nghiệm nên có nhiều câu hỏi nhiều lựa chọn, trong một câu hỏi nhiều lựa chọn, tốt nhất là có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn. Các phương án thường được đánh dấu bằng các chữ cái A; B; C; D; E.

Ví dụ 2.1: Dưới đây là các khẳng định về giá trị hàm số hoặc về tính biến thiên của hàm số y = x2 - 6x + 8, hãy khoanh tròn các chữ in hoa A; B; C; D; E tương ứng với khẳng định đúng.

A. Trong khoảng (1; 3) hàm đồng biến. B. Trong khoảng (5;+∞) hàm số nghịch biến. C. f ( )2 > f ( )4

D. Trong khoảng (−∞ −; 1) hàm số nghịch biến. E. Trong khoảng (2; 4) có f(x) > 0.

Một số yêu cầu khi soạn câu hỏi nhiều lựa chọn:

Thứ nhất: Phần gốc và phần lựa chọn phải trên cùng một nội dung đánh giá, chủ ngữ phải phù hợp với động từ, câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đều phải đúng ngữ pháp, không đưa quá nhiều thông tin không thích hợp vào trong phần dẫn làm cho học sinh hiểu lệch yêu cầu.

Thứ hai: các phương án lựa chọn phải tương tự nhau về độ khó và độ dài của câu, nên viết cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp.

Ví dụ 2.2: Cho tập hợp X = { }0

A). X là tập hợp số. B). X là tập hợp rỗng.

C). X là tập hợp có một phần tử là 0 D). X là tập hợp không có phần tử nào.

Nếu không xem xét kĩ thì ta dễ nhằm lẫn rằng câu trắc nghiệm này đảm bảo các yêu cầu đặt ra vì các phương án nhiễu tương đối đạt yêu cầu, học sinh không cẩn thận sẽ chọn ngay các phương án nhiễu. Tuy nhiên câu trắc nghiệm này có hạn chế, câu dẫn ít tạo điều kiện cho sự lựa chọn ở phần sau, học sinh chưa rõ câu này muốn hỏi vấn đề gì, các phương án chọn không tương đương nhau về hình thức: phương án A là một khẳng định về tính chất của phần tử thuộc tập hợp X, các phương án còn lại là các khẳng định về số phần tử của tập hợp X.

Thứ ba: Hạn chế đến mức thấp nhất phương án được chọn có dạng: “Không phương án nào trên đây đúng” hoặc “mọi phương án trên đây đều đúng”, nếu dùng thì phải gạch dưới hoặc in đậm những từ ngữ đó. Đơn giản vì những phương án như vậy dễ làm học sinh hiểu lầm, coi đó như là gợi ý. Trong trường hợp không chọn đủ phương án nhiễu cần thiết (chẳng hạn người biên soạn không dự kiến hết những sai lầm của học sinh) thì tốt nhất chuyển sang một câu thuộc dạng trắc nghiệm khác.

Ví dụ 2.3: Trong mặt phẳng Oxy, phương trình nào sau đây không phải là phương trình đường tròn?

A).x2+y2−2x+3y− =10 0

B).7x2+7y2+ + =x y 0

C).x2−y2−2x+4y− =5 0

D).−5x2−5y2+4x−6y+ =3 0

Thứ tư: Chỉ có một lựa chọn đúng, điều này tạo thuận lợi cho việc chấm điểm. Khi thiết lập các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, chúng ta có thể mắc sai lầm là trong các phương án lựa chọn, có nhiều hơn một phương án đúng hoặc không có phương án đúng nào.

Ví dụ 2.4: Hai đường thẳng y = - x + 5 và y = x – 6 là hai đường

A)Trùng nhau B) Cắt nhau

C) Song song D) Không song song

Trong câu trắc nghiệm này cả hai phương án B và D đều đúng.

Thứ năm: Vị trí của phương án trả lời đúng cần được đặt ngẫu nhiên trong các phương án khác, tránh cố định một vị trí (A, hoặc C, hoặc D chẳng hạn) trong các câu hỏi nhiều lựa chọn, các phương án sai phải hợp lí.

Thứ sáu: Tránh dùng câu phủ định, đặt biệt là phủ định hai lần, nếu câu hỏi có hình vẽ, không nên dùng các kí tự đã dùng trong phần lựa chọn (như A, B, C, D) vào phần trả lời hoặc trong hình vẽ.

