Một số chú ý khi xây dựng các bài kiểm tra môn Toán lớp 10

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 76 - 78)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.4. Một số chú ý khi xây dựng các bài kiểm tra môn Toán lớp 10

Việc xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Toán lớp 10 phải thực hiện theo đúng quy trình sáu bước của việc biên soạn đề kiểm tra, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến khâu thiết kế ma trận hai chiều. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó và lượng thời gian làm bài kiểm tra và điểm qui định

cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức, càng nhiều câu hỏi ở nhiều mạch kiến thức khác nhau thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy hơn. Hình thức câu hỏi càng đa dạng càng gây hứng thú, càng giúp học sinh tập trung chú ý, càng tránh được sự nhàm chán đối với học sinh, do đó, hiệu quả đánh giá cao hơn. Người giáo viên cũng phải chú ý rằng: mỗi hình thức câu hỏi sẽ có ưu nhược điểm và tác dụng khác nhau, đôi khi chúng ta nên thử nghiệm nhiều lần để có những kết luận kinh nghiệm thực tiễn khả thi hơn.

Hơn nữa, chúng ta phải quan tâm đúng mức tới việc xác định số điểm cho mỗi hình thức câu hỏi, cho từng chủ đề kiến thức, từng mức độ nhận thức và xác định số câu hỏi cho từng ô của ma trận hai chiều.

Việc xác định số điểm cho từng mạch kiến thức được căn cứ vào số tiết qui định trong phân phối chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi mạch kiến thức trong chương trình.

Khi xác định số điểm cho từng hình thức câu hỏi, nếu kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận trong cùng một đề thì cần xác định tỉ lệ số điểm giữa hai hình thức câu hỏi này cho thích hợp sao cho vừa đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra toàn diện và tổng hợp kiến thức đã học, vừa đánh giá và điều chỉnh sự tìm tòi, tư duy của học sinh, thông thường tỉ lệ điểm thích hợp nhất giữa hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận là 4:6 hoặc 3:7.

Việc xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức nên dành nhiều điểm hơn hoặc bằng cho mức độ nhận thức trung bình (thông hiểu), tốt nhất nên cho theo tỉ lệ 3:4:3 tương ứng với ba mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Căn cứ vào cách phân bố số điểm đã xác định ở trên mà xác định số câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan phải có số điểm như nhau.

Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích cụ thể của kì kiểm tra, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng trường, từng địa phương mà chúng ta có thể xác định các tỉ lệ trên sao cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w