Các hình thức cho điểm bài kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 75 - 76)

6. Giả thuyết khoa học

2.1.3. Các hình thức cho điểm bài kiểm tra đánh giá

Mục đích chủ yếu của bài kiểm tra là giúp học sinh xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình, nhận ra các lỗ hổng kiến thức để kịp thời khắc phục. Việc này không chỉ phụ thuộc vào nội dung và cách thức tiến hành bài kiểm tra, mà còn phụ thuộc thuộc vào cách thức nhận xét và cách cho điểm của giáo viên.

Nhận xét của giáo viên

Nhận xét của giáo viên là hình thức cho điểm hiệu quả nhất đối với bài kiểm tra của học sinh, là công việc thể hiện trách nhiệm cao vì trong lời nhận xét đó bao hàm sự xác định mức độ đạt được của học sinh, chỉ rõ những hạn chế (về kiến thức, kỉ năng, phương pháp, thái độ,…), nguyên nhân và hướng khắc phục những hạn chế đó, là những nhận xét về những điểm đã đạt được và những điểm chưa đạt được trong bài làm của học sinh so với yêu cầu của bài kiểm tra.

Nhận xét bài làm của học sinh là công việc tương đối khó khăn, nó mất nhiều thời gian, giáo viên thường ít nhận ra sự ảnh hưởng của lời nhận xét đối với học sinh, chủ yếu là đưa ra những lời phán xét hay phê phán hơn là những lời có giá trị động viên. Chúng ta không nên có lời nhận xét bài kiểm tra của học sinh như là “Không đạt yêu cầu”, “ Không hiểu gì cả”, “ Do lười học”,… dễ làm cho các em có sự mặc cảm, dẫn tới các em có thái độ bất chấp, chán học. Chúng ta có thể động viên, khích lệ các em bằng lời nhận xét như: “ Các câu 1 và 2 đã làm tốt, còn các câu 3 và 4 hãy suy nghĩ và làm lại để đạt điểm cao hơn”,…

Chấm điểm

Điểm số của bài kiểm tra không chỉ là công cụ để xác nhận kết quả học tập của học sinh mà còn có giá trị động viên rất lớn cho các em, điều này thể hiện qua cách chấm điểm của giáo viên. Trong giảng dạy ở trường phổ thông, chúng ta hay sử dụng các hình thức chấm điểm: điểm số thập phân (thang điểm 10)

trong các lần kiểm tra thường xuyên và định kì – là hình thức chấm điểm phổ biến nhất hiện nay (đối với một số kì thi học sinh giỏi đôi khi sử dụng thang điểm 20); hình thức lời phê: đạt – không đạt ( ví dụ môn thể dục cấp trung học phổ thông); phân loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém; ngoài ra ta còn cho điểm bằng chữ cái (A, B, C, D, E, F) hoặc kết hợp hai hình thức cho điểm như: kết hợp điểm số với phân loại; kết hợp chữ cái với phân loại.

Để công tác chấm điểm đạt hiệu quả cao, người thầy cần chú ý những vấn đề sau: Sự phân chia điểm số ở từng bài, từng câu phải tương thích với thời gian cần thiết để học sinh hoàn thành bài toán đó; nêu rõ cho học sinh biết điểm số của từng bài toán trước khi làm bài (thể hiện trên đề); khi chấm bài, nên chấm những phần học sinh làm bài tốt trước; tùy vào mục đích của việc kiểm tra mà ta phân bố điểm giữa các phần cho phù hợp, chẳng hạn: nếu mục đích của việc kiểm tra là nhằm điều chỉnh hành vi học tập của học sinh thì nên dành nhiều điểm cho các câu hỏi tương đối khó, nếu mục đích của việc kiểm tra là để phân loại học sinh thì bài kiểm tra nên được thiết kế theo cấu trúc độ khó tăng dần; tránh xu hướng thực dụng trong dạy học như cái gì được đánh giá thì dạy cho học sinh và yêu cầu học sinh học, cái gì không đánh giá thì bỏ; không nên chấm điểm quá khó hoặc quá dễ, nếu không sẽ tạo ra những điểm số “ảo”, đánh giá không chính xác thực lực của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số bộ công cụ đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông trong dạy học môn toán lớp 10 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w