Thứ bảy: Không tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác: dài hơn hoặc ngắng hơn, mô tả tỉ mỉ hơn… không tạo các phương án nhiễu ở

mức độ cao hơn so với phương án đúng, các phương án nhiễu được thiết kế sao cho không những không đúng mà còn có vẽ hợp lí, có sức thu hút, hấp dẫn như nhau, đều dễ làm cho những học sinh chưa hiểu kĩ, học chưa kĩ hoặc chưa nghỉ cẩn thận cho là đúng. Do đó phương án nhiễu thường được xây dựng trên những sai sót mà học sinh hay mắc phải hoặc những trường hợp khái quát không đầy đủ... Một phương án nhiễu nếu có quá ít học sinh chọn thì phương án đó không đáp ứng yêu cầu.

Ví dụ 2.5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M (0; 1); N (3; 2); P (2; 0); Q (-4; 5), điểm nào thuộc trục hoành.

A) Điểm M B) Điểm N

C) Điểm P D) Điểm Q

Ở ví dụ này, phương án C là phương án đúng. Tuy nhiên hai phương án nhiễu B và D không đạt yêu cầu vì chúng sẽ bị học sinh loại ngay.

* Câu hỏi dạng đúng hoặc sai: Câu hỏi đúng-sai là loại câu khẳng định

hoặc phủ định về một vấn đề nào đó, học sinh phải đọc, suy nghĩ và kết luận lời khẳng định hoặc phủ định đó là đúng hay sai.

Ví dụ 2.6: Hai góc có tổng số đo bắng 1800 là hai góc kề bù. Đúng Sai (x)

Câu hỏi đúng - sai rất phù hợp để hỏi những sự kiện, thuật ngữ và các kiến thức có quan hệ nhân quả, tuy nhiên, chúng không phù hợp khi dùng để đo các kiến thức có tính suy luận cao, ngoài ra, câu đúng - sai dễ khuyến khích người trả lời phỏng đoán, vì vậy, trong bài trắc nghiệm không nên dùng nhiều các câu hỏi này.

Một số yêu cầu khi soạn thảo câu hỏi đúng sai: Thứ nhất: Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích.

Thứ hai: Câu trả lời (đúng-sai) phải là các sự kiện, chứ không phải là ý kiến. Nếu câu hỏi là quan hệ nhân quả thì nên chọn quan hệ có một nguyên nhân rõ ràng. Câu trắc nghiệm phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai, không dùng câu có tính đúng sai phụ thuộc vào một yếu tố không ổn định hoặc không rõ ràng.

Thứ ba: Tránh dùng các câu phủ định như “không”, “không phải” hoặc các từ “đôi khi”, “luôn luôn”, “có thể”, “vài ba”, “thường thường”, tất cả”, “không bao giờ”, “không một ai” … vì chúng dễ gây hiểu lầm cho học sinh.

Thứ tư: Bố trí các câu đúng và câu sai có dụng ý, nhằm tránh sự trùng lặp các câu đúng hoặc sai theo quy luật.

Thứ năm: nên chọn các câu đúng - sai mà học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai, không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa, đảm bảo tính đúng sai của câu hỏi là chắc chắn.

Ví dụ 2.7: Khoanh tròn chữ Đ nếu câu khẳng định sau là đúng và chữ S nếu các câu khẳng định sau là sai.

Phương trình –x2 + mx – 4 = 0 là một phương trình bậc hai Đ S Câu trắc nghiệm này quá dễ, học sinh chọn ngay phương án Đ.

Thứ sáu: mỗi câu chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết. Ví dụ 2.8: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M (2; 3) và đường thẳng

(d): = +yx= +1 22 tt (t là tham số), mệnh đề sau đúng hay sai.

Đường thẳng (d) đi qua điểm N (2; 1), nhận ar =(1;2) làm

vectơ chỉ phương có phương trình chính tắc là 2 1 1 2

x− = y− Đ S

Hạn chế của câu hỏi này là kiểm tra cùng một lúc nhiều chi tiết: vectơ chỉ phương, điểm thuộc đường thẳng và phương trình chính tắc của đường thẳng nên chưa đạt yêu cầu.

* Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (câu ghép đôi)

Câu ghép đôi là câu hỏi có hai phần (cột): phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở cột bên trái, là các câu, các mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa… Phần trả lời ở cột bên phải, cũng bao gồm các câu, mệnh đề… Mà nếu

được ghép đúng vào mệnh đề dẫn ở bên trái sẽ trở thành một phương án đúng, một ý hoàn chỉnh, nhiệm vụ của học sinh là ghép nối mỗi đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai thỏa mãn yêu cầu của bài toán, chúng ta có thể nói câu ghép đôi cũng là một dạng đặc biệt của câu hỏi nhiều lực chọn vì với mỗi ý ở cột trái, học sinh phải lựa chọn một trong các ý ở cột phải. Để tăng độ khó của câu trắc nghiệm, số câu ở phần trả lời thường nhiều hơn số câu ở phần dẫn.

