Những nét đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Toán 10

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 41 - 47)

6. Giả thuyết khoa học

1.7.3.Những nét đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Toán 10

Tinh giảm những nội dung phức tạp, giảm bớt những suy luận quá hình thức, quá trừu tượng, tăng cường những nội dung thực tiễn, thiết thực, những

điều gần gũi với cuộc sống học sinh. Nếu chương trình và sách giáo khoa cũ rất ít thực hành, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chỉ thiên về lí thuyết, chính vì vậy, nên học sinh chúng ta rất giỏi về lí thuyết, song về thực hành còn kém xa trong khu vực, thì chương trình và sách giáo khoa mới tăng cường thực hành, tính toán, giải toán, tinh giảm các phép biến đổi cầu kì, phức tạp, nhấn mạnh mối liên hệ giữa các phần khác nhau, tăng cường thực hành và vận dụng, thực hiện dạy học Toán gắn với thực tiễn.

Kế thừa và phát huy truyền thống dạy và học Toán ở Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục Toán học hiện đại của các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Lựa chọn các kiến thức cơ bản, có hệ thống phù hợp với nhận thức của học sinh, thể hiện tính liên môn và tích hợp các nội dung giáo dục, thể hiện vai trò công cụ của môn Toán, đảm bảo trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và cơ bản nhất.

Tạo điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, phát triển năng lực trí tuệ chung thông qua hệ thống các câu hỏi, các hoạt động dẫn dắt có trong sách giáo khoa. Do đó, khắc phục được phương pháp dạy và học theo kiểu thầy đọc trò ghi của sách giáo khoa cũ, phương pháp lạc hậu đã đẩy học sinh vào thế bị động là cho học sinh có thói quen học vẹt, ỷ lại.

Chương trình và sách giáo khoa hiện hành về cơ bản khắc phục được những hạn chế của chương trình và sách giáo khoa cũ như: Chương trình sách giáo khoa cũ còn có những chỗ chưa hợp lý, chưa bảo đảm được tính liên môn; Cách viết còn mang tính hàn lâm: Thông báo kiến thức, trình bày các vấn đề quá

lôgíc chặt chẽ; đưa ra nhiều các bài toán khó nên còn thiếu tính sư phạm, do đó sách giáo khoa cũ ít thể hiện được phương pháp dạy học tích cực.

Chương trình và sách giáo khoa hiện hành quan tâm nhiều đến việc sử dụng phương pháp tọa độ để nghiên cứu hình học. Qua đó, giúp học sinh sớm tiếp cận với một phương pháp tư duy hiện đại, mang tính khoa học cao; cung cấp thêm cho các em công cụ mới để suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, hiệu quả, tránh được các hiểu lầm do trực giác mang tới.

Việc sắp xếp nội dung kiến thức ở từng khối lớp hợp lí hơn. Chẳng hạn khắc phục được tình trạng ngắt quãng kiến thức của chuyên đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình cũ như trước đây, một phần được học ở lớp 10, một phần ở lớp 12, sau khi học xong phần vectơ ở lớp 10 phải đến lớp 12 học sinh mới được học về phương trình của đường thẳng, đường tròn; Trước đây toàn bộ phần lượng giác - là phần khó đối với đa số học sinh được học ở lớp 11, chương trình sách giáo khoa mới đã đưa những khái niệm ban đầu của lượng giác sang lớp 10, tạo điều kiện giúp học sinh tiếp thu tốt hơn.

Nội dung, hình thức trình bày sách giáo khoa thể hiện sự phân hóa đối với các đối tượng học sinh, nhất là sách giáo khoa nâng cao.

Nếu sách giáo khoa trước đây là phương tiện để thầy giáo tạo điều kiện cho học sinh nghe và chép thì sách giáo khoa theo tinh thần mới giúp thầy giáo có thể dẫn dắt cho học sinh suy nghĩ và hoạt động nhờ một hệ thống các câu hỏi và các hoạt động tại từng thời điểm để thầy, trò xem xét. Những hoạt động này rất đa dạng, có thể là ôn lại kiến thức cũ, đặt vấn đề cho kiến thức mới, qua các ví dụ cụ thể gợi ý phương pháp giải quyết vấn đề hay bài toán đặt ra, thực hành áp dụng trực tiếp các công thức nêu trong lý thuyết. Cách thức thực hiện các hoạt động này cũng rất đa dạng: Có thể thầy làm hoặc cho học sinh thực hiện, hoặc

nêu thành vấn đề để cả lớp cùng thảo luận tìm cách giải quyết. Các câu hỏi nhằm giúp học sinh nhớ lại một kiến thức nào đó hoặc để gợi ý, hoặc để định hướng cho những suy nghĩ của họ. Các câu hỏi này nói chung là dễ, vì thế sách giáo khoa không đưa ra câu trả lời, các hoạt động đòi hỏi học sinh phải làm việc, phải tính toán nhiều để đi đến một kết quả nào đó.

