Đổi mới hình thức đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 32 - 36)

6. Giả thuyết khoa học

1.5.3.Đổi mới hình thức đánh giá

Ngoài việc duy trì và tiếp tục hoàn thiện các hình thức đánh giá truyền thống như: kiểm tra viết, nói, có thể bước đầu sử dụng các hình thức như phiếu hỏi, phiếu quan sát, bài tập theo chủ đề, hồ sơ học tập, phiếu tự đánh giá kết quả học tập của học sinh; kết hợp đánh giá bằng điểm số với đánh giá qua lời nhận xét cụ thể, khắc phục thói quen chấm bài ít cho những lời phê chỉ rõ ưu khuyết điểm của học sinh khi làm bài; coi trọng hơn việc hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân; quan tâm hình thức đánh giá qua đối thoại thầy trò, trò với trò cả ở trên lớp và trong các hội thi, trong quá

trình trình bày bài toán của học sinh; Kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đánh giá kiểm tra bài cũ đầu giờ và đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học, đặc biệt là trong quá trình xây dựng kiến thức mới, trong đó, việc kiểm tra bài cũ không nhất thiết thực hiện đầu giờ mà có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trong khi xây dựng kiến thức mới; Kết hợp việc kiểm tra kiến thức đã được học với việc vận dụng giải các bài toán thực tế.

1.5.4. Đổi mới công cụ đánh giá

Có nhiều loại công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi loại công cụ có ưu thế khác nhau trong việc đánh giá từng lĩnh vực nội dung học tập. Môn Toán trung học phổ thông sử dụng chủ yếu các loại công cụ: đề kiểm tra viết trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, vở bài tập, sơ đồ, biểu bảng, mô hình, thực hành giải toán trên máy tính bỏ túi, thực hành đo đạt ngoài trời… một cách thường xuyên hoặc định kì.

Trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá cần bảo đảm các yêu cầu sau: phù hợp với chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng, sát với trình độ học sinh, vừa đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được kĩ năng vận dụng, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh; người giáo viên phải phát biểu một cách chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, đơn trị, cần có cả câu hỏi bài tập đào sâu vận dụng kiến thức tổng hợp, đòi hỏi tư duy bậc cao để phân hóa học sinh.

Để xây dựng bộ công cụ đánh giá đạt các yêu cầu nêu trên cần tuân theo các qui trình chặt chẽ với sự tham gia của một đội ngũ chuyên gia giỏi; sách giáo khoa, sách bài tập cần được hoàn thiện hơn; quan trọng hơn cả là đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng một cách nghiêm túc, công phu và hiệu quả về công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.6. Các nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh

Việc xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, lựa chọn và xây dựng công cụ đánh giá phù hợp sẽ góp phần nâng cao tính khách quan, độ tin cậy, độ giá trị của kết quả đánh giá. Khi xây dựng bộ công cụ đánh giá cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc cơ bàn sau:

Đảm bảo tính tin cậy (mức độ chính xác): Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, các thông tin thu thập được thông qua việc sử dụng bộ công cụ đánh giá có chính xác mới đảm bảo có được kết quả đánh giá chính xác, muốn vậy, bộ công cụ khi sử dụng để đánh giá phải đảm bảo thống nhất các yêu cầu cần đạt đối với mọi các nhân trong cùng một lớp đối tượng được đánh giá.

Đảm bảo độ giá trị (Đo được đúng cái cần đo): Các công cụ đánh giá phải đảm bảo đánh giá được đúng theo mục tiêu cần đánh giá. Căn cứ vào đặc thù và chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bộ môn mà lực chọn công cụ đánh giá cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về nội dung.

Đảm bảo tính đầy đủ và toàn diện: Nội dung của bài kiểm tra đánh giá phải có phổ đủ rộng để có thể kiểm tra được đầy đủ các vấn đề, các nội dung mà mục tiêu dạy học đã đặt ra trong những thời điểm và những điều kiện cụ thể. Cách ra đề của giáo viên nhiều khi làm cho học sinh có thái độ học đối phó, học tủ, hoặc học thiên về một số kiểu, loại bài nào đó, do đó bỏ qua nhiều nội dung cơ bản cần phải có đối với học sinh.

Đảm bảo sự tương quan hợp lí giữa các yếu tố: dung lượng kiến thức, các loại kỹ năng cần kiểm tra, thang điểm, thời gian làm bài kiểm tra. Nếu giáo viên quá tham lam về mặt nội dung kiến thức thì sẽ làm cho học sinh khó khăn về thời

gian, các em sẽ không đạt được mức điểm theo đúng khả năng của mình, hoặc tập trung nhiều vào kiểm tra kiến thức sẽ dễ bỏ qua việc đánh giá các kỹ năng cần thiết của môn học.

Đảm bảo tối đa yêu cầu khách quan trong quá trình thu thập thông tin từ các bộ công cụ.

Chúng ta không nên lạm dụng hoặc quá thiên về một loại công cụ, một bài kiểm tra, một hình thức câu hỏi nào đó, nên kết hợp sử dụng nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau, nhằm đạt được các tiêu chí cụ thể. Mỗi loại công cụ đánh giá thường có những ưu điểm và nhược điểm cần được phát huy và hạn chế đến mức có thể, do đó người giáo viên phải biết rõ ưu điểm và hạn chế của từng loại, từ đó có sự kết hợp các loại công cụ khác nhau trong đánh giá kết quả học tập học sinh một cách phù hợp nhằm tận dụng ưu điểm của các loại công cụ, đồng thời khắc phục những hạn chế của các công cụ đó nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Người giáo viên phải nhận thức được rằng: đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân nó không phải là mục đích, mục đích của đánh giá là đưa ra các quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho hai quá trình dạy và học. Ở trường phổ thông, nhiều giáo viên sau khi chấm bài kiểm tra, thống kê kết quả xong, nghỉ rằng mình đã hoàn thành công tác đánh giá mà quên đi nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đánh giá là phải đề ra các quyết định cho thời gian tới dựa trên kết quả vừa kiểm tra.

Ngoài ra, giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và độ chính xác, tạo không khí thoải mái, làm học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng; lôi cuốn và khuyến khích các em tham gia vào quá trình đánh giá. Trong đánh giá, rất cần thiết việc kèm theo lời nhận

xét, nhờ đó học sinh có thể nhận ra những sai sót của mình về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, giáo viên cũng nhận thấy những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình, từ đó rút được kinh nghiệm cho việc đánh giá các giai đoạn sau và thay đổi cách dạy cho phù hợp; giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi kiểm tra đánh giá để giúp học sinh định hướng khi trả lời, giáo viên không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cách chắc chắn.

1.7. Đặc điểm của chương trình và nội dung sách giáo khoa môn Toán lớp 10

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 32 - 36)