Ví dụ 2.9: Cho f(x) = x2 + mx + n. Ghép mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được kết quả đúng.

A).Điều kiện để tam thức có hai nghiệm trái dấu là 1). m2 – 4n > 0 B).Điều kiện để tam thức có hai nghiệm phân biệt là 2). n > 0

C).Điều kiện để tam thức luôn luôn dương với mọi x là 3). mn < 0 4). m2 – 4n < 0 3). mn > 0

Các câu ghép đôi có thể đánh giá được mức độ hiểu các dữ kiện, nhất là các môn thuộc khoa học xã hội, tuy nhiên, giống câu hỏi nhiều lựa chọn, các câu trắc nghiệm ghép đôi khó phản ánh tư duy cao cấp của học sinh, việc soạn thảo loại câu hỏi này thì tương đối khó.

Một số gợi ý khi soạn câu hỏi ghép đôi:

Thứ nhất: Đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng về cách ghép hai mệnh đề. Cần nhớ là phần dẫn thường ở bên trái, phần trả lời ở bên phải; ghép phải sang trái, các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài.

Thứ hai: Giới hạn chặt chẽ về nội dung trong câu hỏi.

Thứ ba: Số đối tượng (số dòng) trên hai cột không như nhau, số lựa chọn ở cột phải cần nhiều hơn số câu cần ghép ở cột trái nhằm tăng độ tin cậy của bộ trắc nghiệm, vì nếu ngược lại thì khi đến cặp cuối cùng học sinh không cần suy nghĩ cũng nối được, ở mỗi cột thường chỉ nên từ 5 đến 10 đối tượng.

Thứ tư: chỉ được ghép mỗi ý ở cột trái với duy nhất một ý ở cột phải. Do đó có thể xãy ra trường hợp một ý ở cột phải ghép với hai hay nhiều ý ở cột trái, nhưng tuyệt đối không xảy ra trường hợp một ý ở cột trái ghép với hai hay nhiều ý ở cột phải.

Ví dụ 2.10: Nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được khẳng định đúng A). Phương trình mx – 2 = 0 vô nghiệm khi 1). m= -1

B). Phương trình –x2 + mx - 4 = 0 vô nghiệm khi 2). m= 0 C). Phương trình –x2 + mx – 4 = 0 có nghiệm kép khi 3). m= 2 4). m= 4 5). m= 5

Đáp án cho câu hỏi này là: A - 2; B - 1; B - 2; B - 3; C - 4.

Câu trắc nghiệm này chưa đạt yêu cầu vì ở ý B) của cột trái nối được với ba ý 1), 2), 3) ở cột trái.

* Câu trắc nghiệm điền khuyết (điền thế, điền chỗ trống)

Câu trắc nghiệm điền khuyết là loại câu trắc nghiệm thường được thiết kế dưới dạng câu khẳng định hay một đoạn văn có nhiều chỗ trống, nhiệm vụ của học sinh là phải bổ sung một từ, một cụm từ, số liệu hay kí hiệu còn thiếu để hoàn thành câu hoặc đoạn văn đó căn cứ vào các dữ liệu, những thông tin đã cho hoặc đã biết.

Ví dụ 2.11: Nếu tam thức f(x) = ax2 + bx + c (a ≠0) có hai nghiệm phân biệt x1; x2 thì x1 + x2 = ….. ; x1.x2 = …...

Câu trắc nghiệm điền khuyết có nhiều ưu điểm: dễ soạn thảo và thích hợp để đo lường các dữ liệu.Vì các câu trả lời không cho sẵn nên tránh được sự gợi ý, đoán mò. Nhược điểm của loại câu này là các phần hoàn thành không thể hiện hết tư duy sáng tạo và khó cho điểm khi chấm.

Một số gợi ý khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết:

Thứ nhất: Hạn chế số lượng chỗ trống trong câu (chỉ tối đa 3 chỗ). Vì nếu để nhiều chỗ trống dễ làm ảnh hưởng tới nội dung của câu gốc, làm rối học sinh và tạo điều kiện cho họ đoán mò.

Thứ hai: Đoạn dài của các phần trống nên bằng nhau, để tránh sự hiểu lầm của học sinh.

Thứ ba: Phần trống chỉ có một lựa chọn duy nhất đúng, đây là yêu cầu khó đối với việc soạn thảo loại câu hỏi này vì thông thường các phần để trống có thể có một số câu trả lời có giá trị gần đúng, học sinh có thể chọn một trong số đó,

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w