Sách giáo khoa mới đã giảm nhẹ phần lý thuyết, chủ yếu là giảm nhẹ các chứng minh của các tính chất hoặc định lý ít cần thiết. Ngoài ra, sách giáo khoa mới cũng cố gắng liên hệ thực tế trong trường hợp có thể, chẳng hạn, trong phần véctơ, có đưa thêm những ứng dụng trong vật lý: Tổng hợp lực, phân tích lực…. Đối với hệ thống các câu hỏi và bài tập sau mỗi bài, mỗi chương: Có các câu hỏi cho học sinh nhắc lại các khái niệm mới, có các câu hỏi phải qua một bước suy luận mới trả lời được, có các bài tập trắc nghiệm theo kiểu "đúng, sai…", và các bài tập tự luận không quá khó. So sánh với sách giáo khoa cũ, rõ ràng sách giáo khoa hiện hành lần này đã cương quyết gạt bỏ những bài tập khó, không phù hợp với đa số học sinh. Ngoài ra, các bài tập trắc nghiệm tương đối phong phú, lần đầu tiên bài tập trắc nghiệm được đưa vào sách giáo khoa, mục đích là tập cho học sinh quen với loại bài tập này, có thể sẽ được dùng nhiều trong các kì thi trong những năm sắp tới, để trả lời cho các câu hỏi này, đôi khi học sinh không cần phải giải cụ thể, chi tiết như kiểu giải các bài tập tự luận, các em có thể nhận xét những tính chất đặc trưng để đưa ra câu trả lời.

Ví dụ 1.1: cho hệ phương trình: 2 3 13 6 9 24 x y x y + =   + =  (I)

Trong các câu sau, câu nào đúng?

C). (I) có vô số nghiệm. D). (I) vô nghiệm.

Học sinh sẽ chọn ngay đáp án D) vì các em dễ nhận thấy:

2 3 13 6 9 39 6 9 24 6 9 24 x y x y x y x y + = + =  ⇔  + =  + =  

Ở cuối mỗi chương có tóm tắt những kiến thức cần nhớ, có các câu hỏi để học sinh tự kiểm tra và các bài tập để ôn luyện, cuối sách có phần ôn tập cuối năm và chỉ dẫn tra cứu các thuật ngữ để giúp học sinh thuận tiện trong việc tự học.

Ngoài ra, sách giáo khoa còn đưa thêm các phần như: Có thể em chưa biết, em có biết, bài đọc thêm, đôi nét về tiểu sử của các nhà toán học để nói thêm những chi tiết hay, thú vị, hoặc những liên hệ với cuộc sống thực tế góp phần gây hứng thú cho học sinh.

Tuy nhiên chương trình và sách giáo khoa hiện hành vẫn còn tồn tại các hạn chế: còn yêu cầu tương đối cao đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và những học sinh có học lực yếu kém khó theo kịp. Nhiều giáo viên còn quá lệ thuộc vào sách giáo khoa cũng như sách hướng dẫn giáo viên, chưa thật sự chủ động vận dụng linh hoạt nội dung dạy học cho phù hợp với đặc điểm địa phương và khả năng nhận thức của học sinh, việc đổi mới phương pháp dạy học của đa số giáo viên còn chậm, kiểu dạy học nặng về “đọc-chép” vẫn còn phổ biến, điều đó gây nên tâm lý thụ động, tiết học trở nên nhàm chán nặng nề, một số giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin nên rơi vào tình trạng “nhìn chép”, giáo viên còn nhiều hạn chế về sử dụng thiết bị dạy học và công nghệ thông tin khi lên lớp, ngoài ra, công tác chỉ đạo đổi mới kiểm tra, thi cử, đánh giá ở nhiều trường còn nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức;

chưa chú trọng đến yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và suy nghĩ sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học cho học sinh. Hơn nữa học sinh lớp 10 là học sinh đầu cấp, yêu cầu phải tiếp thu lượng kiến thức nhiều hơn, khó hơn so cấp học dưới, phải tiếp nhận phương pháp truyền đạt và tiếp thu kiến thức cao hơn, đòi hỏi các em phải hoạt động nhiều hơn, tư duy hơn, sáng tạo hơn. Do đó, để đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy bộ môn Toán của khối lớp này, đòi hỏi người giáo viên cần phải đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác, muốn vậy cần phải có những bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh thật chuẩn xác.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá quan điểm của một số tác giả về các khái niệm đánh giá, đánh giá kết quả học tập, các khái niệm liên quan đến đánh giá, khái niệm công cụ đánh giá, từ đó đưa ra quan niệm của luận văn về vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học.

Luận văn chương 1 cũng trình bày khá cụ thể và làm rõ được qui trình cùng thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông, qua đó đề ra các định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, trình bày được các nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Ngoài ra, trong chương này, luận văn còn nêu được đặc điểm của chương trình và nội dung sách giáo khoa môn Toán lớp 10.

Chương 2

XÂY DỰNG MỘT SỐ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG

DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 41 - 47)